Cảm nhận đôi điều với tập thơ “Lửa tình”
Tôi đã đọc lời bình, lời giới thiệu của 12 tác giả là những
nhà văn, nhà thơ quen thuộc trong cả nước, đã viết về Lương y, Võ sư, Tiến sỹ
Nguyễn Hữu Khai ở thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Tập truyện
thơ “Tình Quê” cùng tập “Kỷ yếu” Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam năm 2000. Với
hơn 60 trang viết đầy đủ về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Khai từ khi tuổi
còn thơ ấu cho đến nay. Qua những bước thăng trầm và tới khi thành đạt, tất cả
những năm tháng ấy đã được các ngòi bút mô phỏng tường tận lời hay ý đẹp với
“Tình Quê”.
Đầu năm 2001 anh lại cho ra mắt bạn đọc tập “Lửa tình” thơ – nhạc (Nhà xuất bản Văn học ấn hành), tôi tâm đắc lời giới thiệu đầu sách của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
“…Bây giờ anh là người thành đạt nhưng để đi đến sự thành đạt hôm nay, anh đã đi qua những năm tháng thật khắc nghiệt, đôi khi tuyệt vọng. Con người anh là một bài học về khát vọng và nghị lực sống…” .Cũng qua lời giới thiệu ta nhận ra Nguyễn Hữu Khai qua nửa thế kỷ.
“Một người đã nghèo đói như Nguyễn Hữu Khai, một người đã giàu có như Nguyễn Hữu Khai, một người đã trầm luân như Nguyễn Hữu Khai và một người đã thành đạt như Nguyễn Hữu Khai…”
Chính vì những lẽ đó mà thơ Nguyễn Hữu Khai đã giành được chỗ đứng trong lòng độc giả. Những câu thơ của sự việc đã trải qua nửa thế kỷ, giờ ta đọc được ở Nguyễn Hữu Khai càng thấy nỗi khắc khoải buồn thương đến xe lòng:
Đầu năm 2001 anh lại cho ra mắt bạn đọc tập “Lửa tình” thơ – nhạc (Nhà xuất bản Văn học ấn hành), tôi tâm đắc lời giới thiệu đầu sách của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
“…Bây giờ anh là người thành đạt nhưng để đi đến sự thành đạt hôm nay, anh đã đi qua những năm tháng thật khắc nghiệt, đôi khi tuyệt vọng. Con người anh là một bài học về khát vọng và nghị lực sống…” .Cũng qua lời giới thiệu ta nhận ra Nguyễn Hữu Khai qua nửa thế kỷ.
“Một người đã nghèo đói như Nguyễn Hữu Khai, một người đã giàu có như Nguyễn Hữu Khai, một người đã trầm luân như Nguyễn Hữu Khai và một người đã thành đạt như Nguyễn Hữu Khai…”
Chính vì những lẽ đó mà thơ Nguyễn Hữu Khai đã giành được chỗ đứng trong lòng độc giả. Những câu thơ của sự việc đã trải qua nửa thế kỷ, giờ ta đọc được ở Nguyễn Hữu Khai càng thấy nỗi khắc khoải buồn thương đến xe lòng:
“Đói héo lòng, rét rật nếp nhăn sâu
Đời cơ cực lâu rồi quên nỗi khổ…”
Đời cơ cực lâu rồi quên nỗi khổ…”
Ta bần thần trước cảnh tình ở một làng quê, họ là những cây lúa, củ khoai, làm
nên sự sống cho nhân loại, vậy mà chính những cây lúa củ khoai ấy với thân phận:
“Phận nghèo xưa góc chiếu rách mòn
Lận đận đời tư mướp xơ tàu lá…”
Lận đận đời tư mướp xơ tàu lá…”
Câu thơ bỗng trùng xuống ta bắt gặp được ở những sự không bình thường trong lo
âu xúc động. Có lẽ đó là một hình ảnh sống thực trong lòng mỗi người mẹ Việt
Nam hiện hữu khi tiễn con đi…
“…Run từng bước, đường tiễn con ra trận
Con trên cây dưới đất mẹ lo nhiều
Rứt lòng mình xẻ bớt tình yêu
Nước mắt cạn nhẹ khóc than bằng ruột…”
Con trên cây dưới đất mẹ lo nhiều
Rứt lòng mình xẻ bớt tình yêu
Nước mắt cạn nhẹ khóc than bằng ruột…”
Xác lập hai khổ thơ như một chiếc bàn tay, mẹ nắm lại lúc chờ con rồi lại xòe
ra khi con về. Người mẹ chẳng cần cầm vàng, cầm bạc, cái mong để mẹ được cầm
chính là cầm lấy cốt nhục của mình. Câu thơ bừng sáng, thanh khiết đạt đến sự
viên mãn của tình mẫu tử:
“Mẹ ơi! Mẹ mong gì mẹ nhỉ?
Mẹ chẳng cần chi! Chỉ cười ngắm xa xôi
Nắng bừng lên sáng rực phía chân trời”
(Tình mẹ)
Mẹ chẳng cần chi! Chỉ cười ngắm xa xôi
Nắng bừng lên sáng rực phía chân trời”
(Tình mẹ)
Sau khi đọc ba bài thơ tình của Nguyễn Hữu Khai viết về vợ. Tôi có cảm giác như
đứng trên ba nấc thang. Cái nấc thang tột đỉnh của cung bậc tình yêu nó cho ta
những phút say đắm, đê mê, hờn giận luôn se bện vào nhau tưởng như sợi tơ muôn
đời không dứt.
“Vợ tôi tôi quý, tôi yêu
Dưới trời lả lướt mây chiều mặc ai
Lời xưa “ham sắc, tham tài”
Thương nhau lời ấy lạc tai vì tình”
(Vợ tôi)
Dưới trời lả lướt mây chiều mặc ai
Lời xưa “ham sắc, tham tài”
Thương nhau lời ấy lạc tai vì tình”
(Vợ tôi)
Bỗng rồi cơn cớ gì đã khiến cho câu thơ tụt xuống phá vỡ đi niềm hoan lạc, cảnh
tình nhòa với khói sương, sự cô đơn cứ lớn lên từng ngày.
“Em đi từ bấy tới nay
Cửa then không chốt, đêm ngày anh trông
Nhện giăng chặng chịt rối lòng
Hồng cong cuống nụ chờ mong em về”
Cửa then không chốt, đêm ngày anh trông
Nhện giăng chặng chịt rối lòng
Hồng cong cuống nụ chờ mong em về”
Cái sự đời cứ triền miên ấy đêm lại nối sang ngày, sự da diết trong cõi lòng
người, dồn nén bởi sự mong chờ, từ hy vọng rồi đến tuyệt vọng…
“Trùm chăn càng thấy chạnh lòng
Nhắm mắt càng nhớ càng mong nhớ hoài
Đêm ngày ai nối đến dài
Qua hôm nay lại tới mai ngóng chờ!”
Nhắm mắt càng nhớ càng mong nhớ hoài
Đêm ngày ai nối đến dài
Qua hôm nay lại tới mai ngóng chờ!”
Câu thơ dường như không lối thoát cứ đè nặng trong lòng và đã đến lúc anh phải
san sẻ nó ra thành nhiều mảnh rắc vào thiên nhiên chia cho cỏ cây, hoa lá.
“Gió dồn oằn nặng thân đê
Lối mòn lan cỏ hai lề ngóng em
Làn khuya lách cửa rung rèm
Ngỡ em nép đó ngó xem người chờ…”
Lối mòn lan cỏ hai lề ngóng em
Làn khuya lách cửa rung rèm
Ngỡ em nép đó ngó xem người chờ…”
Vẫn theo cái dòng chảy đó, vẫn nỗi nhớ nhung vấn vương và cái cảm giác như mình
lên cơn sốt, cái tình ở Nguyễn Hữu Khai đằm thắm, sâu nặng mà thủy chung. Đến mức
quên cả mình cho một mối tình đầy trắc trở. Nghe từ con tim, từ mặt đất những động
tĩnh để mà mơ:
“Trưa hè mà thấy lạnh lùng
Thẩn thơ giữa phố ngập ngừng lên xe
Ngày tìm tai chẳng còn nghe
Đêm về lắng sát mặt hè…em đi”
(Xa nhớ)
Thẩn thơ giữa phố ngập ngừng lên xe
Ngày tìm tai chẳng còn nghe
Đêm về lắng sát mặt hè…em đi”
(Xa nhớ)
Vẫn dòng sông ấy Nguyễn Hữu Khai đã cho ta tường tận từ đáy nước đến ngọn nguồn,
câu thơ chân chất, buốt suốt thấm đẫm nỗi đau về hình tượng của sự sống, tình
yêu cũng giống như một thân cây trên không có ngọn, dưới không có rễ, đó là câu
thơ nghẹn lại ngàn đời mà Nguyễn Hữu Khai đã khai thác chính từ sự khô cằn ấy
đã làm nên cái “đắt” của câu thơ bằng những lời tự sự
“Vợ con ghen giận bỏ con rồi
Tòa giở luật xử…cắt đôi nơi
Đã mất vợ rồi giờ mất bố
Ngọn tàn gốc lụi lấy đâu chồi???”
Tòa giở luật xử…cắt đôi nơi
Đã mất vợ rồi giờ mất bố
Ngọn tàn gốc lụi lấy đâu chồi???”
Với một tiếng than như tiếng sét đau xé lòng anh:
“Tình tan! Nghĩa chảy! Hỡi bố ơi!
Hiểu con ngoài bố chỉ có trời
Hàn mãi chẳng lành!...Thôi tại số!
Lòng con đau một bố xót mười!”
(Khóc bố)
Hiểu con ngoài bố chỉ có trời
Hàn mãi chẳng lành!...Thôi tại số!
Lòng con đau một bố xót mười!”
(Khóc bố)
Những câu thơ đầy dáng dấp, vẻ xót xa ân hận cứ đầy lên ngồn ngộn, nó phá vỡ đi
một tình yêu, một gia đình hạnh phúc, bởi những thói thường của một của một căn
bệnh “nghiện” đã dẫn đến sự tan nát không cứu vãn nổi. Tác giả cho ta hiểu thêm
một sự thực mà sự thực ấy đang ẩn náu trong mỗi gia đình chúng ta:
“Trầm tư nâng rượu ngang mày
Thương cha xót mẹ tủi ngày hàn vi!
Nhậu hoài vợ giận bỏ đi
Con thơ nháo nhác khổ gì hơn không?
Một ly…nồng cháy đáy lòng
Hai ly…sóng vỗ ngay trong ngực mình
Ba ly…mắt nhiễu giọt tình
Nút chai ngâm rửa lỗi mình trong chai!
(Hối lỗi)
Thương cha xót mẹ tủi ngày hàn vi!
Nhậu hoài vợ giận bỏ đi
Con thơ nháo nhác khổ gì hơn không?
Một ly…nồng cháy đáy lòng
Hai ly…sóng vỗ ngay trong ngực mình
Ba ly…mắt nhiễu giọt tình
Nút chai ngâm rửa lỗi mình trong chai!
(Hối lỗi)
Với hơn 30 bài thơ trong “Lửa tình” của Nguyễn Hữu Khai, anh viết ở nhiều thể
loại, mỗi đề tài đều thể hiện ở sự khai thác tính độc lập, bên những bài thơ
mang đậm dấu ấn trữ tình, đó là những bài viết về mẹ, quê hương, tình yêu…
Ta cảm nhận được ở thơ anh những nét khắc họa rất thực, cái thực chân chất như cởi mở lòng mình cho thơ. Ngược lại anh coi thơ ví như dòng nước tinh khiết, để tẩy rửa hết bụi trần, lấp đầy lên những nỗi lòng trống trải…Bên những giọt sương lấp lánh, vẫn còn những bài chưa có “đất” khiến cho người đọc cảm thấy sự dàn trải, đôi bài cộm lên, ý chưa thoát như “Tắm sông”…
Ta biết Nguyễn Hữu Khai còn nặng lòng với thơ lắm. Vì thơ là nơi lưu giữ anh còn mãi với quê hương non nước này!
Ta cảm nhận được ở thơ anh những nét khắc họa rất thực, cái thực chân chất như cởi mở lòng mình cho thơ. Ngược lại anh coi thơ ví như dòng nước tinh khiết, để tẩy rửa hết bụi trần, lấp đầy lên những nỗi lòng trống trải…Bên những giọt sương lấp lánh, vẫn còn những bài chưa có “đất” khiến cho người đọc cảm thấy sự dàn trải, đôi bài cộm lên, ý chưa thoát như “Tắm sông”…
Ta biết Nguyễn Hữu Khai còn nặng lòng với thơ lắm. Vì thơ là nơi lưu giữ anh còn mãi với quê hương non nước này!
Tháng 6 năm 2001
Nguyễn Minh Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét