Thầy Tuệ Sỹ và Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt “Vô Đề”
Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài
thơ tứ tuyệt vô đề này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được
hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc
không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của
Thầy Tuệ Sỹ.
* Bối Cảnh Bài Thơ Tứ Tuyệt.
Thầy Tuệ Sỹ là một bậc danh tăng uyên bác tam
tạng kinh luật luận, sống khắc khổ như một nhà sư khổ hạnh
mà tâm hồn vô cùng phóng khoáng trong cuộc đời tự tại cũng
như trong cõi thơ thâm viễn vô bờ. Chưa từng du học ở nước
ngoài mà khả năng lưu loát Đức ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ,
Tạng ngữ (Sanskrit) và Pali của Thầy thì Bùi Giáng vô cùng ngưỡng
mộ mặc dầu khả năng ngoại ngữ của Bùi Giáng đã được thực
chứng qua rất nhiều dịch phẩm rất khó dịch từ những tác phẩm của Heidegger
như “Being and Time.”. Thầy Tuệ Sỹ không những là một
nhà trước tác, biên khảo, sáng tác với hơn 50 tác phẩm đồ sộ
mà còn là một dịch giả với hơn 10 tác phẩm kinh luật luận chính
yếu của Phật giáo. Thầy Tuệ Sỹ còn là “Thầy của những bậc thầy”
cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó hầu hết
chư tôn đức với tuổi đời dưới 70 và đang ở hàng
giáo phẩm Thượng Tọa (và Hòa Thượng) hiện nay đều có theo học với
Thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh hay tại các Phật Học Viện khắp Miền Nam thuộc
lãnh thổ VNCH.Trước năm 1975 khá lâu, khoảng năm 1970, một hôm Thầy
Tuệ Sỹ đọc cho Bùi Giáng nghe hai câu thơ Hán văn của Thầy
và nhờ Bùi Giáng làm tiếp cho thành một bài thơ Tứ Tuyệt
vì Thầy không tìm ra được ý mới.
”Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
”Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi
”Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi
(Đêm khuya gió thổi đùa bóng nghiệp
Trước mắt làm liễu lạchoa bay)
Bùi Giáng bèn đọc tiếp,
”Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ,
”Trí Hải đa tàm, trúc loạn ty.
(Tâm sự lâng lâng, dòng lệ khổ
Hổ thẹn với biển trí vì chưa thâu đắc được/ rừng trúc rối như tơ)
Ở đây Bùi Giáng có ý đùa là Thầy Tuệ Sỹ “bị khớp”
trước Ni
Sư Quản Thủ Thư Viện Trí Hải. Thầy Tuệ Sỹ không
giận Bùi Giáng nhưng
Thầy rất ngượng nghịu rồi vài hôm sau Thầy trao cho Bùi Giáng bài
thơ “Không Đề” mà sau này thì mới có tựa. Không Đề là bài thơ gồm
3 khổ, khác với bài thơ tứ tuyệt Vô Đề ở trên.
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
* Vài Từ Ngữ Cần Được Hiệu Đính
Cho Đúng Nguyên Tác.
1.- Bối cảnh thời gian ra đời của bài thơ tứ tuyệt
này là khoảng năm 1970 chứ không phải vào thời gian rối loạn sau khi có Hiệp Định
Paris 1973. Và các từ ngữ cũng không như bài thơ được đăng trên
internet hiện nay vì “tâm sự” với “tân tâm” và “tâm loạn” với “trúc
loạn” rất khó đọc, thiếu chất thơ; đấy là chưa nói “loạn”
và “ly” không phải là danh từ như “lệ / nước mắt”
và “ty/ tơ” để hình thành danh từ ghép trong cấu trúc từ theo
mô thức “tỉnh từ trước, danh từ theo sau” của ngữ pháp Hán
văn.
Tứ Tuyệt (bài thơ do Cụ … post trên Internet)
thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳ
hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Tuệ Sĩ
Tuệ Sĩ
phiêu bồng tâm sự tân tâm loạn
trí hải đa tàm trúc loạn ly
Bùi Giáng
trí hải đa tàm trúc loạn ly
Bùi Giáng
2.- Một số người khác cũng giải thích bài thơ tứ tuyệt “Vô Đề”
này không đúng ý tác giả.
“Hiện tiền” chứ không phải “hiên tiền/ trước hiên” vì ở đây
tác giả đang nói về triết lý Nghiệp/ Karma, và người gieo nghiệp thiện ác (đã
qua) thì bây giờ (hiện tiền) “làm liễu lạc hoa bay.” Do vậy, chữ được
dùng là “vi / làm” chứ không phải “vị / sẽ.”
Và càng không đúng khi dịch hai câu sau của Bùi Giáng là:
”Những điều mong muốn trong lòng không thể thổ lộ ra
ngoài làm ông phải khóc thầm
”(Vì) đôi mày (đẹp) của Trí Hải, làm (lòng ông) rối như tơ
(phải không).
Thật ra, chữ “tàm” nghĩa là “con tằm/ hàng lông mày” [蚕] không phải ở đây
vì Bùi Giáng “chọc phá” Thầy Tuệ Sỹ chứ Bùi Giáng không dám thất lễ với Ni Sư
Trí Hải đâu. Chữ “tàm” này nghĩa là hổ thẹn [惭] mới đúng
“tâm tư thầm kín” của một vị chân tu và vô cùng uyên bác. Câu “Trí Hải đa
tàm trúc loạn ty” chỉ có nghĩa là ”Biển học mông mênh (trí hải/ THỨC) mà
thẹn lòng rất nhiều vì đầu óc mình (TRÍ) không minh mẫn (rối loạn / khớp)” mà
thôi, và đấy là ý của Bùi Giáng để đùa phá Thầy Tuệ Sỹ chứ không phải ý thơ của
Thầy Tuệ Sĩ.
Ví dụ, khi một người đàn ông nhìn thấy một cô gái đẹp
quá bỗng cảm thấy lòng mình xao xuyến thì anh ta đâu thể nói ” Cô / Em đẹp quá
làm tâm hồn tôi ngẩn ngơ” mà phải nói gián chỉ chứ đâu có thể nói sổ sàng như
thế được.
3.- Nhà thơ Hoàng Đình Bảo dịch thơ bài thơ này rất
hay nhưng cũng viết sai ba từ “tang bồng / phiêu bồng”, “ly / ty” và “da /
đa” làm sai lạc ý thơ một trời một vực.
Tứ Tuyệt
thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳ
hiện tiền vi liễu lạc hoa phi
Tuệ Sĩ
hiện tiền vi liễu lạc hoa phi
Tuệ Sĩ
tang bồng tâm sự tân toan lệ
trí hải đa tàm trúc loạn ly
Bùi Giáng
trí hải đa tàm trúc loạn ly
Bùi Giáng
đêm thẳm gió lùa trêu bóng nghiệp
nương về làm liễu lạc hoa bay
chí lớn trạnh lòng đau đáu lệ
trúc loạn chưa lìa biển giác ai
Hoàng Quốc Bảo
nương về làm liễu lạc hoa bay
chí lớn trạnh lòng đau đáu lệ
trúc loạn chưa lìa biển giác ai
Hoàng Quốc Bảo
Đẹp thay tâm hồn trong sáng của một vị Thiền Sư đạo hạnh trước
tình cảm tự nhiên của con người!.
Trần Việt Long
Theo http://phanhonglien.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét