Bốn vùng văn hóa: Bốn xứ Đông-Đoài-Nam-Bắc
Giữa lòng miền đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn
minh sông Hồng, nền văn hóa Việt cổ, có vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội, và
chung quanh bốn phương tám hướng có bốn vùng văn hóa Đông Đoài Nam Bắc đã
làm nên đại vùng văn hóa Bắc Bộ Việt Nam ngàn năm.
Người Thăng Long xưa tự hào mình là người Kẻ Chợ và gọi những kẻ từ khắp nơi khắp chốn đến với kinh đô, là dân tứ xứ (Đông Đoài Nam Bắc) haydân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh
Bắc) hay dân tứ chiếng (chữ"chiếng" đọc trại từ chữ trấn
mà ra) với sắc thái xem thường (nhiều hay ít): "trai tứ chiếng, gái
giang hồ".
Rời Thăng Long, đi theo hướng tây-đông rồi nam-bắc, chúng ta
sẽ lần lượt làm quen với bốn vùng văn hóa gọi theo người xưa là: xứ
Đông, vùng đất của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, lên một chút là Hải
Phòng, xuống một chút là Thái Bình; xứ Nam là vùng đất của Hà Nam,
Nam Định, xuống một chút là Ninh Bình; và xứ Bắc, vùng đất của Bắc Ninh,
Bắc Giang ngày nay. Và
Văn hóa xứ Đoài, từ trung du đến đồng bằng Bắc Bộ
ĐOÀI là tên một quẻ trong Bát quái, thường chỉ hướng
Tây. Vì thế Xứ Đoài (xứ Tây) có Phú Thọ, Vĩnh Phúc ở phía bắc, Hà
Đông - Sơn Tây ở phía nam, tiếp giáp Thăng Long - Hà Nội. Phú Thọ - Vĩnh
Phúc là đất trung du, nơi gặp gỡ của ba dòng sông lớn : Hồng, Lô, Đà, nơi có kinh
đô Phong Châu của vua tổ Hùng Vương, nơi người Việt cổ tổ tiên ta, con cháu rồng
Lạc tiên Âu, đã dựng nước Văn Lang rồi Âu Lạc, đã sáng tạo nên những trống đồng,
thạp đồng to đẹp, tượng trưng cho một văn hóa Đông Sơn hay văn
hóa Lạc Việt, hay văn minh sông Hồng cách nay trên dưới ba ngàn năm.
Từ lâu dân ta vẫn luôn tâm niệm:
"Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng
ba".
Sơn Tây
Là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Do địa bàn sinh tụ
nên địa danh này luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu
vực phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội.
- Theo thư tịch cổ thì tên Sơn Tây xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1469, đó là trấn sở Sơn Tây đóng ở xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng
Oai (nay thuộc, Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến
thời Lê Cảnh Hưng do bị ngập lụt, nước làm lở thành, trấn sở được dời về xã
Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm).
Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì:
"Năm Minh Mệnh thứ 12 (1832), chia hạt gọi là tỉnh Sơn Tây. (Đặt chức Sơn
Hưng Tuyên Tổng đốc, cai trị các hạt Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang; tỉnh lỵ
trước ở xã Cam Giá (làng Mía) huyện Phúc Thọ, năm Minh Mệnh thứ 3 dời đến xã
Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (nay (tức năm 1890) là huyện Tòng Thiện))."
- Năm 1831, Minh Mạng cải cách hành chính, giải thể Bắc
Thành, đổi các trấn thành tỉnh, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Thành trấn
Sơn Tây cũ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây.
Sau khi ổn định chính quyền cai trị tại Việt Nam, năm 1834,
thực dân Pháp thành lập thị xã Sơn Tây, làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây mới, với
các ranh giới phía tây, phía bắc và phía đông là sông Đà, sông Hồng và sông
Đáy.
- Ngày 1 tháng 7 năm 1965 tỉnh Sơn Tây nhập với tỉnh Hà Đông
thành tỉnh Hà Tây. Thị xã Sơn Tây mất vị trí tỉnh lỵ vào tay thị xã Hà Đông và
nhiều lần sát nhập vào Hà Sơn Bình (1975-1978), Hà Nội (1978-1991), Hà Tây (từ
1991).
- Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III ngày 30
tháng 5 năm 2006 và đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp lên
thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây ngày 2 tháng 8 năm 2007.
- Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây,
thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ
ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội.
Danh Thắng Sơn Tây
. Chùa Mía
Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ đoài, có hiệu là “Sùng
nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một
quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, ...
. Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam
Là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính
quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn
hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam Địa chỉ: Đồng Mô, thị xã Sơn Tây.
. Sân golf Đồng Mô
Vị trí: Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch
Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây
. Tuyệt đẹp giếng cổ đá ong Đường Lâm
Hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm
. Về làng cổ Đường Lâm
Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một
ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen...
. Sơn Tây - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt'
Nằm ở phía tây Hà Nội, Sơn Tây được biết đến như trung tâm của
một vùng văn hoá có núi Tản, sông Đà, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”.
. Sơn Tây làng cổ, thành cổ
Là vùng đất cổ của người Việt, Sơn Tây quê hương của Phùng
Hưng và Ngô Quyền, có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Khi mà tốc độ đô
thị hóa đang tàn phá gần hết những nét văn hóa ...
Người tình Sơn Tây mơ mộng của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1989)
Tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì,
huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đòan quân Tây tiến.
Hoạt đông văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954,
sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13.10.1988 tại Hà Nội.
Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện
qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại
đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những
tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi Mắt Người Sơn Tây (Hoa
Thanh Bình), Đôi Bờ, Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... Trong kháng chiến, ông cũng
tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với mộ t bức tranh tựa đề Gốc Bàng. Ông cũng
soạn nhạc, bài hát Ba Vì được dân chúng trong vùng kháng chiến hát trong nhiều
năm.
Bài thơ: Đôi mắt người Sơn Tây - Tác giả Quang Dũng
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương Phổ từ 2 bài thơ Đôi mắt người Sơn
Tây và Đôi bờ của Quang Dũng
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về,
khi chớm thu về một sớm mai
Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây,
Buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Tôi từ chinh chiến đã ra đi
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
Non nước u hoài,
non nước hao gầy, ngày chia tay
Em vì chinh chiến thiếu quê hương
Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm (xứ Đoài: Sơn Tây)
Em có bao giờ,
Em có bao giờ,
Em thương nhớ thương
Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây,
buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Đôi mắt Người Sơn Tây
Đôi mắt Người Sơn Tây
Buồn viễn xứ khôn khuây
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về,
khi chớm thu về một sớm mai
Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây,
Buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Tôi từ chinh chiến đã ra đi
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
Non nước u hoài,
non nước hao gầy, ngày chia tay
Em vì chinh chiến thiếu quê hương
Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm (xứ Đoài: Sơn Tây)
Em có bao giờ,
Em có bao giờ,
Em thương nhớ thương
Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây,
buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Đôi mắt Người Sơn Tây
Đôi mắt Người Sơn Tây
Buồn viễn xứ khôn khuây
Bài thơ Đôi Mắt Người Sơn Tây
Được ngườI yêu thơ thuộc nằm lòng. Quang Dũng là nhà thơ thờI
tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như : Tây Tiền, Đôi bờ.. nhưng Đôi mắt
ngườI Sơn Tây là một bài thơ được nhiều ngườI ái mộ. Bài thơ như nói lên cuộc gặp
gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ vớI ngườI con gái trong thờI loạn lạc,một
thoáng quen nhau và chia tay giã biệt - một cuộc tình buồn ngắn ngủi:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến mớI ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Tôi từ chinh chiến mớI ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Như vậy người con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà
thơ ? nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu? nhiều giai thoạI cho rằng Quang
Dũng quen ngườI con gái Pháp (vì có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương“ ?)
nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy (nay là tỉnh Hà Tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng (bài thơ Mười hai vị La Hán ở chùa Tây
Phương của Huy Cận).
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP4x91B4G4dyUcgeYpbP074y58G9ZfPVtNbLjD0uM2XQFqbpp6s5NftAYO173VeE-mN-ZZ5Xd1CvO5qBiVPY49vhXfdmWbIm8j8zZlWVn1dCvMFT2gecOFDy-Lvr8or8WxOoj8uWwRxiYK/s1600/0091.gif)
Thời kháng chiến ngoài những bài thơ trữ tình kể trên, Quang
Dũng còn có những bài thơ khác cũng hay như bài Những Làng đi qua:
Những làng trung đoàn ta đi qua
Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
Nùn rơm khói thuốc bạch đầu quân
Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
Nùn rơm khói thuốc bạch đầu quân
Quang Dũng là người đa tài ,có thờI gian nhà thơ sống bằng
nghề vẽ tranh, làm nhạc công cho gánh hát…Trong kháng chiến, có lần Quang Dũng
tham dự cuộc triển lãm hội họa vớI bức tranh tựa đề: Gốc Bàng. Ông còn soạn cả
nhạc nữa, bài Ba Vì mờ sương được nhiều người hát trong thời kháng
chiến:
Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu …?
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu …?
Trở lại chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội- Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy
hai hàng ghế, người to con nhưng rất hiền) kể lại, lúc Quang Dũng còn là
Đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về
thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây ,anh tạt qua nơi có tên là kinh Đào ở
gần chợ Đại, thăm người tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ
danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường
hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang
Dũng viết bài Đôi mắt ngườI Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu:
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương
Em đã bao ngày em nhớ thương
Akimi Nhật sống cùng mẹ ,trong cái quán nước đơn sơ nầy,
nhà thơ thường hay lui tới, có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi
nàng và dán ngay lên vách nứa:
Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước kênh đào sóng nổI lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…
Khuấy nước kênh đào sóng nổI lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…
(đây là bài thơ mới phát hiện sau nầy do chính bà Nhật - định
cư ở Hoa Kỳ cung cấp).
Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp, lãng mạn
của ngườI con gái ,tuy rằng không thấy mặt…?.
Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người
chạy song song trên đường làng..Thi sĩ kể về mối tình của mình vớI người đẹp
Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai
(Đôi bờ )
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai
(Đôi bờ )
Sau nầy, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại
người xưa…tan vỡ một mối tình….
Tới năm 1954, nàng di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn,một thời là
kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang
Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết:
Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…
Bài thơ càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi cố nhạc sỹ Phạm
Đình Chương phổ nhạc qua cung thứ rất hay.( Bài hát nầy chỉ qua giọng truyền cảm
của nam danh ca Duy Trác mớI thể hiện nổI ). Có người ngạc nhiên khi thấy ông
phổ một lượt tớI hai bài thơ trong đó:
Đoạn đầu ad lib lại lấy bài Đôi Bờ,
Phần sau là phần chính, phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây ,
rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc.
Chính người đẹp Akimi, là nguồn cảm hứng dạt dào cho những
bài thơ bất tử của Quang Dũng và Phạm đình Chương là người có công đã chấp cánh
tiếp cho thơ Quang Dũng bay cao ,bay xa mãi trong lòng người…
Tóm tắt
Sau 1954, nhà thơ Quang Dũng vì vụ Nhân văn – Giai phẩm, bị
đi chỉnh huấn và lui về ẩn thân. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn
Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm. Trích một đoạn Phạm Duy
viết khi nghe tin ông mất:
“Tôi đã điện đàm với Nàng (tên Nhật, Akimi) báo tin buồn và
ước mong có dịp gặp con người có vầng tráng mang trời quê hương và đôi mắt dìu
dịu buồn Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất hủ của
Quang Dũng để tôi - rất có thể - nhìn thấy những giòng lệ nhạt nhoà tuôn chảy.
Những giòng lệ làm tôi hình dung ra được một con sông đào vùng tề hay cả một
vùng biển lớn mang tên Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng để chia rẽ đôi bờ
cho những người tình thuộc thế hệ tôi, thế hệ đầu tiên bị chiến tranh và thù hận
bao vây không ngừng nghỉ.
Quang Dũng đã nằm xuống trên một mảnh đất quê hương tôi mong
rằng cũng không không xa cánh đồng Bương Cấn của anh là mấy. Thôi nhé, xin chúc
anh ngủ yên trong giấc mộng thiên thu để cho chúng tôi tiếp tục buồn hộ anh nỗi
buồn viễn xứ khôn nguôi...”
Chính từ các bài thơ: Tây tiến, Đôi mắt người Sơn Tây và Đôi
bờ mà các nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ nhạc – đã chắp
cánh thêm cho ba bài thơ đã nổi tiếng thì càng nổi tiếng hơn nữa vậy.
Tham khảo: Các bài viết trên sách báo và Internet.
Tham khảo: Các bài viết trên sách báo và Internet.
Phạm Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét