Chúng ta thường nghe nói: "Bài nhạc đó có tiết tấu
nhanh" hay "Bản nhạc nọ có tiết tấu chậm". Vậy tiết tấu là gì?
Trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Rhythm- Tiết tấu trong âm nhạc.
RHYTHM - TIẾT TẤU
1. Là cách tổ chức thời gian trong âm nhạc
2. Rhythm phân chia những khoảng thời gian dài thành những đơn vị nhỏ hơn.
3. Làm cho Melody - giai điệu có hình dạng.
Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc. Nói dễ hiểu thì tiết tấu đại diện cho sự nhanh hay chậm của một đoạn nhạc. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho bản nhạc. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu và lúc kết thúc. Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp với tình ý của chủ đề bản nhạc. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis).
Nói tiết tấu là nghĩ đến nhịp.
Tốc độ thích hợp (Strict Tempo)?
Mỗi điệu nhảy chỉ thích hợp ở một khoảng tốc độ nào đó của âm nhạc. Đó là “Tốc độ thích hợp” Như vậy đó, Tốc độ thích hợp chỉ là số nhịp phút cố định ví thử như là 30 hay 50 chẳng hạn. Tôi chắc rằng các tốc độ đó đã được nêu đây đó trong các lớp học khiêu vũ. Thường nó cũng có những khoảng du di 1 hay 2 nhịp phút. Hãy xem tốc độ của các điệu nhảy bằng đơn vị nhịp phút , có hai cách viết tắt băng tiếng Anh là (bpm) hay (mpm) là như nhau!
•Foxtrot - 30 nhịp phút
•Waltz - 30 nhịp phút
•Tango - 32 nhịp phút
•Cha Cha Cha - 32
•Quick Step . - 50 nhịp phút
•Samba - 50 nhịp phút
•Rumba - 27 nhịp phút
•Jive - 44 nhịp phút
•Paso Doble - 60 nhịp phút
•Van Viên - 60 nhịp phút
Phân nhịp
Kể từ khi các cuộc thi chuyên nghiệp yêu cầu các thí sinh phải được trang bị sự hiểu biết về phân nhịp, tôi muốn có vài vài dòng về chuyên mục này để chúng ta không hiểu sai về nó. Khi một bản nhạc được hoàn thành, nó được cấu tạo bởi những phần nhạc tách biệt hoặc "những câu nhạc". Sự phân chia theo cách này gọi là sự phân nhịp.
Đối với vũ công, sự phân nhịp bao gồm một seri những chuyển động được thể hiện trong một phần thuộc biên đạo bài nhảy. Trước tiên, một tổ hợp bước nào đó trong bài nhảy được gọi là "có phân nhịp" khi tất cả các bước chân hay các chuyển động được biên đạo sao cho thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc phù hợp với một phân đoạn nhịp, nói một cách khác là phù hợp với câu nhạc.
Phân nhịp là điều quan trọng đối với hoạt động sân khấu, biểu diễn và khiêu vũ trình diễn ballroom và Latin. Kể từ khi những người làm công việc biên đạo được trang bị trước kiến thức về nhạc để biên soạn những chương trình vừa kể trên, việc phân nhịp đã không còn là việc khó.
Vấn đề nảy sinh khi người ta muốn đưa việc phân nhịp vào những kết nối có tính chất tự do của một bài thi đấu, vì nó sẽ phải thích hợp với bất kỳ bản nhạc nào trong một tiết tấu nào đó.
Thật không may, các bản nhạc thường không phải lúc nào cũng theo một tiêu chuẩn nhất định...các nhạc sĩ thường có thói quen "thay đổi thất thường". Thay vì một bản nhạc thường có 4 nhịp mở đầu, họ có thể đưa số nhịp mở đầu này đến hơn 16 nhịp.
Các trường đoạn trong một bản nhạc có thể là 12, 32, hoặc 48 nhịp - với các câu 4 hoặc câu 8. Điều này đã gây không ít khó khăn, nhiều bản nhạc Samba có 2 nhịp kết nối giữa các trường đoạn.
Nếu buộc phải phân câu cho phong cách nhảy Latin tự do thì tốt nhất là bạn hãy phân thành các câu 4 nhịp - sự phân câu theo kiểu này có thể không hoàn toàn đúng - nhưng đó là giải pháp tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn.
(Trích dịch theo "The Laird Technique of Latin Dancing. Xuất bản là thứ 6, 2003)
Đặc biệt trong các tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ Gõ thường được tận dụng triệt để. Đã có nhiều nhà soạn nhạc sử dụng một cách khéo léo các nhạc khí bộ gõ, tạo nên những hiệu quả bất ngờ rất thú vị.
Tiết tấu Habanera
Trong cuốn sách "THE LAIRD TECHNIQUE OF LATIN DANCING" xuất bản lần thứ sáu năm 2003 (cuốn sách được xuất bản để tường nhớ tới Walter Laird vì những đóng góp to lớn của ông cho kỹ thuật của các vũ điệu Latin) có một chuyên mục khá thú vị có tiêu đề "Habanera Rhythm"
Tiết tấu Habanera xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ban Nha nhưng nó chỉ thực sự tồn tại ở Cuba. Vũ điệu được biết đến với cái tên " Habanera" đã trở thành vũ điệu rất phổ biến ở Cuba vào khoảng giữa thế kỷ 18. Ngoài ra, có một chi tiết thú vị cần lưu ý là điệu nhảy Tango, sản phẩm rất quen thuộc của Achentina đã trở nên cuốn hút vì gương mặt mới của nó khi cũng sử dụng tiết tấu Habanera.
Khoảng 12 năm trước, Julie và tôi đã nghiên cứu khá sâu về "tiết tấu Habanera". Chúng tôi đã đi đến kết luận là cách thức và đặc tính của Rumba có thể sẽ được coi là khuôn mẫu bởi "tiết tấu Habanera". Đây là tiết tấu lý tưởng cho người đàn ông trong Rumba để tạo ra tốc độ cao cho chuyển động của cơ thể, và cũng là lý tưởng cho bạn nữ để diễn tả sự cự tuyệt của mình với người bạn trai, hoặc có thể hơn nữa, diễn tả tình cảm của mình trong cơn giận giữ của người bạn trai khi người yêu của anh ta bị người đàn ông khác tán tỉnh. Cả hai chúng tôi đã có những bài giảng về "Habanera Rhythm" và chúng đã được truyền bá vào đầu thập niên 90, được một số vận động viên thi đấu đã qua lớp đào tạo của chúng tôi, đưa vào bài nhảy của họ. Ngày nay, chỉ còn rất ít vận động viên chưa sử dụng tiết tấu"Habanera Rhythm" trong bài nhảy của mình. Tất nhiên, tồn tại cả xu hướng lạm dụng việc sử dụng tiết tấu này, hiểu sai mục đích sử dụng chúng, và điều tồi tệ đã xảy ra cho tất cả những người đàn ông là không biết cách dẫn và kiểm soát chuyển động để bảo đảm cho người bạn nữ đạt được sự đúng đắn trong tư thế, TRONG SỰ CÂN BẰNG, với nụ cười mãn nguyện trên môi. Trước tiên, phải quan tâm tới việc áp dụng tiết tấu "Habanera Rhythm" một cách dè sẻn và có cân nhắc.
Cách đếm khi sử dụng tiết tấu "Habanera Rhythm" trong Rumba Cuba của giới khiêu vũ chuyên nghiệp được trình bày dưới đây :
Thứ tự bước chân 1 2 3 4 5 6
Đếm theo Cuba Rumba 2 3 4.1 2 3 4.1
Đếm theo "Habanera Rhythm" 2 3 4.1.2 & 3 4.1
Để thay thế cho cách đếm thông thường bằng cách đếm với tiết tấu "Habanera Rhythm" trong vũ hình Rumba cơ bản cần có hai nhịp nhạc để kết thúc trong Thế Fan và được thực hiện như sau :
Thực hiện bước 1 2 Đếm 2 3 Không thay đổi
Thực hiện bước 3. Đếm 4.1.2 Giữ nguyên tư thế ở phách 2
Thực hiện bước 4. Đếm & Nam CP lùi - gót không tiếp sàn.
Nữ CT tiến - tiêp sàn nửa bàn trên
Thực hiện bước 5. Đếm 3. Nam chuyển tt lên CT
Nữ CP lùi và hơi sang ngang - bước Dạo
quay.
Thực hiện bước 6. Đếm 4.1. Nam CP sang ngang và hơi tiến - Dạo tiến quay để kết trong Thế Fan.
Nữ CT lùi để kết trong Thế Fan.
Dưới đây là danh mục một số vũ hình cơ bản có thể áp dụng tiết tấu "Habanera Rhythm"
Đó là nhịp thứ hai trong các vũ hình 2 nhịp được kết trong Thế Fan sau đây : Close Hip Twist, Open Hip Twist, Spiral, Curl, vv... Nhịp cuối cùng của vũ hình Runaway Alemana. Vũ hình Syncopated Open Hip Twist trong Rumba cũng chính là vũ hình áp dụng "Habanera Rhythm".
(Walter Laird 1920 - 2002. TheLaird Technique of Latin Dancing) ĐẾM NHẠC TRONG KHIÊU VŨ
Trong quá trình học tập khiêu vũ “Đếm Nhạc” đóng một vai trò quan trọng. Đếm nhạc (trong khiêu vũ) là kiểm soát sự tương ứng giữa diễn tiến của các phách nhạc và diễn tiến của các động tác của cơ thể trong các step nhảy.
Việc đếm nhạc liên quan đến các yếu tố sau:
1) Hệ thống các tín hiệu như 1 2 3 ..., “and”, “và”, “a”, “nhanh”, “chậm”, “quick”, “slow, “nhẹ” “mạnh”, “cha cha cha” ...
2) Nhịp điệu (tiết tấu) tức là cấu trúc thời gian tính theo phách giữa các tín hiệu đếm.
3) Ngữ điệu khi phát âm các tín hiệu như nhấn hoặc không nhấn hoặc kéo dài. Thí dụ trong VAN dáng lẽ đếm một hai ba thì lại đếm một, haaai, ba hoặc trong JIVE thay vì đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 thì lại đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 (nhấn mạnh vào 2 và 4 ).
Khi tập nhảy cùng một điệu nhảy người ta có thể đếm theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ : Trong Rumba nếu đếm theo thứ tự các step nhảy thì là 1 2 3 4 5 6, nếu đếm theo phách nhạc thì là 2 3 4_1 2 3 4_1, nếu đếm theo tiết tấu thì là NHANH NHANH CHẬM NHANH NHANH CHẬM . Đếm như thế nào còn phụ thuộc vào trình độ, trình độ càng cao cách đếm càng phức tạp. Thí dụ với BASIC MOVEMENT của Rumba khi mới học thì đếm 234_1 234_1, cao hơn có thể đếm 2&3&4&1&2&3&4&1&, cao hơn nữa có thể đếm 2&a3&a4&1&a. Với BASIC MOVEMENT của JIVE khi mới học có thể đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 hoặc 12 3 a 4 5 a 6, cao hơn thì lại đếm 1 2 3 a 4 1 a 2 hoặc 3 4 1 a 2 3 a 4 ( đó là đếm theo nhịp nhạc để khớp vào câu nhạc – musical phrasing). Cách đếm nhạc cũng phụ thuộc vào việc quan niệm nhạc được viết trong nhịp nào. Thí dụ với tổ hợp Two Walk / Progressive Link / Closed Promenade của TANGO nếu quan niệm nhạc được viết trong nhịp 4/4 thì người ta có thể đếm 1_2 / 3_4 / 2 2 / 3_4 3 2 3 _4. Nhưng nếu quan niệm nhạc viết trong nhịp 2/4 thì lại đếm 1_& / 2_& / 2 & / 2_& 3 & 2_&.
