Vài cảm nhận về bài Đêm giao
thừa
Tôi cũng là một người xem,
nghe như bao người xem và nghe khác, cũng nghe, cũng xem nhiều và có khi nhiều
thật nhiều bài ca tân nhạc, cổ nhạc, tân cổ giao duyên. Mỗi bài ca là một sáng
tạo nghệ thuật, là một quá trình lao động miệt mài, đam mê, ấp ủ, đeo đuổi đề
tài, ý, tứ của người sáng tác ra bài ca đó đến khi bật lên trên ngòi bút, tạo
nên bài ca hoàn chỉnh.
Bài ca nào cũng thật đáng
trân trọng, có vẻ đẹp, hình hài, thanh sắc, tuổi đời, có đối tượng thưởng thức
riêng của nó. Riêng tôi, tôi ấn tượng, ấn tượng vô cùng bài ca tân cổ giao
duyên ĐÊM GIAO THỪA NGHE MỘT KHÚC DÂN CA.
0.Nhạc: Võ Đông Điền, Vọng
cổ: Võ Minh Khuê, Trình bày: Võ Minh Lâm.
Chưa hiểu rõ lắm về tác giả
nhạc: Võ Đông Điền (dù rất nổi tiếng và có nhiều tác phẩm hay) và tác giả
vọng cổ: Võ Minh Khuê, nhưng tôi biết rất rõ CVVC : Võ Minh Lâm. Những điều
này cũng sẽ bình thường thôi nếu ở đây không có sự xuất hiện của “Tam Võ”.
(Không biết trong dàn đàn đệm bài ca này còn có một “Võ” nào nữa hay không). Rồi
tên thì “Lâm”, “Khuê”, “Điền” về ngũ hành, tương sinh, tương khắc, ngẫu
nhiên hay tất định, sao mà có nhiều điều phải bàn, phải nói.
1.Tựa bài không thể chê vào
đâu được, không thiếu cũng không dư một từ nào. “Đêm giao thừa”, đêm đất trời
chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa những kỷ niệm vui buồn, được mất, hơn
thua của năm qua với tháng ngày sắp diễn ra của năm mới. Ở đây, giờ khắc
này còn được thêu dệt, tô điểm thêm bằng một khúc nhạc – một khúc nhạc dân
ca. Đời người hỏi mấy ai không gắn liền với nhạc, từ tiếng khóc tu oa lúc mới
chào đời, đến đầy tháng, thôi nôi, đến lễ cưới hỏi, … đến khi về với thế giới
bên kia. Giờ lại gắn với nhạc trong giờ khắc giao thừa, giờ khắc mà mỗi người sẽ
được thêm một tuổi đời, thêm một chút vinh, chút nhục, thêm một ước ao, một
hành trang kỷ niệm.
2.Mở đầu bài ca tân cổ giao
duyên là lời nhạc:
“Đêm giao thừa nghe một khúc dân
ca
Bài dân ca tha thiết đậm đà
Người xa quê nghe bài dân ca
Câu dân ca ấm lòng người đi xa
Nghe nôn nao như chiều ba mươi tết
Bếp than hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
Lời dân ca như phù sa con sông
Thương quê hương thương vườn cau luống rau
Câu dân ca giao thừa nghe thương nhớ
Có mùa xuân … đến từ quê nhà …”
Bài dân ca tha thiết đậm đà
Người xa quê nghe bài dân ca
Câu dân ca ấm lòng người đi xa
Nghe nôn nao như chiều ba mươi tết
Bếp than hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
Lời dân ca như phù sa con sông
Thương quê hương thương vườn cau luống rau
Câu dân ca giao thừa nghe thương nhớ
Có mùa xuân … đến từ quê nhà …”
Chú ý dân ca xuất hiện 6 lần
trong chừng ấy câu, lặp đi, lặp lại mà không gây nhàm chán, ngược lại còn khắc
sâu cho người đọc, người nghe, người xem sức hấp dẫn của dân ca. Còn các chữ khúc, bài, Câu,Lời, cùng
nói lên số lượng nhưng không thừa, không thiếu. Tiết tấu da diết, đậm đà,
nồng ấm. Động từ nghe bốn lần xuất hiện, hai lần phía sau nghe là hai danh từ:
nghe một khúc dân ca, nghe bài dân ca, hai lần phía sau nó
là tính từ: Nghe nôn nao, nghe thương nhớ. Sao mà hay đến thế! Suy nghĩ, đeo đuổi,
ấp ủ bao lâu thì được những ca từ hay đến vậy ? Rồi bao nhiêu vần “a” xuất
hiện trong lời nhạc này, ký tự, chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái La Tinh, bảng
chữ cái dùng để tạo nên chữ viết chúng ta sử dụng.
3. “Xin cảm ơn người đã
cất lên khúc hát dân ca đậm đà tha thiết. Cho đêm 30 lạnh lùng nơi đất khách chợt
thảng thốt nhận ra hương vị Tết quê … nhà”. Giọng ca ngọt lịm, cao độ, trường độ,
cường độ, âm sắc hợp lý, sắp chữ, nhả chữ của CVVC đã thể hiện tâm tư tình cảm
của tác giả vọng cổ với tâm trạng của người xa xứ, đất khách trước khúc dân ca
đậm đà tha thiết nghe bên tai. Bất chợt người nghe khúc dân ca đã nhận ra hương
vị tết quê nhà, hương vị tết mà cả dân tộc, tiền nhân, cha ông trên khắp miền
quê đất nước chuẩn bị cả quá trình từ những ngày đầu tháng chạp, dọn dẹp sửa
sang nhà cửa, vườn, ruộng, ao, sân, giặt giũ, … (thậm chí có nơi, gia đình còn
chuẩn bị từ trước nữa: gieo trồng bông hoa, cây cảnh trước đó cả vài tháng …).
Người nghe khúc dân ca đang xa quê, cuộc sống bộn bề lo toan, xa vắng hương vị
tết quê hương đã lâu bất chợt nghe khúc dân ca đã “nghe trái tim ta cũng chợt bừng
lên màu nắng ấm chan hòa. Khúc dân ca là suối nguồn đưa lối, cho tuôn chảy
dạt dào những kỉ niệm thiêng liêng. Tôi như thấy mình được trở lại quê hương,
chiều 30 đầm ấm mái gia đình. Trên bàn thờ mẹ sắp bánh chưng xanh, trước cửa
nhà, ba treo câu đối đỏ”… Nơi mình chôn nhau cắt rốn, có đủ ba mẹ, ba trước
nhà, mẹ trong nhà sắp bánh chưng; có đủ sắc màu, xanh, đỏ; có đủ những sản vật,
vật chất lẫn phi vật chất; có hương vị quê nhà đậm đà.
Vừa cầm trên tay lời bài ca, vừa lắng nghe CVVC sắp chữ, luyến láy, ngân nga, nhanh chậm lướt trên từng ca từ nhả chữ để xuống hò 16 rồi sang hò 20 đến chấm dứt cống 32 của câu 1 mà nao lòng, cảm phục. Tiếng nhạc từ các nhạc cụ của dàn đàn nhấn nhá, hòa điệu, tung hứng, quăng bắt, réo rắt hòa quyện cùng tiếng ca làm lòng người lặng lại. Nếu người nghe trong thời điểm nghe đang xa nhà thật sự thì chắc sẽ càng da diết, thiêng liêng gấp bội. Riêng tôi, trước mắt như đang hiện ra hình ảnh ba bắt đầu chuẩn bị bánh, trà, nhang đèn trên bàn thờ trong nhà, ngoài sân, mẹ trải tấm bao ni lon để quỳ xuống lạy, cùng ba miệng thầm thì, to nhỏ khấn nguyện cho con cháu, gia đình, ông bà năm mới nhiều may, ít rủi, vạn sự như ý. Xung quanh là nhà các cô bác hàng xóm cũng mở cửa, râm ran câu nói, thăm hỏi con gì ra đời năm nay, rồi sang xông nhà, xông đất. Có người đứng trước sân nhà, trong giờ khắc chuyển giao cảm nhận từng luồng khí trời, âm thanh cảnh vật, vạn vật quanh mình có biển hiện gì mới lạ chăng, rồi dự đoán, toan tính may rủi cho năm tới theo kinh nghiệm sống của riêng mình, so sánh với những năm trước đây. Một số ít chuẩn bị đi chùa hái lộc, một số ít quây quần bên chung trà, ly rượu!
Vừa cầm trên tay lời bài ca, vừa lắng nghe CVVC sắp chữ, luyến láy, ngân nga, nhanh chậm lướt trên từng ca từ nhả chữ để xuống hò 16 rồi sang hò 20 đến chấm dứt cống 32 của câu 1 mà nao lòng, cảm phục. Tiếng nhạc từ các nhạc cụ của dàn đàn nhấn nhá, hòa điệu, tung hứng, quăng bắt, réo rắt hòa quyện cùng tiếng ca làm lòng người lặng lại. Nếu người nghe trong thời điểm nghe đang xa nhà thật sự thì chắc sẽ càng da diết, thiêng liêng gấp bội. Riêng tôi, trước mắt như đang hiện ra hình ảnh ba bắt đầu chuẩn bị bánh, trà, nhang đèn trên bàn thờ trong nhà, ngoài sân, mẹ trải tấm bao ni lon để quỳ xuống lạy, cùng ba miệng thầm thì, to nhỏ khấn nguyện cho con cháu, gia đình, ông bà năm mới nhiều may, ít rủi, vạn sự như ý. Xung quanh là nhà các cô bác hàng xóm cũng mở cửa, râm ran câu nói, thăm hỏi con gì ra đời năm nay, rồi sang xông nhà, xông đất. Có người đứng trước sân nhà, trong giờ khắc chuyển giao cảm nhận từng luồng khí trời, âm thanh cảnh vật, vạn vật quanh mình có biển hiện gì mới lạ chăng, rồi dự đoán, toan tính may rủi cho năm tới theo kinh nghiệm sống của riêng mình, so sánh với những năm trước đây. Một số ít chuẩn bị đi chùa hái lộc, một số ít quây quần bên chung trà, ly rượu!
4.Cảm xúc được đẩy lên cung
bậc mới, tha thiết, da diết hơn khi lời ca, tiếng nhạc chuyển sang bài Lý bông
dừa:
“Cho mình về với quê nhà
Chiều 30 Tết nôn nao những niềm vui.
Mừng xuân trời rắc cơn mưa phùn
Cho những cành đào khoe màu ngày xuân
Đàn em thơ khoe áo mới tung tăng
Đầu năm đi hái lộc, nguyện cầu …. suốt năm bình yên” ..
Chiều 30 Tết nôn nao những niềm vui.
Mừng xuân trời rắc cơn mưa phùn
Cho những cành đào khoe màu ngày xuân
Đàn em thơ khoe áo mới tung tăng
Đầu năm đi hái lộc, nguyện cầu …. suốt năm bình yên” ..
Những ca từ trong bài Lý
bông dừa khắc họa đầy đủ tình cảm người nghe về hình ảnh, âm thanh, hương vị
ngày tết: tâm trạng người nôn nao những niềm vui, đàn em thơ tung tăng khoe áo
mới, trời mưa xuân, mưa phùn, cành đào khoe sắc và tôi thật sự ấn thượng với
hình ảnh đầu năm đi hái lộc, nguyện cầu suốt năm bình yên!. Rồi “câu dân ca chở
theo làn nắng ấm” phương nam tươi tắn rộn ràng với sắc mai vàng bừng dậy trong
hồn ta. “Chị đưa em về thăm họ hàng nội ngoại, mùng một tết quây quần mừng tuổi
tổ tiên. Bữa cơm gia đình đủ đầy hương vị ngày xuân, dưa giá, thịt kho, bánh phồng,
bánh tét. Đàn cháu râm ran vòng tay chúc tết, nhận phong lì xì đỏ rực những niềm
vui …” Phong tục, tập quán, hương vị ngày tết hai miền Nam (sắc mai vàng),
Bắc (cành đào) đã được tác giả đúc kết, cô đọng đầy đủ trong khuôn nhạc câu 2.
Trong thời gian 4′35″ mà lời ca, tiếng nhạc đã đưa người nghe, người xem về lại
tết cổ truyền dân tộc với đầy đủ hương vị, âm thanh, hình ảnh màu sắc, của mọi
miền đất nước.
5.“Cơn gió lạnh lùa, ta chợt
tỉnh giấc mơ
Thấy mình ngẩn ngơ giữa quê người xứ lạ
Một chuyến về thăm còn chưa trọn vẹn
Mùa xuân quê nhà, như làn khói mơ tan”
Thấy mình ngẩn ngơ giữa quê người xứ lạ
Một chuyến về thăm còn chưa trọn vẹn
Mùa xuân quê nhà, như làn khói mơ tan”
Quả thật, xin được nhắc lại
trong thời gian 4′35″ mà lời ca, tiếng nhạc đã đưa người nghe, người xem về lại
tết cổ truyền dân tộc với đầy đủ hương vị, âm thanh, hình ảnh màu sắc, của mọi
miền đất nước. CVVC lại bắt đầu nói lối, đưa người nghe cũng chợt tỉnh giấc mơ,
trở lại sự ngẩn ngơ giữa quê người xứ lạ từ cơn gió lạnh lùa. Một chuyến về
thăm dẫu chưa trọn vẹn, như làn khói mơ tan nhưng đã đưa tâm hồn, tình cảm người
xa quê hoài niệm nhớ về nguồn cội. Một điều rất thi vị và rất thiêng liêng mà
nghe khúc hát dân ca đem lại. Khúc dân ca nào ở đây đã hát lên?! hay chính là
khúc dân ca của bài ĐÊM GIAO THỪA NGHE MỘT KHÚC DÂN CA?
6.Khi nghe CVVC dứt nối lối
rồi vào vọng cổ câu 5 xuống nhẹ ngân dài ấm ngọt trong hai giây từ 5′42″ đến
5′44″ và “cho những kỉ niệm thân thương ở lại bên ta tròn một đêm … này. Cho
đêm giao thừa xa quê ta không thấy lạc loài”. Giá trị của khúc dân ca sao
thiêng liêng, quý báu đến lạ thường, cho những kỷ niệm thân thương ở lại trọn
đêm, cho đêm giao thừa xa quê không thấy lạc loài, lạc lõng, bơ vơ! Hay nhất là
ca từlạc loài vừa gieo vần với đêm này, vừa là một tính từ diễn tả
tâm trạng bơ vơ, không có chỗ dựa, do bị sống tách khỏi thân thích, đồng loại.
Nghe khúc dân ca, người xa xứ như thể “sau bao năm xa quê mới gặp lại mùa
xuân kỉ niệm, nghe khúc hát dân ca mà lệ ứa chan hòa“.
7.Bài trăng thu dạ khúc lại
được đưa vào giữa câu 5 và câu 6 một lần nữa đưa người nghe lên cung bậc tình cảm
mới:
“Hát đi em những lời dân ca
thiết tha
Câu hát đậm đà
Mang hình dáng quê nhà
Lời ca mang hương lúa hương cau
Chở theo cả giọt trăng gầy nghiêng nghiêng soi bến sông …”
Câu hát đậm đà
Mang hình dáng quê nhà
Lời ca mang hương lúa hương cau
Chở theo cả giọt trăng gầy nghiêng nghiêng soi bến sông …”
Sao em không hát nữa ?! Hát
những lời dân ca thiết tha, đậm đà, có hương lúa, hương cau, và chở theo cả giọt
trăng gầy nghiêng nghiêng soi bến sông … Giọt trăng gầy nghiêng nghiêng, hình ảnh
êm dịu, nghiêng nghiêng hình học hay nghiêng tình cảm ?! hay một cái gì khác
đang nghiêng nghiêng soi bến sông.
8.Phút giao thừa vọng hướng
quê hương, ta như nén nhang tàn còn cháy lên nỗi nhớ. Chút khói hương quyện vào
hư ảo, còn tàn tro xin rụng xuống cội nguồn. Phút giao thừa cũng chính là
phút người nghe vọng hướng quê hương từ khúc dân ca, hình ảnh “ta như nén nhang
tàn còn cháy lên nỗi nhớ” quê hương, hương vị ngày tết trong người xa quê như
có gì đó luyến nhớ, mong muốn không có sự lụn tàn tình cảm như tàn nhang tàn lụn.
Khói hương quyện vào hư ảo thì tàn tro xin rụng xuống cội nguồn. Hình ảnh nén
nhang thắp trên bàn thờ tổ tiên được thắp lên vào giờ khắc giao thừa được tác
giả mô tả, khắc họa hết sức giàu hình tượng, thâm sâu, lắng đọng, linh thiêng.
Mọi thứ có thể vào cõi hư ảo nhưng nếu ta có rụng thì xin hãy rụng xuống cội
nguồn!
“Hát nữa đi em bài hát dân
ca
Cho mùa xuân quê người hồn ta không đơn lạnh.
Người mang xuân từ thư hồng hoa thắm
Em mang xuân về – từ một khúc dân ca”
Cho mùa xuân quê người hồn ta không đơn lạnh.
Người mang xuân từ thư hồng hoa thắm
Em mang xuân về – từ một khúc dân ca”
Hát! hãy hát! “xin cảm ơn
người đã cất lên khúc hát dân ca” … từ đầu câu 1, rồi “Xin người hãy hát nữa
đi”… ở đầu câu 5, đến “Hát đi em những lời dân ca thiết tha”… trong bài trăng
thu dạ khúc và sau khi dứt xề nhịp 28 câu 6, thì đến lượt Hát nữa đi em
bài hát dân ca. Hai lần xin hãy hát và hai lần hát nữa đi khúc dân ca cho người
nghe sự thúc giục, quyến luyến, trân trọng, giờ khắc thiêng liêng đêm giao thừa,
e sợ rằng những gì thiêng liêng, trân trọng trong giờ khắc này sẽ vụt tắt theo
cùng với tiếng nhạc, lời ca của khúc dân ca sắp hết.
Xin được nói thay cho biết
bao người con của đất nước đã và đang xa quê đang sinh sống, học tập, lao động
trên đất khách quê người, và cả những người tuy không sinh sống ở nước ngoài nhưng
do mưu sinh cuộc sống cá nhân hay lợi ích cộng đồng vào giờ khắc giao thừa
không được gần bên người thân, gia đình lời cảm ơn các tác giả và ca sĩ đã đem
tiếng nhạc, lời ca sưởi ấm lòng người xa quê trong giờ khắc thiêng liêng!
Những ngày giáp tết, xuân về,
và đặc biệt là ngày 30 tết, giờ khắc đêm giao thừa chắc chắn hành trang của mỗi
người xa quê không thể thiếu được bài tân cổ giao duyên ĐÊM GIAO THỪA NGHE MỘT
KHÚC DÂN CA với giọng ca CVVC Võ Minh Lâm.
Trần Tuấn Kiệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét