trong cõi tư tưởng Đông
phương
Trần Hữu Dũng:- Chịu khó lược bớt những bài trùng ý, trùng tứ,
thì bàng bạc cả tập là không khí hòa quyện giữa tâm hồn dân tộc Việt và triết
lý tam giáo Khổng-Lão-Phật. Đây là tập thơ tâm huyết của một nhà nghiên cứu văn
học cổ điển Trung Quốc mở cuộc rong chơi ngông cuồng trong cõi tư tưởng muốn
thu nhiếp mười phương tinh hoa Đông phương.
Lục-bát-ba-câu – Cuộc rongchơi trong cõi
tư tưởng Đông phương.
Bài ần Hữu Dviết Trũng.
Tập thơ của Nguyễn Tôn Nhan do Nhà xuất bản Văn Hóa
Văn Nghệ, Tủ sách Hương Tích ấn hành quí IV năm 2012, khổ 13x19 cm, dầy 152
trang.
Nguyễn Tôn Nhan, sinh năm 1948 tại miền Bắc, mất ngày 28
tháng chạp năm Canh Dần (31/1/2011) tại Sài Gòn. Ông là nhà thơ, nhà nghiên cứu
văn học cổ điển Trung Quốc với các tác phẩm như Kinh Lễ, Từ điển Hán
Việt – Văn ngôn dẫn chứng, Nho giáo Trung Quốc, Bách khoa thư Văn hóa
cổ điển Trung Quốc,…
Đây là thi tập do gia đình tác giả tập hợp lại những bài lục bát
ba câu ra mắt nhân ngày giỗ của tác giả. Ngoài 131 trang thơ Nguyễn Tôn Nhan,
còn thêm phần Truy Hoài gồm 10 bài lục bát hai câu rưỡi của Nguyễn lương Vỵ, một
số trích đoạn viết về tác giả và Lục-bát-ba-câu của Bùi Nghi Trang,
Trần Tuấn Kiệt, Mịch La Phong, Nguyễn Lương Vỵ, Nguyễn Tiên Yên, Ngô Nguyên
Nghiễm, và thơ tặng của Đặng Tấn Tới.
Tất cả thơ lục bát ba câu trong tập đều không có tựa đề, theo câu
trích dẫn đầu tập, Thi đáo vô đề thị hóa công của Viên Mai, hình như
ngầm ý nói lên điều nầy.
Vì sao lục bát chỉ có ba câu? Nguyễn Đăng Thường viết: “…nhà thơ
Nguyễn Tôn Nhan đã có thêm những đóng góp giá trị về triết và Hán học. Ông cũng
là người sáng chế thể lục bát ba câu, một loại hài cú Việt, phong phú hóa thơ
ta…”. Còn Nguyễn Tiên Yên cho rằng: “…câu-lục trong lục-bát-ba-câu không
phải là điểm dừng khơi gợi cho thiên hạ tự tiện điền thêm một câu-bát-ngát thừa
thãi nào nữa mà đó là câu–kết / câu–chấm hết /… / câu–dồn vào ải lộ buộc lòng
phải đáo bỉ ngạn”.
Mở đầu tập thơ:
Một là vượt cửa tử sinh
Hai là trụ được một mình
ở đây
Ba là không vơi không đầy.
Đây như một lời nhắn gửi cho chính tác giả, người tự xưng là
Ngu cốc tiên sinh, sống nhiều năm ở đất Gia Định.
Thong thả đọc từng đoạn thơ, cả ý lẫn tình thấm đẫm, có những
câu vụt lên sáng chói bất ngờ.
Tám hàng xe chạy. tan sương sớm rồi
Em ơi. buồn đến chết người.
Thì thào giun dế gọi nhau
Tiếng em hát đủ làm đau chín chiều
Một lần ngẫm cũng là nhiều.
Tám trăm la-hán ngồi trân
Đâu bằng anh cứ lần khân cõi đời
Sau này chưa muộn về nơi.
Rống lên một tiếng tan đò
Vầng trăng tráng trứng nằm co góc trời
Càn khôn hơi ấm nhạt rồi.
Trần Hữu Dũng
Nguồn: Tạp chí Văn Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét