Bạn uống rượu lòng ta không thể chán
Lâu lắm rồi, tôi lại được nghe bài hát “Ly rượu mừng” của nhạc
sĩ Phạm Đình Chương vừa được phát hành vào dịp Tết năm nay. “Ngày xuân nâng
chén ta chúc nơi nơi… Nhấp chén đầy vơi, chúc người người vui…”. Bài hát phơi
phới sức xuân này khiến tôi nhớ dịp Tết lâu rồi, ngồi uống rượu với nhạc sĩ Văn
Cao, ông đã nhắc tới, và khen Phạm Đình Chương: Chỉ một ca khúc thôi mà Chương
không quên một thành phần nào trong xã hội, từ “anh nông phu”, “người thương
gia”, “người mẹ hiền”, “đôi uyên ương”, “anh binh sĩ”… cho đến “người nghệ sĩ”…
tất cả đều được chúc mừng.
1. VĂN CAO: RƯỢU DÀY VÀ RƯỢU MỎNG
Uống rượu với Văn Cao bao giờ cũng được nghe những nhận xét sắc sảo và độc đáo. Nhớ lần gặp ông đầu tiên (1980), ông đang ngồi một mình hút thuốc lào bên chén rượu trắng. Khi nghe Phan Lạc Hoa giới thiệu tôi, mắt và miệng ông ánh lên nụ cười gần gũi, bình dị: “À, cái anh Nghệ nhận Quan Họ làm quê đây!”. Ông với tay kệ tủ lấy thêm ly, và Nguyễn Thụy Kha rót rượu. Ông đối với bọn trẻ chúng tôi như với bạn. Khi thân mật rồi, hầu như chẳng còn khoảng cách tuổi tác. Có lẽ vì thế mà ông luôn luôn mới.
Chúng tôi rủ ông đến quán lòng lợn tiết canh đầu chợ Đuổi, ông đồng ý ngay, nhưng nhắc là nên mua rượu ở quán cạnh bến xe Kim Liên, loại rượu gạo ông thường uống. Quán đông quá, chúng tôi mượn một cái chiếu trải vào túp lều tranh bỏ trống bên cạnh. Cứ ngồi xếp bằng mà uống rượu và hút thuốc lào như ở làng ở xã. Người ra vào chợ đông đúc, ồn ào, hình như cũng không ai biết ông già ngồi quán bình dân này là tác giả Quốc ca. Còn chúng tôi, lần đầu tiên được biết những bài thơ ông làm để rồi cất lại trong lòng, không đưa in đâu cả, mà dù có đưa in thì người ta cũng chẳng in cho. Mấy chục năm, ông chỉ làm bìa sách, vẽ hình minh họa cho báo và làm nhạc… không lời. Những bài thơ của ông khiến chúng tôi nổi cả da gà, kinh ngạc vì thán phục. Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ của ông thật đến siêu thực. Thơ của ông mới mẻ bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên: “Con thuyền đi qua/ Để lại sóng/ Đoàn tàu đi qua/ Để lại tiếng/ Đoàn người đi qua/ Để lại bóng/ Tôi không đi qua tôi/ Để lại gì?”
Hơn 20 mươi năm “im lặng” về thơ lại chính là thời gian ông làm thơ nhiều nhất. Những bài thơ chi chít trong cuốn sổ tay nhỏ xíu úa màu thời gian vàng vọt. Những bài thơ viết trên vỏ bao thuốc lá nhặt được trong quán rượu. Có bài thơ được ghi lại không phải chữ của ông mà là chữ của vợ ông, bà sợ ông quên đi mất nên bắt ông đọc để bà chép lại.
Tôi còn nhớ sinh nhật Văn Cao 60 tuổi, 15 -11 -1983. Tối hôm đó, ông hẹn mấy người đến nhà ông uống rượu. Tôi và Kha tới thì đã thấy Văn Cao đang ngồi cùng Trịnh Công Sơn và Cao Xuân Hạo. Ông nhờ tôi sang gọi Trần Dần bên kia đường Vũ Lợi. Ông bảo: “Có thêm Trần Dần nữa mới vui”. Tôi đến nhà Trần Dần thì ông đang bên nhà hàng xóm. Trong lúc đợi vợ ông đi gọi ông về, tôi nhìn vào bức tường và thấy hiện rõ một hình nhân. Đấy là nơi Trần Dần tựa lưng suốt mấy chục năm qua. Tôi rùng mình hình dung ra cái bóng đang động cựa như một con người thật. Vừa lúc Trần Dần về trong bộ quần áo pirama ngả màu cháo lòng, ông gầy yếu quá, gầy yếu hơn cả cái bóng của chính mình trên tường nhà. Vợ ông nhắc ông thay quần áo. Nhưng bộ quần áo mới cũng đã cũ lắm rồi. Ông kém Văn Cao ba tuổi, nhưng trông già nua và chậm chạp như một ông lão khổ hạnh. Chỉ có đôi mắt là lúc nào cũng có lửa. Cái ngọn lửa đó đã rực cháy trong nhiều tác phẩm văn thơ của ông dọc các nẻo đường kháng chiến: Cách mạng tháng Tám, Trường ca Việt Bắc, Nhất định thắng, Người người lớp lớp… và hàng loạt tác phẩm hồi đó còn nằm trong bản thảo như tiểu thuyết Cổng Tỉnh, Mùa sạch, Ngã tư những cột đèn, v. v…
Văn Cao với tay lên kệ tủ lấy thêm một cái ly thủy tinh đặt trước mắt Trần Dần. Trong khi tôi rót rượu, ông dặn tôi: “Dần sức yếu, dễ say đấy”. Nhưng sau khi cụng ly, chỉ riêng Trần Dần là uống cạn.
Chuyện trò, đọc thơ, và hát. Cao Xuân Hạo nhớ nhiều những kỷ niệm thời kháng chiến chống Pháp, về những bài hát thời bấy giờ của Văn Cao mà anh đã hát. Văn Cao cũng nhắc lại vài bài hát của Cao Xuân Hạo mà ông đặt nhiều hy vọng. Cao Xuân Hạo có một giọng hát thật vang trong, bay bổng, đã ở tuổi 53. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe bài hát thuở xưa của anh. Văn Cao nói rằng, ngày ấy nếu Hạo đi hẳn vào nhạc, chắc chắn sẽ thành đạt, dù sau này là một dịch giả văn học nổi tiếng…
Trần Dần chỉ lặng im uống và nghe, dù là nghe chính những câu thơ lấp lánh, táo bạo của ông do Nguyễn Thụy Kha hay Văn Cao đọc lên. Chỉ đến khi nghe Trịnh Công Sơn hát, ông mới nheo mắt cười cười, buột ra mấy tiếng: “Tiểu quỷ! Mày là tiểu quỷ!”, rồi cũng chẳng giải thích gì thêm. Cứ thế mà cuộc rượu kéo dài tới nửa đêm, mặc cho bà Băng nhắc nhở về thời gian, và ép người này người khác ăn các món do chính tay bà nấu.
Khi chúng tôi chia tay vợ chồng Văn Cao bước xuống cầu thang, chuông đồng hồ nhà bên điểm 12 tiếng. Thế là trọn ngày sinh nhật của ông.
Uống rượu với Văn Cao bao giờ cũng được nghe những nhận xét sắc sảo và độc đáo. Nhớ lần gặp ông đầu tiên (1980), ông đang ngồi một mình hút thuốc lào bên chén rượu trắng. Khi nghe Phan Lạc Hoa giới thiệu tôi, mắt và miệng ông ánh lên nụ cười gần gũi, bình dị: “À, cái anh Nghệ nhận Quan Họ làm quê đây!”. Ông với tay kệ tủ lấy thêm ly, và Nguyễn Thụy Kha rót rượu. Ông đối với bọn trẻ chúng tôi như với bạn. Khi thân mật rồi, hầu như chẳng còn khoảng cách tuổi tác. Có lẽ vì thế mà ông luôn luôn mới.
Chúng tôi rủ ông đến quán lòng lợn tiết canh đầu chợ Đuổi, ông đồng ý ngay, nhưng nhắc là nên mua rượu ở quán cạnh bến xe Kim Liên, loại rượu gạo ông thường uống. Quán đông quá, chúng tôi mượn một cái chiếu trải vào túp lều tranh bỏ trống bên cạnh. Cứ ngồi xếp bằng mà uống rượu và hút thuốc lào như ở làng ở xã. Người ra vào chợ đông đúc, ồn ào, hình như cũng không ai biết ông già ngồi quán bình dân này là tác giả Quốc ca. Còn chúng tôi, lần đầu tiên được biết những bài thơ ông làm để rồi cất lại trong lòng, không đưa in đâu cả, mà dù có đưa in thì người ta cũng chẳng in cho. Mấy chục năm, ông chỉ làm bìa sách, vẽ hình minh họa cho báo và làm nhạc… không lời. Những bài thơ của ông khiến chúng tôi nổi cả da gà, kinh ngạc vì thán phục. Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ của ông thật đến siêu thực. Thơ của ông mới mẻ bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên: “Con thuyền đi qua/ Để lại sóng/ Đoàn tàu đi qua/ Để lại tiếng/ Đoàn người đi qua/ Để lại bóng/ Tôi không đi qua tôi/ Để lại gì?”
Hơn 20 mươi năm “im lặng” về thơ lại chính là thời gian ông làm thơ nhiều nhất. Những bài thơ chi chít trong cuốn sổ tay nhỏ xíu úa màu thời gian vàng vọt. Những bài thơ viết trên vỏ bao thuốc lá nhặt được trong quán rượu. Có bài thơ được ghi lại không phải chữ của ông mà là chữ của vợ ông, bà sợ ông quên đi mất nên bắt ông đọc để bà chép lại.
Tôi còn nhớ sinh nhật Văn Cao 60 tuổi, 15 -11 -1983. Tối hôm đó, ông hẹn mấy người đến nhà ông uống rượu. Tôi và Kha tới thì đã thấy Văn Cao đang ngồi cùng Trịnh Công Sơn và Cao Xuân Hạo. Ông nhờ tôi sang gọi Trần Dần bên kia đường Vũ Lợi. Ông bảo: “Có thêm Trần Dần nữa mới vui”. Tôi đến nhà Trần Dần thì ông đang bên nhà hàng xóm. Trong lúc đợi vợ ông đi gọi ông về, tôi nhìn vào bức tường và thấy hiện rõ một hình nhân. Đấy là nơi Trần Dần tựa lưng suốt mấy chục năm qua. Tôi rùng mình hình dung ra cái bóng đang động cựa như một con người thật. Vừa lúc Trần Dần về trong bộ quần áo pirama ngả màu cháo lòng, ông gầy yếu quá, gầy yếu hơn cả cái bóng của chính mình trên tường nhà. Vợ ông nhắc ông thay quần áo. Nhưng bộ quần áo mới cũng đã cũ lắm rồi. Ông kém Văn Cao ba tuổi, nhưng trông già nua và chậm chạp như một ông lão khổ hạnh. Chỉ có đôi mắt là lúc nào cũng có lửa. Cái ngọn lửa đó đã rực cháy trong nhiều tác phẩm văn thơ của ông dọc các nẻo đường kháng chiến: Cách mạng tháng Tám, Trường ca Việt Bắc, Nhất định thắng, Người người lớp lớp… và hàng loạt tác phẩm hồi đó còn nằm trong bản thảo như tiểu thuyết Cổng Tỉnh, Mùa sạch, Ngã tư những cột đèn, v. v…
Văn Cao với tay lên kệ tủ lấy thêm một cái ly thủy tinh đặt trước mắt Trần Dần. Trong khi tôi rót rượu, ông dặn tôi: “Dần sức yếu, dễ say đấy”. Nhưng sau khi cụng ly, chỉ riêng Trần Dần là uống cạn.
Chuyện trò, đọc thơ, và hát. Cao Xuân Hạo nhớ nhiều những kỷ niệm thời kháng chiến chống Pháp, về những bài hát thời bấy giờ của Văn Cao mà anh đã hát. Văn Cao cũng nhắc lại vài bài hát của Cao Xuân Hạo mà ông đặt nhiều hy vọng. Cao Xuân Hạo có một giọng hát thật vang trong, bay bổng, đã ở tuổi 53. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe bài hát thuở xưa của anh. Văn Cao nói rằng, ngày ấy nếu Hạo đi hẳn vào nhạc, chắc chắn sẽ thành đạt, dù sau này là một dịch giả văn học nổi tiếng…
Trần Dần chỉ lặng im uống và nghe, dù là nghe chính những câu thơ lấp lánh, táo bạo của ông do Nguyễn Thụy Kha hay Văn Cao đọc lên. Chỉ đến khi nghe Trịnh Công Sơn hát, ông mới nheo mắt cười cười, buột ra mấy tiếng: “Tiểu quỷ! Mày là tiểu quỷ!”, rồi cũng chẳng giải thích gì thêm. Cứ thế mà cuộc rượu kéo dài tới nửa đêm, mặc cho bà Băng nhắc nhở về thời gian, và ép người này người khác ăn các món do chính tay bà nấu.
Khi chúng tôi chia tay vợ chồng Văn Cao bước xuống cầu thang, chuông đồng hồ nhà bên điểm 12 tiếng. Thế là trọn ngày sinh nhật của ông.
Năm 1985, tôi và Nguyễn Thụy Kha cùng vợ chồng ông vào Nghĩa Bình (Quảng Ngãi
và Bình Định) nhân dịp kỷ niệm 10 năm nước nhà thống nhất. Biết Văn Cao hay rượu,
trên đường đi thực tế, anh em bên Văn hóa đến tận làng Bàu Đá mua được 10 lít
rượu gạo bỏ lên xe ô tô. Dọc đường ghé thăm huyện Mộ Đức, lãnh đạo huyện vui mừng
được đón tác giả Quốc ca. Trong bữa tiệc chiêu đãi, huyện mang ra mấy chai
Napoleon còn dính vỏ sò. Đó là những chai rượu vớt được từ một chiếc tàu bị đắm
ngoài biển đã 9 năm. Ai cũng thích thứ rượu quý đặc biệt này, nhưng Văn Cao vẫn
thích “quốc lủi”. Ông bảo lấy “quốc lủi” trên xe xuống cho ông uống. Rượu Bàu
Đá ở Bình Định thuộc loại “danh bất hư truyền”, thơm ngon nổi tiếng. Ông uống
nhâm nhi và ngước đôi mắt sáng lên nhận xét: “Rượu Vân mỏng, rượu Bàu Đá dày”. Một
phát hiện lạ lùng về rượu! Rượu dày và rượu mỏng. Ai nghe cũng thú vị. Sau này
tôi làm bài thơ “Rượu Tết”, đã xin 2 chữ của ông để đưa vào bài thơ: “Mỏng mỏng
chén rượu Vân/ Dầy dầy ly Bàu Đá/ Cong một hơi rượu cần/ Đất nước mình trẻ
quá”.
2. RƯỢU HOÀNG CẦM
Tôi mê thơ Hoàng Cầm, đặc biệt là sau khi được đọc bản thảo tập “Về Kinh Bắc” của ông. Một buổi tối, tôi rủ Nguyễn Hoa và Phan Lạc Hoa đến 43 Lý Quốc Sư “yết kiến” Hoàng Cầm. Căn nhà trong hẻm cũng là quán rượu nhỏ cho vợ ông kiếm chút tiền nuôi chồng. Khi chúng tôi đến, Hoàng Cầm đang ở trên gác xép. Nghe vợ nói có ba anh nhà thơ nhạc sĩ đến chơi, ông chậm rãi bước xuống từng bậc cầu thang, tay cầm chai rượu trắng nút lá chuối. Chai rượu gián một miếng giấy có viết mấy chữ “Rượu Hoàng Cầm” rất nắn nót. Ông nói: “Đây là rượu riêng của mình, mang ra mời các bạn. Mình có đọc Trường ca Đồng Lộc và nghe Làng quan họ quê tôi của Tạo. Nguyễn Hoa thì mình đọc đôi bài thơ trên báo Nhân Dân. Phan Lạc Hoa thì nghe mãi Tàu anh qua núi. Thế nên dù mới gặp lần đầu nhưng cũng gọi là đã quen biết”. Rồi ông lấy 4 cái chén ra rót rượu. Rượu sủi tăm lên từ đáy chén. Tôi biết đó là thứ rượu ngon. Nhưng Nguyễn Hoa không uống được rượu nên cám ơn và từ chối. Ông nhìn Hoa lộ vẻ ngạc nhiên, rồi cười hiền: Thì nếm một chút “Rượu Hoàng Cầm”, ngấm chút làng Vân cho thơ thêm bay bổng.
Hoàng Cầm vừa uống rượu vừa ngâm thơ. Giọng ông trong và ngọt ngào. Môi ông đỏ như son. Ông bảo có lẽ vì thế mà khi ở Văn công quân đội ông vẫn thường đảm nhiệm vai ngâm thơ trong các chương trình lưu diễn. Thơ ông cũng ngọt ngào và đẹp lung linh như ngấm rượu: “Ta con chim cu về gù rặng tre/ Mang nắng ấu thơ về sân đất tím/ Ta con chào mào khát nước/ Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm…”.
Không hiểu sau cuộc kiến diện đó tôi đã có duyên gì với ông, mà sau này trong một bài viết về thơ tôi, ông đã buông ra một câu thật trìu mến: “Hình như đã lâu lắm, hoặc như chưa bao giờ tôi bắt gặp trên đời này một người mà chỉ qua một buổi sơ ngộ tôi đã thấy quý và yêu… như anh ta”.
Từ đó, mỗi lần thăm ông, tôi thường mang cho ông những be rượu quý. Rồi một lần ông vào Huế, tôi đưa ông đi thăm thú và uống rượu với bạn bè chốn Cố Đô. Ông mê bạn, mê cảnh đẹp, mê người đẹp. Có lần uống rượu với người đẹp trên thuyền Rồng sông Hương ông đã nẩy ra một ý thơ hay: “Đám cưới sông Hương”. Ấy là trong lúc cao hứng, ông thấy mình đã phải lòng cảnh đẹp, phải lòng người đẹp nơi đây đến nỗi đã nghĩ tới… đám cưới.
Những năm qua tuổi 80, sức khỏe ông sút kém, nhưng có bạn tửu đến là ông gắng ngồi dậy trên giường. Môi cười không còn thắm như xưa, nhưng ông vẫn chỉ tay vào chai rượu mời bạn. Ông không uống được rượu nữa. Nhưng một lần có nghệ sĩ Lưu Nga đến thăm, ông bỗng uống được một chén rồi nghe người đẹp ngâm những bài thơ của ông. Lưu Nga ngâm “bộ ba” thơ ông: Lá diêu bông, Cây tam Cúc và Quả vườn ổi. Đến câu kết “Em đứng nhìn theo, em gọi: đôi” thì mắt ông sáng lên như ngày nào xa lắm. Rượu và thơ đã làm ông trẻ lại, như thời đang yêu…
Tôi mê thơ Hoàng Cầm, đặc biệt là sau khi được đọc bản thảo tập “Về Kinh Bắc” của ông. Một buổi tối, tôi rủ Nguyễn Hoa và Phan Lạc Hoa đến 43 Lý Quốc Sư “yết kiến” Hoàng Cầm. Căn nhà trong hẻm cũng là quán rượu nhỏ cho vợ ông kiếm chút tiền nuôi chồng. Khi chúng tôi đến, Hoàng Cầm đang ở trên gác xép. Nghe vợ nói có ba anh nhà thơ nhạc sĩ đến chơi, ông chậm rãi bước xuống từng bậc cầu thang, tay cầm chai rượu trắng nút lá chuối. Chai rượu gián một miếng giấy có viết mấy chữ “Rượu Hoàng Cầm” rất nắn nót. Ông nói: “Đây là rượu riêng của mình, mang ra mời các bạn. Mình có đọc Trường ca Đồng Lộc và nghe Làng quan họ quê tôi của Tạo. Nguyễn Hoa thì mình đọc đôi bài thơ trên báo Nhân Dân. Phan Lạc Hoa thì nghe mãi Tàu anh qua núi. Thế nên dù mới gặp lần đầu nhưng cũng gọi là đã quen biết”. Rồi ông lấy 4 cái chén ra rót rượu. Rượu sủi tăm lên từ đáy chén. Tôi biết đó là thứ rượu ngon. Nhưng Nguyễn Hoa không uống được rượu nên cám ơn và từ chối. Ông nhìn Hoa lộ vẻ ngạc nhiên, rồi cười hiền: Thì nếm một chút “Rượu Hoàng Cầm”, ngấm chút làng Vân cho thơ thêm bay bổng.
Hoàng Cầm vừa uống rượu vừa ngâm thơ. Giọng ông trong và ngọt ngào. Môi ông đỏ như son. Ông bảo có lẽ vì thế mà khi ở Văn công quân đội ông vẫn thường đảm nhiệm vai ngâm thơ trong các chương trình lưu diễn. Thơ ông cũng ngọt ngào và đẹp lung linh như ngấm rượu: “Ta con chim cu về gù rặng tre/ Mang nắng ấu thơ về sân đất tím/ Ta con chào mào khát nước/ Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm…”.
Không hiểu sau cuộc kiến diện đó tôi đã có duyên gì với ông, mà sau này trong một bài viết về thơ tôi, ông đã buông ra một câu thật trìu mến: “Hình như đã lâu lắm, hoặc như chưa bao giờ tôi bắt gặp trên đời này một người mà chỉ qua một buổi sơ ngộ tôi đã thấy quý và yêu… như anh ta”.
Từ đó, mỗi lần thăm ông, tôi thường mang cho ông những be rượu quý. Rồi một lần ông vào Huế, tôi đưa ông đi thăm thú và uống rượu với bạn bè chốn Cố Đô. Ông mê bạn, mê cảnh đẹp, mê người đẹp. Có lần uống rượu với người đẹp trên thuyền Rồng sông Hương ông đã nẩy ra một ý thơ hay: “Đám cưới sông Hương”. Ấy là trong lúc cao hứng, ông thấy mình đã phải lòng cảnh đẹp, phải lòng người đẹp nơi đây đến nỗi đã nghĩ tới… đám cưới.
Những năm qua tuổi 80, sức khỏe ông sút kém, nhưng có bạn tửu đến là ông gắng ngồi dậy trên giường. Môi cười không còn thắm như xưa, nhưng ông vẫn chỉ tay vào chai rượu mời bạn. Ông không uống được rượu nữa. Nhưng một lần có nghệ sĩ Lưu Nga đến thăm, ông bỗng uống được một chén rồi nghe người đẹp ngâm những bài thơ của ông. Lưu Nga ngâm “bộ ba” thơ ông: Lá diêu bông, Cây tam Cúc và Quả vườn ổi. Đến câu kết “Em đứng nhìn theo, em gọi: đôi” thì mắt ông sáng lên như ngày nào xa lắm. Rượu và thơ đã làm ông trẻ lại, như thời đang yêu…
3. TRỊNH CÔNG SƠN: UỐNG ÍT THÔI NGHE, NHƯNG ĐỪNG BỎ
Trịnh Công Sơn uống rượu và hát rất hay những bài hát của mình. Khi rượu đến độ
sương sương, anh ôm đàn hát thật mê đắm.
Tôi bất ngờ gặp anh lần đầu gần Tết Bính Thìn. Lúc ấy tôi đang phụ trách đoàn
Văn công xung kích đóng quân trên đồi Lệ Kỳ, Quảng Bình. Gần trưa có anh trực
ban vào báo cáo có khách, khách lạ, tóc dài, mặc áo măng tô màu cánh gián, đi
xe đạp mini, cười có răng khểnh. Biết là khách lạ, tôi đi ra cổng doanh trại.
Người khách lạ tự giới thiệu: “Mình là Sơn, Trịnh Công Sơn”. Tôi mừng quá, vì
nghe nhạc anh nhiều mà giờ lại được gặp người như từ trời xuống, liền đon đả mời
anh vào. Nhưng anh Sơn nói: “Ở ngoài giếng có mấy anh em văn nghệ sĩ đang rửa
chân còn Sơn không rửa”. Thì ra anh đi xe đò với các nhà thơ Vĩnh Nguyên, Xuân
Hoàng, Võ Quê, Lâm Thị Mỹ Dạ… từ Huế ra Quảng Bình. Xe đò hỏng ở Quán Hàu, liền
rủ nhau đạp xe đến thăm tôi. Lúc ấy cô quản lý nhà bếp báo với tôi là bếp có 5
cân thịt lợn tươi, trong kho còn 1 tạ giò cừu hộp và 28 chai rượu chanh Hà Nội.
Thuốc lá thì Chính trị viên chạy sang người bạn làm quân nhu lấy về một tút. Cuộc
rượu được bày ra theo kiểu nhà binh. Lính của tôi ai biết uống rượu cũng xin cụng
ly với Trịnh và các nhà thơ. Các cô diễn viên xinh đẹp không uống được rượu thấy
thế, cũng cụng ly để chúc mừng các nghệ sĩ mà họ yêu thích. Thế là đọc thơ và
hát. Trịnh uống nhiều hơi mệt, “xin cho Sơn ngồi nghe”. Nhưng thấy bộ đội hát
những ca khúc mới lạ, anh bỗng hứng lên và “cho Sơn mượn cái đàn ghita Sơn hát
một bài với các anh chị”. Và Sơn hát “Rừng núi dang tay nối lại biển xa…”. Anh
đi vòng quanh hát trong tiếng vỗ tay hòa nhịp của mọi người. Rồi lính của tôi
thuộc luôn bài hát đó. Khi Trịnh Công Sơn đi rồi, anh em cứ hát mãi “nối liền một
vòng tử sinh”. Bài hát của Trịnh Công Sơn được chính tác giả hát, để lại cho
anh em một ấn tượng lạ lùng. Đến giờ thì đã thành bài hát của thanh niên hát
trong các hội trại.
Sau này vào Sài Gòn, Trịnh Công Sơn chuyển sang uống rượu Tây. Sau cuộc triển
lãm tranh với Đinh Cường, tranh Sơn bán gần hết. Buổi tối đến thăm anh, thấy
anh đang uống Vodka Song Mã loại nửa lít với Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Quang
Sáng, Đinh Cường. Tôi và Kha nhập thêm vào. Mỗi lần hết rượu, Sơn lại gọi “Dì
ơi, dì cho 2 chai nữa nhé”. Bà giúp việc lại lên xích lô đi mua thêm hai chai
vodka nữa. Uống một hồi lại “Dì ơi, 2…”, tổng cộng bốn lần “Dì ơi”. Rồi mang giấy,
màu ra vẽ. Nhìn ai cũng vẽ. Sơn vẽ có thể không giống lắm nhưng rất đẹp. Quá nửa
đêm, chúng tôi đi bộ về, thấy đói, Đinh Cường rủ vào một quán ăn bún trứng chim
cút. Hôm sau sơn hỏi: Muộn rứa, Nguyễn Duy vẫn đợi mở cổng chứ?
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường hay phê phán Trịnh Công Sơn vì rượu: “Bạ ai mời
Sơn cũng đi, người ta biến Sơn thành cây cảnh để người ta trang trí, Sơn phải
biết phân biệt chỗ mô nên đi, chỗ mô không nên đi”. Sơn cười: “Sơn biết chi mô,
người ta mời mình là người ta quý mình thì mình quý lại, biết chi mô”.
Tháng 3/2001 trước khi Trịnh Công Sơn vĩnh biệt cõi đời vài tuần, tôi đến quán
trà trên đường Đồng Khởi chào anh để bay về Hà Nội. Lúc này anh luôn có bác sĩ
đi kèm và chỉ uống trà. Tuy thế, tôi cũng rót một ly rượu nhỏ mời anh nhấp môi,
gọi là “Ly rượu chia tay”. Nhưng Sơn đã uống một nửa rồi trao lại cho tôi. Anh
nói: “Tạo đừng bỏ rượu, nhưng uống ít thôi nghe”. Đó là câu cuối cùng anh nói với
tôi.
Giờ thì ba người nghệ sĩ tài danh, ba người anh, ba người bạn rượu của tôi đã
yên nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng. Trong vườn nhà tôi đã có 3 pho tượng được dựng lên
để tưởng nhớ các anh. Mỗi lần nhìn ra vườn như thấy các anh vẫn còn đó, và đang
nâng ly rượu, cùng nhau lúc Tết đến Xuân về.
Nhà sàn, tháng 1/2016.
Nguyễn Trọng Tạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét