Tristesse - Giai điệu của nỗi buồn tha hương
Chopin từng đã nói về Tristesse : “Cả
cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ có thể tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến
thế.” Cũng như suốt quãng đời tha hương, Chopin không bao giờ được trở lại tổ
quốc Ba Lan hay lãng quên được người con gái tóc vàng đã cự tuyệt tình yêu đầu
đời của ông nơi quê nhà.
Bản nhạc: Étude
cho piano No. 3
Tác giả: Frédéric Chopin
Thể hiện: Andre Rieu
Về sức hấp dẫn của âm nhạc
Chopin, nghệ sĩ piano nổi tiếng người Ba Lan Arthur Rubinstein đã nói:
Chopin, nghệ sĩ piano nổi tiếng người Ba Lan Arthur Rubinstein đã nói:
“Chopin là một thiên tài hấp
dẫn toàn cầu. Âm nhạc của ông chinh phục hầu hết mọi loại khán thính giả. Khi
những nốt đầu tiên của Chopin vang lên trong phòng hòa nhạc, mọi người liền tỏ
dấu hiệu vui sướng vì nhận ra.
Đàn ông và phụ nữ khắp thế giới
biết về âm nhạc của ông. Họ yêu thích nó. Họ xúc động vì nó. Ấy thế mà nó không
phải là “âm nhạc Lãng mạn” theo nghĩa của Byron. Nó không kể những câu chuyện
hay vẽ những bức tranh. Nó diễn cảm và riêng tư nhưng vẫn là nghệ thuật thuần
túy.
Ngay cả trong thời đại nguyên
tử trừu tượng này, nơi mà xúc cảm không phải là thời thượng, Chopin vẫn tồn
tại. Âm nhạc của ông là ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu của nhân loại. Khi tôi chơi
nhạc Chopin, tôi biết là tôi nói một cách trực tiếp với trái tim của con
người!”
Mặc cho
một vài nghệ sĩ lớn khác, nhất là Glenn Gould - gạt bỏ âm nhạc của Chopin như
thứ đồ trang trí xoàng xĩnh một cách quá đáng, thì suốt trong một thời gian
dài, Frédéric Chopin đã được công nhận là một trong những nhà soạn nhạc quan
trọng và độc đáo nhất của thời kỳ Lãng mạn. Phần lớn tiếng tăm của ông nằm ở
những tác phẩm quy mô nhỏ: valse, nocturne, prelude, mazurka và polonais… (2
thể loại cuối phản ánh chủ nghĩa dân tộc Ba Lan tha thiết trong ông).
Những
tác phẩm này kết nối giai điệu diễn cảm thơ mộng và hòa âm không ngừng nghỉ với
những đòi hỏi kỹ thuật cao. Ngay cả những étude (khúc nhạc luyện tập) của ông
cũng lưu lại như những tác phẩm hòa nhạc đầy lôi cuốn bằng cách nhấn mạnh vào
giá trị âm nhạc cũng như giá trị kỹ thuật.
27 bản étude của Frédéric Chopin
vẫn còn là những tiết mục quan trọng ở thể loại âm nhạc đặc biệt này. Trong một
bức thư đề thời gian là mùa thu năm 1829, Chopin đã đề cập đến việc viết một
étude“theo phong cách của riêng mình” và trên thực tế, đã có sự
khác biệt lớn giữa các thành quả mà ông sáng tạo nên với các bản étude khô khan
của những bậc tiền bối như Moscheles, Czerny hay Hummel.
Mục đích của Chopin không phải
là tạo ra các bản étude đơn thuần về kỹ thuật và sự tài khéo chưa được gọt
giũa. Thay vào đó, đây là những tác phẩm với vô số cách thu xếp bố cục, điệu
thức và màu sắc khám phá. Đó là những tác phẩm có giá trị cả ở phòng hòa nhạc
cũng như ở phòng tập.
Nguồn: noemiji.net
|
Bộ 12 étude Op. 10, xuất bản năm 1833 và đề tặng Franz Liszt, là một công cụ
không thể thiếu của đội ngũ nghệ sĩ piano hiện đại. Chúng là một nghi lễ vượt
qua mà không nghệ sĩ piano nghiêm túc nào lại không biết tới.
Bản Étude
No. 3 giọng Mi trưởng trong tập
tác phẩm này, còn được gọi bằng những cái tên Pháp như Tristesse (Nỗi buồn) hay L"intimité(Thân tình), có lẽ là étude được nhiều người
biết đến nhất của Chopin. Đây là tác phẩm đầu tiên trong số những étude tương
đồng với các nocturne của chính ông hơn là một bài tập kỹ thuật truyền thống.
Étude No. 3 giọng Mi trưởng được gọi là
một khúc thơ nhỏ bằng âm nhạc và cách phân nhịp có thể hát lên được tuyệt diệu
của nó (cantabile) bộc lộ tình yêu lớn lao mà Chopin dành cho thể loại opera.
Tác phẩm không phức tạp lắm với
một chủ đề, một biến tấu và phần tái hiện chủ đề cuối cùng. Đầu tiên tay phải
chơi chủ đề gồm một giai điệu chậm cùng âm hình đệm kiểu Alberti (kiểu đệm
thường được sử dụng ở thời cổ điển, lấy theo tên nhà soạn nhạc Domenico
Alberti).
Tay trái thực hiện những quãng nhảy duyên dáng và tạo nền hòa âm cho chủ đề. Đoạn biến tấu hối hả ở giữa là nơi thử thách kĩ thuật của người chơi. Nhưng rốt cuộc nó cũng nhập vào nhịp điệu êm ả của chủ đề và đoạn coda bắt đầu bằng việc trình bày lại chủ đề ban đầu.
Tay trái thực hiện những quãng nhảy duyên dáng và tạo nền hòa âm cho chủ đề. Đoạn biến tấu hối hả ở giữa là nơi thử thách kĩ thuật của người chơi. Nhưng rốt cuộc nó cũng nhập vào nhịp điệu êm ả của chủ đề và đoạn coda bắt đầu bằng việc trình bày lại chủ đề ban đầu.
Có một giai thoại kể rằng trong
lúc dạy bản étude này cho một học trò của mình là Adolf Gutmann, Chopin đã bật
khóc và kêu lên:“Ôi quê hương tôi!” Chopin cũng lưu ý rằng tác
phẩm này là một trong những tác phẩm thân tình nhất ông từng soạn.
Ông tuyên bố: “Cả cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ có thể tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến thế.”Cũng như suốt quãng đời tha hương, Chopin không bao giờ được trở lại tổ quốc Ba Lan hay lãng quên được người con gái tóc vàng đã cự tuyệt tình yêu đầu đời của ông nơi quê nhà.
Ông tuyên bố: “Cả cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ có thể tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến thế.”Cũng như suốt quãng đời tha hương, Chopin không bao giờ được trở lại tổ quốc Ba Lan hay lãng quên được người con gái tóc vàng đã cự tuyệt tình yêu đầu đời của ông nơi quê nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét