Bolero, bước nhảy như Rumba với nhịp điệu chậm, nhẹ nhàng,
quyết rũ và tình tự
Ðiệu bolero được khai sinh ở Santiago, một thành phố miền đông Cuba. Khác với một
số thể loại nhạc khác, người ta có thể chỉ ra thời điểm ra đời chính xác của
bolero: sáng tác bolero đầu tiên, “Tristezas”, do Pepe Sánchez viết vào năm
1883 hoặc sau đó ít lâu. Nhưng, giống như những thể loại nhạc khác, bolero
không xuất phát từ khoảng không và không liên quan gì tới những thể loại trước
nó. Nguồn gốc của thể loại nhạc này – ít nhất là cái tên của nó - bắt nguồn từ
bolero Tây Ban Nha, một điệu nhạc nhảy nhẹ nhịp 3/4. Một điều bất ngờ là bolero
cũng có phần bắt nguồn từ điệu nhảy đồng quê Anh, sau này được biết đến ở Pháp
với cái tên contradanse. [1] Khi những nhà thực dân Pháp trốn tránh cuộc cách mạng
Haiti suốt vùng eo biển miền đông Cuba, họ đã mang theo điệu nhạc này (trong tiếng
Tây Ban Nha là contradanza). Từ điệu contradanza của Cuba, hay đơn giản là
danza - các thể thức tương tự được gọi như vậy ở Puerto Rico và Mexico, xuất hiện
điệu trova, loại nhạc truyền thống của các nghệ sĩ guitar đường phố (troubadour)
ở miền đông đảo Cuba. Ðiệu danza cũng là nền tảng của điệu habanera; tên được đặt
ở châu Âu sau khi điệu nhạc vượt biển sang lục địa này. Bản habanera đầu tiên,
“La Pimienta”, ra đời năm 1836. Vào năm 1884, vào khoảng thời gian khi Sánchez
sáng tác bài bolero đầu tiên, thì “La Paloma” của Sebastian Yradier, một bản
habanera kinh điển, đang hết sức thịnh hành ở Mexico và ở Mỹ.
Ðiệu contradanza, vốn phong nhã và chừng mực, biến đổi theo những âm thanh từ hòn đảo (Cuba), nơi vào thế kỷ 19, dân số gốc Phi đã vượt quá dân số Tây Ban Nha và Creole [2] . Vào đầu thế kỷ 20, điệu nhạc nhảy son (Son Cubano) bắt đầu tiến bước chinh phục (lại) từ Santiago đến Havana. Thậm chí các tầng lớp thượng lưu hơn trong xã hội cũng đồng hoá điệu nhạc nhảy địa phương mới này.
Trong thời kỳ cực thịnh của nhạc son và danzón, bolero truyền thống phần nào bị gạt sang rìa vì điệu nhạc này không hoàn toàn thích ứng cho khiêu vũ, không được các ca sĩ sonero mới thuộc nhóm bảy người septets [3] và sáu người sextets [4] đồng hoá, hoặc được các ban nhạc tiêu biểu chơi, hay hoà vào các điệu charanga. Nhưng thực tế là trong những năm đó, các nghệ sĩ hát rong vẫn tiếp tục phát triển thể loại này; họ dùng cây đàn guitar và giọng ca để thể hiện một số bài hát tuyệt đẹp nhất trong lịch sử âm nhạc Cuba, trong đó có nhiều bản thuộc thể loại bolero.
Trên nền tảng pha trộn các điệu danza, habanera, trova và son, cùng các giai điệu địa phương cũng như gốc Phi và gốc Âu, điệu bolero mới ra đời. Mặc dù lấy tên từ điệu bolero của Tây Ban Nha với nhịp 3/4, bolero mới thay đổi nhịp thành 2/4 và sau đó thành 4/4. Nhà nghiên cứu âm nhạc người Cuba Argeliers León cho rằng phong cách đánh trải (strumming) và cách chơi lead guitar chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng của điệu sones của Yucatan, kết quả của những trao đổi mới được khôi phục lại giữa Cuba và Mexico. Ngoài thay đổi về nhịp, bolero mới cũng có những cái khác trước. Một trong những dấu ấn ảnh hưởng của châu Phi là điệu cinquillo, hay nhóm năm nốt [trong một khuôn nhạc] (five-note cluster), xuất phát từ Haiti, khởi đầu xác định cách phân nhịp ca từ, và kế đến là soạn toàn bài. [5] Một đặc điểm mới khác là phần nhạc đệm có thêm claves hoặc maracas, và cuối cùng, cả trống bongo hoặc conga.
Ðặc điểm của bolero là một loại nhạc luôn đi kèm với ca từ và rõ ràng được viết ra để hát, và qua tiếng hát, thể hiện tình cảm, thậm chí các quan niệm và tiêu chuẩn về cuộc sống nói chung và tình yêu nói riêng. Ta không thể nói đến bolero mà không đề cập đến nội dung của chúng: các vần điệu tình tứ và riêng tư. Những tình cảm yêu đương hay thất vọng được tuyên bố hoặc thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giản dị và chân thật, qua những ca từ đôi khi lặp lại hoặc đơn giản một cách thái quá. Sau khi đã trở thành một điệu nhạc nhảy, các ban nhạc đủ loại khác nhau đều chơi bolero; điệu nhạc này giành được thành công tuyệt đối, vì nó cho phép đôi bạn nhảy có thể ngừng nghỉ, với những bước khiêu vũ chậm hơn.
Tóm lại, điệu bolero khởi đầu, và hiện vẫn vậy, là nhạc tình, nhưng là loại nhạc tình có thể khiêu vũ được, thể hiện ký ức tình yêu ngọt ngào hoặc đắng cay, nhưng có nhịp nhảy (swing). Trong thuật ngữ thường dùng, có một biến tấu được gọi là bolero tropical, khiến bài hát có một tình cảm sinh động hơn, trong khi vẫn giữ nhịp bằng việc đánh trải hợp âm lặp đi lặp lại sau khi gảy nốt trầm (bass).
José “Pepe” Sánchez sinh năm 1856 ở Santiago. Sáng tác giai điệu của ông được một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất Cuba đầu và giữa thế kỷ 20 kế tục, bao gồm đồng hương của ông là Miguel Matamoros, thuộc ban nhạc Trío Matamoros nổi tiếng, và Sindo Garay, nhà soạn nhạc và biểu diễn trova. Trong số những ngôi sao âm nhạc góp phần vào việc thịnh hành hoá điệu bolero có José Antonio Méndez, Benny Moré, Maria Teresa Vera, và César Portillo de la Luz. Khi điệu bolero bắt đầu được biết đến ở bên ngoài thì nhạc sĩ từ hai nước láng giềng của Cuba là Mexico và Puerto Rico, góp phần với những sáng tác và cải biên của họ, và trở thành một phần không thể tách rời khỏi lịch sử và sự phát triển của bolero. Ca sĩ người Costa Rica, biểu diễn thể loại ranchera của Mexico, bắt đầu hát bolero; sau này, tên tuổi của Agustín Lara, nhạc sĩ sáng tác rất nhiều bài bolero nổi tiếng, và ban nhạc Trío Los Panchos, được gắn liền với thể loại nhạc này. Ở Puerto Rico, một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện với nhiều nhạc sĩ và ca sĩ, trong đó có Rafael Hernández, Daniel Santos và Boby Capó.
Ðiệu bolero vượt qua Mexico và vùng Caribbean, sang Columbia, Chile, Venezuela, Cộng hoà Dominique, Ecuador, Bolivia, Argentina, Brazil, rồi quay trở về Tây Ban Nha. Ở Chile, Lucho Gatica, ca sĩ chuyên hát các bản dân ca lãng mạn, và cặp Sonia cùng Miryam, trở thành những người chuyên biểu diễn bolero. Ngay cả ở Mỹ, Eydie Gorme và Vicky Carr cũng trở nên nổi tiếng với loại nhạc này. Carr sinh ra ở El Paso, Texas, bắt đầu nghiệp ca sĩ nhạc nhẹ tiếng Anh, nhưng cuối cùng chuyển sang các bài hát Châu Mỹ Latin, và giành được ba giải Grammy cho các bài cô hát bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhạc trưởng người Cuba Antonio Machín, sau khi di cư sang Mỹ và trở nên nổi tiếng ở đây, cũng phát hành đồng thời 2 đĩa nhạc, “Tributo al Bolero Mexicano” và “Tributo al Bolero Cubano.”
Là thể loại nhạc lãng mạn với tiết tấu chậm, ngày nay, điệu bolero không còn quyến rũ các ca sĩ trẻ như trong quá khứ nữa. Mặc dầu vậy, trong những năm gần đây, những ca sĩ trình diễn có tên tuổi và có ý thức về thị trường như Luis Miguel và Ana Gabriel ở Mexico, hay Gloria Estefan ở Mỹ, đều quay lại với bolero. Trong khi đó, bộ ba nam ca sĩ trẻ trong ban nhạc Los Tri-O của Colombia đã làm nhiều khán thính giả ngạc nhiên với việc họ tái tạo lại phong cách của Los Panchos - thậm chí một người trong số họ có đeo một chiếc khuyên tai. Trước nhóm này, ca sĩ người Peru Tania Liberstad, định cư ở Mexico, đã cuốn hút được một lượng khán giả đông đảo qua những thể hiện bolero.
Giống như việc bắt nguồn từ những thể loại nhạc có trước đó, bolero cũng chuyển đổi hoặc có ảnh hưởng tới sự phát triển của một số thể thức sau nó. Một dòng nhạc tiến hoá tự nhiên xuất phát từ bolero, dẫn tới thể loại filin của Cuba (tiếng Anh là feeling - tình cảm). Loại nhạc này pha trộn giữa dân ca, bolero và nhạc jazz, nổi tiếng nhất với Elena Burke cho đến khi bà qua đời vào năm 2002. Trong số các ca sĩ khác hát loại nhạc này còn có Pablo Milanés. Có nhiều khả năng là thể loại bachata của Cộng hoà Dominique cũng bắt nguồn từ bolero. Thậm chí, thế giới nói tiếng Anh cũng không tránh khỏi bị bolero ảnh hưởng. Ví dụ, người ta cho rằng điệu beguine là lời Mỹ đáp lại nhạc bolero, mặc dù beguine xuất phát từ Martinique. Dù sao đi nữa, ta vẫn có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ giữa thanh âm điển hình của bolero với bài “Begin the Beguine” hoặc bài “Night and Day”, những giai điệu được sáng tác vào thời điểm khi bolero đã phát triển thành một khuôn khổ quen thuộc.
Ca từ của “Begin the Beguine” ngầm gợi nhớ lại nguồn cảm hứng sáng tác bài hát, “Khi họ bắt đầu [chơi điệu] beguine/ mang lại âm nhạc thật dịu dàng/ mang lại đêm nhiệt đới huy hoàng/ mang lại ký ức mãi mãi xanh…” [6] Ở phía bên kia của đại dương, ta cũng thấy trường hợp tương tự: các fan của nhóm Beatles có thể chế giễu ý tưởng là Paul McCartney viết bolero, nhưng sẽ khó buộc họ xếp bài “Yesterday” vào bất kỳ loại nhạc nào khác ngoài bolero.
Ðiệu contradanza, vốn phong nhã và chừng mực, biến đổi theo những âm thanh từ hòn đảo (Cuba), nơi vào thế kỷ 19, dân số gốc Phi đã vượt quá dân số Tây Ban Nha và Creole [2] . Vào đầu thế kỷ 20, điệu nhạc nhảy son (Son Cubano) bắt đầu tiến bước chinh phục (lại) từ Santiago đến Havana. Thậm chí các tầng lớp thượng lưu hơn trong xã hội cũng đồng hoá điệu nhạc nhảy địa phương mới này.
Trong thời kỳ cực thịnh của nhạc son và danzón, bolero truyền thống phần nào bị gạt sang rìa vì điệu nhạc này không hoàn toàn thích ứng cho khiêu vũ, không được các ca sĩ sonero mới thuộc nhóm bảy người septets [3] và sáu người sextets [4] đồng hoá, hoặc được các ban nhạc tiêu biểu chơi, hay hoà vào các điệu charanga. Nhưng thực tế là trong những năm đó, các nghệ sĩ hát rong vẫn tiếp tục phát triển thể loại này; họ dùng cây đàn guitar và giọng ca để thể hiện một số bài hát tuyệt đẹp nhất trong lịch sử âm nhạc Cuba, trong đó có nhiều bản thuộc thể loại bolero.
Trên nền tảng pha trộn các điệu danza, habanera, trova và son, cùng các giai điệu địa phương cũng như gốc Phi và gốc Âu, điệu bolero mới ra đời. Mặc dù lấy tên từ điệu bolero của Tây Ban Nha với nhịp 3/4, bolero mới thay đổi nhịp thành 2/4 và sau đó thành 4/4. Nhà nghiên cứu âm nhạc người Cuba Argeliers León cho rằng phong cách đánh trải (strumming) và cách chơi lead guitar chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng của điệu sones của Yucatan, kết quả của những trao đổi mới được khôi phục lại giữa Cuba và Mexico. Ngoài thay đổi về nhịp, bolero mới cũng có những cái khác trước. Một trong những dấu ấn ảnh hưởng của châu Phi là điệu cinquillo, hay nhóm năm nốt [trong một khuôn nhạc] (five-note cluster), xuất phát từ Haiti, khởi đầu xác định cách phân nhịp ca từ, và kế đến là soạn toàn bài. [5] Một đặc điểm mới khác là phần nhạc đệm có thêm claves hoặc maracas, và cuối cùng, cả trống bongo hoặc conga.
Ðặc điểm của bolero là một loại nhạc luôn đi kèm với ca từ và rõ ràng được viết ra để hát, và qua tiếng hát, thể hiện tình cảm, thậm chí các quan niệm và tiêu chuẩn về cuộc sống nói chung và tình yêu nói riêng. Ta không thể nói đến bolero mà không đề cập đến nội dung của chúng: các vần điệu tình tứ và riêng tư. Những tình cảm yêu đương hay thất vọng được tuyên bố hoặc thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giản dị và chân thật, qua những ca từ đôi khi lặp lại hoặc đơn giản một cách thái quá. Sau khi đã trở thành một điệu nhạc nhảy, các ban nhạc đủ loại khác nhau đều chơi bolero; điệu nhạc này giành được thành công tuyệt đối, vì nó cho phép đôi bạn nhảy có thể ngừng nghỉ, với những bước khiêu vũ chậm hơn.
Tóm lại, điệu bolero khởi đầu, và hiện vẫn vậy, là nhạc tình, nhưng là loại nhạc tình có thể khiêu vũ được, thể hiện ký ức tình yêu ngọt ngào hoặc đắng cay, nhưng có nhịp nhảy (swing). Trong thuật ngữ thường dùng, có một biến tấu được gọi là bolero tropical, khiến bài hát có một tình cảm sinh động hơn, trong khi vẫn giữ nhịp bằng việc đánh trải hợp âm lặp đi lặp lại sau khi gảy nốt trầm (bass).
José “Pepe” Sánchez sinh năm 1856 ở Santiago. Sáng tác giai điệu của ông được một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất Cuba đầu và giữa thế kỷ 20 kế tục, bao gồm đồng hương của ông là Miguel Matamoros, thuộc ban nhạc Trío Matamoros nổi tiếng, và Sindo Garay, nhà soạn nhạc và biểu diễn trova. Trong số những ngôi sao âm nhạc góp phần vào việc thịnh hành hoá điệu bolero có José Antonio Méndez, Benny Moré, Maria Teresa Vera, và César Portillo de la Luz. Khi điệu bolero bắt đầu được biết đến ở bên ngoài thì nhạc sĩ từ hai nước láng giềng của Cuba là Mexico và Puerto Rico, góp phần với những sáng tác và cải biên của họ, và trở thành một phần không thể tách rời khỏi lịch sử và sự phát triển của bolero. Ca sĩ người Costa Rica, biểu diễn thể loại ranchera của Mexico, bắt đầu hát bolero; sau này, tên tuổi của Agustín Lara, nhạc sĩ sáng tác rất nhiều bài bolero nổi tiếng, và ban nhạc Trío Los Panchos, được gắn liền với thể loại nhạc này. Ở Puerto Rico, một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện với nhiều nhạc sĩ và ca sĩ, trong đó có Rafael Hernández, Daniel Santos và Boby Capó.
Ðiệu bolero vượt qua Mexico và vùng Caribbean, sang Columbia, Chile, Venezuela, Cộng hoà Dominique, Ecuador, Bolivia, Argentina, Brazil, rồi quay trở về Tây Ban Nha. Ở Chile, Lucho Gatica, ca sĩ chuyên hát các bản dân ca lãng mạn, và cặp Sonia cùng Miryam, trở thành những người chuyên biểu diễn bolero. Ngay cả ở Mỹ, Eydie Gorme và Vicky Carr cũng trở nên nổi tiếng với loại nhạc này. Carr sinh ra ở El Paso, Texas, bắt đầu nghiệp ca sĩ nhạc nhẹ tiếng Anh, nhưng cuối cùng chuyển sang các bài hát Châu Mỹ Latin, và giành được ba giải Grammy cho các bài cô hát bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhạc trưởng người Cuba Antonio Machín, sau khi di cư sang Mỹ và trở nên nổi tiếng ở đây, cũng phát hành đồng thời 2 đĩa nhạc, “Tributo al Bolero Mexicano” và “Tributo al Bolero Cubano.”
Là thể loại nhạc lãng mạn với tiết tấu chậm, ngày nay, điệu bolero không còn quyến rũ các ca sĩ trẻ như trong quá khứ nữa. Mặc dầu vậy, trong những năm gần đây, những ca sĩ trình diễn có tên tuổi và có ý thức về thị trường như Luis Miguel và Ana Gabriel ở Mexico, hay Gloria Estefan ở Mỹ, đều quay lại với bolero. Trong khi đó, bộ ba nam ca sĩ trẻ trong ban nhạc Los Tri-O của Colombia đã làm nhiều khán thính giả ngạc nhiên với việc họ tái tạo lại phong cách của Los Panchos - thậm chí một người trong số họ có đeo một chiếc khuyên tai. Trước nhóm này, ca sĩ người Peru Tania Liberstad, định cư ở Mexico, đã cuốn hút được một lượng khán giả đông đảo qua những thể hiện bolero.
Giống như việc bắt nguồn từ những thể loại nhạc có trước đó, bolero cũng chuyển đổi hoặc có ảnh hưởng tới sự phát triển của một số thể thức sau nó. Một dòng nhạc tiến hoá tự nhiên xuất phát từ bolero, dẫn tới thể loại filin của Cuba (tiếng Anh là feeling - tình cảm). Loại nhạc này pha trộn giữa dân ca, bolero và nhạc jazz, nổi tiếng nhất với Elena Burke cho đến khi bà qua đời vào năm 2002. Trong số các ca sĩ khác hát loại nhạc này còn có Pablo Milanés. Có nhiều khả năng là thể loại bachata của Cộng hoà Dominique cũng bắt nguồn từ bolero. Thậm chí, thế giới nói tiếng Anh cũng không tránh khỏi bị bolero ảnh hưởng. Ví dụ, người ta cho rằng điệu beguine là lời Mỹ đáp lại nhạc bolero, mặc dù beguine xuất phát từ Martinique. Dù sao đi nữa, ta vẫn có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ giữa thanh âm điển hình của bolero với bài “Begin the Beguine” hoặc bài “Night and Day”, những giai điệu được sáng tác vào thời điểm khi bolero đã phát triển thành một khuôn khổ quen thuộc.
Ca từ của “Begin the Beguine” ngầm gợi nhớ lại nguồn cảm hứng sáng tác bài hát, “Khi họ bắt đầu [chơi điệu] beguine/ mang lại âm nhạc thật dịu dàng/ mang lại đêm nhiệt đới huy hoàng/ mang lại ký ức mãi mãi xanh…” [6] Ở phía bên kia của đại dương, ta cũng thấy trường hợp tương tự: các fan của nhóm Beatles có thể chế giễu ý tưởng là Paul McCartney viết bolero, nhưng sẽ khó buộc họ xếp bài “Yesterday” vào bất kỳ loại nhạc nào khác ngoài bolero.
Hoài Phi
[1] Ðiệu nhảy đồng quê/nông thôn/dân dã.
[2] Từ creole rất phức tạp, nhưng thường được dùng để chỉ cộng đồng lai và những
người da trắng sinh ra và lớn lên tại các thuộc địa của châu Âu trước đây.
[3] Septets: Bản nhạc dành cho bảy người diễn.
[4] Sextet: Bản nhạc dành cho sáu người diễn.
[5] Vào thời kỳ đó, khi các thể hiện khiêu vũ đang chiếm ưu thế, một số nhà soạn
nhạc, cho piano chứ không phải cho guitar, bắt đầu sáng tác các bản bolero dần
dần khác kiểu bolero cũ. Ðàn piano, với nhiều khả năng diễn đạt hơn guitar,
trong khi vẫn duy trì nhịp cinquillo bằng tay trái, cho phép [người chơi đàn]
giới thiệu một bước ngoặt giai điệu khác, sau này sẽ chiếm ưu thế so với nhịp
điệu cứng nhắc của cinquillo cho đến khi điệu này biến mất. Tương tự như vậy,
việc âm nhạc hoá (musicalization) các vần thơ cũng góp phần vào sự biến mất (của
cinquillo), vì điều này cho người biểu diễn được nhiều tự do hơn, không cần gắn
chặt vào một nền tảng nhịp điệu. Bài “Aquellos ojos verdes”, nhạc của Nilo
Menéndez và lời của Adolfo Utrera, tóm tắt được quá trình thay đổi này.
Boléro THỜI HOÀNG KIM BOLERO
Ở Việt Nam, không biết Boléro du nhập vào lúc nào nhưng ngay từ những ca khúc
Boléro đầu tiên, các nhạc sĩ Việt Nam như đã khoác cho Boléro một chiếc áo thuần
Việt.
Trước năm 1975, đã có hơn một thập niên thể loại nhạc Rum ba - Boléro tung
hoành khắp miền Nam bởi rất được công chúng ưa thích. Ca từ trong nhạc Boléro
luôn gắn liền với quê hương Việt Nam có đồng lúa lũy tre, có con trâu cánh cò,
có trăng thanh gió mát: "Ai đang đi trên đường đê, tai lắng nghe muôn câu
hò đê mê. Vô đây em dù trời khuya anh sẽ đưa em về..." (Gạo trắng trăng
thanh). Có người cho rằng những ca khúc Boléro của Hoàng Thi Thơ do đôi song ca
Nguyễn Hữu Thiết -Ngọc Cẩm trình bày vào khoảng năm 1960 (Gạo trắng trăng
thanh, Trăng rụng xuống cầu, Đường xưa lối cũ...) chính là những bản Boléro Việt
Nam đầu tiên. Rồi "Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Aánh trăng thanh
chiếu qua làng xơ xác. Chiêu hồn quê bao khúc ca ngày mùa. Mừng trăng lên chúng
ta cùng mua hát. Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca
yêu đời..." (Khúc ca ngày mùa - Lam Phương). Rồi "Về thôn xưa ta hát
khúc hoan ca, ngọt hương lúa tình quê thêm đậm đà, dào dạt bao niềm thương lên
mái lá. Bờ dâu xanh cô gái hát êm êm. Tầm dâu chín gửi anh dâng mẹ hiền. Lòng
già thêm hơi ấm khi chiều lên..." (Lối về xóm nhỏ - Trịnh Hưng). Rồi
"Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên. Bông lúa ngọt tình quê thêm trìu mến.
Đôi bướm vàng nhởn nhơ như quyến luyến. Vài cô gái làng ngẩn ngơ mơ tình
duyên... "(Nắng lên xóm nghèo - Phạm Thế Mỹ). Cái không gian "Boléro
Việt" không chỉ trải rộng trên núi đồi sông nước mà đôi khi chỉ lồng vào một
con ngõ ngoại ô trong đêm mưa: "Đường về canh thâu. Đêm khuya ngõ sâu như
không màu. Qua phên vênh có bao mái đầu. Hắt hiu vàng ánh điện câu... Đường dài
không bóng. Xa nghe tiếng ai ru mơ màng. Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn. Có đôi
lòng vững chờ mong..." (Xóm đêm - Phạm Đình Chương)...
Theo nhà nghiên cứu Luis Rumbaut (Mỹ) thì điệu nhạc Boléro được khai sinh ở
Santiago - một thành phố phía đông Cuba với bản Tristezas do Sanchez viết năm
1883. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của Boléro lại ở Tây Ban Nha (các nước châu Mỹ
La - tinh thường là thuộc địa của Tây Ban Nha)...
Sau giai đoạn mở đường này, khoảng năm 1965-1970 nhạc Boléro ào ạt chiếm lĩnh
thị phần âm nhạc, màu sắc cũng hết sức phong phú : Mạnh Phát (Chuyến đi về
sáng, Qua xóm nhỏ...), Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim, Hận Tha La...), Duy
Khánh (Thương về miền Trung, Ai ra xứ Huế...), Huỳnh Anh (Hoa trắng thôi cài
lên áo tím, Mưa rừng...), Trúc Phương (Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố...),
Thanh Sơn (Lưu bút ngày xanh... ). Đa phần các nhạc sĩ khi sáng tác ca khúc
theo điệu Boléro là muốn trải lòng ra tâm sự nên thường sử dụng âm giai Thứ
(mineur) nghe buồn buồn. Tuy nhiên cũng có nhiều nhạc sĩ lại ưa sử dụng âm giai
Trưởng (majeur) rộn ràng, vui tươi hơn như Lê Trọng Nguyễn (Nắng chiều...), Trần
Thiện Thanh (Chuyện hẹn hò, Mùa đông của anh...), Y Vân (Aão ảnh, Những bước
chân âm thầm...). Giai đoạn này là thời kỳ vàng son của các giọng ca: Hà Thanh,
Hoàng Oanh, Kim Loan, Thanh Tuyền, Duy Khánh, Nhật Trường, Trung Chỉnh, Phương
Đại, Giao Linh...
Sau 1975, dòng nhạc Boléro xuất hiện "thấp thoáng" với các ca khúc của
Hoàng Phương (thường gọi là "nhạc Gò Công") do Bảo Yến hát, cũng tạo
được một dạo náo nhiệt rồi im hơi lặng tiếng...
Bolero trở lại
Bìa album Chanh Boléro của Phương Thanh (Ảnh chụp lại: N.V)
Sự trở lại trẻ trung và hiện đại
"Nóng hổi" nhất có lẽ là không khí nôn nao, hồi hộp chờ đợi trong những
fans của Phương Thanh, khi album Chanh Boléro của ca sĩ tưởng chừng chẳng hợp
chút nào với thể loại này sắp phát hành. Nói về album này, Phương Thanh rất hào
hứng: "Lúc đang làm Chanh show, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện phải tìm cái
gì đó lạ lạ để hát cho vui, và làm album luôn, vì hát nhạc trẻ riết rồi cũng
chán. Vậy là nghĩ đến Boléro... Đúng là khi thu âm, thấy quá... ép phê, quá ghiền!".
Phương Thanh cho biết, chị có mang thử vài bài Boléro hát trên sân khấu, thấy
khán giả cũng cổ vũ dữ lắm. Trong Chanh Boléro, ngoài bài Cây cầu dừa được phối
rất hiện đại, còn lại tất cả (Lan và Điệp, Người đi ngoài phố, Sầu tím thiệp hồng,
Giọt lệ đài trang...) đều giữ lại chất "mùi" của Boléro, và được
Phương Thanh hát rất "đúng chuẩn".
