Tản mạn về Mozart
Hoàng Dương
1. Danh tiếng
Nhiều nhà chuyên môn nói rằng sự nổi danh và tiếng tăm của Mozart đã bị suy giảm trong những năm cuối đời của ông. Thực tế là Mozart dường như phải chịu những hệ lụy của mặt trái số phận. Nhưng những nghiên cứu mới đây đã hé mở một sự thực phức tạp hơn. Sự phát hiện ra các khoản thu nhập của ông khi diễn lại các vở Đám cưới Figaro vào năm 1789 và Cosifantutte năm 1790, đã khiến nhà nghiên cứu âm nhạc Dextex Edge đi đến kết luận là vào cuối đời ông, các opéra của Mozart tiếp tục lôi cuốn quảng đại quần chúng. Nếu như vào cuối đời, Mozart phải chịu những "thất bại" nào đó, thì lý do phải được tìm trong tình trạng chung của những buổi hòa nhạc công cộng - nạn nhân của một sự suy thoái tạm thời - ở Viên vào cuối những năm 1780. Sự mất hứng thú này bắt đầu khoảng năm 1788 và kéo dài đến khoảng năm 1797, như vậy dường như không phải do giảm sút về danh tiếng mà do sự kém hứng thú của tầng lớp quý tộc đối với các cuộc hòa nhạc. Còn lại là một số tác phẩm được coi là "quá khó khăn" đối với lúc bấy giờ. Nhưng chính những tác phẩm đó đã đóng góp to lớn vào sự vinh quang sau khi mất của ông, trong những năm 1790, thập niên mà ở Viên và Âu châu đang diễn ra một cuộc cách mạng thực sự về "gu".
Nhiều nhà chuyên môn nói rằng sự nổi danh và tiếng tăm của Mozart đã bị suy giảm trong những năm cuối đời của ông. Thực tế là Mozart dường như phải chịu những hệ lụy của mặt trái số phận. Nhưng những nghiên cứu mới đây đã hé mở một sự thực phức tạp hơn. Sự phát hiện ra các khoản thu nhập của ông khi diễn lại các vở Đám cưới Figaro vào năm 1789 và Cosifantutte năm 1790, đã khiến nhà nghiên cứu âm nhạc Dextex Edge đi đến kết luận là vào cuối đời ông, các opéra của Mozart tiếp tục lôi cuốn quảng đại quần chúng. Nếu như vào cuối đời, Mozart phải chịu những "thất bại" nào đó, thì lý do phải được tìm trong tình trạng chung của những buổi hòa nhạc công cộng - nạn nhân của một sự suy thoái tạm thời - ở Viên vào cuối những năm 1780. Sự mất hứng thú này bắt đầu khoảng năm 1788 và kéo dài đến khoảng năm 1797, như vậy dường như không phải do giảm sút về danh tiếng mà do sự kém hứng thú của tầng lớp quý tộc đối với các cuộc hòa nhạc. Còn lại là một số tác phẩm được coi là "quá khó khăn" đối với lúc bấy giờ. Nhưng chính những tác phẩm đó đã đóng góp to lớn vào sự vinh quang sau khi mất của ông, trong những năm 1790, thập niên mà ở Viên và Âu châu đang diễn ra một cuộc cách mạng thực sự về "gu".
2. Bản Requiem
Ngoài những điều bí mật và những huyền thoại bao quanh sự ra đời của nó, mới đây người ta biết được là ngay từ ngày 10-12-1791, năm ngày sau cái chết Mozart, những trích đoạn của tác phẩm đã được trình bày trong dịp lễ tưởng niệm nhà soạn nhạc tại Nhà thờ Saint - Michel ở Viên.
Ngoài những điều bí mật và những huyền thoại bao quanh sự ra đời của nó, mới đây người ta biết được là ngay từ ngày 10-12-1791, năm ngày sau cái chết Mozart, những trích đoạn của tác phẩm đã được trình bày trong dịp lễ tưởng niệm nhà soạn nhạc tại Nhà thờ Saint - Michel ở Viên.
3. Các bản giao hưởng
Về những gì liên quan đến ba bản giao hưởng cuối cùng, từ lâu người ta đã khẳng định rằng Mozart viết chúng trong mùa hè năm 1788, cho các buổi hoà nhạc dự kiến vào mùa thu, nhưng chúng đã không diễn ra, và do đó chúng chưa hề được biểu diễn lúc Mozart còn sống. Nhưng thực ra không hẳn thế, nhà nghiên cứu Robbin Landon và một số người khác, đã cho rằng có rất nhiều khả năng những bản giao hưởng này, hay ít nhất là một trong số đó, đã được biểu diễn (nhiều khả năng hơn cả là bản số 40 giọng sol thứ). Ngoài ra, rất có thể Mozart đã cho trình diễn cả ba bản (hoặc một trong ba) trong các cuộc lưu diễn của ông năm 1789 (ở Prague, Dresden, Leipzig, Berlin) và 1790 (ở Franfourt, Mannheim, Munich). Hơn một năm rưỡi trước khi Mozart mất, ba bản giao hưởng này đã được ghi rõ tại danh mục của nhà xuất bản J.C.W Westphal ở Hambourg. Nếu như chúng được xuất bản vào năm 1793 (bản số 41), 1794 (bản số 40) và 1797 (bản số 39), thì chứng tỏ rằng chúng đã được trình diễn và phổ biến từ lúc Mozart còn sống. Thậm chí, dường như bản số 40 giọng sol thứ (KV 550) đã được Antonio Salieri chỉ huy biểu diễn ở Viên vào tháng 4-1791.
Về những gì liên quan đến ba bản giao hưởng cuối cùng, từ lâu người ta đã khẳng định rằng Mozart viết chúng trong mùa hè năm 1788, cho các buổi hoà nhạc dự kiến vào mùa thu, nhưng chúng đã không diễn ra, và do đó chúng chưa hề được biểu diễn lúc Mozart còn sống. Nhưng thực ra không hẳn thế, nhà nghiên cứu Robbin Landon và một số người khác, đã cho rằng có rất nhiều khả năng những bản giao hưởng này, hay ít nhất là một trong số đó, đã được biểu diễn (nhiều khả năng hơn cả là bản số 40 giọng sol thứ). Ngoài ra, rất có thể Mozart đã cho trình diễn cả ba bản (hoặc một trong ba) trong các cuộc lưu diễn của ông năm 1789 (ở Prague, Dresden, Leipzig, Berlin) và 1790 (ở Franfourt, Mannheim, Munich). Hơn một năm rưỡi trước khi Mozart mất, ba bản giao hưởng này đã được ghi rõ tại danh mục của nhà xuất bản J.C.W Westphal ở Hambourg. Nếu như chúng được xuất bản vào năm 1793 (bản số 41), 1794 (bản số 40) và 1797 (bản số 39), thì chứng tỏ rằng chúng đã được trình diễn và phổ biến từ lúc Mozart còn sống. Thậm chí, dường như bản số 40 giọng sol thứ (KV 550) đã được Antonio Salieri chỉ huy biểu diễn ở Viên vào tháng 4-1791.
4. Diễn tấu Mozart như thế nào?
Diễn tấu tốt âm nhạc Mozart luôn luôn là một vấn đề phức tạp, mỗi thời đại đều tìm thấy ở ông điều mà nó cần, chắc hẳn bởi vì nhà soạn nhạc đã nâng tầm âm nhạc của ông tới mức độ thuần khiết nhất về hành động, kịch tính.
Richard Straus - người am hiểu về tác phẩm Mozart - đã lưu ý là mọi cung bậc của con người được Mozart biểu đạt hoàn toàn không phải chỉ ở các tác phẩm thanh nhạc hay opéra của ông. Theo Strauss, dường như không thỏa đáng và nông cạn khi muốn áp đặt một sự giống nhau để thể hiện vô số những sắc thái trong các tác phẩm của Mozart, ngay cả những bản nhạc cho piano solo, duo, trio, quatuor, quintette, hòa tấu kèn hơi hay dàn nhạc cũng có những sự phong phú và đa dạng tương tự như opéra. Như vậy không chỉ có một phong cách diễn tấu Mozart, mà mọi nhà biểu diễn Mozart phải thỏa mãn được ít nhất hai đòi hỏi tương phản nhau: nhân văn hóa ý nghĩa "ngoài nhân loại" (Busoni) và "phi thời gian về hình thức" mà Mozart đã biểu lộ trong nhiều kiệt tác của ông.
Mozart là một nhà soạn nhạc "kỳ nhông" (caméléon), sẽ bị đông đặc trong sự cứng nhắc như xác chết, nếu người ta áp dụng cho âm nhạc của ông chỉ một màu sắc, một kỹ thuật. Những biến tấu có tính trang trí thái quá, kiểu cách hoặc thiếu tế nhị về Mozart ngày càng hiếm theo dòng thời gian, nhưng điều đó cũng không cản trở thời đại chúng ta áp đặt những thói kỳ cục của mình: các khuynh hướng nệ cổ hiện tại và sự giả đò "xác thực", đôi khi tạo ra những sự lệch lạc với cái kiểu "Beethoven hóa", "Schumann hóa" hay "Wagner hóa" Mozart ở thế kỷ vừa qua. Nhưng cũng công nhận rằng, nhờ một phần ở âm hưởng của các dàn nhạc "xác thực lịch sử", người ta đã xác nhận, "vị thần" Mozart dịu dàng của ngày hôm qua và hôm kia, không dung thứ cho kiểu forte bạo liệt, kiểu nhấn giọng xáo trộn, chỉ là sự giả tưởng. Tuy nhiên, trong quan niệm "theo lối cũ" khá thời thượng ngày nay, có lúc một tác phẩm của Mozart mất đi sự thống nhất chung của nó, ngay cả khi từng đoạn, từng câu được chi tiết hóa với sự chăm chút và gắn bó chặt chẽ.
Điều hiển nhiên đối với bất cứ người biểu diễn nào về nhạc Mozart, là phải hiểu rõ lý tưởng thẩm mỹ và những kỹ thuật về ngón chơi ở cuối thế kỷ 18, cũng như về những dữ liệu liên quan đến các nhạc cụ của giai đoạn này, người ta có sử dụng chúng hay không. Cuối thế kỷ 18 đã chứng kiến sự tuyệt đỉnh về "lý thuyết của những niềm say mê", mà mục đích tối hậu của nó là dùng âm nhạc để thể hiện những xúc động đặc thù của con người.
Diễn tấu tốt âm nhạc Mozart luôn luôn là một vấn đề phức tạp, mỗi thời đại đều tìm thấy ở ông điều mà nó cần, chắc hẳn bởi vì nhà soạn nhạc đã nâng tầm âm nhạc của ông tới mức độ thuần khiết nhất về hành động, kịch tính.
Richard Straus - người am hiểu về tác phẩm Mozart - đã lưu ý là mọi cung bậc của con người được Mozart biểu đạt hoàn toàn không phải chỉ ở các tác phẩm thanh nhạc hay opéra của ông. Theo Strauss, dường như không thỏa đáng và nông cạn khi muốn áp đặt một sự giống nhau để thể hiện vô số những sắc thái trong các tác phẩm của Mozart, ngay cả những bản nhạc cho piano solo, duo, trio, quatuor, quintette, hòa tấu kèn hơi hay dàn nhạc cũng có những sự phong phú và đa dạng tương tự như opéra. Như vậy không chỉ có một phong cách diễn tấu Mozart, mà mọi nhà biểu diễn Mozart phải thỏa mãn được ít nhất hai đòi hỏi tương phản nhau: nhân văn hóa ý nghĩa "ngoài nhân loại" (Busoni) và "phi thời gian về hình thức" mà Mozart đã biểu lộ trong nhiều kiệt tác của ông.
Mozart là một nhà soạn nhạc "kỳ nhông" (caméléon), sẽ bị đông đặc trong sự cứng nhắc như xác chết, nếu người ta áp dụng cho âm nhạc của ông chỉ một màu sắc, một kỹ thuật. Những biến tấu có tính trang trí thái quá, kiểu cách hoặc thiếu tế nhị về Mozart ngày càng hiếm theo dòng thời gian, nhưng điều đó cũng không cản trở thời đại chúng ta áp đặt những thói kỳ cục của mình: các khuynh hướng nệ cổ hiện tại và sự giả đò "xác thực", đôi khi tạo ra những sự lệch lạc với cái kiểu "Beethoven hóa", "Schumann hóa" hay "Wagner hóa" Mozart ở thế kỷ vừa qua. Nhưng cũng công nhận rằng, nhờ một phần ở âm hưởng của các dàn nhạc "xác thực lịch sử", người ta đã xác nhận, "vị thần" Mozart dịu dàng của ngày hôm qua và hôm kia, không dung thứ cho kiểu forte bạo liệt, kiểu nhấn giọng xáo trộn, chỉ là sự giả tưởng. Tuy nhiên, trong quan niệm "theo lối cũ" khá thời thượng ngày nay, có lúc một tác phẩm của Mozart mất đi sự thống nhất chung của nó, ngay cả khi từng đoạn, từng câu được chi tiết hóa với sự chăm chút và gắn bó chặt chẽ.
Điều hiển nhiên đối với bất cứ người biểu diễn nào về nhạc Mozart, là phải hiểu rõ lý tưởng thẩm mỹ và những kỹ thuật về ngón chơi ở cuối thế kỷ 18, cũng như về những dữ liệu liên quan đến các nhạc cụ của giai đoạn này, người ta có sử dụng chúng hay không. Cuối thế kỷ 18 đã chứng kiến sự tuyệt đỉnh về "lý thuyết của những niềm say mê", mà mục đích tối hậu của nó là dùng âm nhạc để thể hiện những xúc động đặc thù của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét