Cảm
nhận về ca khúc “Điệu ví dặm là em”
Xứ Nghệ luôn được mọi người biết đến bởi đó là mảnh đất địa
linh, nhân kiệt. Nơi có nhiều làn điệu dân ca: ví, dặm, hò, ru... làm say đắm
lòng người. Con người, cảnh vật nơi đây đơn sơ, mộc mạc nhưng nghĩa tình đằm thắm - nơi mà đất níu chân người không muốn rời xa. Đó chính là lí do
để có nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều bài thơ, bài hát viết về Hà Tĩnh, Nghệ
An.
Mảnh đất Xứ Nghệ gồm hai tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An có
rất nhiều điểm chung: ngôn ngữ, giọ
ng nói, tập tục sinh hoạt cũng như các làn điệu dân
ca. Có thể nói rằng âm nhạcdân gian của hai tỉnhlà một thành tố gắn
kết không thể tách rời.
Nhiều ca khúc viết về Hà Tĩnh được lấy chất liệu từ dân
ca Xứ Nghệ có giai điệu sâu lắng, thắm đượm tình quê, khiến người
đi xa mỗi lần nghe thêm bồi hồi, xao xuyến,... Một trong những tác phẩm được
nhiều người yêu thích, đó là bài hát Điệu ví dặm là em của Nhạc
sĩ Quốc Nam, lời thơ Lê Quang Thắng. Tình yêu quê hương đã được tác giả
khắc họa đậm nét trong tác phẩm. Với lời ca súc tích, trữ tình giàu hình
tượng; với giai điệu mềm mại, đậm chất vùng miền chứa đựng tình cảm sâu sắc, ca
khúc đã thể hiện nỗi niềm của những người con xa quê.
Nhà thơ Lê Quang Thắng, bút danh là Lê Văn, hiện đang công
tác tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh sinh ra ở một vùng quê Quảng Trị thân
thương, nhưng Hà Tĩnh là quê hương thứ hai đã nuôi dưỡng tuổi thơ và tâm hồn
tác giả. Lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, khắc nghiệt nhưng thơ anh có sức sống
mãnh liệt. Anh đã viết rất nhiều bài thơ về tình yêu, về quê hương với lời thơ
mộc mạc, giản dị như chính con người anh vậy.
Bài thơ với tiêu đề Điệu Ví dặm là em, có lẽ được hình
thành từ ý tưởng tác giả muốn ví “điệu Ví dặm” như chính “là
em”, là người con gái nơi quê nhà đã từng để thương để nhớ cho người con trai.
Giọng nói trọ trẹ “nỏ cho”, “nỏ lấy” cùng dáng vẻ dịu hiền khi
hát điệu ví của cô gái đã dệt nên sợi tơ lòng neo đậu trong trái tim và kí ức của
người con trai. Để rồi khi chia xa, âm hưởng điệu ví em hát đã theo anh về mãi
mãi, để“anh cứ mơ hoài điệu Ví dặm là em”. Chính vì thế, nhà thơ Quang Thắng mới
luôn nhớ câu hát ví dặm, mượn “Điệu Ví dặm” để nói lên cảm xúc của mình với người thương.
“Rồi một ngày chợt nhớ quê hương
Nghe em hát dân ca Xứ Nghệ.
Câu hát ru như một thời thủa bé,
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ
Điệu ví quê hương giữa bộn bề bận rộn,
Đất quê mình còn nghèo lắm, người ơi.
Sao điệu ví cứ nghĩa tình đến thế,
Mỗi khi nghe hát dân ca, nhà thơ lại nhớ tới những kỉ niệm êm
đềm về thời thơ ấu và những câu ví ngọt ngào trên dòng sông Lam nơi quê nghèo.
Với tình cảm chân thành, mộc mạc điều mà nhiều người từng có
nhưng không ai cũng có thể hóa thành thơ như Quang Thắng. Từ trong câu hát,
trong điệu ví thân quen mà nhà thơ tuổi ngoài năm mươi đã dâng trào cảm xúc,
phút chốc đắm mình với tới tuổi thơ, nghĩ mình như còn thơ trẻ: “ …Nao nao lòng
đứa con ở nơi xa”....
Đoạn thơ tiếp theo, nhà thơ muốn nói lên tình cảm của người
con gái, tình cảm của người dân Xứ Nghệ. Lời thơ như mời chào, tha thiết,
thúc giục người thân trở về, kể cả những người xa lạ cũng mong được một lần
đến thăm mảnh đất Hà Tĩnh.
“Mời anh về Hà Tĩnh
Ơi khúc hát sông quê
Ai đi xa mô đó
Nghe thân thương như dòng sông thủa nhỏ
Ai lạ, ai quen sao nỡ không về”…
Về với Nghệ Tĩnh để được ngắm bức tranh sơn thủy hữu tình, để
được nghe những câu hò, điệu ví thấm đậm tình người và nhà thơ không thể dấu nổi
cảm xúc khi thốt lên: “Khúc dân ca có từ trong máu thịt, không thể dối lòng làm
sống dậy một hồn quê”.
Từ ngữ, giọng nói của người Hà Tĩnh trọ trẹ khó nghe. Vậy mà, trong thơ của Quang Thắng, những từ “mô, nỏ cho, nỏ lấy” lại
nhẹ nhàng và dễ thương đến thế. Chính vì vậy mà “điệu ví dặm” mới “theo
anh về mãi mãi”, điệu Ví dặm là khúc dân ca, là hồn quê Nghệ - Tĩnh.
Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng phút chia tay lưu luyến của
nhà thơ: nhớ quê hương, nhớ người thân, nhớ điệu ví dặm. Nỗi nhớ, niềm thương
đã đi vào thơ vì “bởi chia xa không nói được nên lời”. Tác giả luôn nhớ
điệu Ví dặm, nhớ người thân. Nhớ trong suy nghĩ, trong cả giấc mơ, và mong ước
người thân, điệu ví
“…theo anh về mãi mãi, anh cứ mơ hoài điệu ví dặm là em”.
Người đồng cảm với nhà thơ là nhạc sĩ Quốc Nam -
Nghệ sĩ ưu tú,nguyên là Trưởng đoàn Ca kịch Hà Tĩnh - đã “thổi”
vào hồn thơ bằng một giai điệu tuyệt đẹp.
Bài hát Điệu ví dặm là em được viết ở giọng La thứ
(Amoll), nhịp 2/4, nhịp độ chậm vừa, tính chất trữ tình đằm thắm. Bài hát có
hình thức hai đoạn đơn:
Đoạn một có hai câu nhạc (22 nhịp) với lời ca: “Rồi mộtngày
chợt nhớ quê hương,nghe em hát dân ca xứ Nghệ.Câu hát ru như một thời thủa, đưa
ta về bến bãi tuổi thơ.Điệu ví quê hương giữa bộn bề bận rộn.Đất quê mình
còn nghèo lắm, người ơi.Sao điệu ví cứ nghĩa tình đến thế, nao nao lòng đứa
con ởnơi xa”, kết đoạn ở bậc I (âm chủ). Đoạn hai gồm ba câu nhạc (33 nhịp): “
Mời anh anh về Hà Tĩnh. Ơi khúc hát sông quê. Ai đi xa mô đó.Nghe thân thương
như dòng sông thủa nhỏ. Ai lạ, ai quen sao nỡ không về. Em cứ đùa anh nỏ cho và
nỏ lấy, sao mềm lòng ngồi hát để anh nghe. Khúc dân ca có từ trong máu thịt,
không thể dối lòng làm sống dậy một hồn quê. Tôi viết tặng em bài ca lần đầu gặp
gỡ, bởi chia xa không nói được nên lời. Nhưng điệu Ví theo anh về mãi mãi, anh
cứ mơ hoài điệu ví dặm là em”. Các câu nhạc được phân tiết rõ ràng. Tiết tấu
dàn trải, chủ yếu sử dụng nốt đơn, kép. Cuối câu là nốt trường độ lớn để ngân
dài. Bài hát được viết ở điệu thứ nhưng giai điệu lại trong sáng, mềm mại bởi
có nhiều nốt luyến và nốt hoa mỹ. Đặc biệt, nhạc sĩ đã sử dụng nhiều luyến
quãng 4: quãng Mi - La, Si - Mi và quãng 5: La - Mi. Đó là đặc trưng của chất
liệu dân ca Nghệ -Tĩnh.
Câu nhạc cuối bài: “Tôi viết tặng em bài ca lần đầu gặp
gỡ, bởi chia xa không nói được nên lời. Nhưng điệu Ví theo anh về mãi mãi, anh
cứ mơ hoài điệu ví dặm là em”, giai điệu phát triển lên cao trào; được lặp lại
các quãng 5 và các nốt hoa mỹ càng tạo nên tình cảm thiết tha trong tác phẩm. Ở
câu hát cuối bài “theo anh về mãi mãi…” xuất hiện quãng 7 thứ (Mi –
Rê) là quãng nghịch. Giai điệu chuyển về hòa âm bảy thứ át (mi-son-xi-rê)
đã lột tả sự bàng hoàng, day dứt đến tột độ của tác giả để rồi tiến hành
về âm chủ “La” một cách bình ổn, chặt chẽ.
Cấu trúc bài hát tuy không cân phương nhưng kết cấu mạch lạc,
giai điệu mượt mà, phóng khoáng. Có thể nói rằng âm nhạc của Quốc
Nam đã chắp cánh cho lời thơ của Quang Thắng bay bổng đến tầm
cao của nghệ thuật. Sự đồng cảm về tâm hồn của hai
tác giả đã tạo nên một nhạc phẩm “Điệu ví dặm là em” nổi
tiếng và được nhiều người yêu thích.
Điệu ví dặm là em
Thơ:
Lê Quang Thắng
Chậm vừa, da diết
Nhạc: NSUT Quốc Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét