Đêm tân xuân, Hồ Gươm sao long lanh…”
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)
Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc… (1)
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình. Chỉ có yêu quá, nhớ quá, và chỉ có là “thi sĩ” mới thốt lên được những lời ấy. Trong tình yêu ấy có nỗi buồn bã thất vọng vì không gần được người mình yêu. Trong tình yêu ấy còn lẫn nỗi tiếc nhớ đến rưng rưng nước mắt. Yêu mà chỉ sợ mất người mình yêu.
Chỉ những ai đã từng… yêu muốn khóc mới hiểu được yêu thế nào là “yêu muốn khóc”.
Thế nhưng vì sao lại “yêu muốn khóc”? Chỉ tại vì:
Mấy chục năm xa đến mấy nghìn năm… (1)
Ra là vậy. Mối tình si của chàng thi sĩ là mối tình “trăm năm dù lỗi hẹn, nghìn năm vẫn không quên” (2)
Hà Nội trong những bài hát cũ:
Tôi cũng chưa nghe ai xưng “anh” ngọt lịm với Hà Nội như Hoàng Anh Tuấn. Gọi Hà Nội là “em” vào thuở ấy (không phải bây giờ), ngoài thi sĩ họ Hoàng còn có nhạc sĩ Vũ Thành.
Nhìn em mờ trong mây khói
bước đi những chưa nỡ rời
lệ sầu tràn mi
đượm men cay đắng biệt ly
Rồi đây dù lạc ngàn nơi
ta hướng về chốn xa vời
tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!
Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu
dáng yêu kiều của ngày đã qua
thướt tha bên hồ liễu thưa…
(“Giấc mơ hồi hương”, Vũ Thành)
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình. Chỉ có yêu quá, nhớ quá, và chỉ có là “thi sĩ” mới thốt lên được những lời ấy. Trong tình yêu ấy có nỗi buồn bã thất vọng vì không gần được người mình yêu. Trong tình yêu ấy còn lẫn nỗi tiếc nhớ đến rưng rưng nước mắt. Yêu mà chỉ sợ mất người mình yêu.
Chỉ những ai đã từng… yêu muốn khóc mới hiểu được yêu thế nào là “yêu muốn khóc”.
Thế nhưng vì sao lại “yêu muốn khóc”? Chỉ tại vì:
Mấy chục năm xa đến mấy nghìn năm… (1)
Ra là vậy. Mối tình si của chàng thi sĩ là mối tình “trăm năm dù lỗi hẹn, nghìn năm vẫn không quên” (2)
Hà Nội trong những bài hát cũ:
Tôi cũng chưa nghe ai xưng “anh” ngọt lịm với Hà Nội như Hoàng Anh Tuấn. Gọi Hà Nội là “em” vào thuở ấy (không phải bây giờ), ngoài thi sĩ họ Hoàng còn có nhạc sĩ Vũ Thành.
Nhìn em mờ trong mây khói
bước đi những chưa nỡ rời
lệ sầu tràn mi
đượm men cay đắng biệt ly
Rồi đây dù lạc ngàn nơi
ta hướng về chốn xa vời
tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!
Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu
dáng yêu kiều của ngày đã qua
thướt tha bên hồ liễu thưa…
(“Giấc mơ hồi hương”, Vũ Thành)
“Giấc mơ hồi hương”, Vũ Thành - Kim Tước trình bày
Trong tiếng “em” ấy có tình yêu Hà Nội. Tiếng “em” nghe thiết tha, gần gũi và
thương yêu. Gọi thành phố nào khác là “em” nghe không thấy hay, không thấy dạt
dào cảm xúc như gọi Hà Nội là “em”. “Yêu em, Hà Nội” nghe tự nhiên và trìu mến
hơn là… “Yêu em, Huế” hay “Yêu em, Sài Gòn”. “Em” vừa là người “em” gái tôi
yêu, vừa là thành phố Hà Nội, “thành phố có em”, nói như nhà thơ Vũ Hữu Định.
Nhạc điệu, tiết tấu bài hát nghe mênh mang và dìu dặt như tiếng bước chân ai lững thững dạo trên những phố cũ hè xưa. “Người em Hà Nội” trong “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành có nét đẹp kiêu sa của “Đêm mơ Hà Nội giáng kiều thơm” trong thơ Quang Dũng.
Sau Ánh Tuyết, được xem là giọng hát gắn liền với bài ấy, hầu như không ca sĩ nổi tiếng nào của miền Nam một thời mà không từng hát “Giấc mơ hồi hương”. Mỗi giọng có cái hay riêng qua những cách thể hiện riêng. “Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!” câu hát nghe sao mà… nghẹn ngào.
Không chỉ “Giấc mơ hồi hương”, những bài hát cũ về Hà Nội vẫn nghe có những tiếng nấc nghẹn như thế, vẫn có chung một khí hậu tái tê, một nỗi đau xót đến tận cùng như thế.
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
thương về năm Cửa Ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa…
(“Thương về năm Cửa Ô xưa”, Y Vân - Tạ Tỵ)
Vẫn là tâm trạng “bước đi nhưng chưa nỡ rời”, vẫn là nỗi lòng “nhớ nhung biết mấy cho vừa”, vẫn nghe “Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ”, vẫn thấy “Nhị Hà lấp lánh sao thưa”, tưởng như Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn đó, Hà Nội không mất đi bao giờ. Lời thơ ý nhạc nghe thiết tha đến não nuột.
Hà Nội trong “Tình cố đô” của Lam Phương và Mạnh Thường (1955) là Hà Nội đã
mịt mùng, Hà Nội của đôi bờ thương nhớ, của nặng trĩu sầu thương qua những giọng
Việt Ấn, Thái Thanh, Mỹ Thể…
Buồn nhìn về xa xôi
Hà Nội ơi đã xa cách rồi!
Mịt mùng ngàn trùng khơi
thành phố cũ lắng sau núi đồi
Đâu Thăng Long năm xưa
cùng tháp cũ rêu xanh mờ
Còn tìm đâu nên thơ
cành liễu úa rũ bên ven hồ…
Hà Nội ơi nhớ nhé!
Ngày hồi hương ta vẫn mong chờ
Hôm nay đi nghe tiếng sóng rạt rào
nghe tiếng gió nghẹn ngào
nhìn làn mây buồn trôi
Ôi quê hương, giờ chìm trong khói sương!
Mây bao la gợi sầu ai viễn phương…
Ðêm nay ta lặng ngắm mây trôi
nhớ về phía xa xôi
hận sầu dâng đầy vơi…
Thăng Long ơi, không biết tới bao người
đang sống với mong chờ
ngày vui về cố hương
(“Hận ly hương”, Anh Hoa và Ngọc Long)
Nhạc điệu, tiết tấu bài hát nghe mênh mang và dìu dặt như tiếng bước chân ai lững thững dạo trên những phố cũ hè xưa. “Người em Hà Nội” trong “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành có nét đẹp kiêu sa của “Đêm mơ Hà Nội giáng kiều thơm” trong thơ Quang Dũng.
Sau Ánh Tuyết, được xem là giọng hát gắn liền với bài ấy, hầu như không ca sĩ nổi tiếng nào của miền Nam một thời mà không từng hát “Giấc mơ hồi hương”. Mỗi giọng có cái hay riêng qua những cách thể hiện riêng. “Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!” câu hát nghe sao mà… nghẹn ngào.
Không chỉ “Giấc mơ hồi hương”, những bài hát cũ về Hà Nội vẫn nghe có những tiếng nấc nghẹn như thế, vẫn có chung một khí hậu tái tê, một nỗi đau xót đến tận cùng như thế.
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
thương về năm Cửa Ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa…
(“Thương về năm Cửa Ô xưa”, Y Vân - Tạ Tỵ)
Vẫn là tâm trạng “bước đi nhưng chưa nỡ rời”, vẫn là nỗi lòng “nhớ nhung biết mấy cho vừa”, vẫn nghe “Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ”, vẫn thấy “Nhị Hà lấp lánh sao thưa”, tưởng như Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn đó, Hà Nội không mất đi bao giờ. Lời thơ ý nhạc nghe thiết tha đến não nuột.
Buồn nhìn về xa xôi
Hà Nội ơi đã xa cách rồi!
Mịt mùng ngàn trùng khơi
thành phố cũ lắng sau núi đồi
Đâu Thăng Long năm xưa
cùng tháp cũ rêu xanh mờ
Còn tìm đâu nên thơ
cành liễu úa rũ bên ven hồ…
Hà Nội ơi nhớ nhé!
Ngày hồi hương ta vẫn mong chờ
Tình cố đô” Lam Phương và Mạnh Thường
Thái Thanh trình bày
Những câu hát trong những bài về Hà Nội ngày ấy luôn có những “ly hương”, “hoài
hương”, “hồi hương” và giấc mơ về một “ngày vui về cố hương”…Hôm nay đi nghe tiếng sóng rạt rào
nghe tiếng gió nghẹn ngào
nhìn làn mây buồn trôi
Ôi quê hương, giờ chìm trong khói sương!
Mây bao la gợi sầu ai viễn phương…
Ðêm nay ta lặng ngắm mây trôi
nhớ về phía xa xôi
hận sầu dâng đầy vơi…
Thăng Long ơi, không biết tới bao người
đang sống với mong chờ
ngày vui về cố hương
(“Hận ly hương”, Anh Hoa và Ngọc Long)
Hận Ly Hương - Ngọc
Long & Anh Hoa - Lệ Thu
Bài hát với nhịp điệu chầm chậm, buồn buồn, với âm điệu mênh mang, réo rắt,
nghe một nỗi gì tái tê, ray rứt qua từng nốt nhạc rưng rưng. Hà Nội là nỗi sầu
khắc khoải, là nỗi đau quặn thắt, là đau đáu trông vời về một quê hương đành
lìa bỏ.Đâu phải chỉ “Hận ly hương”, những cuộc chia ly não nùng, những sầu đau gửi về Hà Nội còn nghe thấy qua những “Sầu ly hương” (Lam Phương và Lê Mộng Bảo), “Thu ly hương” (Nhật Bằng và Đan Thọ), “Xuân ly hương” (Phó Quốc Lân)…, chưa kể những “Xa quê hương” (Đan Thọ và Xuân Tiên), “Mộng ngày hồi hương” (Hoàng Trọng và Hồ Đình Phương), “Hướng về đất Bắc” (Phó Quốc Thăng), “Nhớ thu Hà Nội” (Lê Trọng Nguyễn), “Giấc mơ Hà Nội” (Y Vân), “Vọng cố đô” (Đan Thọ và Nhật Bằng), “Mùa hoa nở” (Cung Tiến), “Bắc một nhịp cầu” (Hoàng Trọng và Hồ Đình Phương), “Gửi một cánh chim” (Nguyễn Hiền)… Bao nhiêu là khúc hát chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm gửi về một thành phố, một quê hương đã “nghìn trùng xa cách”.
Ôi những ngày vui xưa của “Hà Nội 36 phố phường”, của trai thanh gái lịch, của những “dáng yêu kiều của ngày đã qua”…
“Em Hà Nội hàng Đường trong giọng nói
để hàng Bông êm ái lót cơn mơ…
Ôi hàng Ngang tội nghiệp mối tình đầu
Anh hờn giận mơ hàng Buồm lãng tử” (1)
Những “Người em Hà Nội” đẹp như là giấc mơ trong những câu thơ cũ.
“Tóc mây Hà Nội năm nào
em đem từng sợi buộc vào đời anh
Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài” (3)
Một đời mãi tìm nhau. “Tóc mây Hà Nội” là thế, tình yêu Hà Nội là thế. Người ta yêu Hà Nội như người tình chung, yêu từ thuở còn xanh tóc cho đến khi bạc đầu. Yêu từng sợi tóc trót buộc vào đời nhau. Yêu mầu son môi tươi thắm của “em tôi”…
Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên…
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)
Gửi Người Em Gái - Hồng Nhung
Chiếc “khăn san” ấy cũng “lả lơi” bay trong những câu thơ tình “Yêu em, Hà Nội”“Hà Nội yêu, áo lụa ngà óng ả
Thoáng khăn san nũng nịu với heo may”… (1)
Những ngọn gió heo may se se lạnh và những “áo lụa ngà óng ả” ấy cũng lất phất trong “Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương và Hoàng Anh Tuấn.
Mưa hoàng hôn
trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi, người em Hồ Gươm về nương chiều tà
Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa
Thương màu áo ngà
thương mắt kiêu sa
hiền ngoan thiết tha…
“Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” mà chỉ nghe tiếng mưa Hà Nội. Nhịp điệu Beguine Rock nghe mênh mang, dào dạt như tiếng nhạc mưa. Cả thành phố như chìm dưới màn mưa. Mưa giăng kín bầu trời, mưa phủ kín không gian, mưa lấp kín thời gian. Mưa trắng xóa, mưa mịt mù. Mưa não nề, mưa sướt mướt. Mưa hiu hắt trên những cảnh đời tăm tối, mưa sụt sùi cho những kiếp người lầm than.
Phạm Đình Chương - Hoàng Anh Tuấn
Khánh Ly trình bày
Hà Nội sũng nước mưa.
Một bài nhạc khác cũng nhắc đến tên hai thành phố, nhưng không phải là những cơn mưa nối dài hai thành phố ấy mà từ phương này gửi về phương đó những hoài niệm đẹp về một thời để yêu và một thời để tiếc nhớ.
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ
khua nước trong như ngày xưa…
Hôm nay Saigon bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng
đi trong bùi ngùi…
(“Nỗi lòng người đi”, Anh Bằng)
Một bài nhạc khác cũng nhắc đến tên hai thành phố, nhưng không phải là những cơn mưa nối dài hai thành phố ấy mà từ phương này gửi về phương đó những hoài niệm đẹp về một thời để yêu và một thời để tiếc nhớ.
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ
khua nước trong như ngày xưa…
Hôm nay Saigon bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng
đi trong bùi ngùi…
(“Nỗi lòng người đi”, Anh Bằng)
“Nỗi lòng người đi”, Anh Bằng
Guitar Toàn Nguyễn
Guitar Toàn Nguyễn
Nghe những bài hát như thế ai mà không thấy lòng xao xuyến, không có chút ngậm
ngùi cho dù có hay không mối tình nào với Hà Nội.
Hà Nội không chỉ là Hà Nội, Hà Nội là đất Bắc, là “cố hương”. Hà Nội là nỗi nhớ rưng rức, là nỗi cách xa muôn trùng.
“Đắm say chờ những kiếp sau”
“Hướng về Hà Nội” (1954) của Hoàng Dương vẫn được xem là bài hát “kinh điển” về Hà Nội, từng được bao nhiêu người hát bao nhiêu người nghe. Đến cả những người chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, hoặc đang sống giữa lòng Hà Nội cũng... “hướng về Hà Nội”. Lý do có thể hiểu được, người ta muốn đi tìm lại cái đẹp, cái thơ và một tình yêu về một thành phố chỉ còn tìm thấy được trong bài hát ấy.
Cái đẹp và quyến rũ của bài hát là ở giai điệu man mác, sâu lắng và ở lời nhạc mang nhiều ý tưởng, nhiều hình ảnh nên thơ, trữ tình. Người ta nghe được trong bài hát có tình yêu say đắm, có lời thề hẹn, có niềm tin yêu, có nỗi thiết tha và nhớ nhung luyến tiếc.
Bài hát là bài thơ đẹp nhất về Hà Nội của một mùa nào đã xa như dĩ vãng.
Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi
ánh đèn giăng mắc muôn nơi
áo mầu tung gió chơi vơi…
Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi
nắng hè tô thắm lên môi
thanh bình tiếng guốc reo vui…
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê
tóc thề thả gió lê thê hãy tin ngày ấy anh về…
Hà Nội ơi! Mỗi chiều sương gió dâng khơi
có người lặng ngắm mây trôi
biết bao là nhớ tơi bời
Những “Hà Nội ơi!... Hà Nội ơi” lặp đi lặp lại như tiếng gọi thì thầm của một người tình đã xa biệt. Thật khó mà tìm được bài hát về Hà Nội đẹp cả nhạc lẫn lời và “Hà Nội” hơn thế. Cứ mỗi lần nghe bài hát ấy là mỗi lần tôi muốn… “yêu muốn khóc”, muốn ngước mặt nhìn trời, “lặng ngắm mây trôi” về phương nào xa xôi mà lòng nghe “biết bao là nhớ tơi bời”…
Hà Nội không chỉ là Hà Nội, Hà Nội là đất Bắc, là “cố hương”. Hà Nội là nỗi nhớ rưng rức, là nỗi cách xa muôn trùng.
“Đắm say chờ những kiếp sau”
“Hướng về Hà Nội” (1954) của Hoàng Dương vẫn được xem là bài hát “kinh điển” về Hà Nội, từng được bao nhiêu người hát bao nhiêu người nghe. Đến cả những người chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, hoặc đang sống giữa lòng Hà Nội cũng... “hướng về Hà Nội”. Lý do có thể hiểu được, người ta muốn đi tìm lại cái đẹp, cái thơ và một tình yêu về một thành phố chỉ còn tìm thấy được trong bài hát ấy.
Cái đẹp và quyến rũ của bài hát là ở giai điệu man mác, sâu lắng và ở lời nhạc mang nhiều ý tưởng, nhiều hình ảnh nên thơ, trữ tình. Người ta nghe được trong bài hát có tình yêu say đắm, có lời thề hẹn, có niềm tin yêu, có nỗi thiết tha và nhớ nhung luyến tiếc.
Bài hát là bài thơ đẹp nhất về Hà Nội của một mùa nào đã xa như dĩ vãng.
Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi
ánh đèn giăng mắc muôn nơi
áo mầu tung gió chơi vơi…
Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi
nắng hè tô thắm lên môi
thanh bình tiếng guốc reo vui…
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê
tóc thề thả gió lê thê hãy tin ngày ấy anh về…
Hà Nội ơi! Mỗi chiều sương gió dâng khơi
có người lặng ngắm mây trôi
biết bao là nhớ tơi bời
Những “Hà Nội ơi!... Hà Nội ơi” lặp đi lặp lại như tiếng gọi thì thầm của một người tình đã xa biệt. Thật khó mà tìm được bài hát về Hà Nội đẹp cả nhạc lẫn lời và “Hà Nội” hơn thế. Cứ mỗi lần nghe bài hát ấy là mỗi lần tôi muốn… “yêu muốn khóc”, muốn ngước mặt nhìn trời, “lặng ngắm mây trôi” về phương nào xa xôi mà lòng nghe “biết bao là nhớ tơi bời”…
“Hướng về Hà Nội”
Hoàng Dương - Lê Dung trình bày
Hoàng Dương - Lê Dung trình bày
Tôi chưa từng nghe ai nói “nhớ tơi bời” cả, và thật khó mà tìm được những chữ
nào hay hơn để tả nỗi nhớ thương ngập lòng. Làm sao mà người nhạc sĩ ấy lại bật
ra được hai tiếng “tơi bời” ấy (chứ không phải là nhớ “da diết”, nhớ “mênh
mang”, nhớ “quay quắt”, nhớ “thẫn thờ”…), nghe mà gió mưa, mà giông bão… tơi bời.
Sau “Hướng về Hà Nội”, ta nghe thêm được những “tơi bời” ở những bài nhạc khác như:
Thùy dương rũ bến tơi bời
(“Thuyền viễn xứ”, Phạm Duy - Huyền Chi)
THUYỀN VIỄN XỨ
(Phạm Duy, Ý Thơ Huyền Chi) - Thanh Thúy
Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
(“Hoa rụng ven sông”, Phạm Duy - Lưu Trọng Lư)
Hoa Rụng ven Sông - Lệ
Thu - Khánh Ly
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương
(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)
"Mấy
Dặm Sơn Khê" - Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày
Cũng đâu phải chỉ có “tơi bời”, ta còn nhặt ra được những câu, chữ thật đẹp:
Áo màu tung gió chơi vơi
Không phải “thướt tha” hay “lất phất” mà… chơi vơi. Chữ “chơi vơi” như vẽ lên hình ảnh những vạt áo dài lay động chập chờn, rất lửng lơ và rất… chơi vơi.
Đắm say chờ những kiếp sau
(Không phải là “đắng cay chờ những kiếp sau” như ít ca sĩ vẫn hát).
Khi người ta nói “Đắm say chờ những kiếp sau” thì lời ấy không còn là lời nói với một nơi chốn, một thành phố nữa mà là lời của một người tình nói với một người tình. Phải yêu đắm đuối, yêu say mê đến mức nào mới thốt lên được lời tình ấy, mới hẹn thề “nhớ kiếp sau chờ nhau” (4). Tình ấy là tình muôn thuở, là tình muôn đời muôn kiếp không phai.
Trong những lời nhạc ấy người ta còn “bắt” được những cách sử dụng động từ thật hay, thật lạ. Chữ “reo” chẳng hạn.
Thanh bình tiếng guốc reo vui
(Không phải là “… tiếng hát reo vui” như ít ca sĩ vẫn hát).
Mỗi lần nghe ca sĩ (những giọng hát tôi yêu) hát đến câu “Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi/ nắng hè tô thắm lên môi…” là mỗi lần tôi lại… hồi hộp, chỉ sợ câu hát tiếp theo bị đổi thành “thanh bình tiếng hát reo vui”, làm hỏng mất câu hát tôi yêu. “Tiếng guốc”, nói như tác giả bài nhạc, là “âm thanh rất ‘riêng’ của Hà Nội thuở ấy”. Thay “tiếng guốc” bằng “tiếng hát” thì… chẳng thấy đâu Hà Nội nữa (chưa nói là tiếng “hát” thì khó mà… “reo” được)! Đánh mất chữ “guốc” là đánh mất những âm thanh rộn rã rất “thanh bình” trên những hè phố cũ, là đánh mất bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hình ảnh thướt tha, mềm mại của những tà “áo mầu tung gió chơi vơi” trong nắng trong gió Hà Nội.
Đâu phải chỉ có tiếng “reo” ấy thôi, ta còn nghe thấy những:
Mắt buồn dâng những đêm mưa…
(Không phải “… giăng những đêm mưa” như ít ca sĩ vẫn hát).
Hà Nội ơi, mỗi chiều sương gió dâng khơi…
Chữ “dâng” rất thơ, rất gợi hình ấy cũng gợi nhớ những câu hát trong những bài nhạc nào.
Gió dâng khúc đàn thanh bình… (“Tạ từ”, Tô Vũ)
Tạ Từ - Tô Vũ - Duy Trác
Như hương hoa soan dâng bên thềm… (“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh)
Hoa Soan Bên Thềm Cũ - Thanh Lan
Và những:
Hà Nội ơi! Phố phường dãi ánh trăng mơ…
Liễu mềm nhủ gió gây thơ…
(Không phải “… nhủ gió ngây thơ” như ít ca sĩ vẫn hát).
Tóc thề thả gió lê thê…
Nắng hè tô thắm lên môi…
Dáng chiều ủ bóng tiên nga…
(Không phải “… phủ bóng tiên nga” như ít ca sĩ vẫn hát).
Bài hát nghe được hai tiếng “anh”, “Biết đâu ngày ấy anh về” và “Hãy tin ngày ấy anh về!” Tiếng “anh” ấy như vừa nói với thành phố ấy vừa nói với người em “dáng huyền tha thướt đê mê/ tóc thề thả gió lê thê…” Nghe những lời ấy là nghe những lời tâm tình, là nghe nỗi ray rứt và tiếc thương của một người nặng tình với Hà Nội gửi về “thành phố xa xôi” ấy.
“Hãy tin ngày ấy anh về!” câu hát nghe như lời thề hẹn sắt son, thiết tha và tràn đầy niềm tin.
“Hướng về Hà Nội”, với những người tình một thuở của Hà Nội, là “hướng về” những năm tháng tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ. Nghe bài hát mà tưởng như nghe được cả khí hậu, mùa màng của Hà Nội, nghe được cả những thoáng dư hương Hà Nội cũ còn rơi rớt lại. “Cứ nghe ai hát bài ấy, tôi lại thấy không gian xưa trở về, vượt qua mọi thời gian”, nhạc sĩ Hoàng Dương có lúc đã thốt lên như thế khi nói về bài nhạc của mình.
Bản nhạc “Hướng về Hà Nội” được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành ở miền Nam năm 1955 với tranh bìa màu nâu của hoạ sĩ Duy Liêm, vẽ “người em gái” Hà Nội chít khăn “mỏ quạ”, tì tay vào má với vẻ mặt âu sầu. Xa xa là Hồ Gươm - Tháp Rùa. Trang trong, bên dưới tựa bài nhạc là dòng chữ “Riêng tặng Hoàng Trọng, bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi...” Tác giả “Hướng về Hà Nội” - trong một bài báo ở trong nước - cho biết, bài hát được phổ biến lần đầu tiên trên làn sóng Đài phát thanh Hà Nội năm 1954 với giọng hát Kim Tước và ban nhạc Hoàng Trọng. Ông cũng nói thêm rằng ông được biết ca sĩ Kim Tước hiện vẫn còn giữ được cuốn băng thu âm bài hát phổ biến lần đầu tiên ấy, và ông “rất muốn có được một bản sao cuốn băng đó mà không biết bằng cách nào”.
Kể từ ngày đất nước chia đôi, người Hà Nội đã không còn được nghe “Hướng về Hà Nội”, tưởng như bài hát ấy chưa hề ra đời, tưởng như không hề có bài hát nào như thế về Hà Nội. Bài hát câm nín như Hà Nội câm nín. Hơn bốn mươi năm sau, “Hướng về Hà Nội” mới được phép phổ biến lại ở trong nước. Bài hát như từ quá khứ nào bước ra, như được tái sinh, như có hai đời sống.
Kể từ ngày bài hát được giọng hát mang tên loài chim quý ấy cất lên, đến nay đã có tới ba thế hệ ca sĩ hát “Hướng về Hà Nội”, và thật khó mà biết được có bao nhiêu người đã hát, đã nghe và đã yêu bản tình ca ấy.
“Biết đâu ngày ấy anh về”
Trừ ít bài được sáng tác về sau này, hầu hết những bài hát cũ về Hà Nội thường được viết ra giữa thập niên 50’s, sau ngày đất nước chia đôi, khi mà vết cắt trong tim những người phải lìa xa Hà Nội vẫn chưa lành lặn, khi mà tình yêu dành cho Hà Nội vẫn còn nóng ấm.
Những bài hát về Hà Nội bây giờ có khá nhiều và cũng khá nhiều bài “rằng hay thì thật là hay”, tuy nhiên “nghe ra” có khác với những bài “hướng về Hà Nội” của những năm tháng cũ. Những bài hát hoài niệm về một dĩ vãng xa xôi, một quê hương xa khuất, một nơi chốn người ta đã sống đã yêu, đã hạnh phúc đã khổ đau, bao giờ cũng làm người ta bâng khuâng tiếc nhớ.
Hà Nội trong những bài hát cũ là một Hà Nội khác, một thành phố khác, không phải là Hà Nội bây giờ. Sau bao nhiêu là biến động của lịch sử, bao nhiêu là tang thương dâu bể, hầu như người ta khó mà tìm lại được dấu vết Hà Nội cũ. Hà Nội đã thay hình đổi dạng. Những người tình một thuở của Hà Nội muốn đi tìm lại Hà Nội cũ như tìm lại chính mình, như tìm lại tình yêu cũ, như tìm lại một phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Đi tìm nhưng không mong gì gặp được.
“Tôi kiếm hồn tôi xưa Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào thu” (1)
Còn đâu nữa Hà Nội của “ba mươi sáu phố phường”, của “ngàn năm văn vật”, của trai thanh gái lịch! Còn đâu nữa Hà Nội của những “áo mầu tung gió chơi vơi”, của những “thanh bình tiếng guốc reo vui”! Còn đâu nữa Hà Nội của những “khăn san bay lả lơi bên vai ai”, của những “dáng yêu kiều của ngày đã qua/ thướt tha bên hồ liễu thưa”!…
Hà Nội chỉ còn là tấm nhan sắc của một thời vang bóng. Hà Nội chỉ còn lại trong những trang sách cũ, trong những câu chuyện kể, trong những tấm ảnh trắng đen mờ mờ và những thước phim cũ kỹ. Hà Nội chỉ còn lại trong những bài thơ, bài nhạc và trong những giọng hát người ta luôn muốn được nghe lại để tìm về những tháng năm kỷ niệm đã phôi pha.
Với những người tình năm xưa của Hà Nội, nghe lại những bài hát cũ ấy như tìm lại được những thoáng hạnh phúc, như lòng mình trẻ lại, như trái tim chưa bao giờ già cỗi, như… chưa bao giờ rời xa Hà Nội.
Hà Nội như thành phố mang vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo trong “chuyện cổ tích”, trong những câu chuyện thần tiên. Hà Nội ấy, thành phố ấy đã mất hút, đã chìm khuất trong sương mơ.
Hà Nội như một người tình cũ. Người ta yêu Hà Nội như yêu mối tình cũ mà người ta tin rằng vẫn còn nguyên vẹn đó, vẫn suốt đời thủy chung. Người ta nhớ Hà Nội cả những lúc đang sống giữa Hà Nội. Người ta đi tìm Hà Nội trên những đường phố của Hà Nội. Như vậy thì Hà Nội chắc phải là thành phố nào khác chứ đâu phải thành phố cùng một cái tên gọi.
Tôi biết có những người yêu Hà Nội đến độ không muốn quay về Hà Nội vào cuối đời để không phải chạm mặt những hụt hẫng, xót xa và để nuôi giữ mãi trong lòng mình những kỷ niệm ấm áp, những giấc mơ êm đềm, ngọt ngào.
“Hà Nội anh giờ là giấc chiêm bao
cùng thơ ấu đã già đi trăm tuổi
Buổi sáng nay tâm hồn nghe thơ dại
một thoáng vui chợt tới, chợt bay đi” (1)
Ôi Hà Nội của những đời người đã cũ! Ôi Hà Nội chỉ còn là “hương xưa”!... Có phải là người ta đã cố tình xóa bỏ một Hà Nội, hay là Hà Nội như một cô gái quê không còn hợp thời trang nữa nên không tồn tại được. Không hẳn là những người yêu Hà Nội cứ muốn Hà Nội mãi mãi là “tháp cũ rêu xanh mờ”, là “tóc thề thả gió lê thê”, thế nhưng những đổi thay của Hà Nội trong những năm dài chinh chiến và sau ngày dứt chiến chinh chắc không phải là những gì người ta hằng trông đợi.
Chuyện trở về Hà Nội nay không còn là “giấc mơ hồi hương” nữa. Giấc mơ ấy có chăng là giấc mơ tương phùng với “người em Hà Nội”. Không rõ là đã có bao nhiêu cuộc “hội ngộ cố nhân” của những lứa đôi mỏi mòn ở “đôi bờ đất nước nhớ thương nhau” (5). Không rõ là đã có bao nhiêu là nước mắt và nụ cười, bao nhiêu là bẽ bàng và tiếc hận.
Một trong những người thực hiện sớm nhất giấc mơ “biết đâu ngày ấy anh về” là Phạm Huấn, một người lính miền Nam. Rời bỏ Hà Nội ngày đất nước chia đôi, mười chín năm sau, cùng với hai người lính miền Nam khác, ông đã có được cơ hội làm một chuyến về thăm “cố hương” vào một ngày tháng Hai năm 1973, trong một phái đoàn hỗn hợp và trong vai trò quan sát viên của đợt tiếp nhận đầu tiên những người tù nhân chiến tranh, và đã ghi lại những gì “quan sát” được trong tập hồi ký Một Ngày Tại Hà Nội (18/2/1973): “Ngồi trên chuyến xe di chuyển từ Gia Lâm về Hà Nội, nhìn thấy Hồ Gươm, Tháp Rùa, tôi có trong lòng một nỗi xao xuyến muốn làm ứa lệ… Nỗi nhớ thương Hà Nội đã choán ngợp tâm trí đến độ trong khoảnh khắc tôi không còn nhận ra Hà Nội đã không còn là Hà Nội nữa. Nước hồ vẫn xanh. Tháp Rùa vẫn như tự bao giờ giữ màu vôi cũ kỹ. Nhưng tất cả vẻ đẹp của Hà Nội, màu sắc của Hà Nội đã mất hết… Hà Nội trong thơ văn, Hà Nội trong âm nhạc, Hà Nội trong trí nhớ, một lần nữa lại làm dấy động tâm khảm tôi. Cái Hà Nội thơ mộng tuyệt vời mới chỉ trong vòng hai mươi năm đã bị người ta làm cho biến đi không còn một dấu vết nào đó, liệu còn có một ngày nào có thể sống lại?
Hà Nội còn đó, nhưng Hà Nội đã làm chảy nước mắt tất cả những người nhìn thấy lại Hà Nội.”
Trong những trang sách ấy có một chi tiết, hay một hình ảnh, còn đọng lại trong tôi mãi đến tận bây giờ. Dương Phục, một bạn đồng hành của Phạm Huấn, kể lại rằng, những gì trông thấy được trong “một ngày tại Hà Nội” ấy khiến ông đã có những lúc phải bước vào phòng rửa mặt, lặng lẽ ôm mặt nấc lên, cố ngăn không để những giọt nước mắt ứa ra.
Tại sao phải bước vào phòng rửa mặt? Tại sao muốn khóc mà không khóc được? Tôi hiểu. Có những giọt lệ người ta phải giấu đi, không cho ai thấy. Có những giọt lệ chảy thầm mà đớn đau gấp nhiều lần những tiếng khóc bật ra được… Người sĩ quan ấy, người quân nhân dạn dày với đời sống quân ngũ ấy đã có những phút như thế, những phút không giấu được tiếng nấc nghẹn ngào khi chỉ mới vừa chạm mặt một phần rất nhỏ của Hà Nội, của thành phố mà suốt bao nhiêu năm trời ông chỉ mong được một lần trông thấy lại.
“Nếu về lại Hà Nội để mà nhìn thấy những cảnh như thế, tôi sẽ không bao giờ trở về nữa,” ông nói lời sau cùng.
Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải ôm mặt nấc lên như thế! Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải thốt lên những lời chua xót đến như thế! Người ta đã làm gì Hà Nội để cho những người được nhìn thấy lại Hà Nội sau bao nhiêu năm phải mang tâm trạng nặng nề đến như thế! Hà Nội đổi thay như khuôn mặt người thân yêu sau bao năm cách xa đã thay đổi đến mức người ta phải quay mặt đi để không phải… bật khóc. Dẫu thế nào đi nữa, điều may mắn là sau cùng chúng ta vẫn còn có được những bài hát cũ về Hà Nội, những bài hát còn sống mãi với thời gian, để người đời sau biết được rằng đã từng có một Hà Nội như thế, như thế…
Đêm xuân, nghe vẳng bên tai điệu nhạc cũ và những câu hát cũ về những ngày Tết Hà Nội xa xưa mà lòng bâng khuâng “Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ?” (6)
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội mừng đón Tết
hoa chen người đi, liễu rủ mà chi
Đêm tân xuân, Hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
chạnh lòng tôi nhớ tới người em…
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)
“Người em” ấy, “đêm tân xuân” ấy là Hà Nội của những ngày vui mơ hồ trong trí tưởng.
Sau “Hướng về Hà Nội”, ta nghe thêm được những “tơi bời” ở những bài nhạc khác như:
Thùy dương rũ bến tơi bời
(“Thuyền viễn xứ”, Phạm Duy - Huyền Chi)
THUYỀN VIỄN XỨ
(Phạm Duy, Ý Thơ Huyền Chi) - Thanh Thúy
Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời(“Hoa rụng ven sông”, Phạm Duy - Lưu Trọng Lư)
Hoa Rụng ven Sông - Lệ
Thu - Khánh Ly
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)
"Mấy
Dặm Sơn Khê" - Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày
Cũng đâu phải chỉ có “tơi bời”, ta còn nhặt ra được những câu, chữ thật đẹp:Áo màu tung gió chơi vơi
Không phải “thướt tha” hay “lất phất” mà… chơi vơi. Chữ “chơi vơi” như vẽ lên hình ảnh những vạt áo dài lay động chập chờn, rất lửng lơ và rất… chơi vơi.
Đắm say chờ những kiếp sau
(Không phải là “đắng cay chờ những kiếp sau” như ít ca sĩ vẫn hát).
Khi người ta nói “Đắm say chờ những kiếp sau” thì lời ấy không còn là lời nói với một nơi chốn, một thành phố nữa mà là lời của một người tình nói với một người tình. Phải yêu đắm đuối, yêu say mê đến mức nào mới thốt lên được lời tình ấy, mới hẹn thề “nhớ kiếp sau chờ nhau” (4). Tình ấy là tình muôn thuở, là tình muôn đời muôn kiếp không phai.
Trong những lời nhạc ấy người ta còn “bắt” được những cách sử dụng động từ thật hay, thật lạ. Chữ “reo” chẳng hạn.
Thanh bình tiếng guốc reo vui
(Không phải là “… tiếng hát reo vui” như ít ca sĩ vẫn hát).
Mỗi lần nghe ca sĩ (những giọng hát tôi yêu) hát đến câu “Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi/ nắng hè tô thắm lên môi…” là mỗi lần tôi lại… hồi hộp, chỉ sợ câu hát tiếp theo bị đổi thành “thanh bình tiếng hát reo vui”, làm hỏng mất câu hát tôi yêu. “Tiếng guốc”, nói như tác giả bài nhạc, là “âm thanh rất ‘riêng’ của Hà Nội thuở ấy”. Thay “tiếng guốc” bằng “tiếng hát” thì… chẳng thấy đâu Hà Nội nữa (chưa nói là tiếng “hát” thì khó mà… “reo” được)! Đánh mất chữ “guốc” là đánh mất những âm thanh rộn rã rất “thanh bình” trên những hè phố cũ, là đánh mất bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hình ảnh thướt tha, mềm mại của những tà “áo mầu tung gió chơi vơi” trong nắng trong gió Hà Nội.
Đâu phải chỉ có tiếng “reo” ấy thôi, ta còn nghe thấy những:
Mắt buồn dâng những đêm mưa…
(Không phải “… giăng những đêm mưa” như ít ca sĩ vẫn hát).
Hà Nội ơi, mỗi chiều sương gió dâng khơi…
Chữ “dâng” rất thơ, rất gợi hình ấy cũng gợi nhớ những câu hát trong những bài nhạc nào.
Gió dâng khúc đàn thanh bình… (“Tạ từ”, Tô Vũ)
Tạ Từ - Tô Vũ - Duy Trác
Như hương hoa soan dâng bên thềm… (“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh)
Hoa Soan Bên Thềm Cũ - Thanh Lan
Và những:Hà Nội ơi! Phố phường dãi ánh trăng mơ…
Liễu mềm nhủ gió gây thơ…
(Không phải “… nhủ gió ngây thơ” như ít ca sĩ vẫn hát).
Tóc thề thả gió lê thê…
Nắng hè tô thắm lên môi…
Dáng chiều ủ bóng tiên nga…
(Không phải “… phủ bóng tiên nga” như ít ca sĩ vẫn hát).
Bài hát nghe được hai tiếng “anh”, “Biết đâu ngày ấy anh về” và “Hãy tin ngày ấy anh về!” Tiếng “anh” ấy như vừa nói với thành phố ấy vừa nói với người em “dáng huyền tha thướt đê mê/ tóc thề thả gió lê thê…” Nghe những lời ấy là nghe những lời tâm tình, là nghe nỗi ray rứt và tiếc thương của một người nặng tình với Hà Nội gửi về “thành phố xa xôi” ấy.
“Hãy tin ngày ấy anh về!” câu hát nghe như lời thề hẹn sắt son, thiết tha và tràn đầy niềm tin.
“Hướng về Hà Nội”, với những người tình một thuở của Hà Nội, là “hướng về” những năm tháng tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ. Nghe bài hát mà tưởng như nghe được cả khí hậu, mùa màng của Hà Nội, nghe được cả những thoáng dư hương Hà Nội cũ còn rơi rớt lại. “Cứ nghe ai hát bài ấy, tôi lại thấy không gian xưa trở về, vượt qua mọi thời gian”, nhạc sĩ Hoàng Dương có lúc đã thốt lên như thế khi nói về bài nhạc của mình.
Bản nhạc “Hướng về Hà Nội” được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành ở miền Nam năm 1955 với tranh bìa màu nâu của hoạ sĩ Duy Liêm, vẽ “người em gái” Hà Nội chít khăn “mỏ quạ”, tì tay vào má với vẻ mặt âu sầu. Xa xa là Hồ Gươm - Tháp Rùa. Trang trong, bên dưới tựa bài nhạc là dòng chữ “Riêng tặng Hoàng Trọng, bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi...” Tác giả “Hướng về Hà Nội” - trong một bài báo ở trong nước - cho biết, bài hát được phổ biến lần đầu tiên trên làn sóng Đài phát thanh Hà Nội năm 1954 với giọng hát Kim Tước và ban nhạc Hoàng Trọng. Ông cũng nói thêm rằng ông được biết ca sĩ Kim Tước hiện vẫn còn giữ được cuốn băng thu âm bài hát phổ biến lần đầu tiên ấy, và ông “rất muốn có được một bản sao cuốn băng đó mà không biết bằng cách nào”.
Kể từ ngày đất nước chia đôi, người Hà Nội đã không còn được nghe “Hướng về Hà Nội”, tưởng như bài hát ấy chưa hề ra đời, tưởng như không hề có bài hát nào như thế về Hà Nội. Bài hát câm nín như Hà Nội câm nín. Hơn bốn mươi năm sau, “Hướng về Hà Nội” mới được phép phổ biến lại ở trong nước. Bài hát như từ quá khứ nào bước ra, như được tái sinh, như có hai đời sống.
Kể từ ngày bài hát được giọng hát mang tên loài chim quý ấy cất lên, đến nay đã có tới ba thế hệ ca sĩ hát “Hướng về Hà Nội”, và thật khó mà biết được có bao nhiêu người đã hát, đã nghe và đã yêu bản tình ca ấy.
“Biết đâu ngày ấy anh về”
Trừ ít bài được sáng tác về sau này, hầu hết những bài hát cũ về Hà Nội thường được viết ra giữa thập niên 50’s, sau ngày đất nước chia đôi, khi mà vết cắt trong tim những người phải lìa xa Hà Nội vẫn chưa lành lặn, khi mà tình yêu dành cho Hà Nội vẫn còn nóng ấm.
Những bài hát về Hà Nội bây giờ có khá nhiều và cũng khá nhiều bài “rằng hay thì thật là hay”, tuy nhiên “nghe ra” có khác với những bài “hướng về Hà Nội” của những năm tháng cũ. Những bài hát hoài niệm về một dĩ vãng xa xôi, một quê hương xa khuất, một nơi chốn người ta đã sống đã yêu, đã hạnh phúc đã khổ đau, bao giờ cũng làm người ta bâng khuâng tiếc nhớ.
Hà Nội trong những bài hát cũ là một Hà Nội khác, một thành phố khác, không phải là Hà Nội bây giờ. Sau bao nhiêu là biến động của lịch sử, bao nhiêu là tang thương dâu bể, hầu như người ta khó mà tìm lại được dấu vết Hà Nội cũ. Hà Nội đã thay hình đổi dạng. Những người tình một thuở của Hà Nội muốn đi tìm lại Hà Nội cũ như tìm lại chính mình, như tìm lại tình yêu cũ, như tìm lại một phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Đi tìm nhưng không mong gì gặp được.
“Tôi kiếm hồn tôi xưa Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào thu” (1)
Còn đâu nữa Hà Nội của “ba mươi sáu phố phường”, của “ngàn năm văn vật”, của trai thanh gái lịch! Còn đâu nữa Hà Nội của những “áo mầu tung gió chơi vơi”, của những “thanh bình tiếng guốc reo vui”! Còn đâu nữa Hà Nội của những “khăn san bay lả lơi bên vai ai”, của những “dáng yêu kiều của ngày đã qua/ thướt tha bên hồ liễu thưa”!…
Hà Nội chỉ còn là tấm nhan sắc của một thời vang bóng. Hà Nội chỉ còn lại trong những trang sách cũ, trong những câu chuyện kể, trong những tấm ảnh trắng đen mờ mờ và những thước phim cũ kỹ. Hà Nội chỉ còn lại trong những bài thơ, bài nhạc và trong những giọng hát người ta luôn muốn được nghe lại để tìm về những tháng năm kỷ niệm đã phôi pha.
Với những người tình năm xưa của Hà Nội, nghe lại những bài hát cũ ấy như tìm lại được những thoáng hạnh phúc, như lòng mình trẻ lại, như trái tim chưa bao giờ già cỗi, như… chưa bao giờ rời xa Hà Nội.
Hà Nội như thành phố mang vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo trong “chuyện cổ tích”, trong những câu chuyện thần tiên. Hà Nội ấy, thành phố ấy đã mất hút, đã chìm khuất trong sương mơ.
Hà Nội như một người tình cũ. Người ta yêu Hà Nội như yêu mối tình cũ mà người ta tin rằng vẫn còn nguyên vẹn đó, vẫn suốt đời thủy chung. Người ta nhớ Hà Nội cả những lúc đang sống giữa Hà Nội. Người ta đi tìm Hà Nội trên những đường phố của Hà Nội. Như vậy thì Hà Nội chắc phải là thành phố nào khác chứ đâu phải thành phố cùng một cái tên gọi.
Tôi biết có những người yêu Hà Nội đến độ không muốn quay về Hà Nội vào cuối đời để không phải chạm mặt những hụt hẫng, xót xa và để nuôi giữ mãi trong lòng mình những kỷ niệm ấm áp, những giấc mơ êm đềm, ngọt ngào.
“Hà Nội anh giờ là giấc chiêm bao
cùng thơ ấu đã già đi trăm tuổi
Buổi sáng nay tâm hồn nghe thơ dại
một thoáng vui chợt tới, chợt bay đi” (1)
Ôi Hà Nội của những đời người đã cũ! Ôi Hà Nội chỉ còn là “hương xưa”!... Có phải là người ta đã cố tình xóa bỏ một Hà Nội, hay là Hà Nội như một cô gái quê không còn hợp thời trang nữa nên không tồn tại được. Không hẳn là những người yêu Hà Nội cứ muốn Hà Nội mãi mãi là “tháp cũ rêu xanh mờ”, là “tóc thề thả gió lê thê”, thế nhưng những đổi thay của Hà Nội trong những năm dài chinh chiến và sau ngày dứt chiến chinh chắc không phải là những gì người ta hằng trông đợi.
Chuyện trở về Hà Nội nay không còn là “giấc mơ hồi hương” nữa. Giấc mơ ấy có chăng là giấc mơ tương phùng với “người em Hà Nội”. Không rõ là đã có bao nhiêu cuộc “hội ngộ cố nhân” của những lứa đôi mỏi mòn ở “đôi bờ đất nước nhớ thương nhau” (5). Không rõ là đã có bao nhiêu là nước mắt và nụ cười, bao nhiêu là bẽ bàng và tiếc hận.
Một trong những người thực hiện sớm nhất giấc mơ “biết đâu ngày ấy anh về” là Phạm Huấn, một người lính miền Nam. Rời bỏ Hà Nội ngày đất nước chia đôi, mười chín năm sau, cùng với hai người lính miền Nam khác, ông đã có được cơ hội làm một chuyến về thăm “cố hương” vào một ngày tháng Hai năm 1973, trong một phái đoàn hỗn hợp và trong vai trò quan sát viên của đợt tiếp nhận đầu tiên những người tù nhân chiến tranh, và đã ghi lại những gì “quan sát” được trong tập hồi ký Một Ngày Tại Hà Nội (18/2/1973): “Ngồi trên chuyến xe di chuyển từ Gia Lâm về Hà Nội, nhìn thấy Hồ Gươm, Tháp Rùa, tôi có trong lòng một nỗi xao xuyến muốn làm ứa lệ… Nỗi nhớ thương Hà Nội đã choán ngợp tâm trí đến độ trong khoảnh khắc tôi không còn nhận ra Hà Nội đã không còn là Hà Nội nữa. Nước hồ vẫn xanh. Tháp Rùa vẫn như tự bao giờ giữ màu vôi cũ kỹ. Nhưng tất cả vẻ đẹp của Hà Nội, màu sắc của Hà Nội đã mất hết… Hà Nội trong thơ văn, Hà Nội trong âm nhạc, Hà Nội trong trí nhớ, một lần nữa lại làm dấy động tâm khảm tôi. Cái Hà Nội thơ mộng tuyệt vời mới chỉ trong vòng hai mươi năm đã bị người ta làm cho biến đi không còn một dấu vết nào đó, liệu còn có một ngày nào có thể sống lại?
Hà Nội còn đó, nhưng Hà Nội đã làm chảy nước mắt tất cả những người nhìn thấy lại Hà Nội.”
Trong những trang sách ấy có một chi tiết, hay một hình ảnh, còn đọng lại trong tôi mãi đến tận bây giờ. Dương Phục, một bạn đồng hành của Phạm Huấn, kể lại rằng, những gì trông thấy được trong “một ngày tại Hà Nội” ấy khiến ông đã có những lúc phải bước vào phòng rửa mặt, lặng lẽ ôm mặt nấc lên, cố ngăn không để những giọt nước mắt ứa ra.
Tại sao phải bước vào phòng rửa mặt? Tại sao muốn khóc mà không khóc được? Tôi hiểu. Có những giọt lệ người ta phải giấu đi, không cho ai thấy. Có những giọt lệ chảy thầm mà đớn đau gấp nhiều lần những tiếng khóc bật ra được… Người sĩ quan ấy, người quân nhân dạn dày với đời sống quân ngũ ấy đã có những phút như thế, những phút không giấu được tiếng nấc nghẹn ngào khi chỉ mới vừa chạm mặt một phần rất nhỏ của Hà Nội, của thành phố mà suốt bao nhiêu năm trời ông chỉ mong được một lần trông thấy lại.
“Nếu về lại Hà Nội để mà nhìn thấy những cảnh như thế, tôi sẽ không bao giờ trở về nữa,” ông nói lời sau cùng.
Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải ôm mặt nấc lên như thế! Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải thốt lên những lời chua xót đến như thế! Người ta đã làm gì Hà Nội để cho những người được nhìn thấy lại Hà Nội sau bao nhiêu năm phải mang tâm trạng nặng nề đến như thế! Hà Nội đổi thay như khuôn mặt người thân yêu sau bao năm cách xa đã thay đổi đến mức người ta phải quay mặt đi để không phải… bật khóc. Dẫu thế nào đi nữa, điều may mắn là sau cùng chúng ta vẫn còn có được những bài hát cũ về Hà Nội, những bài hát còn sống mãi với thời gian, để người đời sau biết được rằng đã từng có một Hà Nội như thế, như thế…
Đêm xuân, nghe vẳng bên tai điệu nhạc cũ và những câu hát cũ về những ngày Tết Hà Nội xa xưa mà lòng bâng khuâng “Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ?” (6)
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội mừng đón Tết
hoa chen người đi, liễu rủ mà chi
Đêm tân xuân, Hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
chạnh lòng tôi nhớ tới người em…
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)
“Người em” ấy, “đêm tân xuân” ấy là Hà Nội của những ngày vui mơ hồ trong trí tưởng.
“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn - Khánh Ly trình bày
Cám ơn những bài hát cũ về Hà Nội đã giữ cho những giấc mơ về Hà Nội không bao
giờ tắt hẳn. Hà Nội ấy còn đọng lại trong dư âm lời ca tiếng nhạc của những bản
tình ca một thuở.
Hà Nội như một dĩ vãng đẹp và buồn. Hà Nội chỉ còn là những mùa xuân phai.
Chú thích:
(1) Thơ Hoàng Anh Tuấn
(2) “Nghìn năm vẫn chưa quên”, Phạm Duy
(3) Thơ Nhất Tuấn
(4) “Gợi giấc mơ xưa”, Lê Hoàng Long
(5) Thơ Quang Dũng
(6) Thơ Vũ Đình Liên.
Hà Nội như một dĩ vãng đẹp và buồn. Hà Nội chỉ còn là những mùa xuân phai.
Chú thích:
(1) Thơ Hoàng Anh Tuấn
(2) “Nghìn năm vẫn chưa quên”, Phạm Duy
(3) Thơ Nhất Tuấn
(4) “Gợi giấc mơ xưa”, Lê Hoàng Long
(5) Thơ Quang Dũng
(6) Thơ Vũ Đình Liên.
3/2/2011
Lê Hữu
Nguồn: http://www.diendantheky.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét