Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2025
Người mặc áo số không
Từ ngày Gã bị thải hồi khỏi cơ quan vì sử dụng bằng học giả để thăng tiến trên đường quan lộc, quanh năm tứ thời ra đường cũng như ở nhà trên người Gã lúc nào cũng độc bộ kẻ sọc đen nền trắng đã ngả màu cháo lòng in con số không (0) tròn vo trên lưng áo. Con số không ấy mang ý nghĩa gì không ai hiểu cả. Có hỏi, Gã chỉ ỡm ờ: “Trả là gì sất, đã là số không thì còn ý nghĩa gì nữa mà hỏi”! Cái đầu của Gã nữa, mùa hạ chí kỳ mùa đông lúc nào nó cũng được gọt nhẫn thín phơi ra cho nắng dãi mưa dầu không hề mũ che khăn quấn. Hai con mắt thì: bên phải to, bên trái bé. Bên to thì cố tình to thao láo, bên bé lại bé tí hỉn tí hin. Bên to hễ nhìn vào ai là nhìn soi nhìn mói làm cho người “bị” nhìn có cảm giác mình bị thiếu vải chỗ nào đó, hoặc sứt chỉ “đường tà” đâu đó. Ngược lại với bên mắt to, con mắt bé luôn hấp ha hấp háy lộn lên đảo xuống như đang tìm kiếm vật gì ở người “bị” nhìn muốn giấu giếm. Ai vô tình “chớp” thấy ánh nhìn của nó đều khó chịu, thậm chí bực mình; người yếu bóng vía đâm ra hãi đôi mắt ấy. Cái miệng nữa, môi trên môi dưới doang doãng hình loa khi rót chén rượu, và bát cơm; nó cay độc khi nói kháy nói bẩy, châm chọc, mỉa mai người Gã ghét. Tóm lại, từ đầu đến chân con người Gã hội tụ đủ một “cơ chế” vô chính phủ. Luôn mồm Gã bóng gió vu vơ một câu cửa miệng: “coi chừng đấy”. Người nhát gan nghe câu ấy lần đầu cũng thấy chờn chờn, nghe vài lần quen, thấy nhàm tai cũng hết chờn, chẳng sợ gì nữa. Mà việc gì phải chờn, phải sợ kẻ anh gần chẳng thiết lui tới, chị xa không muốn nhìn mặt như Gã. Lý do để Gã không muốn gần anh gần chị rất chi đơn giản: Gần anh sợ anh nhờ vả việc này việc nọ, gần chị sợ chị hỏi vay tiền! Với chú, bác, cô, dì trong họ nội, ngoại nói tới ai Gã cũng bảo ông này không tốt, bà kia không hay, ấy là chưa viết ra giấy trắng mực đen những điều Gã “phát ngôn” về họ, chứ Gã nói họ còn tồi tệ hơn thế; tồi tệ theo ý nghĩ của Gã. Chả là ngày xưa, thuở Gã còn hàn vi họ hàng không ai đi theo giúp đỡ, chỉ dè bỉu coi thường Gã. Từ ngày Gã tự vượt lên chính mình, có chức sắc, khá giả, giàu có Gã thâm thù tất cả, tránh xa tất cả. Duy chỉ còn người mẹ đẻ là Gã có một chút thể tình, vì dù sao thì bà cũng từng mang nặng đẻ đau ra Gã. Thỉnh thoảng đến thăm bà, Gã “làm phúc” biếu bà vài chục nghìn cho bà ăn quà sáng, mua hương hoa khi đi lễ chùa cho bà vui tuổi già. Có người thấy Gã giầu có, nhà cao cửa rộng, ngứa mồm bảo: “Sao chú không đón cụ về nuôi để cụ trông nom nhà cửa cho, ở nhà anh cả đông con cụ vất vả lắm”? Gã trả lời ráo hoảnh: - “Bà khốt không phải nhiệm vụ của con thứ chăm nuôi”(!?). Chuyện đến tai, mẹ Gã tủi thân, từ đấy cho tiền là bà vứt trả, ngày ngày bà ra ngồi ở cổng trường học gần nhà bán mẹt quà cho trẻ để lấy tiền tiêu vặt, có tiền mua yến gạo góp với anh con trai cả nghèo. Có về ở nhà Gã, suốt ngày nhà Gã cửa đóng then cài từ cửa nhà ra đến hai cánh cổng, chẳng được giao lưu chuyện trò với hàng xóm nửa câu cũng buồn nhũn tuổi già. Người già hay thích giao lưu đây đó: Trẻ vui nhà già vui chùa là thế.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ai là kẻ giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam
Ai là kẻ giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam? Trịnh Tùng đã từng giết ông vua của triều đại đối nghịch với triều đại mình và sau đó...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét