Trịnh Công Sơn - Để gió cuốn đi
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhmSRDfWdShNfJ5o1MoLjLjAwkdfCUtrgPNBAT9-4dxjVwiU9Hw6D2JXcYmgQzaqGU5uy4_w9Tv-kAcWWsbXYR6LpX2ImJ-kgLNc9wDoAS-8KysVg40fx8lOKKFWdaPGL4saZvO4x6UpxXk/s1600/images+%25285%2529.jpg)
Tôi có dịp gặp TCS hai lần
vào cuối năm 1997 khi tôi trở về Việt Nam, một lần tại nhà riêng của ông trong
một hẻm rộng ở đường Phạm Ngọc Thạch, và một lần tại đám cưới L., em trai út của
tôi. Bỏ qua mọi định kiến chính trị và những đồn đãi mà nhiều người đã dành cho
ông, tôi cùng L. đến thăm TCS vào một buổi trưa để “merry Xmas” người nhạc sĩ
mà tôi yêu thích từ bé. Vì TCS rất mến và coi L. như em ruột, nên tôi cũng được
ông tiếp thân tình như người nhà. Sau khi thăm hỏi nhau đôi điều, ông mời chúng
tôi ở lại ăn trưa tại phòng khách nhỏ trên lầu. Có 2 người khách khác cũng vừa
đến và có mặt trong bữa ăn đó. Một người là ông Sâm Thương, được biết là bạn rất
thân của TCS, hình như là làm điện ảnh hay báo chí gì đó. Còn người kia, trẻ
hơn, có lẽ là một nhà báo. Khi bước vào phòng khách, đập vào mắt tôi đầu tiên
là những bức tranh do chính TCS vẽ. Vài họa sĩ bạn tôi ở Mỹ thường phê bình
tranh TCS, cho rằng tranh không có giá trị nghệ thuật. Nhưng tôi vẫn yêu thích
tranh của ông, nhất là lối vẽ nửa trừu tượng, nửa siêu thực. Trên tường, ngoài
tranh còn có vài tấm hình đen trắng, chụp kỷ niệm thời văn nghệ sinh viên của
ông. Phòng có vẻ bề bộn, giống như một studio hơn là một phòng khách. Tôi cũng
có dịp chú ý đến cái chuông nhỏ mà ông thường rung để gọi những người giúp việc
trong nhà, cái chuông mà tôi đã thấy trong một cuốn video nào đó về TCS. Bữa ăn
của chúng tôi rất đơn sơ nhưng rất “Huế”. Thức ăn được bày biện trên nhiều dĩa
nhỏ, và vừa đủ cho một cái bàn làm bằng thân cây thốt nốt lớn được cưa ra. TCS
ăn rất ít vì lúc ấy ông vừa mới qua khỏi một cơn bệnh nặng. Khi được hỏi thăm về
sức khỏe của mình, TCS khoe với tôi rằng ông đã bỏ hút thuốc và uống rượu sau
chuyến bệnh vừa qua, và cảm thấy khỏe rất nhiều.
Qua cách nói và khuôn mặt của ông lúc đó, tôi có cảm tưởng TCS là một người rất ham sống và muốn sống để làm điều gì đó. Trong bữa cơm, chúng tôi nói chuyện nhiều với nhau về âm nhạc, nhất là những ca khúc cũ của ông. TCS giới thiệu với tôi tập ca khúc “Những bài hát không ngày tháng” mà sau này ông có dịp ký tặng tôi. Ngạc nhiên vì không thấy sự có mặt của nhiều ca khúc phản chiến nổi tiếng một thời của ông trong tập nhạc này, tôi bèn hỏi nhưng dường như TCS có vẻ tránh nói nhiều về những bài hát đó. Ông chỉ nhẹ nhàng bảo tôi rằng những ca khúc đó không còn hợp với thời đại bây giờ. Rồi ông quay qua khoe với tôi cây đàn guitar được đài BBC tặng. Ðàn bị hư hại, phải nhờ một nghệ nhân nào đó chữa lại. Nhân đó L. cũng đệm guitar cho tôi hát 2 bài hát của tôi sau khi hát 1 bài hát của ông mà tôi yêu thích: Một Cõi Ði Về. TCS ngồi lắng nghe, dáng trầm ngâm, nhưng không nói gì sau khi nghe xong. Tôi hỏi ông về những sáng tác mới, ông cười rất nhẹ, bảo tôi rằng ông đang viết dở dang 1 ca khúc mà cả tháng rồi vẫn chưa xong. Rồi ông hỏi thăm đôi chút về cuộc sống của tôi ở Mỹ và khuyên tôi nên tiếp tục viết ca khúc… Tôi cũng đùa với TCS, lựa vài bài hát của ông trong tập ca khúc trên tay, và nói rằng các bài này nên hát bằng chất giọng Huế thì mới “đạt” cái hồn! Ông cười. Một lần nữa tôi lại bắt gặp ở TCS một nụ cười rất nhẹ, không đầy, xa vắng, nhưng khó quên…
Qua cách nói và khuôn mặt của ông lúc đó, tôi có cảm tưởng TCS là một người rất ham sống và muốn sống để làm điều gì đó. Trong bữa cơm, chúng tôi nói chuyện nhiều với nhau về âm nhạc, nhất là những ca khúc cũ của ông. TCS giới thiệu với tôi tập ca khúc “Những bài hát không ngày tháng” mà sau này ông có dịp ký tặng tôi. Ngạc nhiên vì không thấy sự có mặt của nhiều ca khúc phản chiến nổi tiếng một thời của ông trong tập nhạc này, tôi bèn hỏi nhưng dường như TCS có vẻ tránh nói nhiều về những bài hát đó. Ông chỉ nhẹ nhàng bảo tôi rằng những ca khúc đó không còn hợp với thời đại bây giờ. Rồi ông quay qua khoe với tôi cây đàn guitar được đài BBC tặng. Ðàn bị hư hại, phải nhờ một nghệ nhân nào đó chữa lại. Nhân đó L. cũng đệm guitar cho tôi hát 2 bài hát của tôi sau khi hát 1 bài hát của ông mà tôi yêu thích: Một Cõi Ði Về. TCS ngồi lắng nghe, dáng trầm ngâm, nhưng không nói gì sau khi nghe xong. Tôi hỏi ông về những sáng tác mới, ông cười rất nhẹ, bảo tôi rằng ông đang viết dở dang 1 ca khúc mà cả tháng rồi vẫn chưa xong. Rồi ông hỏi thăm đôi chút về cuộc sống của tôi ở Mỹ và khuyên tôi nên tiếp tục viết ca khúc… Tôi cũng đùa với TCS, lựa vài bài hát của ông trong tập ca khúc trên tay, và nói rằng các bài này nên hát bằng chất giọng Huế thì mới “đạt” cái hồn! Ông cười. Một lần nữa tôi lại bắt gặp ở TCS một nụ cười rất nhẹ, không đầy, xa vắng, nhưng khó quên…
Vài hôm sau, tôi lại gặp ông
trong tiệc cưới của L., nhưng vì bận rộn lo tổ chức nên tôi không có dịp trò
chuyện với ông…
Tôi về lại Mỹ, ít khi được
nghe nói về sức khỏe của TCS. Ðến sau Tết Việt nam, năm 1999, tôi nhận được tập
ca khúc ông ký tặng, với lời đề tặng “rất TCS”: “Ðầu năm muốn viết điều gì đó
cho K., nhưng lại chẳng biết viết gì”. Tôi có cảm giác, đối với TCS, mọi điều đều
vô thường, không biên giới, không rõ ràng. Nhưng tôi rất hiểu, TCS là người có
một tấm lòng, đúng như điều ông đã viết trong bài hát Ðể Gió Cuốn Ði: “Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng…”
Hoàng Việt Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét