Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Dạy âm nhạc là dạy làm người

 Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Dạy âm nhạc là dạy làm người 

   Là nhạc sĩ quen thuộc của học sinh với ca khúc “Bài ca đi học”, “Trường em xinh, làng em đẹp”nhạc sĩ Phan Trần Bảng còn gắn bó với sự nghiệp giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông như đã từng biên soạn chương trình, biên soạn sách giáo khoa, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng
Ông đã chia sẻ với chúng tôi những  trăn trở về giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Đổi mới phương pháp giảng dạy
Chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông nếu chỉ dừng lại ở 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật thì là một thiếu sót. Ngày nay trong lĩnh vực văn hóa đã có rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau đang phát triển rất sâu và phổ biến rộng rãi. Vì vậy nhà trường phải cung cấp các trithức cơ bản của các loại hình nghệ thuật này để học sinh có đủ kiến thức và năng lực thẩm mỹ đúng đắn tiếp thụ tác dụng giáo dục của các loại hình nghệ thuật đó.
Trước đây, khi các phương tiện in ấn, truyền thông điện tử chưa phát triển thì người thầy dạynhạc với lượng thời gian eo hẹp của chương trình đã lấy việc cung cấp các tri thức Âm nhạc và kỹnăng thực hành phổ thông làm MỤC ĐÍCH. Còn phương pháp giảng dạy chỉ là PHƯƠNG TIỆN để thực hiệnmục đích.
Ngày nay, khi các phương tiện truyền bá tri thức âm nhạc đã rất phong phú, Google có thể thaythế người thầy làm việc này thì người giáo viên âm nhạc phải dành thời gian thực hiện một nhiệm vụcao cả hơn mà máy móc không thể thay thế. Đó là thông qua các "phương tiện kiến thức" với hệ thốngphương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp với đối tượng học, với thực tiễn, với đặc thù bộ môn màhình thành ở học sinh các phẩm chất đạo đức và trí tuệ cao: Rèn trí thông minh, nhu cầu tư duy,năng lực tư duy, nhu cầu và năng lực thẩm mỹ, biết phản biện, nhằm  phát triển tối đa nhữngkhả năng của trí tuệ và tình cảm để LÀM NGƯỜI. Phương pháp dạy học đã trở thành mục tiêu để ngườithầy vươn tới thực hiện nhiệm vụ trên.
Hình thành ở học sinh khả năng sáng tạo
Trong chương trình giáo dục âm nhạc có nhiều phân môn. Trong đó có một phân môn đáp ứng đượcnhiệm vụ trên mà ta chưa nhận thức và khai thác được. Đó là phân môn Tập đọc nhạc.
Nhiều người cho rằng học phân môn này chỉ để nhận biết cách mã hóa âm thanh (ký hiệu của ghi nhạc), còn việc giải mã chữ nhạc (đọc nhạc) là rất khó, học sinh phổ thông chỉ học để biết. Điều đó không đúng. Đọc nhạc có 2 cách: Đọc theo phương pháp giải mã của đàn định âm (có nhiều giọng khác nhau) dành cho các trường âm nhạc chuyên nghiệp và đọc theo phương pháp giải mã của tiếng hát (đọc theo tên các bậc âm của điệu thức) là cách đọc phổ thông phục vụ cho ca hát. Đọc theo phương phápthứ hai rất dễ, rất nhanh.
Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng cách đọc này trong nhà trường phổ thông như Hungary, Đức,Trung Quốc, Malaysya….  Nhưng nếu chỉ dừng ở đó  thì chưa đạt được yêu cầu chính của giáodục bộ môn: Phải thông qua việc rèn luyện các kỹ năng đọc nhạc để tạo được sự hứng thú sáng tạo âmnhạc của học sinh  (không phải là sáng tác) giống như thủ pháp "luyện đặt câu và Tập làm văn"trong môn Tiếng việt, "vẽ tranh theo đề tài" của môn Mỹ thuật… Từ đó, ở tầm cao hơn, người thầyphải hình thành ở học sinh nhu cầu sáng tạo, khả năng sáng tạo, thói quen sáng tạo và hứng thú sángtạo. Học nghệ thuật là học sáng tạo và cảm thụ được cái đẹp của sáng tạo. Sau này khi lớn lên, cácem có thể quên "chữ nhạc" nhưng phẩm chất sáng tạo sẽ phát huy trong cuộc sống hàng ngày của cácem.
Với phân môn Tập hát: Ngày nay, tùy điều kiện từng dân tộc, từng địa phương, từng trường, từnglớp, chúng ta cần mạnh dạn nâng cao khả năng ca hát của học sinh. Từ hát đồng âm đến hát có bè đơngiản và phức tạp có nhiều sắc thái tình cảm khác nhau rõ rệt. Các Sở GD&ĐT cần liên hệ chặt chẽvới các cơ quan văn hóa, truyền thông, báo chí và hội âm nhạc địa phương để tuyển chọn các bài dânca bản địa, các bài hát mới ca ngợi quê hương địa phương để đưa vào chương trình dạy hát trong nhàtrường.
Không được thoát ly việc đứng lớp
Phải chăng đã đến lúc chương trình môn âm nhạc chỉ quy định những "phần cứng" của môn học để tạocơ hội phát huy tinh thần làm chủ, khả năng sáng tạo và tính thực tiễn của từng địa phương, từnggiáo viên trong việc thực hiện chương trình và được tự lựa chọn nội dung,  phương pháp giảngdạy khác nhau.
Hãy bớt đi sự "cầm tay chỉ việc" chung chung cứng nhắc cào bằng như ngày xưa vì trình độ chuyênmôn và sư phạm của giáo viên với các phương tiện dạy học ngày nay đã khác xưa nhiều. Để thực hiện,người cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo bộ môn phải có trình độ chuyên môn, tay nghề và kiến thức thựctiễn cao. Không được thoát ly việc đứng lớp.
Dạy âm nhạc là dạy LÀM NGƯỜI. Muốn vậy người giáo viên phải hiểu cặn kẽ từng đối tượng dạy học.Căn cứ vào đối tượng mà có những giáo án khác nhau. Có thể mỗi lớp, mỗi học sinh là một giáo án.Người thầy giáo phải có bản lĩnh sư phạm và tay nghề cao để thích ứng được với từng đối tượng giáodục.
Không chỉ chú trọng vào việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa mà phải chú ý đến cải cáchphương pháp dạy học bộ môn. Đây là một yêu cầu cấp thiết. Cần đưa yêu cầu này thành một mục tiêuquan trọng trong cuộc cải cách cơ bản và toàn diện của ngành Giáo dục.
Phải nhận thức rõ mục đích giáo dục phổ thông và mục tiêu dạy học bộ môn mà nghiên cứu xác địnhphương pháp, thực nghiệm phương pháp và thực dạy bộ môn là  một yêu cầu cấp bách đối với độingũ cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo bộ môn các cấp và các trường sư phạm. Đồng thời phải mở rộng dân chủvà xã hội hóa trong việc nghiên cứu, phổ biến phương pháp dạy học bộ môn.
Theo Tin247.com



Niềm vui sáng tạo trong giáo dục 

Âm nhạc ở trường phổ thông

  Ca khúc Bài ca đi học của nhạc sĩ Phan Trần Bảng từ lâu đã trở nên quen thuộc với học sinh, vào những ngày đầu năm học, ca khúc ấy thường vang lên trong mỗi trường học. Là nhạc sĩ có nhiều sáng tác cho trẻ em, gắn bó với sự nghiệp giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông, nhạc sĩ Phan Trần Bảng đã chia sẻ những trăn trở và giáo dục Âm nhạc trong nhà trường hiện nay.
(Bài phỏng vấn nhạc sĩ Phan Trần Bảng, năm 2012)
Hỏi: Nhắc đến nhạc sĩ Phan Trần Bảng, người ta hay nhớ đến những ca khúc Bài ca đi học, Cái Bống, Trường em xinh làng em đẹp, ... Ông có thể nhắc lại những kỉ niệm về ca khúc Bài ca đi học?
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Bài ca đi học được sáng tác năm 1955, là một trong những sáng tác đầu tiên của tôi về nhà trường cho lứa tuổi tiểu học. Trước khi là thầy giáo, tôi đã là nhạc sĩ sáng tác của Chi hội văn nghệ Liên khu IV cũ. Thời gian này, các bài hát của tôi đều viết về tuổi thanh niên, về công cuộc chiến đầu và sản xuất của nhân dân trong kháng chiến. Năm 1952, khi tôi là học sinh cấp III, trường Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh, đi lao động đắp đê sông La, tôi đã có bàiHò đắp đê, bài hát đã được giải thưởng âm nhạc của Chi hội cùng với các bài hát của nhạc sĩ Văn Ký và Tô Hải.
Năm 1953, tôi được học một lớp sư phạm ngắn ngày rồi ra làm thầy giáo ngay. Hòa bình lập lại, được Ty giáo dục Nghệ An điều động về đón tiếp học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc ở cảng Cửa Hội. Nhìn những em bé 6, 7 tuổi còn đang ngơ ngác khi phải xa quê hương, xa bố mẹ, cảnh những bà mẹ Diễn Châu vừa bé các em vừa khóc khiến tôi vô cùng xúc động và tự thấy trách nhiệm làm thầy của mình. Đó chính là bước ngoặt mà tôi gắn bó với ngành giáo dục, với lứa tuổi học sinh.
Thời gian này, có người nói rằng, các chuyên gia nước ngoài nhận xét thiếu nhi Việt Nam rất giỏi chính trị. Tôi giật mình, nghĩ đây không phải là một lời khen mà là một lời nhắc nhở tế nhị. Đúng vậy, hàng ngày các em chỉ hát những bài chính ca của người lớn như “Nào anh em ta...”; “Mặc dù cho kháng chiến trường kỳ...” hoặc “Hòa bình súng reo giải phóng...”, tôi chợt nhớ đến “câu nói” của một văn hóa Nga, đại ý “tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu những con người và cảnh vật gần gũi nhất như gia đình, làng mạc, quê hương”. Với trách nhiệm của người thầy giáo nhạc sĩ, ý tưởng sáng tác những bài hát cho học sinh đã thôi thúc tôi. Và Bài ca đi học đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Đến nay tôi rất xúc động khi có người nói “Cả ba thế hệ gia đình tôi đã hát bài này của nhạc sĩ”.
Hỏi: Ông nhìn nhận thế nào về tình trạng âm nhạc hiện nay trong đó có ca khúc thiếu nhi. Có người cho rằng, các nhạc sĩ bây giờ đang quá thờ ơ với những bài hát dành cho các em.
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Thời kháng chiến cứu nước, qua các phong trào “Khắp nơi ca hát- Tiếng hát át tiếng bom”, tiếng đồng ca của người lớn và trẻ em đã vang lên mọi nơi, mọi lúc. Đất nước còn nghèo, không “đài”, không “đĩa”, nhưng khi cuộc sống có nhu cầu là các bài hát được sáng tác và các em được dạy để “tự hát tự nghe và cho mọi người nghe”, cho dù tiếng hát chưa hay và thiếu cả đàn.
Ngày nay đã có tiền, chỉ cần bấm nút là âm nhạc cả thế giới đến phục vụ cho từng cá nhân trong từng không gian nhỏ hẹp, qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại, trung tâm văn hóa, nhà hàng và được điều tiết bằng cơ chế thị trường. Tác phẩm có đầu ra để tiếp cận với quần chúng là động lực thúc đẩy các nhạc sĩ sáng tác, nhất là ở phía Nam. Nhưng rất tiếc nó đã không còn được “xã hội hóa rầm rộ, vô tư” như ngày xưa mà tạo cho thanh thiếu nhi thói quen hưởng thụ âm nhạc một cách thụ động! Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng tiêu cực này?
Hỏi: Theo ông, âm nhạc có vai trò như thế nào trong việc hình thành tình cảm tâm lí và giáo dục trẻ em?
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Tôi nghĩ rằng, mục tiêu giáo dục ở bậc phổ thông trước tiên là dạy học sinh làm người (“Dạy con từ thưở còn thơ”- lời người xưa), và chuẩn bị học nghề. Còn ở bậc cao đẳng và đại học là dạy nghề để làm người. Muốn dạy học sinh làm người, nhà trường phải coi trọng các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Âm nhạc và các môn nghệ thuật khác. Mục tiêu trên nhấn mạnh sự thực hiện cân đối giữa dạy người và dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục phổ thông. Mất cân đối giữa hai nội dung, đất nước sẽ chịu hậu quả tiêu cực.
Còn về tác dụng của âm nhạc trong giáo dục phổ thông, đã có nhiều người bạn đến, tôi không nhắc lại.
Giờ Âm nhạc lớp 3, trường tiểu học Lê Ngọc Hân, 
Quận I, thành phố Hồ Chí Minh
Hỏi: Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nhiều năm qua đã rất coi trọng giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông. Nguyên là người từng biên soạn Chương trình, sách giáo khoa, cải tiến phương pháp giảng dạy, bây giờ vẫn gắn bó với sự nghiệp giáo dục Âm nhạc, ông đánh giá thế nào về việc dạy học Âm nhạc trong nhà trường hiện nay?
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng: Chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông nếu chỉ dừng lại ở 2 môn Âm nhạc và Mĩ thuật thì là một thiếu sót. Ngày nay trong lĩnh vực văn hóa đã có rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau đang phát triển rất sâu và phổ biến rộng rãi. Vì vậy nhà trường phải cung cấp các tri thức cơ bản của các loại hình nghệ thuật này để học sinh có đủ kiến thức và năng lực thẩm mĩ đúng đắn, tiếp thu tác dụng giáo dục của các loại nghệ thuật đó. Để đời sống tinh thần của học sinh nghèo nàn, không lành mạnh là khuyết điểm lớn của nhà trường phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Vấn đề này đã được đề cập trong một hội thảo có đông đủ đại diện các ngành nghệ thuật tham dự góp ý cho dự thảo Cải cách bộ môn năm 2000 do Câu lạc bộ Sư phạm Âm nhạc của Hội Khoa học Tâm lí và Giáo dục tổ chức, nhưng rất tiếc đề nghị trên đã không được quan tâm.
Với môn Âm nhạc trước đây, khi các phương tiện in ấn, truyền thông điện tử chưa phát triển thì người thầy giáo với lượng thời gian eo hẹp của chương trình đã lấy việc cung cấp tri thức âm nhạc và kĩ năng thực hành phổ thông làm mục đích. Còn phương pháp giảng dạy chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích. Còn ngày nay, khi các phương tiện truyền bá tri thức âm nhạc đã rất phong phú, Google có thể thay thế người thầy làm việc này thì người giáo viên Âm nhạc phải dành thời gian thực hiện một nhiệm vụ cao cả hơn mà máy móc không thể thay thế. Đó là thông qua các “phương tiện kiến thức” với hệ thống phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp với đối tượng học, với thực tiễn, với đặc thù bộ môn mà hình thành ở học sinh các phẩm chất đạo đức và trí tuệ cao: rèn trí thông minh, nhu cầu tư duy, năng lực tư duy, nhu cầu và năng lực thẩm mĩ, biết phản biện, nhằm phát triển tối đa những khả năng trí tuệ và tình cảm để làm người. Phương pháp dạy học đã trở thành mục tiêu để người thầy vươn tới thực hiện nhiệm vụ trên.
Trong Chương trình giáo dục Âm nhạc có nhiều phân môn, trong đó có một phân môn đáp ứng được nhiệm vụ trên mà ta chưa nhận thức và khai thác được, đó là phân môn Tập đọc nhạc. Nhiều người cho rằng, học phân môn này chỉ để nhận biết cách mã hóa âm thanh (kí hiệu của ghi nhạc), còn việc giải mã chữ nhạc (đọc nhạc) là rất khó, học sinh phổ thông chỉ biết học để biết. Điều đó không đúng.
Đọc nhạc có 2 cách: đọc theo phương pháp của đàn định âm (có nhiều giọng khác nhau) dành cho các trường Âm nhạc chuyên nghiệp và đọc theo phương pháp giải mã của tiếng hát (đọc theo tên các âm của điệu thức) là các đọc phổ thông phục vụ cho ca hát. Đọc theo phương pháp thứ hai rất dễ, rất nhanh. Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng cách đọc này trong nhà trường phổ thông nhưng Hungari, Đức, Trung Quốc, Malaysia, ... Nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chưa đạt yêu cầu chính của giáo dục bộ môn: phải thông qua việc rèn luyện các kĩ năng đọc nhạc để tạo cho được sự hứng thú sáng tạo âm nhạc của học sinh (không phải là sáng tác), giống như thủ pháp luyện đặt câu và Tập làm văn trong môn Tiếng Việt, vẽ tranh theo đề tài của môn Mĩ thuật, ... Từ đó, ở tầm cao hơn, người thầy phải hình thành cho được ở học sinh nhu cầu sáng tạo, khả năng sáng tạo, thói quen sáng tạo và hứng thú sáng tạo. Học nghệ thuật là học sáng tạo và cảm thụ được cái đẹp của sáng tạo. Sau này khi lớn lên, các em có thể quên “chữ nhạc” nhưng phẩm chất sáng tạo sẽ phát huy trong cuộc sống  hàng ngày của các em. Điều này cũng giống như môn Toán: trừ các nhà Toán học, ngày nay nhiều người đã quên các kiến thức về Toán, nhưng các phẩm chất tư duy toán học đã được rèn luyện khi còn học ở phổ thông đã và đang được chúng ta vận dụng trong cuộc sống.
Muốn làm được nhiệm vụ trên, phải có được sự đổi mới triệt để về phương pháp giảng dạy bộ môn. Trên thế giới phương pháp này đã có, ở nước ta cũng đã có công trình nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này, nhưng vì nhiều lí do mà chưa thực hiện được.
Với phân môn Học hát, ngày nay, tùy điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng trường, từng lớp, chúng ta cần mạnh dạn nâng cao khả năng ca hát của học sinh. Từ hát đồng âm đến hát có bè đơn giản và phức tạp có nhiều sắc thái tình cảm khác nhau rõ rệt. Các Sở Giáo dục cần liên hệ chặt chẽ với các cơ quan văn hóa, truyền thông, báo chí và hội Âm nhạc địa phương để tuyển chọn các bài dân ca bản địa, các bài hát mới ca ngợi quê hương địa phương để đưa vào chương trình dạy hát trong nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ xuất bản những bài hát tham khảo thôi.
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng (ngồi giữa hàng trước)
Phải chăng đã đến lúc Chương trình môn Âm nhạc chỉ qui định nhưng “phần cứng” của môn học để tạo cơ hội phát huy tinh thần làm chủ, khả năng sáng tạo và tính thực tiễn của từng địa phương, từng giáo viên trong việc thực hiện chương trình và được tự lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Hãy bớt đi sự “cầm tay chỉ việc” chung chung, cứng nhắc, cào bằng như ngày xưa, vì trình độ chuyên môn và sư phạm của giáo viên với các phương tiện dạy học ngày nay đã khác xưa nhiều. Để thực hiện, người cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo bộ môn phải có trình độ chuyên môn, tay nghề và kiến thức thực tiễn cao. Không được thoát ly việc tự đứng lớp.
Dạy Âm nhạc là dạy làm người, muốn vậy người giáo viên phải hiểu cặn kẽ từng đối tượng dạy học. Căn cứ vào đối tượng mà có những giáo án khác nhau. Có thể mỗi lớp, mỗi học sinh là một giáo án. Người thầy giáo phải có bản lĩnh sư phạm và tay nghề cao để thích ứng được với từng đối tượng giáo dục. Chính vì vậy, với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, hãy để các giáo viên chủ nhiệm lớp giảng dạy môn Âm nhạc của lớp mình. Các thầy cô đã được học nhạc và phương pháp giảng dạy từ trường phổ thông và trường sư phạm, lại có ít học sinh, được tiếp xúc hàng ngày với các em nên giáo viên nắm rất vững đối tượng dạy học, nhất định đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu một trường tiểu học chỉ trao nhiệm vụ dạy Âm nhạc cho một giáo viên chuyên trách, chắc chắn họ không thể thực hiện được nhiệm vụ vì học sinh quá đông, lại nhỏ tuổi, nhiều chương trình năm học khác nhau, mỗi tuần chỉ đến với học sinh một tiết. Phải chăng chúng ta đã quá đề cao tính “hàn lâm” của âm nhạc mà quên đi tính giáo dục và tính phổ thông về âm nhạc nên chưa mạnh dạn áp dụng sự phân công giảng dạy đã nêu.
Chính vì những điều nêu trên, trong cải cách giáo dục lần này không chỉ chú trọng vào việc thay đổi Chương trình và sách giáo khoa, mà phải chú ý đến cải cách phương pháp dạy học bộ môn. Nó đã nổi lên thành một yêu cầu cấp thiết. Cần đưa yêu cầu này thành một mục tiêu quan trọng trong cuộc cải cách cơ bản và toàn diện của ngành giáo dục mà Đảng đã đề ra. Phải nhận thực rõ mục đích giáo dục phổ thông và mục tiêu dạy học bộ môn mà nghiên cứu xác định phương pháp, thực nghiệm phương pháp và thực dạy bộ môn là một yêu cầu cấp bách đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo bộ môn các cấp và các trường sư phạm. Đồng thời phải mở rộng dân chủ và xã hội hóa trong việc nghiên cứu, phổ biến phương pháp dạy học bộ môn.
Thế giới đã “phẳng”, ta không thể đóng cửa trong giáo dục. Thực tiễn của đất nước và thế giới đã cho ta nhiều bài học. Họ không chờ chúng ta. Hi vọng khi được hưởng một nền giáo dục khoa học, đậm đà tính nhân văn, nhất định con cháu chúng ta không còn khổ về sự học nữa.




1 nhận xét:

Góc phố ba người và ai nữa

Góc phố ba người và ai nữa? “Tôi như thế nào thì truyện của tôi như thế. Văn là người mà. Chắc do tôi không biết sống và viết giả trá nên ...