Khi đếm nhạc, kỹ năng đầu tiên phải đảm bảo là phải đếm đúng tiết tấu nghĩa là phải đếm sao cho khớp với cấu trúc thời gian (timing) của bước nhảy. Phải đếm sao cho quãng thời gian giữa các phách phải đều nhau tăm tắp như một máy đánh nhịp (métronome). Tuyệt đối không đếm lúc nhanh lúc chậm , lỗi này thường mắc phải khi tập những bước nhảy khó. Với những ai đã từng học nhạc thì kỹ năng đếm nhạc có thể không thành vấn đề. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ học nhạc thì nên có sự đầu tư cho kỹ năng này. Nên tập vỗ tay hoặc gõ nhẹ trên mặt bàn các cấu trúc tiết tấu liên quan đến 1 phách (trong Van), ½ phách (trong Chac Cha Cha), 2/3 và 1/3 phách (trong SWING), ¾ và ¼ phách (trong JIVE và SAMBA). Xa hơn nữa cần tập đếm với cấu trúc ¼ ¼ ¼ ¼ phách .
Khi tập cá nhân thì tất nhiên mỗi người phải tự đếm. Nhưng có một nguyên tắc rất quan trọng là : Khi đã dứng vào đôi thì chỉ có người dẫn (thực tế là NAM) được đếm. Người theo ( thực tế là NỮ) không bao giờ được đếm Tốt nhất là người dẫn chỉ đếm thầm trong óc và người theo thông qua kết nối (connection) tại các điểm tiếp xúc để cảm nhận tiết tấu của các động tác từ người dẫn chuyển sang. Hay như các chuyên gia khiêu vũ thường nói là người theo không nghe nhạc bằng tai của mình mà nghe nhạc bằng tai của người dẫn.
Tìm hiểu về Clave
Trong thuật ngữ âm nhạc Latin , từ “clave” không chỉ dùng để chỉ một loại nhạc cụ mà còn nhằm chỉ một loại nhịp điệu cụ thể mà được diễn tấu và giữ nhịp chủ yếu bằng nhạc cụ này. Do vậy từ này có thể có hai nghĩa :
1- Là nhạc cụ nằm trong bộ giữ nhịp của nhiều ban nhạc Latin, thường chơi nhạc Mambo hay Salsa.
2- Thường dùng cho loại kiểu nhịp chiếm 2 nhịp nhạc 4/4 như Mambo chẳng hạn.
Nhạc Latin có cội nguồn từ âm nhạc có tên là Châu Phi – Cuba (Afro-Cuban music) và được gọi là “kiểu nhịp đáp trả” (response pattern). Trong các điệu nhảy dựa trên nền tảng “clave” bạn phải đáp trả lại các xung của các phách gây ra bởi không có ở đếm 1 và ba bước chân từ đếm 2 đến đến 4. Kiểu nhảy như vậy gọi là nhảy với kiểu nhịp clave! Với người khiêu vũ, cáhc tốt nhất là thực hiện bước nhảy trong nhịp điệu của nó. Trên hết, cần phải nghe âm nhạc nói gì với bạn bảo bạn phải chuyển động ra sao. Khi nhảy các điệu Rumba, Mambo, Cha Cha, Salsa và phần lớn nhạc Châu Phi – Cuba cần phải hiểu và tìm được nhịp điệu “clave” trong âm nhạc.
Kiểu nhịp “clave” tạo ra sự sắp xếp nhịp điệu trong âm nhạc Cuba, mà gốc của nó dựa trên nhịp điệu của chuông (bell) và trống Châu Phi. Trong quá khứ kiểu nhịp “clave” được chơi ở nhịp 12/8 ,nhưng sau này do ảnh hưởng của âm nhạc Châu Âu nó chuyển thành nhịp 4/4 như chúng ta kiêu vũ ngày nay.
Vậy “clave” là cái gì? Về nghĩa cụ thể nó là một nhạc cụ có nguồn gốc Cuba ( có thể nói là từ xường đóng tàu ở Havana). Nó chỉ là hai thanh gỗ khi gõ vào nhau tạo ra kiểu nhịp “clave” .
Kiểu nhịp “clave” là nhóm 5 nốt , trong hai nhịp tạo nên hầu hết các nhịp điệu Latin thuộc nhóm Rumba, Mambo, Cha Cha, Salsa . Nó gồm một phần “mạnh “ có 3 nốt (còn gọi là tresillo), và phần “yếu” gồm 2 nốt và bắt đầu từ một nhịp khác sang. Có hai kiểu nhịp “clave” chính là son clave và rumba clave và những dạng khác là 6/8 clave . Các nốt được gõ clave theo 2 kiểu chính :
Kiểu 3-2 Clave
Nghe thấy gõ clave như sau ( gạch dưới là chỗ gõ clave):
1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8 và
Kiểu 2-3 Clave ( còn gọi là " Clave Ngược")
1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8 và
Vậy thì nó khác nhau ở chỗ nào?
Kiểu 3-2 Clave ta thấy nhịp thứ nhất clave gõ 3 lần còn nhịp thứ 2 gõ 2 lần.
Kiểu 2-3 Clave ta thấy nhịp thứ nhất clave gõ 2 lần còn nhịp thứ 2 gõ 3 lần , tên goi như vậy vì nó đảo ngược với kiểu thứ nhất.
Mô tả bước cơ bản qua âm nhạc clave
Mặc dù ngày nay ở Cuba, Puerto Ricans hay nhiều nơi khác đã có thm nhiều nhạc cụ bằng đồng, điện tử và nhiều nhạc cụ hiện đại khác, nhưng âm thanh tâm điểm của âm nhạc Cuba vẫn là sự nhịp điệu của các thanh gỗ clave Châu Phi.
Kiểu nhịp clave truyền thống viết ở nhịp 12/8 kết hợp với trống và chuông Châu Phi. Tuy nhiên Ngươì Châu Au có do thói quen với nhịp truyền thống của họ dạng nhịp hành khúc và mô chút ảnh hưởng của đã tạo ra tạo ra dạng nhịp điệu Clave nhưng ở nhịp 4/4 .
Như ta biết âm nhạc chia làm các đoạn theo các kiểu đệm ( ví dụ : như Van có kiểu đệm là Bùm chát chát – 1, 2,3 chẳng hạn) , các kiểu đệm chia làm các nhịp. Các điệu như Rumba, Salsa, Chacha , một kiêủ đệm gồm hai nhịp . Trong mỗi nhịp lại chia ra thành các phần bằng nhau gọi là đếm. Với các điệu viết ở nhịp 4/4 , ta hiểu sẽ có 4 đếm trong một nhịp và có 8 đếm cho một kiểu đệm.
Trong một dàn nhạc có nhiều nhạc cụ, do vậy từng nhạc cụ trong một phịp có thể tạo ra sự nhận mạnh cùng hay khác thời điểm. Những trọng âm này có thể rơi vào đếm (1,2,3,4) hay không rơi vào đếm ( và).
Đối với người khiêu vũ, điều quan trọng là tập trung nghe ra được các trong âm của âm nhạc nó sẽ giúp bạn tạo ra những câu nhảy trong một bài nhảy. Nói một cách khác bằng chuyển động ta mô tả hình ảnh của âm nhạc ( câu ngắn gọn này chao ôi thực khó-Pre).
Trước khi, học khiêu vũ , bạn bạn cần cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc và rồi mới học cách chuyển động và bước nhảy. Nhiều người lại không nghe nhạc mà lại thay vì bằng cách học nhảy và cảm nhận về âm nhạc được thay thế bằng các tổ hợp bước nhảy được vũ sư của mình xắp xếp sẵn. Nếu bạn là người nhảy tốt bạn cần hiểu âm nhạc trợ giiúp cho bạn phát triển các cảm nhận, từ đó thể hiện ra bằng các biểu cảm vật lý. Chỉ có sự hiểu tường tận về âm nhạc mới giúp bạn trở thành "người nhảy siêu".
Cả bốn điệu Rumba, Mambo, Cha Cha và Salsa có cùng một nhóm bước cơ bản chung. 1- Nam tiến chân trái , 2- trả trọng tâm về chân phải tại chỗ và 3- rồi đưa chân trái về sang ngang ( hay hơi lùi) , Nữ ngược lại. Sự khác biệt chỉ nằm ở bước 3 mà thôi. Các tài liệu lịch sử điệu nhảy , cho rằng ý nghĩa bước nhảy này nhằm mô tả như sau : " Người Nam giới cố gắng dụ dỗ nhưng người nữ lại đẩy anh ta ra xa. Anh ta lùi lại nhưng rồi lấy can đảm lại cố gắng làm lại việc trên nhiều lần"
Thể hiện qua bước nhảy như sau , người nam biểu lộ hành động bằng cách tiến chân trái ở đếm 2 . Bạn nữ giữ anh ta lại và đẩy anh ta lùi lại ( chân phải lùi ở đếm 3) . Anh ta lùi tiếp ( chân trái lùi sang ngang đếm 4 ) và dừng lại nghĩ xem nên làm gì tiếp ( đếm 5) . Anh ta tiếp tục lùi xa nữ ( chân phải lùi), nhưng đến lúc này chị ta lại khuyến khích anh ta tiến. Anh ta liền tiến băng bước chuyển trọng tâm ra phái trước, nhưng chị ta lại xấu hổ và lại lùi chuyển trọng tâm ra sau. Anh ta tiến thì chị ấy lại lùi. Anh ta dưng và tự nghĩ " Cô ta đùa với mình chăng?" Nhưng một ý nghĩ mơ hồ nhận ra từ mắt của cô nàng , anh ta lai quyết định làm lại từ đầu. Và một lần nữa lại bắt đầu lại!
Về Chép nhạc
Nhạc Rumba, chacha, Mambo và Salsa chơi ở nhịp 4/4. Xem xét hai nhịp âm nhạc:
Chúng ta có 4 phách ( phách 1,2,3 và 4) trong một nhịp và chúng ta có thể xem nó như là 8 nôt móc đơn trong nhịp và đặt tên như sau :
1, 1&, 2, 2&, 3, 3&, 4 and 4&.
Khi mô tả cả hai nhịp ta sẽ dùng thêm các phách 5, 6, 7 and 8, những hiệu quả hơn là ta lặp lại các phách 1, 2, 3, 4, thêm một lần nữa cho nhịp thứ hai.
Ta gọi phách 1, 3, 5, 7 là phách mạnh , còn phách 2, 4, 6, 8 là phách nhẹ.
Phách mạnh cho cảm giác rơi xuống , vững vàng, phách nhẹ có đặc trung lơ lửng và nhẹ.
Nhiều nhà soạn nhạc viết thay vì viết cho hai nhịp dồn vào một nhịp bằng cách đổi nốt đen thành nốt móc đơn. Cách viết này sẽ dồn cả bốn phách mạnh vào trong chỉ một nhịp, tuy nhiên nó sẽ gây cho việc đọc nhạc khó khăn hơn.
Học cách đếm
Cơ bản cần hiểu được nhịp điệu (….và những gì tranh luận trong bài viết này) là ta có đếm được nhạc. Mọi người khiêu vũ có trình cần phải đếm được 1,2,3,4 cùng với nhạc và sao cho có thể xác định, nhanh và chắc chắn 1 ở đâu trong câu nhạc (hay ít nhất chỗ nào phách mạnh rơi xuống). (Theo Pre: cũng không phải nhiều các vũ sư và vũ công Việt Nam làm được điều này).
Sự khác biệt căn bản của các điệu nhảy Latin với kiểu nhịp clave là ta xuất phát ở đếm 2 của nhịp mà nhịp đó không có gõ clave ở đếm 2 và 3 (tức là vào nhịp thứ nhất của kiểu clave và nhịp thứ 2 của clave ngược). Điều này hoàn toàn khác với các điệu ballroom, ta phải xuất phát ở đếm 1.
RHYTHM - TIẾT TẤU
1. Là cách tổ chức thời gian trong âm nhạc
2. Rhythm phân chia những khoảng thời gian dài thành những đơn vị nhỏ hơn.
3. Làm cho Melody - giai điệu có hình dạng.
Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc. Nói dễ hiểu thì tiết tấu đại diện cho sự nhanh hay chậm của một đoạn nhạc. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho bản nhạc. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu và lúc kết thúc. Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp với tình ý của chủ đề bản nhạc. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis).
Nói tiết tấu là nghĩ đến nhịp.
Tốc độ thích hợp (Strict Tempo)?
Mỗi điệu nhảy chỉ thích hợp ở một khoảng tốc độ nào đó của âm nhạc. Đó là “Tốc độ thích hợp” Như vậy đó, Tốc độ thích hợp chỉ là số nhịp phút cố định ví thử như là 30 hay 50 chẳng hạn. Tôi chắc rằng các tốc độ đó đã được nêu đây đó trong các lớp học khiêu vũ. Thường nó cũng có những khoảng du di 1 hay 2 nhịp phút. Hãy xem tốc độ của các điệu nhảy bằng đơn vị nhịp phút , có hai cách viết tắt băng tiếng Anh là (bpm) hay (mpm) là như nhau!
•Foxtrot - 30 nhịp phút
•Waltz - 30 nhịp phút
•Tango - 32 nhịp phút
•Cha Cha Cha - 32
•Quick Step . - 50 nhịp phút
•Samba - 50 nhịp phút
•Rumba - 27 nhịp phút
•Jive - 44 nhịp phút
•Paso Doble - 60 nhịp phút
•Van Viên - 60 nhịp phút
Phân nhịp
Kể từ khi các cuộc thi chuyên nghiệp yêu cầu các thí sinh phải được trang bị sự hiểu biết về phân nhịp, tôi muốn có vài vài dòng về chuyên mục này để chúng ta không hiểu sai về nó. Khi một bản nhạc được hoàn thành, nó được cấu tạo bởi những phần nhạc tách biệt hoặc "những câu nhạc". Sự phân chia theo cách này gọi là sự phân nhịp.
Đối với vũ công, sự phân nhịp bao gồm một seri những chuyển động được thể hiện trong một phần thuộc biên đạo bài nhảy. Trước tiên, một tổ hợp bước nào đó trong bài nhảy được gọi là "có phân nhịp" khi tất cả các bước chân hay các chuyển động được biên đạo sao cho thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc phù hợp với một phân đoạn nhịp, nói một cách khác là phù hợp với câu nhạc.
Phân nhịp là điều quan trọng đối với hoạt động sân khấu, biểu diễn và khiêu vũ trình diễn ballroom và Latin. Kể từ khi những người làm công việc biên đạo được trang bị trước kiến thức về nhạc để biên soạn những chương trình vừa kể trên, việc phân nhịp đã không còn là việc khó.
Vấn đề nảy sinh khi người ta muốn đưa việc phân nhịp vào những kết nối có tính chất tự do của một bài thi đấu, vì nó sẽ phải thích hợp với bất kỳ bản nhạc nào trong một tiết tấu nào đó.
Thật không may, các bản nhạc thường không phải lúc nào cũng theo một tiêu chuẩn nhất định...các nhạc sĩ thường có thói quen "thay đổi thất thường". Thay vì một bản nhạc thường có 4 nhịp mở đầu, họ có thể đưa số nhịp mở đầu này đến hơn 16 nhịp.
Các trường đoạn trong một bản nhạc có thể là 12, 32, hoặc 48 nhịp - với các câu 4 hoặc câu 8. Điều này đã gây không ít khó khăn, nhiều bản nhạc Samba có 2 nhịp kết nối giữa các trường đoạn.
Nếu buộc phải phân câu cho phong cách nhảy Latin tự do thì tốt nhất là bạn hãy phân thành các câu 4 nhịp - sự phân câu theo kiểu này có thể không hoàn toàn đúng - nhưng đó là giải pháp tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn.
(Trích dịch theo "The Laird Technique of Latin Dancing. Xuất bản là thứ 6, 2003)
Đặc biệt trong các tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ Gõ thường được tận dụng triệt để. Đã có nhiều nhà soạn nhạc sử dụng một cách khéo léo các nhạc khí bộ gõ, tạo nên những hiệu quả bất ngờ rất thú vị.
Tiết tấu Habanera
Trong cuốn sách "THE LAIRD TECHNIQUE OF LATIN DANCING" xuất bản lần thứ sáu năm 2003 (cuốn sách được xuất bản để tường nhớ tới Walter Laird vì những đóng góp to lớn của ông cho kỹ thuật của các vũ điệu Latin) có một chuyên mục khá thú vị có tiêu đề "Habanera Rhythm"
Tiết tấu Habanera xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ban Nha nhưng nó chỉ thực sự tồn tại ở Cuba. Vũ điệu được biết đến với cái tên " Habanera" đã trở thành vũ điệu rất phổ biến ở Cuba vào khoảng giữa thế kỷ 18. Ngoài ra, có một chi tiết thú vị cần lưu ý là điệu nhảy Tango, sản phẩm rất quen thuộc của Achentina đã trở nên cuốn hút vì gương mặt mới của nó khi cũng sử dụng tiết tấu Habanera.
Khoảng 12 năm trước, Julie và tôi đã nghiên cứu khá sâu về "tiết tấu Habanera". Chúng tôi đã đi đến kết luận là cách thức và đặc tính của Rumba có thể sẽ được coi là khuôn mẫu bởi "tiết tấu Habanera". Đây là tiết tấu lý tưởng cho người đàn ông trong Rumba để tạo ra tốc độ cao cho chuyển động của cơ thể, và cũng là lý tưởng cho bạn nữ để diễn tả sự cự tuyệt của mình với người bạn trai, hoặc có thể hơn nữa, diễn tả tình cảm của mình trong cơn giận giữ của người bạn trai khi người yêu của anh ta bị người đàn ông khác tán tỉnh. Cả hai chúng tôi đã có những bài giảng về "Habanera Rhythm" và chúng đã được truyền bá vào đầu thập niên 90, được một số vận động viên thi đấu đã qua lớp đào tạo của chúng tôi, đưa vào bài nhảy của họ. Ngày nay, chỉ còn rất ít vận động viên chưa sử dụng tiết tấu"Habanera Rhythm" trong bài nhảy của mình. Tất nhiên, tồn tại cả xu hướng lạm dụng việc sử dụng tiết tấu này, hiểu sai mục đích sử dụng chúng, và điều tồi tệ đã xảy ra cho tất cả những người đàn ông là không biết cách dẫn và kiểm soát chuyển động để bảo đảm cho người bạn nữ đạt được sự đúng đắn trong tư thế, TRONG SỰ CÂN BẰNG, với nụ cười mãn nguyện trên môi. Trước tiên, phải quan tâm tới việc áp dụng tiết tấu "Habanera Rhythm" một cách dè sẻn và có cân nhắc.
Cách đếm khi sử dụng tiết tấu "Habanera Rhythm" trong Rumba Cuba của giới khiêu vũ chuyên nghiệp được trình bày dưới đây :
Thứ tự bước chân 1 2 3 4 5 6
Đếm theo Cuba Rumba 2 3 4.1 2 3 4.1
Đếm theo "Habanera Rhythm" 2 3 4.1.2 & 3 4.1
Để thay thế cho cách đếm thông thường bằng cách đếm với tiết tấu "Habanera Rhythm" trong vũ hình Rumba cơ bản cần có hai nhịp nhạc để kết thúc trong Thế Fan và được thực hiện như sau :
Thực hiện bước 1 2 Đếm 2 3 Không thay đổi
Thực hiện bước 3. Đếm 4.1.2 Giữ nguyên tư thế ở phách 2
Thực hiện bước 4. Đếm & Nam CP lùi - gót không tiếp sàn.
Nữ CT tiến - tiêp sàn nửa bàn trên
Thực hiện bước 5. Đếm 3. Nam chuyển tt lên CT
Nữ CP lùi và hơi sang ngang - bước Dạo
quay.
Thực hiện bước 6. Đếm 4.1. Nam CP sang ngang và hơi tiến - Dạo tiến quay để kết trong Thế Fan.
Nữ CT lùi để kết trong Thế Fan.
Dưới đây là danh mục một số vũ hình cơ bản có thể áp dụng tiết tấu "Habanera Rhythm"
Đó là nhịp thứ hai trong các vũ hình 2 nhịp được kết trong Thế Fan sau đây : Close Hip Twist, Open Hip Twist, Spiral, Curl, vv... Nhịp cuối cùng của vũ hình Runaway Alemana. Vũ hình Syncopated Open Hip Twist trong Rumba cũng chính là vũ hình áp dụng "Habanera Rhythm".
(Walter Laird 1920 - 2002. TheLaird Technique of Latin Dancing) ĐẾM NHẠC TRONG KHIÊU VŨ
Trong quá trình học tập khiêu vũ “Đếm Nhạc” đóng một vai trò quan trọng. Đếm nhạc (trong khiêu vũ) là kiểm soát sự tương ứng giữa diễn tiến của các phách nhạc và diễn tiến của các động tác của cơ thể trong các step nhảy.
Việc đếm nhạc liên quan đến các yếu tố sau:
1) Hệ thống các tín hiệu như 1 2 3 ..., “and”, “và”, “a”, “nhanh”, “chậm”, “quick”, “slow, “nhẹ” “mạnh”, “cha cha cha” ...
2) Nhịp điệu (tiết tấu) tức là cấu trúc thời gian tính theo phách giữa các tín hiệu đếm.
3) Ngữ điệu khi phát âm các tín hiệu như nhấn hoặc không nhấn hoặc kéo dài. Thí dụ trong VAN dáng lẽ đếm một hai ba thì lại đếm một, haaai, ba hoặc trong JIVE thay vì đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 thì lại đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 (nhấn mạnh vào 2 và 4 ).
Khi tập nhảy cùng một điệu nhảy người ta có thể đếm theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ : Trong Rumba nếu đếm theo thứ tự các step nhảy thì là 1 2 3 4 5 6, nếu đếm theo phách nhạc thì là 2 3 4_1 2 3 4_1, nếu đếm theo tiết tấu thì là NHANH NHANH CHẬM NHANH NHANH CHẬM . Đếm như thế nào còn phụ thuộc vào trình độ, trình độ càng cao cách đếm càng phức tạp. Thí dụ với BASIC MOVEMENT của Rumba khi mới học thì đếm 234_1 234_1, cao hơn có thể đếm 2&3&4&1&2&3&4&1&, cao hơn nữa có thể đếm 2&a3&a4&1&a. Với BASIC MOVEMENT của JIVE khi mới học có thể đếm 1 2 3 a 4 3 a 4 hoặc 12 3 a 4 5 a 6, cao hơn thì lại đếm 1 2 3 a 4 1 a 2 hoặc 3 4 1 a 2 3 a 4 ( đó là đếm theo nhịp nhạc để khớp vào câu nhạc – musical phrasing). Cách đếm nhạc cũng phụ thuộc vào việc quan niệm nhạc được viết trong nhịp nào. Thí dụ với tổ hợp Two Walk / Progressive Link / Closed Promenade của TANGO nếu quan niệm nhạc được viết trong nhịp 4/4 thì người ta có thể đếm 1_2 / 3_4 / 2 2 / 3_4 3 2 3 _4. Nhưng nếu quan niệm nhạc viết trong nhịp 2/4 thì lại đếm 1_& / 2_& / 2 & / 2_& 3 & 2_&.
Khi đếm nhạc, kỹ năng đầu tiên phải đảm bảo là phải đếm đúng tiết tấu nghĩa là phải đếm sao cho khớp với cấu trúc thời gian (timing) của bước nhảy. Phải đếm sao cho quãng thời gian giữa các phách phải đều nhau tăm tắp như một máy đánh nhịp (métronome). Tuyệt đối không đếm lúc nhanh lúc chậm , lỗi này thường mắc phải khi tập những bước nhảy khó. Với những ai đã từng học nhạc thì kỹ năng đếm nhạc có thể không thành vấn đề. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ học nhạc thì nên có sự đầu tư cho kỹ năng này. Nên tập vỗ tay hoặc gõ nhẹ trên mặt bàn các cấu trúc tiết tấu liên quan đến 1 phách (trong Van), ½ phách (trong Chac Cha Cha), 2/3 và 1/3 phách (trong SWING), ¾ và ¼ phách (trong JIVE và SAMBA). Xa hơn nữa cần tập đếm với cấu trúc ¼ ¼ ¼ ¼ phách .
Khi tập cá nhân thì tất nhiên mỗi người phải tự đếm. Nhưng có một nguyên tắc rất quan trọng là : Khi đã dứng vào đôi thì chỉ có người dẫn (thực tế là NAM) được đếm. Người theo ( thực tế là NỮ) không bao giờ được đếm Tốt nhất là người dẫn chỉ đếm thầm trong óc và người theo thông qua kết nối (connection) tại các điểm tiếp xúc để cảm nhận tiết tấu của các động tác từ người dẫn chuyển sang. Hay như các chuyên gia khiêu vũ thường nói là người theo không nghe nhạc bằng tai của mình mà nghe nhạc bằng tai của người dẫn.
Tìm hiểu về Clave
Trong thuật ngữ âm nhạc Latin , từ “clave” không chỉ dùng để chỉ một loại nhạc cụ mà còn nhằm chỉ một loại nhịp điệu cụ thể mà được diễn tấu và giữ nhịp chủ yếu bằng nhạc cụ này. Do vậy từ này có thể có hai nghĩa :
1- Là nhạc cụ nằm trong bộ giữ nhịp của nhiều ban nhạc Latin, thường chơi nhạc Mambo hay Salsa.
2- Thường dùng cho loại kiểu nhịp chiếm 2 nhịp nhạc 4/4 như Mambo chẳng hạn.
Nhạc Latin có cội nguồn từ âm nhạc có tên là Châu Phi – Cuba (Afro-Cuban music) và được gọi là “kiểu nhịp đáp trả” (response pattern). Trong các điệu nhảy dựa trên nền tảng “clave” bạn phải đáp trả lại các xung của các phách gây ra bởi không có ở đếm 1 và ba bước chân từ đếm 2 đến đến 4. Kiểu nhảy như vậy gọi là nhảy với kiểu nhịp clave! Với người khiêu vũ, cáhc tốt nhất là thực hiện bước nhảy trong nhịp điệu của nó. Trên hết, cần phải nghe âm nhạc nói gì với bạn bảo bạn phải chuyển động ra sao. Khi nhảy các điệu Rumba, Mambo, Cha Cha, Salsa và phần lớn nhạc Châu Phi – Cuba cần phải hiểu và tìm được nhịp điệu “clave” trong âm nhạc.
Kiểu nhịp “clave” tạo ra sự sắp xếp nhịp điệu trong âm nhạc Cuba, mà gốc của nó dựa trên nhịp điệu của chuông (bell) và trống Châu Phi. Trong quá khứ kiểu nhịp “clave” được chơi ở nhịp 12/8 ,nhưng sau này do ảnh hưởng của âm nhạc Châu Âu nó chuyển thành nhịp 4/4 như chúng ta kiêu vũ ngày nay.
Vậy “clave” là cái gì? Về nghĩa cụ thể nó là một nhạc cụ có nguồn gốc Cuba ( có thể nói là từ xường đóng tàu ở Havana). Nó chỉ là hai thanh gỗ khi gõ vào nhau tạo ra kiểu nhịp “clave” .
Kiểu nhịp “clave” là nhóm 5 nốt , trong hai nhịp tạo nên hầu hết các nhịp điệu Latin thuộc nhóm Rumba, Mambo, Cha Cha, Salsa . Nó gồm một phần “mạnh “ có 3 nốt (còn gọi là tresillo), và phần “yếu” gồm 2 nốt và bắt đầu từ một nhịp khác sang. Có hai kiểu nhịp “clave” chính là son clave và rumba clave và những dạng khác là 6/8 clave . Các nốt được gõ clave theo 2 kiểu chính :
Kiểu 3-2 Clave
Nghe thấy gõ clave như sau ( gạch dưới là chỗ gõ clave):
1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8 và
Kiểu 2-3 Clave ( còn gọi là " Clave Ngược")
1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8 và
Vậy thì nó khác nhau ở chỗ nào?
Kiểu 3-2 Clave ta thấy nhịp thứ nhất clave gõ 3 lần còn nhịp thứ 2 gõ 2 lần.
Kiểu 2-3 Clave ta thấy nhịp thứ nhất clave gõ 2 lần còn nhịp thứ 2 gõ 3 lần , tên goi như vậy vì nó đảo ngược với kiểu thứ nhất.
Mô tả bước cơ bản qua âm nhạc clave
Mặc dù ngày nay ở Cuba, Puerto Ricans hay nhiều nơi khác đã có thm nhiều nhạc cụ bằng đồng, điện tử và nhiều nhạc cụ hiện đại khác, nhưng âm thanh tâm điểm của âm nhạc Cuba vẫn là sự nhịp điệu của các thanh gỗ clave Châu Phi.
Kiểu nhịp clave truyền thống viết ở nhịp 12/8 kết hợp với trống và chuông Châu Phi. Tuy nhiên Ngươì Châu Au có do thói quen với nhịp truyền thống của họ dạng nhịp hành khúc và mô chút ảnh hưởng của đã tạo ra tạo ra dạng nhịp điệu Clave nhưng ở nhịp 4/4 .
Như ta biết âm nhạc chia làm các đoạn theo các kiểu đệm ( ví dụ : như Van có kiểu đệm là Bùm chát chát – 1, 2,3 chẳng hạn) , các kiểu đệm chia làm các nhịp. Các điệu như Rumba, Salsa, Chacha , một kiêủ đệm gồm hai nhịp . Trong mỗi nhịp lại chia ra thành các phần bằng nhau gọi là đếm. Với các điệu viết ở nhịp 4/4 , ta hiểu sẽ có 4 đếm trong một nhịp và có 8 đếm cho một kiểu đệm.
Trong một dàn nhạc có nhiều nhạc cụ, do vậy từng nhạc cụ trong một phịp có thể tạo ra sự nhận mạnh cùng hay khác thời điểm. Những trọng âm này có thể rơi vào đếm (1,2,3,4) hay không rơi vào đếm ( và).
Đối với người khiêu vũ, điều quan trọng là tập trung nghe ra được các trong âm của âm nhạc nó sẽ giúp bạn tạo ra những câu nhảy trong một bài nhảy. Nói một cách khác bằng chuyển động ta mô tả hình ảnh của âm nhạc ( câu ngắn gọn này chao ôi thực khó-Pre).
Trước khi, học khiêu vũ , bạn bạn cần cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc và rồi mới học cách chuyển động và bước nhảy. Nhiều người lại không nghe nhạc mà lại thay vì bằng cách học nhảy và cảm nhận về âm nhạc được thay thế bằng các tổ hợp bước nhảy được vũ sư của mình xắp xếp sẵn. Nếu bạn là người nhảy tốt bạn cần hiểu âm nhạc trợ giiúp cho bạn phát triển các cảm nhận, từ đó thể hiện ra bằng các biểu cảm vật lý. Chỉ có sự hiểu tường tận về âm nhạc mới giúp bạn trở thành "người nhảy siêu".
Cả bốn điệu Rumba, Mambo, Cha Cha và Salsa có cùng một nhóm bước cơ bản chung. 1- Nam tiến chân trái , 2- trả trọng tâm về chân phải tại chỗ và 3- rồi đưa chân trái về sang ngang ( hay hơi lùi) , Nữ ngược lại. Sự khác biệt chỉ nằm ở bước 3 mà thôi. Các tài liệu lịch sử điệu nhảy , cho rằng ý nghĩa bước nhảy này nhằm mô tả như sau : " Người Nam giới cố gắng dụ dỗ nhưng người nữ lại đẩy anh ta ra xa. Anh ta lùi lại nhưng rồi lấy can đảm lại cố gắng làm lại việc trên nhiều lần"
Thể hiện qua bước nhảy như sau , người nam biểu lộ hành động bằng cách tiến chân trái ở đếm 2 . Bạn nữ giữ anh ta lại và đẩy anh ta lùi lại ( chân phải lùi ở đếm 3) . Anh ta lùi tiếp ( chân trái lùi sang ngang đếm 4 ) và dừng lại nghĩ xem nên làm gì tiếp ( đếm 5) . Anh ta tiếp tục lùi xa nữ ( chân phải lùi), nhưng đến lúc này chị ta lại khuyến khích anh ta tiến. Anh ta liền tiến băng bước chuyển trọng tâm ra phái trước, nhưng chị ta lại xấu hổ và lại lùi chuyển trọng tâm ra sau. Anh ta tiến thì chị ấy lại lùi. Anh ta dưng và tự nghĩ " Cô ta đùa với mình chăng?" Nhưng một ý nghĩ mơ hồ nhận ra từ mắt của cô nàng , anh ta lai quyết định làm lại từ đầu. Và một lần nữa lại bắt đầu lại!
Về Chép nhạc
Nhạc Rumba, chacha, Mambo và Salsa chơi ở nhịp 4/4. Xem xét hai nhịp âm nhạc:
Chúng ta có 4 phách ( phách 1,2,3 và 4) trong một nhịp và chúng ta có thể xem nó như là 8 nôt móc đơn trong nhịp và đặt tên như sau :
1, 1&, 2, 2&, 3, 3&, 4 and 4&.
Khi mô tả cả hai nhịp ta sẽ dùng thêm các phách 5, 6, 7 and 8, những hiệu quả hơn là ta lặp lại các phách 1, 2, 3, 4, thêm một lần nữa cho nhịp thứ hai.
Ta gọi phách 1, 3, 5, 7 là phách mạnh , còn phách 2, 4, 6, 8 là phách nhẹ.
Phách mạnh cho cảm giác rơi xuống , vững vàng, phách nhẹ có đặc trung lơ lửng và nhẹ.
Nhiều nhà soạn nhạc viết thay vì viết cho hai nhịp dồn vào một nhịp bằng cách đổi nốt đen thành nốt móc đơn. Cách viết này sẽ dồn cả bốn phách mạnh vào trong chỉ một nhịp, tuy nhiên nó sẽ gây cho việc đọc nhạc khó khăn hơn.
Học cách đếm
Cơ bản cần hiểu được nhịp điệu (….và những gì tranh luận trong bài viết này) là ta có đếm được nhạc. Mọi người khiêu vũ có trình cần phải đếm được 1,2,3,4 cùng với nhạc và sao cho có thể xác định, nhanh và chắc chắn 1 ở đâu trong câu nhạc (hay ít nhất chỗ nào phách mạnh rơi xuống). (Theo Pre: cũng không phải nhiều các vũ sư và vũ công Việt Nam làm được điều này).
Sự khác biệt căn bản của các điệu nhảy Latin với kiểu nhịp clave là ta xuất phát ở đếm 2 của nhịp mà nhịp đó không có gõ clave ở đếm 2 và 3 (tức là vào nhịp thứ nhất của kiểu clave và nhịp thứ 2 của clave ngược). Điều này hoàn toàn khác với các điệu ballroom, ta phải xuất phát ở đếm 1.
Huyền Diệu Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét