Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2025
Tình đẹp mùa chôm chôm
Tình đẹp mùa chôm chôm
Vẫn biết trả lời như thế này nó có vẻ thế nào nhưng cho dù thế nào cũng vẫn phải trả lời như thế này. Chắc các bạn cũng muốn biết thế này là thế nào và trả lời như thế nào mới không bị có vẻ “như thế này”. Chuyện thế nào nó như thế này. Nếu ai hỏi chàng tên gì thì Meta trả lời chàng tên là...chàng. Đã bảo nói chàng tên là chàng nó có vẻ thế nào nhưng biết sao bây giờ khi ai cũng gọi chàng là chàng? Giấy khai sanh ghi rõ ràng: Hồ Như Dã Tràng. Bọn “ri cư” chúng nó phát âm Tràng là chàng thì hẵn cứ gọi là chàng cho tiện. Ông cụ thân sinh ra chàng năm xưa ở miền Bắc quê ở Bát Tràng mà lị. Sẵn cụ tên Bát thì thằng con giai đầu lòng phải tên Tràng cho ra vẻ hoài hương một tí. Thế nhưng khi sanh ra đứa con gái thứ hai thì ông cụ tắc tịt vì Tràng chẳng nối vần với chữ gì đuợc. Nghề thợ mộc phải có cái tràng với cái đục, không lẽ đặt tên con gái là Đục? Ông cụ hồi ấy sung lắm, xấu giây nhưng tốt củ, lo xa, lại sợ không biết Đục rồi, phòi ra đứa nữa thì tên gì cho có ý nghĩa. Đời ông cụ khổ lắm. Nhà neo người, đếm đi đếm lại chỉ có...8 đứa kẻ ăn người ở lo việc đồng áng, thêm một đứa giữ chức sốp phưa, nên cụ vẫn cứ than thở đời cụ hẩm hiu, quần quật quanh năm trên chiếc chiếu cạp điều, không tổ tôm, chắn cạ thì chiếu ấy cũng bày biện khay đèn dầu lạc, ấm trà tàu với lại dọc tẩu hút thuốc phiện. Cho nên mơ ước của cụ rằng con cái sau này làm gì thì làm, chớ làm thợ mộc. Cái con bé gái được vinh dự làm em chàng không thể đặt tên Đục thì tên gì đây hở giời? Đi một ngày đàng học một sàng khôn - cụ bảo thế - Vào Nam năm Năm Tư, cụ biết thêm một điều là ngôn ngữ Việt Nam ta, chữ chàng vẫn có thể ghép với chữ... hảng. Miền Bắc chữ chàng hảng gọi là dạng tè he, chứ đâu có văn vẻ như trong Nam đâu. Sẵn dịp cụ bà cho ra đời đứa con gái, cụ đặt tên là... Hảng. Trí khôn của cụ chỉ đến đấy là hết rồi, nghĩ chẳng được nữa. Chẳng hiểu hộ tịch làm sao mà giấy khai sinh Hảng biến ra Hằng, Hồ Như Cung Hằng. Cũng may cho Hằng, tên của nàng nghe cũng xuôi tai lắm. Thấm thoắt thoi đưa, chàng và Hảng lớn lên theo cuộc chiến. Đùng một cái, năm Bẩy Nhăm, hai Hồ chẳng ưa nhau lại một phen tái ngộ. Ý cụ nói Hồ kia là bộ đội cụ Hồ còn Hồ này chính là cụ vì cụ cũng họ Hồ. Hồ kia nằm trong hòm kiếng thì Hồ này cũng dáo dác ngó bàn thờ, chưa biết lúc nào phóc lên. Già yếu rồi, cụ chẳng còn hơi sức để vượt biên như người ta. Có nắm vàng, cụ lo cho chàng và Hảng, tức là Tràng và Hằng, theo phong trào tìm tự do ngoài biển Đông, dù phong phanh ngoài hải tặc Thái Lan cướp bóc, còn nạn đắm tàu vì giông bão nữa. Nghe đâu có chuyến tàu lạc vào hoang đảo, người ta ăn thịt lẫn nhau qua cơn đói khát mà khiếp. Biết tính chàng tham ăn, thêm tính lo xa, cụ dặn chàng:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tình đẹp mùa chôm chôm
Tình đẹp mùa chôm chôm Vẫn biết trả lời như thế này nó có vẻ thế nào nhưng cho dù thế nào cũng vẫn phải trả lời như thế này. Chắc các bạn ...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEigAIqW5w9MwEoKw5oxLpc8qD0Ye0Ekd41i2vt2AdmckdlwmGFRlylGbnmNp1BmPKRNGyGvq1REg25JTC85qQUExrFIeBw3u2aGeqGEIB_TFJD11fpp_Uby1LqxDFuIwTXci-ACBFnGM-5TDL-0Y__y-33Dtq_efk3re36PbeKAI0su5-F_GXExVa-guSox/w320-h240/cropped-dp-va-buom.jpg)
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét