Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam
I- Quan niệm về tiểu thuyết và danh mục tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam.
Tiểu thuyết là gì?. Ấy là một thể loại văn học lớn mà đặc trưng cơ bản là thông qua việc miêu tả các tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể để khắc họa tính cách nhân vật, nhằm phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Thế mạnh của tiểu thuyết so với các thể loại văn học khác là ở chỗ bút pháp thường linh hoạt, đa dạng và không bị hạn chế bởi không gian, thời gian.
Nhưng đấy là cách hiểu của chúng ta ngày nay. Còn trước kia, đặc biệt ở cái thuở ban đầu của nó, tiểu thuyết là một cái gì rất khó nắm bắt.Cứ xem danh mục tiểu thuyết do Ban Cố (1) xác lập cách đây 2000 năm thì đủ rõ. Trong thiên Nghệ văn chí sách Hán thư, ông đã đưa vào diện "tiểu thuyết” 15 tác phẩm (2) mà với con mắt phân loại học hiện đại, chúng quá nửa không thuộc lĩnh vực văn học. Để nhận định về 15 tác phẩm này, ông viết: "Dòng tiểu thuyết gia có lẽ xuất từ đám bái quan (3) với những câu chuyện ngồi lê đôi mách nơi đầu đường xó chợ (4). Khổng Tử nói: "Tuy là đạo nhỏ, vẫn có mặt khả quan. Nhưng để vươn tới tầm xa thì e bất cập, nên người quân tử không làm” (5). Dù thế mặc lòng tiểu thuyết vẫn không bị dập tắt. Những người hơi có chút hiểu biết ở thôn dã mỗi khi gặp loại này thường chắp chảnh lại cho thành bài để khỏi quên. Thảng hoặc có lời khả thủ, thì đấy cũng là điều người dân quê từng bàn tán”.
Có thể thấy cái mà Ban Cố gọi là "tiểu thuyết”, chủ yếu bao gồm những câu chuyện vặt vãnh, hàm chứa các đạo lý cỏn con. Vì không biết xếp chúng vào đâu nên ông đã lập ra một mục riêng gọi là "tiểu thuyết gia” để quy tụ chúng và đặt chúng ở cuối phần Chư tử lược (6) trong khung phân loại thư tịch cổ của ông. Nói khác đi,tiểu thuyết không phải là cái được phân loại, mà là vì không phân loại được nên mới thành tiểu thuyết. Trong mục Tiểu thuyết gia Ban Cố đề cập đến nhiều mặt như tác giả của tiểu thuyết, nội dung của tiểu thuyết, giá trị của tiểu thuyết, sức sống của tiểu thuyết, nhưng cái mà chúng ta trông chờ, tức đặc trưng thể loại của tiểu thuyết thì ông lại chưa hề chú ý tới. Và trớ trêu thay, cách nhìn còn nhiều mơ hồ về tiểu thuyết của Ban Cố trên đây lại ảnh hưởng đến sự phát triển và nghiên cứu thể loại văn học này ở nhiều nước phương Đông về sau, ít ra là trong suốt cả thời Cổ đại và Trung đại.
Tình hình ở Việt Nam cũng không khác thế. Đề tựa Nam Ông mộng lục, một trong những tác phẩm mở đầu cho dòng tiểu thuyết chữ Hán nước ta, Hồ Nguyên Trừng viết: "Sách Luận ngữ từng nói: "Trong cái xóm mươi nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu này vậy”, huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã đông đúc, lẽ nào vì ở nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy, thành ra những điều đó bị mất cả, không còn ai được nghe, há chẳng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai, bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là “Nam Ông mộng lục”, phòng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp những điều mới lạ cho người quân tử, tuy đóng khung trong vòng Tiểu thuyết nhưng cũng là để góp vui những lúc chuyện trò”.
Giống như Ban Cố trước đó 14 thế kỷ, Hồ Nguyên Trừng vẫn chưa ý thức được chỗ khác nhau căn bản giữa tác phẩm của ông với một cuốn sử chẳng hạn: sử ghi chép người thực việc thực, còn Nam Ông mộng lục thì được viết qua trí nhớ trong đó không ít tình tiết câu chuyện được trình bày theo ngòi bút hư cấu nghệ thuật, cũng là một lợi thế mà nhiều tác giả về sau đã chăm chú khai thác. Nghĩa là ông tuy viết tiểu thuyết mà vẫn chưa nhận ra đặc trưng thể loại của nó.
Dẫn ra trường hợp Ban Cố và Hồ Nguyên Trừng, chúng tôi muốn nói lên một thực tế: trước khi đạt tới gương mặt tách bạch như ngày nay, chính tiểu thuyết chứ không phải nhà sáng tác hay nghiên cứu, đã phải mày mò tự vạch cho mình một con đường sống và phát triển bên cạnh các thể loại văn học khác, các ngành học thuật khác. Cuộc hành trình của tiểu thuyết quả không suôn sẻ chút nào, thậm chí có lúc còn đi đường vòng. Vì vậy khi đến với tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết cổ, ta không thể đòi hỏi như đối với tiểu thuyết hiện đại. Huống hồ như có người từng nói: "Tuy cùng gọi là tiểu thuyết cả, nhưng sự khác biệt trong quan niệm về tiểu thuyết xưa nay vốn khác nhau một trời một vực” (7). Hoặc: "Việc nghiên cứu tiểu thuyết, với tư cách một thể loại, vấp phải những khó khăn đặc biệt. Đó là do tính đặc thù của bản thân khách thể này: tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình. Những lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta: thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa có thể dự đoán hết được khả năng uyển chuyển của nó” (8).
Trước một thể loại văn học văn học năng động và đầy sức sống như vậy, việc nhận diện tiểu thuyết cổ cũng chỉ có thể là tương đối.
Sau đây là danh mục tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam do chúng tôi xác lập, bao gồm những tác phẩm(9) văn xuôi được soạn thảo bằng Hán ngữ cổ đại, mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết trong những hạn độ khác nhau.
Danh mục tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

(Xếp theo A,B,C)

TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm biên soạn
Số quyển (tập)
Đơn truyện
Tập truyện
1
Bà tâm huyền kính lục

Trần Tân gia

1897
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
2
Cổ quái bốc sư truyện

Khuyết danh

1740 (?)
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
3
Công dư tiệp ký

Vũ Phương Đề

1755
2
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
4
Dã sử

Khuyết danh

Đầu TK20
3
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
5
Dị nhân lược chí

Phạm Đình Dục ?

Cuối TK19
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
6
Điểu thám kỳ án

Trương Văn Chi

1900
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
7
Đào hoa mộng ký

Nguyễn Đăng Tuyển

Đầu TK19
8
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
8
Hàn Giang danh tướng liệt truyện

Đinh Gia Nghi

1891
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
9
Hát Đông thư dị º

Nguyễn Thượng Hiền
1886
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
10
Hoa viên kỳ ngộ tập

Khuyết danh

Cuối Lê
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
11
Hoan Châu ký

Nguyễn Cảnh Thị

1696
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
12
Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô gia văn phái

Đầu TK19
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
13
Hoàng Việt long hưng chí

Ngô Giáp Đậu

1904
Không chia quyển
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
14
Lan Trì kiến văn lục

Vũ Trinh

1794
3
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
15
Lê Quận công biệt truyện

Bùi Trọng Bích

1920
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
16
Lĩnh Nam chích quái liệt truyện

Vũ Quỳnh

1492
2
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
17
Mẫn Hiên thuyết loại

Cao Bá Quát

Đầu TK19
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
18
Nam Ông mộng lục

Hồ Nguyên Trừng

1438
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
19
Nam Thiên trân dị tập

Vũ Xuân Tiên (?)

1917
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
20
Nam triều công nghiệp diễn chí

Nguyễn Bảng Trung

1719
8
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
21
Sơn cư tạp thuật

Khuyết danh

Cuối Lê đầu Nguyễn
3
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
22
Tái sinh sự tích

Bùi Quốc Trinh

1837
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
23
Tang thương ngẫu lục

Phạm Đình Hổ -Nguyễn án

-
Đầu TK19
2
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
24
Tân truyền kỳ lục

Phạm Quý Thích

Cuối TK18
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
25
Thánh Tông di thảo

Khuyết danh

? - Đầu TK19
2
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
26
Thính văn dị lục

Khuyết danh

Cuối TK19
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
27
Thượng Kinh ký sự

Lê Hữu Trác

1783
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
28
Trùng Quang tâm sử

Phan Bội Châu

1921-1935
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
29
Truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ

1547
4
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
30
Truyền kỳ tân phả

Đoàn Thị Điểm

Giữa TK18
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
31
Truyện ký trích lục

Khuyết danh

Cuối Lê(?)
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
32
Vân Cát thần nữ cổ lục

Khuyết danh

Đầu TK 19
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
33
Vân nang tiểu sử

Phạm Đình Dục

1886-1896
4
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
34
Việt điện u linh tập

Lý Tế Xuyên

1329
1
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
35
Việt Lam xuân thu

Vũ Xuân Mai (?)

Cuối TK19 - 1908
3
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
x
36
Việt Nam kỳ phùng sự lục

Khuyết danh

Đầu TK 19
1
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
37
Vũ trung tùy bút

Phạm Đình Hổ

Đầu TK19
2
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
II - Từ chính sử đến bái quan dã sử và việc phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam.
Giống với nhiều nước khác trong khu vực, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam hình thành trong quá trình tự phân biệt mình với chính sử, bất luận tác giả hay nhà nghiên cứu hồi bấy giờ có ý thức được điều đó hay không.
Ngay từ đầu, tiểu thuyết đã được xây dựng không phải trong tinh thần nhất nhất đều lệ thuộc trông chờ vào chính sử, mà là "một bổ sung cho chính sử”, dựa vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào hư cấu tự do nảy sinh trên cơ sở kinh nghiệm ấy của người sáng tác. Ta hãy nghe chính một sử gia đồng thời là một nhà soạn thảo tiểu thuyết nói về vấn đề này: "Từ thời Xuân thu, Chiến quốc về trước cách thời cổ chưa xa, phong tục phương Nam còn giản dị, chưa có sử sách để ghi chép, nhiều truyện do đó mất đi. Truyện nào may mà còn được, ấy là nhờ nhân dân truyền khẩu (...). Ngu tôi sau đây xin lần lượt khảo sát và trình bày đầu đuôi các truyện, đồng thời nêu lên ý tưởng của tác giả (...). Còn như việc đính chính, nhuận sắc làm cho câu chuyện hoàn chỉnh, văn vẻ già dặn, chữ dùng tinh xác, ý tứ sâu xa, thì lẽ nào sau này không có những bậc quân tử hiếu cổ sao?” (10). Một tác giả khác ít lâu sau đó cũng mang ý tưởng trên, nhưng trình bày một cách sát sườn hơn: "Tập bái quan này đâu dám sánh ngang cùng các bộ sách của triều đình. Chẳng qua muốn có một chỗ quy tụ để gửi gắm chút truyện tích cổ kim. Thấy quốc sử có chỗ bỏ sót thì chú thích thêm cho đủ. Nếu tập sách này có gì khác với chính sử (...), hư thực thế nào, phải đợi tra cứu thêm các nguồn tư liệu khác mới có thể tin được” (11).
Vậy tiểu thuyết và sử căn bản không giống nhau ở chỗ nào ? Tiểu thuyết miêu tả sự việc trên cùng một cấp độ giá trị - thời gian với bản thân tác giả và những người cùng thời với tác giả, dù đó là chuyện quá khứ hay tương lai; cái quyết định tiểu thuyết là kinh nghiệm, nhận thức và thực tiễn của người viết, bút pháp của tiểu thuyết là hư cấu nghệ thuật. Còn chính sử thì chỉ có mỗi một con đường và đây là nguyên tắc cao nhất: trung thành với “sử thực” (sự thật lịch sử), điều mà nhà làm sử không thể vượt qua trong bất cứ tình huống nào. Nói theo cách nói của ngưòi xưa, phận sự của sử là “truyền tín”, quý ở “chân”; phận sự của tiểu thuyết là “truyền kỳ”, quý ở “huyễn”. Ngòi bút của sử là “thực lục”, ngòi bút của tiểu thuyết là “hư bút”. Tóm lại, sử là “thực” mà tiểu thuyết là “hư”.
“Hư" của tiểu thuyết hoàn toàn không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Nó vẫn chịu sự chế ước của hiện thực cuộc sống cũng như đạo lý xã hội: ”Nói về chuyện quái mà không tách khỏi chuyện thường, bàn về điều biến mà không mất điều chính” (12). “Hư” ở đây cũng có nghĩa là làm cho cái “thực” trở nên “hư” và làm cho cái “hư” trở nên ”thực”. Bởi lẽ: "Tuy là chuyện hết sức huyễn hoặc hoang đường, không chính đáng, song vẫn có cái chí lý hàm chứa bên trong”, còn hơn là sự việc được trình bày một cách quá ư trần trụi, đến mức gần như cổ hủ, đọc lên nghe" nhàm chán” (13).
Nhờ hư hóa cái thực và thực hóa cái hư mà đối tượng miêu tả của tiểu thuyết trở nên sống động, hư hư, thực thực, "cũng huyền, cũng sử” (14), khêu gợi trí tưởng tượng và mỹ cảm văn học cho độc giả. Người nghiên cứu tiểu thuyết cũng phải nắm “luật chơi” ấy. Không nên dựa vào tiêu chuẩn “thực” hay "không thực” để đánh giá sự thành công hay thất bại của tiểu thuyết.ý nghĩa vấn đề là ở một chỗ khác: ”Như câu chuyện Tử Hư có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm răn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm. Đến như việc lên chơi Thiên Tào có hay không có, hà tất phải gạn gàng đến nơi đến chốn làm gì” (15). Hoặc: "Câu chuyện quỷ Dạ Xoa này thật có hay không, không cần phải biện luận cho lắm (...). Đời những kẻ kết bạn ở chung quanh mâm rượu, gan dạ đảo điên, hễ lâm tới sự lợi hại thì ngơ đi như không biết nhau, nghe chuyện này há chẳng chạnh lòng hổ thẹn?” (16). Hoặc: "Có người bảo: "Các truyện về anh liệt chính khí mà bổ sung thêm vào thì đã đành rồi, đến như lại chép các truyện thần thông chân khí như truyện Đạo Hạnh, Minh Không mà phần lớn có tính chất hoang đường thì là cớ sao vậy?” Xin thưa: "Cố nhiên là quái đản rồi. Nhưng truyện vốn lưu hành ở đời là như vậy đấy”. Lại thưa: "Chỉ là chép cái điều nghe thấy đấy thôi. Còn nếu như lấy lý mà xét, bỏ cái quái đản, giữ cái hợp lẽ thường thì là việc của người xem, chứ người chép có can dự gì vào đây kia chứ (17). ở tiểu thuyết, cần hiểu cái “thần” mà không câu chấp cái “hình”. Đừng ai đặt vấn đề truy cứu sự việc miêu thuật trong tiểu thuyết là có hay không có.
Một điểm khác biệt đáng chú ý nữa giữa sử và tiểu thuyết: ”sử” dừng lại ở chuyện đời thường, còn tiểu thuyết lại có thể vươn tới những bến bờ xa lạ, những miền bí ẩn mà con người ít hoặc chưa biết. Nói như Kiều Phú: ”Tôi cho rằng chuyện thường được trình bày ở sử kinh để răn dạy hậu thế; chuyện quái được nêu ra ở truyện ký để mở rộng dị văn. Cho nên việc các đời Ngu, Hạ, Thương, Chu được chép vào sách kinh; việc các đời Hán, Tống, Nguyên được ghi rõ ở sách sử. Còn những truyện như Lão nhân du hà (Ông già dạo trên sông), ứng long hoạch địa (Con rồng vạch mặt đất), Cổ minh xã lý (Trống vang trong làng), Tước hàm đan thư (Chim sẻ ngậm sách đỏ) lại được truyện ký ghi chép để bổ sung cho phần đã mất. Đến như các sách Vũ Đế nội truyện đời Hán, Thiên Bảo di sự đời Đường, Triều dã Thiêm tái đời Tống không ngoài mục đích nhặt nhạnh chuyện quái lạ một thời để cho người ta xem, người ta đọc” (18).
Đi vào lĩnh vực "quái”, có nghĩa là tuyên chiến với quan điểm chính thống "bất ngữ quái, lực, loạn, thần” (19) của đạo Nho. Nhiều nhà viết tiểu thuyết cho rằng không hề có một hố sâu ngăn cách giữa “thường” và “quái”. Chẳng qua là “thiểu sở kiến cố đa sở quái”, chỉ vì ít thấy nên lạ mắt đấy thôi (20). Giữa “quái” và “thường” vốn không phải không có khả năng chuyển hóa. Nếu quen xúc tiếp với cái gọi là “quái” thì “quái” lại trở nên “thường”.
Mặt khác, ta có thể biết ít hoặc nhiều nhưng làm sao biết cho đủ. "Tâm ta suy nghĩ thì vô cùng, mà phạm vi nghe nhìn của tai mắt thì hữu hạn. Bên trong nhiều lớp rèm thì Ly Lâu không thi thố được độ sáng của đôi mắt. Xa ngoài trăm bước thì Sư Khoáng không sử dụng được đôi tai thính của mình. Huống hồ trời đất rộng lớn, cổ kim xa cách, mà ta đem cái bản thân nhỏ nhoi để tiếp xúc thì được là mấy. Nghe những điều nghe được mà không nghe những điều không nghe được, thấy những điều thấy được mà không thấy những điều không thấy được, buồn thay! ” (21). Hoặc: “Sách nhiều chuyện lạ, nếu tìm dấu vết thì như là nói chuyện quái đản, sao có thể chỉ nhìn bầu trời qua lỗ nhỏ, dùng vỏ trai đong nước biển mà đoán mò rồi bàn chuyện có hay không. Điều này có thể nói với người thông đạt! ” (22) .Tóm lại, không nên vì "Khổng Tử không bàn tới” mà đâm ra hiểu nhầm: "Khổng Tử không nói đến quái và thần, vì ông ta cho rằng mắt mình không trực tiếp nom thấy, sự hoài nghi do đó nảy sinh. Song thử nghĩ bốn biển chín châu, núi sâu chằm lớn, chuyện thần kỳ quái dị kể sao cho hết được! Cứ xem Trịnh Bá Hữu hóa quỷ dữ, Tề Hoàn Công nom thấy sơn yêu, Bạch Đầu Ông ăn thịt con trai con gái... không kỳ quái sao? Hải khách theo chim âu, Linh Uy hóa chim hạc, gió của Liệt Tử, bè của Trương Khiên... không lạ lùng sao? Nuốt trứng chim huyền điểu rồi sinh ra nhà Thương, giẫm vào vết chân người khổng lồ mà sinh ra nhà Chu, giao hợp với thần nhân mà sinh ra nhà Hán... há lại không thần dị? Những chuyện ta ghi chép như Hoa quốc kỳ duyên, Ngư gia chí dị... đã nói ắt có kê cứu, không như loại sách Tề Hài. Vậy mà những người thủ cựu cứ cho rằng không lẽ có chuyện như thế, hoặc chuyện như thế quá vô lý, họ chỉ là hạng ếch ngồi đáy giếng, không đáng mang chuyện trời cao đất rộng ra nói năng cùng họ” (23).
Chính những cách hiểu như trên về “thực” và “hư”, “thường” và “quái” cùng mối quan hệ năng động giữa chúng đã dắt dẫn “bái sử” hay tiểu thuyết cổ từng bước tách rời khỏi chính sử để tự khẳng định vai trò độc lập của mình và trở thành một thể loại văn học thực thụ đầy tiền đồ bên cạnh thơ ca, biền văn... đã có từ trước.
Mặt khác, những cách hiểu như trên còn khả dĩ giúp ta phân biệt các tiểu loại trong tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam. Dựa vào tính chất “thực” hay “hư” được coi như bút pháp thể hiện và mức độ “thường” hay “quái” được coi như nội dung phản ánh, ta có thể chia các truyện trong 37 tác phẩm thuộc danh mục tiểu thuyết đã xác lập ra thành mấy loại nhỏ sau đây:
1. Tiểu thuyết bút ký: hay còn gọi là tiểu thuyết “chí nhân”, gồm những mẩu chuyện ngắn, những “ di văn, dật sự” liên quan đến các anh hùng dân tộc, các danh nhân lịch sử, văn hóa được ghi lại chủ yếu không phải bằng “hư bút” mà là bằng “tín bút”. Ngay cả phần mà nay ta thấy là “hư bút” cũng được tác giả hồi đó quan niệm như là “kỷ thực”, “thực lục”, nghĩa là thấy sao ghi vậy, nghe sao chép vậy, không thêm, không bớt.
2. Tiểu thuyết chí quái: gồm những câu chuyện nghịch dị, khác đời về người, vật, thần thánh... được ghi lại bằng “tín bút” theo sự cảm nhận của tác giả, nhưng kỳ thực ở loại này ta thấy “hư bút” vẫn chiếm phần nhiều.
3. Tiểu thuyết truyền kỳ: "truyền kỳ“ hay ”tác ý hiếu kỳ”, có nghĩa là nảy ra ý định viết để thỏa mãn tính tò mò của người đọc. Loại tiểu thuyết này ra đời và phát triển trên cơ sở tiểu thuyết chí quái, nhưng khác với chí quái ở chỗ tác giả truyền kỳ sử dụng “hư bút” một cách hoàn toàn chủ động, có ý thức. Nếu công việc chủ yếu của chí quái là biên chép, nhằm lưu lại cho đời một chuyện lạ có ý nghĩa răn khuyên, thì công việc chủ yếu của truyền kỳ lại là “sáng tác”, mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự người cầm bút.
4. Tiểu thuyết lịch sử: cũng gọi là “lịch sử diễn nghĩa”, gồm những tác phẩm viết về đề tài lịch sử, thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mỹ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, loại tiểu thuyết này một mặt phải dựa vào lịch sử khi miêu tả các nhân vật và sự kiện chủ yếu, nhằm đạt tới sự chân thực lịch sử, nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp, nhằm phát huy trí tưởng tượng, làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật.
5. Tiểu thuyết công án: “công án” nguyên chỉ chiếc bàn mà pháp quan sử dụng khi xét xử các vụ án. ở tiểu thuyết công án, bút pháp có thể là “thực” mà cũng có thể là “hư”, hoặc “hư thực” kết hợp, nội dung phản ánh có thể là “thường” có thể là “quái”, miễn nói lên một sự thật, một lẽ phải nào đó cần được tôn trọng, bảo vệ trước pháp luật, làm cho cái thiện được chiến thắng, cái ác bị ý đẩy lùi.
6. Tiểu thuyết diễm tình: còn gọi là truyện “tài tử giai nhân”, nội dung viết về trai tài gái sắc, bút pháp chủ yếu là hư cấu.
7. Du ký: kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong một chuyến đi, cùng những tư tưởng tình cảm nảy sinh của tác giả. Bút pháp sử dụng chủ yếu ở đây là “thực lục”, nhưng vẫn có sự sắp xếp, gia công nghệ thuật trong chừng mực cần thiết.
Đáng chú à trong danh mục tiểu thuyết, có một số tác phẩm trình bày theo kiểu chương hồi. Lại có những tác phẩm thực chất là một tập hợp gồm nhiều truyện (tập truyện), trong đó chủ yếu là truyện cùng loại, nhưng đôi khi cũng chen vào những truyện khác loại. Tình hình cụ thể, xem bảng dưới đây :
Bảng phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam
TT
Tên tác phẩm
T.T Bút ký
T.T Chí quái
T.T Truyền kỳ
Du ký
T.T 
Chương hồi
Lịch sử
Công án
Diễm tình
1
Bà tâm huyền kính lục
*(24)
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
2
Cổ quái bốc sư truyện
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
3
Công dư tiệp ký
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
4
Dã sử
*
*(25)
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
5
Dị nhân lược chí
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
6
Điểu thám kỳ án
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
7
Đào hoa mộng ký
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
8
Hàn Giang danh tướng liệt truyện
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
9
Hát Đông thư dị
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
10
Hoan viên kỳ ngộ tập
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
11
Hoan Châu ký
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
12
Hoàng Lê nhất thống chí
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
13
Hoàng Việt long hưng chí
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
14
Lan Trì kiến văn lục
*
*
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
15
Lê quận công biệt truyện
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
16
Lĩnh Nam chích quái liệt truyện
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
17
Mẫn Hiên thuyết loại
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
18
Nam Ông mộng lục
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
19
Nam Thiên trân dị tập
*
x
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
10
Nam triều công nghiệp diễn chí
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
21
Sơn cư tạp thuật
*
x
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
22
Tái sinh sự tích
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
23
Tang thương ngẫu lục
*
x
x
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
24
Tân truyền kỳ lục
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
25
Thánh Tông di thảo
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
26
Thính văn dị lục
*
*
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
27
Thượng Kinh ký sự
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
28
Trùng Quang tâm sử
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
29
Truyền kỳ mạn lục
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
30
Truyền kỳ tân phả
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
31
Truyện ký trích lục
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
32
Vân Cát thần nữ cổ lục
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
33
Vân nang tiểu sử
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
34
Việt điện u linh tập
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
35
Việt Lam xuân thu
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
36
Việt Nam kỳ phùng sự lục
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
*
37
Vũ trung tùy bút
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/DATA/icones/ecart_07.gif
Từ sự nhận diện và phân loại trên, ta có thể rút ra mấy nhận xét:
1. Trong tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, bút ký chiếm số lượng nhiều nhất (14 tác phẩm), rồi đến truyền kỳ (9 tác phẩm) và lịch sử diễn nghĩa (6 tác phẩm). Chiếm số lượng ít nhất là chí quái (3 tác phẩm), rồi đến công án (1 tác phẩm) và du ký (1 tác phẩm). Sở trường của các nhà cầm bút ở đây là bút ký, truyền kỳ và lịch sử diễn nghĩa, chứ không phải chí quái, công án hay du ký.
2. Số tập truyện chứa đựng nhiều loại tiểu thuyết khác nhau tuy có (8 tác phẩm) nhưng không nhiều bằng số tập truyện chỉ chứa thuần một loại tiểu thuyết (11 tác phẩm). Điều này cho thấy phần lớn các tác giả cũng đã cảm nhận được sự khác nhau giữa loại tiểu thuyết này và loại tiểu thuyết kia, nhất là đối với bút ký, chí quái và truyền kỳ là những tiểu loại thường khó phân biệt.
CHÚ THÍCH:
(1) Ban Cố (32- 92): một nhà sử học lớn của Trung Quốc, sống vào thời Đông Hán, là tác giả sách Hán thư.
(2) Gồm:
1. “Y Doãn thuyết, 27 thiên. Lời văn đơn giản, nông cạn, giường như viết để ký thác” (Y Doãn là quan đại thần đầu đời nhà Thương - TN).
2. “Dục Tử thuyết, 19 thiên. Sách do đời sau thêm thắt” (Dục Tử tên Hùng, là thuỷ tổ của người Sở, tương truyền ông sống đến 90 tuổi mới hiểu được đạo, làm thầy vua nhà Chu - TN)
3. “Chu khảo, 76 thiên. Khảo cứu các việc đời nhà Chu”.
4. “Thanh Sử Tử, 57 thiên. Sách ghi chép sự việc, do sử quan thời cổ soạn” (Thanh Sử Tử là một sử quan, Thanh Sử là họ kép, không rõ tên - TN)
5. “Sư Khoáng, 6 thiên. Xem sách Xuân thu. Lời văn đơn giản, nông cạn. Nội dung giống sách trên. Dường như nhân sách Xuân thu mà viết để ký thác” (Sư Khoáng là nhạc sư nước Tấn, sống vào thời Xuân thu, sự tích ông nguyên được chép trong sách Lã Thị Xuân thu, chứ không phải sách Xuân thu của Khổng Tử như Ban Cố nói - TN).
6. “Vụ Thành Tử, 11 thiên. gọi “Nghiêu vấn”, không phải tiếng thời cổ”. (Vụ Thành Tử, họ kép là Vụ Thành, tên Phụ hoặc Chiêu, tương truyền là thầy học của vua Nghiêu, tức “Nghiêu vấn” - TN)
7. “Tống Tử, 18 thiên. Tôn Khanh nói: sách Tống Tử mang tư tưởng Hoàng Lão” (Tống Tử, có thuyết nói là Tống Vinh Tử, người nước Tống, một triết gia thời Chiến quốc. Tôn Khanh tức Tuân Huống. Hoàng Lão tức Hoàng Đế và Lão Tử, hai vị tổ của phái Đạo gia - TN)
8. “Thiên ất, 3 thiên. Thiên ất tức vua Thang. Văn không phải của thời Ân. Đều là viết để ký thác”.
9. “Hoàng Đế thuyết, 40 thiên. Phù phiếm hoang đường, viết để ký thác”. (Hoàng Đế họ Cơ, hiệu Hiên Viên Thị và Hữu Hùng Thị, là thủy tổ của các tộc người Trung Quốc và vùng Trung Nguyên - TN)
10. “Phong thiền phương thuyết, 18 thiên. Viết vào thời Hán Vũ Đế” (Phong là tế trời, thiền là tế đất, những lễ lớn do triều đình phong kiến (Tần, Hán) tổ chức tại Thái Sơn - TN)
11. ”Đãi chiếu thần nhiêu tâm thuật, 25 thiên. Viết vào thời Hán Vũ Đế” (Đãi chiếu là tên một chức quan chuyên làm cố vấn về văn học cho nhà vua - TN)
12. “Đãi chiếu thần an thành vị ương thuật, 1 thiên” (Vị ương thuật tương truyền là một cách tiết dục nơi phòng the nhằm dưỡng sinh, bảo thọ, do các Phương sĩ, Đạo sĩ đề xuất - TN).
13. “Thần thọ chu kỷ, 7 thiên. Sách do người chăn ngựa nước Hạng viết vào thời Hán Tuyên Đế”.
14. “Ngu Sơ chu thuyết, 943 thiên. Sách do Ngu Sơ người Hà Nam, sống vào thời Hán Vũ Đế, giữ chức Phương sỹ thị lang, thường gọi là Hoàng xa sứ giả, viết.”
15. “Bách Gia, 139 quyển”. (Sách này do Lưu Hướng biên chép - TN)
Trong số 15 tác phẩm kể trên, nhiều sách nay không còn nữa. Các tác phẩm như Chu Khảo, Thanh Sử Tử, Tống tử, Phong thần phương thuyết, Đãi chiếu thần nhiêu tâm thuật, Đãi chiếu thần an thành vị ương thuật, Bách gia có lẽ nên xếp vào các lĩnh vực sử học, triết học, y học... hơn là văn học.
(3) Bái quan: quan nhỏ. “Bái” nguyên nghĩa là “hạt tấm”, nghĩa bóng là tấm mẳn, nhỏ nhặt được dùng để ví với những câu chuyện vặt vãnh nghe được nơi đầu đường cuối chợ (nhai đàm hạng ngữ, đạo thính đồ thuyết). Vua chúa ngày xưa muốn biết phong tục thôn quê, thường đặt chức bái quan, sai đi sưu tầm các câu chuyện dân dã về tâu lên cho trên biết. “Bái” cũng được hiểu là những câu chuyện riêng tư. Đời sau vì vậy thường dùng chữ “bái quan”, “bái thư”, “bái quan dã sử”, "bái quan dã đàm”... để chỉ tiểu thuyết hoặc người viết tiểu thuyết.
(4) Luận ngữ, Dương Hóa: "Đạo thính đô thuyết, đức chi khí giã = chuyện nghe được trên đường, rồi truyền lại cũng trên đường, ắt phần nhiều vô căn cứ”
(5) Luận ngữ, Tử Trương. Câu này nguyên là lời của Tử Hạ, học trò Khổng Tử.
(6) Chư tử lược: gồm Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia, Nông gia và Tiểu thuyết gia.
(7) Xem Tại Viên tạp chí của Lưu Đình Cơ, hiệu Tại Viên, người Trung Quốc đời Thanh.
(8) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu tác phẩm của M.Bakhtin (1895-1975), Nxb. Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992, tr.21.
(9) Tác phẩm: Đây được hiểu như một đơn vị sách.
(10) Vũ Quỳnh: Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự.
(11) Lời bạt sách Hoan Châu ký.
(12) Ngô Thì Hoàng: Lan Trì kiến văn lục tự
(13) Tạ Triệu Chế (người Trung Quốc đời Minh): Ngũ tạp trở.
(14) Trương Văn Hoa: Vân nang tiểu sử tự.
(15) Nguyễn Dữ: Truyền kỳ mạn lục, chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.
(16) Nguyễn Dữ: Sđd, chuyện Tướng Dạ Xoa.
(17) Tam Thanh quán Đạo Nhân: Trùng bổ Việt điện u linh tập toàn biên bạt.
(18) Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái tự.
(19) Luận Ngữ, Thuật nhi: ”Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần”. Khổng Tử không nói đến quái, lực, loạn, thần). “Quái” ở đây chỉ chuyện kỳ lạ, không thường thấy.
(20) Xem Thánh Tông di thảo, các truyện Hoa quốc kỳ duyên và Ngư gia chí dị.
(21) Nguyễn Tử Kính: Kiến văn lục tự 4.
(22) Tín Như Thị: Kiến văn lục tự 2
(23) Thánh Tông di thảo tự.
(24) Ký hiệu chỉ một số lượng lớn, hoặc toàn bộ sách.
(25) Ký hiệu chỉ một số lượng nhỏ trong sách.
Trần Nghĩa
Theo http://www.hannom.org.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà th...