Bolero trở lại
Nghe Phương Thanh nói về album này, chị Xuân Hòa - chủ phòng trà Văn Nghệ liền
"đặt hàng" ngay một đêm Boléro với tiếng hát Phương Thanh, vào ngày
13.12. "Phòng trà mình vốn là không gian âm nhạc đậm chất xưa, là nơi tìm
về những ký ức, hoài niệm của nhiều thế hệ. Mình cũng đã nghe và "theo
dõi" Phương Thanh lâu lắm rồi, thấy cô ấy hát một số bài trữ tình cũng ngọt
và rất Phương Thanh, nên đã quyết định làm ngay show Chanh Boléro vào tháng tới",
chị Hòa nói. Ở phòng trà này, nhạc Boléro cũng được yêu cầu rất nhiều, gần như
đêm nào cũng có, chị cho biết. Ngoài những giọng ca xưa gắn liền với thể loại
này, các gương mặt trẻ như Vũ Đức Phước, Cao Thái Sơn cũng thể hiện rất mượt mà
giai điệu trữ tình của Boléro cũng như những bài tiền chiến. Không chỉ có những
không gian xưa như Văn Nghệ, ATB hay Tình Ca..., cả phòng trà Không Tên (của nhạc
sĩ Lê Quang), nơi ưu tiên cho không khí sôi động, trẻ trung cũng "xuất hiện
khá đều đặn những bài Boléro, theo yêu cầu của người nghe", Lê Quang chia
sẻ.
Ngoài những giọng ca xưa gắn với thể loại này, nhắc đến Boléro bây giờ, khán giả
không thể không nhớ đến Đàm Vĩnh Hưng, khi gần đây, anh vừa có một album thật
xưa - Thương hoài ngàn năm, và dĩ nhiên trong đó cũng không thể thiếu Boléro. Hầu
hết những ca sĩ ngày nay khi đến với Boléro, họ đều gửi vào giai điệu xưa ấy một
hơi thở rất "nay", không chỉ bằng cách cảm trong thể hiện, mà chính
còn ở những bản phối mang màu sắc mới mẻ, trẻ trung. Và nói như Hữu Minh, chủ của
Kim Lợi studio thì "Trong tình trạng nhạc trẻ dường như bị bão hòa, dòng
nhạc xưa đang trở lại, thì với Boléro, nếu mình làm cho nó trẻ hơn, thì chắc chắn
người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận". Và bằng chứng là khi album Em về kẻo trời
mưa của Cẩm Ly ra mắt, người nghe đã rất ủng hộ. Chính vì đĩa bán rất chạy, nên
Cẩm Ly chuẩn bị phát hành tiếp album trữ tình nữa - Khi đã yêu - vào tuần sau
(trong đó có những bài Boléro: Bạc trắng lửa hồng, Chuyện đêm mưa, Mưa nửa
đêm...).
Nếu bảo nhận xét chung, thì không ai mạnh dạn khẳng định là Boléro đang trở lại,
nhưng hầu hết các ca sĩ đều cho rằng khi mình hát lại những ca khúc được cho là
"sến" này, thì khán giả hưởng ứng rất nồng nhiệt.
Nhạc sĩ Lã Văn Cường: "Đây là một thể loại nhạc rất dễ đi vào lòng người.
Qua bao nhiêu năm, từ những thế hệ đi trước cho đến thế hệ trẻ bây giờ đều nhớ
rất nhiều ca khúc thuộc điệu Boléro của các tác giả Mạnh Phát, Trúc Phương, Trần
Thiện Thanh, Thanh Sơn... Tôi từng đi nhiều nơi dọc đất nước, thấy các bạn trẻ
khi hát với nhau hoặc khiêu vũ đều chọn thể loại Boléro. Tôi cũng từng gặp nhiều
chiến sĩ trẻ quê ở miền Bắc nhưng khi sinh hoạt, nhậu chơi đều yêu cầu tôi đệm
đàn cho họ hát các bài hát điệu Boléro. Tôi cũng đã từng gặp một số nhà nghiên
cứu, phê bình âm nhạc người nước ngoài, tôi hỏi họ có ấn tượng gì về các ca
khúc Việt Nam, họ đều trả lời "Ấn tượng nhất chính là giai điệu Boléro, nó
phả được tâm cảnh rất riêng của người Việt" .
Huyền Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét