Về thăm mái trường xưa
Trịnh Công Sơn
Về đây đứng bên mái
trường xưa, thấy như mình trôi trong ngày cũ. Bồi hồi nhớ tiếng nói thầy cô,
thoáng trong lòng một nỗi buồn qua.
Về thăm mái trường xưa
Hồ Thế Vĩnh
Chuyến
tàu Nam - Bắc đưa tôi về Quảng Trị, một vùng quê nghèo miền Trung thiên
tai bão lụt thường niên, ảnh hưởng đến đời sống người dân
nơi đây. Tàu rời sân ga Sài Gòn với bao người đưa tiễn, nhắn gởi của
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi
miên man suy nghĩ về vùng quê thân thương, những kỷ niệm một thời dưới mái trường
xưa Nguyễn Hoàng Quảng Trị, mặc dù đã nhiều lần về thăm quê cũ
và bạn bè một thời trai trẻ. Tàu vừa đến Đông Hà, một thành phố vừa mới
tái thiết, nâng cấp từ một thị xã bị tàn phá sau chiến tranh Hạ Lào và mùa
hè đỏ lửa năm 1972. Từ Đông Hà tôi đi xe đò vào thị xã Quảng Trị. Tôi
thật sự xúc động vì mình sắp về đến cố hương.
Hôm
sau, tôi quyết định đi bách bộ một vòng qua những con đường quen thuộc tại thị
xã Quảng Trị, nơi mà trước đây tôi và bạn bè thường qua lại hàng ngày
để ôn lại những kỷ niệm của một thời học sinh áo trắng. Tôi đi dọc
theo đường Trần Hưng Đạo từ ngã Ga Quảng Trị đến Cửa Hữu Thành Cổ
qua đường Quang Trung, chợ Thị xã Quảng Trị, ngắm nhìn dòng sông
Thạch Hãn lững lờ trôi có ai ngờ nó đã trải qua mùa hè đỏ lửa 1972,
dòng sông để lại bao đau thương, mất mát.
Tôi
tiếp tục đi bộ qua Cửa Tiền Thành Cổ để đến cổng trường PTTH Thị xã, hậu thân của
trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị thân yêu. Tôi dừng lại
trước tấm bảng mang tên mới, một cảm giác hoài cổ, tiếc nuối về tên cũ
của ngôi trường thân yêu không còn nữa, làm lòng tôi se lại. Tôi bỗng
nhớ lại bài ca: “Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ, nhiều nét đổi
thay...” mà lòng luyến tiếc vô hạn.
40
năm xa mái trường xưa! Tôi tần ngần rồi thả trước một vòng quanh sân trường nơi nào
cũng đầy ắp hoài niệm. Phòng giáo vụ, nơi mà nhiều năm tôi trực
nhật hàng tuần cho lớp, cho trường. Qua cuộc chiến tái thiết có nhiều
đổi thay như mở rộng nhiều phòng học, hội trường đa năng, sân khấu
ngoài trời, sân chơi rộng rãi... Nhiều cánh phượng trổ
hoa, những thảm cỏ xanh mướt hiện ra trước mắt, tôi lại nhớ
thầy hiệu trưởng Thái Mộng Hùng nghiêm trang, trìu mến. Tôi nhớ
đến nhiều thầy cô đã tận tâm dạy dỗ chúng tôi nên người. Đó là
những thầy cô đã giúp đỡ mà tôi thường còn nhắc nhở như thầy Lê Đình
Ngân, thầy Hà Thượng Tấn, thầy Nguyễn Cửu Triệp, thầy Lê Văn
Quýt dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn. Tôi cũng rất kính
trọng và biết ơn thầy Lâm Sĩ Hồng, sau này là hiệu trưởng trung học
Đông Giang Đà Nẵng. Sau khi rời trường Nguyễn Hoàng tôi được
điều về dạy tại trường này và được thầy tận tình giúp đỡ. Nay tôi
biết thầy và gia đình sang định cư ở nước ngoài.
Nhân
đây tôi cũng xin kính lời tri ân đến tất cả quý thầy cô với lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi
lại nhớ đến những đám bạn cùng lớp ngày nào cùng vui đùa học tập,
làm báo, tập văn nghệ, tham gia công tác xã hội... giờ mỗi đứa mỗi
phương. Các bạn và học trò cũ của tôi giờ đây đã theo gia đình định
cư ở nước ngoài, đứa thì ở Cali, đứa thì ở Colorado, đứa thì ở
Florida... Xin được kể ra dăm ba bạn để cùng ôn lại những kỷ niệm xưa như
Lê Đình Cai, Nguyễn Thị Sen, Hoàng Thị Thu Cúc, Tôn Nữ Quỳnh
Tư... học trò cũ thì có Võ Thị Bìa, Đoàn Thị Lành, Hoàng Thị Ái
Chi, Nguyễn Thị Kim Phụng...
Mãi
miên man suy nghĩ với bao kỷ niệm của riêng mình mà không tìm lại một số kỷ
niệm xưa của một nửa bên kia là trường trung học Tư Thục Bồ Đề Quảng
Trị mà tôi đã dạy ở đây 7 năm. Ngôi trường ngày nay đã “nghiêng mình với
gió sương”, tường vách loang lỗ, các tầng lầu nghiêng đổ sau
chiến tranh tán ác liệt... đã được Nhà nước công nhận là “Di tích
quốc gia”. Một nửa bên này, một nửa bên kia, nơi đã từng gắn bó với tôi
trong những lần xuôi ngược dạy từng tiết học. Hai trường này chỉ cách
nhau hơn 1km trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh thôn Thạch Hãn, nơi
hẹn hò của đôi bạn mỗi lúc tan trường rảo bước dưới các hàng tre
xanh mướt, nhất là những đêm trăng sáng mà bây giờ cùng nhau sóng
bước trên đường đời. Một bài thơ đã để lại nhiều hoài cảm của nhà
thơ Xuân Diệu trong bài “Lưu học sinh”.
Người
con gái nhỏ áo sài bâu.
Đoạn
tình thứ nhất sợ bao ấp,
Hoa
cỏ đưa thư, lá bắc cầu”.
Mỗi
lần về thăm lại quê xưa, trường cũ, có nhiều chuyện để tâm sự, nhưng cái ấn tượng để
lại trong tôi là khi ghé lại ngôi trường cũ thân mãi khắc ghi trong
lòng không bao giờ nhạt phai.
Nhà
thơ Lưu Trọng Lư trong bài “Còn chi nữa” đã viết:
“...
Còn đâu nữa cỏ lạ
Ướp
trong mớ tóc mây.
Một
chút tình thơ ngây,
Không
còn trên đôi má”.
Bài văn hay của học sinh trường THCS Pascal
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè
em về thăm lại trường cũ - Trường THCS Pascal thân yêu. Hãy viết thư cho
một người bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đông Anh, ngày 21 tháng
10 năm 2013
Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình
trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau
về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng
khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt
đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm
cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết
nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng
vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến
nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao
nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào
ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi
trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy
ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có
vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi
vẫn in sâu trong tâm trí của mình.
ờng không còn là một ngôi trường nhỏ như trước
kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung
quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ
cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây
đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng
chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao
tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận
không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm.
Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang
cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người
cười phá lên.
Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải
nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ?
Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn
ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc
Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui
sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp
hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm
vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào
cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình
đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông
mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại
mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài
toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa
nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm
vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi
người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm
xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng
của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong
một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ
đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu
đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn
con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô
Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ.
Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải
cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên
“A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ
từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ
cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên
nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn.
Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi
mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả
cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và
chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn
có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu
trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn
gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu! Thành Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét