Đầu xuân nghe nhạc
Nguyễn Hoàng
Xuân thường gắn với
tuổi trẻ, cứ mỗi mùa xuân đến, bạn trẻ nôn nao chờ đợi nhiều niềm vui, hy vọng,
cảm giác mình lớn lên, trưởng thành thêm. Người già thì man mác buồn, thấy cuộc
đời mỗi lúc ngắn lại. Lớp trung niên thì bình thản, à thì thêm một cái tết nữa.
Xuân là xuân chung cho cả vạn vật đất trời, nhưng xuân cũng là xuân riêng cho
mỗi cá thể, mỗi niềm riêng.
Nghe nhạc xuân vẫn
thế. Những ca khúc mùa xuân qua bao năm tháng được bổ sung, chọn lọc để rồi khi
nghe những giai điệu thì những mảnh ký ức “sương khói nhân ảnh” lại quay về và
thường là những hoài niệm của người lớn về một thời ngày xa xưa ấy.
Hai miền nam bắc nối
liền một nhịp cầu từ 36 năm qua. Nhưng đã có 20 năm, mỗi miền đón xuân về bằng
những lời ca, giai điệu khác nhau. Có những nhạc phẩm tiền chiến, với nhiều lý
do khác nhau, mãi lâu sau thống nhất đất mới được tái hiện ở sân khấu miền bắc;
có những bản nhạc xuân của miền nam gần đây mới được nghe trên VTV.
Nền tân nhạc nước nhà
có tuổi đời khoảng bảy, tám mươi năm, vốn chưa được nhiều nên phải “gìn vàng,
giữ ngọc” những tác phẩm nào đã được định hình trong lòng dân gian.
Trước 1975 ở miền nam,
thuở “ngày xưa còn bé”, xuân đến là những bài “Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh
+Minh Kỳ, “Ly rượu mừng”, “Đón xuân” của Phạm Đình Chương vang lên từ những
chiếc radio xấu xí, góp phần cho đất trời thêm xuân. Xin kể thêm loạt bài sau:
- Xuân ca, Hoa Xuân – Phạm Duy
- Xuân đã về – Minh Kỳ
- Mộng Lành – Hoàng Trọng
- Nhạc khúc mừng xuân – Phạm Mạnh Cương
- Anh cho em mùa xuân – Nguyễn Hiền
- Câu chuyện đầu năm – Hoài An
- Gái xuân – Từ Vũ
- Bến Xuân -Văn Cao
- Mộng Lành – Hoàng Trọng
- Nhạc khúc mừng xuân – Phạm Mạnh Cương
- Anh cho em mùa xuân – Nguyễn Hiền
- Câu chuyện đầu năm – Hoài An
- Gái xuân – Từ Vũ
- Bến Xuân -Văn Cao
Có những bài nhạc xuân
dành cho lính Sài gòn như “Xuân này con không về” của Trịnh – Lâm – Ngân, Duy
Khánh hát, vốn nhiều người ưa thích nhưng sao mình không cảm được ngay từ hồi mới
ra lò, trong lúc bài khác là “Thư cho vợ hiền” của Song Ngọc lại thỉnh thoảng
ngâm nga.
Ở miền bắc, thời đó
nhạc xuân mình không được nghe, sau này mình biết một số bài như vầy:
- Xuân chiến khu – Xuân Hồng
- Bến cảng quê hương tôi – Hồ Bắc
- Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh – Xuân Hồng
- Bến cảng quê hương tôi – Hồ Bắc
- Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh – Xuân Hồng
Trong thời đất nước tạm chia cắt, một ca khúc
xuân có lẽ cả hai miền đều hát, đó là
“Xuân và tuổi trẻ”, Nhạc La Hối, Lời Thế Lữ
“Xuân và tuổi trẻ”, Nhạc La Hối, Lời Thế Lữ
Sau này khi hai miền
thống nhất, nhạc khúc dành cho mùa xuân rất nhiều, có những bài gieo niềm vui,
hy vọng khi mùa xuân đến:
- Em ơi, mùa xuân đến rồi đó – Trần Chung
- Mùa xuân đầu tiên – Văn Cao
- Nhớ về Hà Nội – Hoàng Hiệp
- Làng lúa làng hoa – Ngọc Khuê
- Mùa xuân trên quê hương – Hoài Mai
- Đường tàu mùa xuân – Phan Lạc Hoa
- Tình ca mùa xuân, Một mùa xuân nho nhỏ – Trần Hoàn
- Tình ca mùa xuân – Tôn Thất Lập
- Cung đàn mùa xuân – Cao Việt Bách
- Mùa chim én bay – Hoàng Hiệp
- Thì thầm mùa xuân – Ngọc Châu
- Lời tỏ tình của mùa xuân – Thanh Tùng
- Mùa xuân ơi – Nguyễn Ngọc Thiện
- Hoa xuân ca, Thành phố mùa xuân – Trịnh Công Sơn
- Mùa xuân đầu tiên – Văn Cao
- Nhớ về Hà Nội – Hoàng Hiệp
- Làng lúa làng hoa – Ngọc Khuê
- Mùa xuân trên quê hương – Hoài Mai
- Đường tàu mùa xuân – Phan Lạc Hoa
- Tình ca mùa xuân, Một mùa xuân nho nhỏ – Trần Hoàn
- Tình ca mùa xuân – Tôn Thất Lập
- Cung đàn mùa xuân – Cao Việt Bách
- Mùa chim én bay – Hoàng Hiệp
- Thì thầm mùa xuân – Ngọc Châu
- Lời tỏ tình của mùa xuân – Thanh Tùng
- Mùa xuân ơi – Nguyễn Ngọc Thiện
- Hoa xuân ca, Thành phố mùa xuân – Trịnh Công Sơn
nhưng cũng có những
bài mang âm sắc buồn buồn, ray rứt:
- Mùa xuân trên đỉnh bình yên – Từ Công Phụng
- Xuân muộn – Hoài Linh
- Nụ tầm xuân – Phạm Duy
Có bài tếu táo, dân dã như:
- Bài ca tết cho em – Quốc Dũng
- Đám cưới đầu xuân – Trần Thiện Thanh
- Bài ca tết cho em – Quốc Dũng
- Đám cưới đầu xuân – Trần Thiện Thanh
Đối với học sinh 12b Trung học đệ nhị cấp khóa 71-74 Hàm Nghi, mình chỉ nhớ lớp
tham gia văn nghệ Tết một bài đồng ca “Đón xuân” của Phạm Đình Chương vào năm
lớp 11. Lớp cũng có tập bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức
Quang nhưng sau đó không được chọn để trình diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét