“Gọi đêm” (NXB Hội Nhà văn, xuất bản 2015) là tập thơ thứ 3 của
tác giả Hồng Đà, sau 2 tập “Thoáng xưa” và “Ngày ấy… đâu rồi”, được dư luận
đánh giá cao về sự cố gắng của một cây bút nữ, tuy không còn trẻ nữa, nhưng khá
mới mẻ trong cách nghĩ, cách cảm về tình đời, tình người, về nhân thế và thời
cuộc.
Bìa cuốn "Gọi đêm" của tác giả Hồng Đà
Ở tập thơ mới này bà dành khá nhiều tâm sức, thời gian và trí tuệ để “tẩy trần”
và thanh lọc nên người đọc có cảm giác, tập thơ như là lời tri ân, thức tỉnh,
nó cũng từa tựa như tiếng gọi đò, tiếng gà gáy báo sáng. Giữa hỗn tạp và “nhiễu
loạn” của những âm thanh trong đêm mưa gió tôi như nghe được từ phía bà, những
tiếng thảng thốt đầy yêu thương, trìu mến, gọi mọi người cùng tỉnh thức, đón những
tia nắng đầu tiên của buổi đầu ngày. Có lẽ cũng vì thế mà tập thơ chiếm được cảm
tình của đông đảo bạn đọc, dù đó không phải là thơ của một cây bút chuyên nghiệp,
nhưng là tiếng lòng thật, rung cảm thật, tuyệt nhiên không có sự vay mượn nào.
“Gọi đêm” cũng có nghĩa là gọi những phần chưa sáng hãy sáng lên, hãy cùng tỏa ấm;
gọi những gì còn bị bóng đêm bao phủ hãy như mặt trời đội biển mà lên, như vầng
trăng rẽ mây mà sáng. “Gọi đêm” còn có một ý nghĩa khác, bao trùm và tỏa khắp,
đó là sự thức tỉnh về đạo lý, nhân cách; hình như còn có cả rất nhiều những lời
nhắc nhở và những “hoài niệm” buồn và đẹp nữa.
Như một chủ định, ngay từ những bài thơ mở đầu của “Gọi đêm”
đã là một gợi mở cho mọi người hướng đến đi theo và làm tiếng gọi của 2 bậc vĩ
nhân là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu. Trong bài
“Chụp ảnh Bác Hồ” ta bắt gặp cái nhìn của một họa sỹ với gam màu tươi sáng và
những “kỹ xảo” chồng mờ của điện ảnh. Bởi vậy mà câu chữ không cần cầu kỳ, cách
tân, chỉ như là thuận miệng nói ra, vẫn mang đến cho người đọc những ý tưởng
nhiều gửi gắm, như là thông điệp của cái đẹp. Được chụp ảnh Bác là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc hơn là được Bác ân cần chỉ bảo, được Bác động viên, khích lệ: “Con rón rén bước qua khung cửa/ Bác đến rồi mà ngỡ Phật tiên/ Đôi mắt sáng hiền từ âu yếm/ Nở nụ cười Bác bảo: “Cháu tự nhiên…”. Không phải chỉ riêng nghệ sỹ nhiếp ảnh Phan Đinh đâu, mà bất kể người nào, khi được gần Bác cũng cảm thấy như mình được sinh ra lần thứ 2, và đều “bất lực” trong việc khắc tạc chân dung Người. Vậy mà tác giả Hồng Đà đã khắc tạc thành công: “Trên thế gian có một vĩ nhân/ Ai cũng muốn được gần bên Bác/ Trái tim Người như mặt trời tỏa khắp/ Con chụp sao nổi/ Tấm lòng Người ôm cả nước non”.
Nhưng hạnh phúc hơn là được Bác ân cần chỉ bảo, được Bác động viên, khích lệ: “Con rón rén bước qua khung cửa/ Bác đến rồi mà ngỡ Phật tiên/ Đôi mắt sáng hiền từ âu yếm/ Nở nụ cười Bác bảo: “Cháu tự nhiên…”. Không phải chỉ riêng nghệ sỹ nhiếp ảnh Phan Đinh đâu, mà bất kể người nào, khi được gần Bác cũng cảm thấy như mình được sinh ra lần thứ 2, và đều “bất lực” trong việc khắc tạc chân dung Người. Vậy mà tác giả Hồng Đà đã khắc tạc thành công: “Trên thế gian có một vĩ nhân/ Ai cũng muốn được gần bên Bác/ Trái tim Người như mặt trời tỏa khắp/ Con chụp sao nổi/ Tấm lòng Người ôm cả nước non”.
Cũng vẫn sự thành tâm ấy, nỗi niềm ấy, trong bài thơ Võ Đại
Tướng, ta như nghe được từ phía bà, tiếng của ngàn người, tiếng của nhiều triệu
trái tim đang nghẹn ngào xúc động: “Biết tin Đại Tướng qua đời/ Rừng cây mắt lá
cũng rơi lệ buồn/ Võ Nguyên Giáp một vầng dương/ Xua màn đêm giá mở đường cờ
sao”.
Trong những sáng tác gần đây về đề tài lớn như Đất nước, lãnh
tụ tôi có cảm giác tác giả Hồng Đà đã bắt đầu khai mở được cho mình một lối đi,
không lẫn với bất cứ ai, dù có lúc như nhắc lại những giá trị đã được khẳng định
nhưng không cũ, không bị lẫn với những gì đã có trước đó. Mảng đề tài thành
công nhất của bà, là những câu thơ, bài thơ viết về quê hương, gia đình, viết về
những người thân yêu ruột thịt và bạn bè. Đã có lần, có người nói với tôi, thơ
cũng như con người Hồng Đà, có chút gì đó rất Thăng Long, rất Huế. Đọc thơ bà
càng “cảm” rõ điều này trong những câu thơ “tự bạch” đầy tâm thế: “Đi tìm hạnh
phúc viển vông/ Thà ôm bất hạnh, mở lòng khoan dung”. “Diễn hộ phận người” là một
cách nói khác, nhưng cũng vẫn đầy khoan dung: “Người ơi đào liễu một mình/ Bước
đi còn ngại sân đình lắm rêu/ Thôi thì… “duyên phận phải chiều”/ Một mình diễn
hộ bao nhiêu phận người”…
Gặp gỡ Hồng Đà trong thơ và gặp ở giữa đời, luôn thấy bà tự
nguyện làm tất cả, giúp được ai cái gì cứ giúp. Miễn là phải đẹp. Trong gia
đình cũng vậy, lúc nào và bao giờ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bà cũng luôn
là người bà, người mẹ, người chị, người em mẫu mực. Chính sự mẫu mực ấy mà dẫn
dắt được nhiều người, thuyết phục được nhiều người, dù có lúc cũng cảm thấy cô
đơn. “Vắng nhà mới mấy hôm thôi/ Khi về mang nắng ra phơi… hong nhà”. Tấm lòng ấy,
đúng rồi, chỉ có tấm lòng ấy mới “hong” được sự “ẩm ướt” của những vô tâm, vô
tình. Cũng như bao người phụ nữ khác, cả đời bà là sự “hy sinh” cho chồng con,
vì chồng vì con. Bà mừng vui trước sự trưởng thành của các con: “Mừng con ly rượu-niềm
tin dâng trào”. Ấy có thể là ngày Phan Huy Ngọc, con trai bà mới vào ngành công
an, mới phá được vụ án đầu tiên. Ấy cũng có thể là ngày “Thơ như kim cương đa
hình/ Rơi vào cõi thức nặng tình đa mang”. Là người con hiếu thảo, bà có những
câu thơ ứa nước mắt về mẹ: “Lỗi lầm xin nhận trăm roi/ Con van người đấy, Mẹ
ơi, đừng buồn/ Cỏ cây còn có linh hồn/ Thân là con gái lớn khôn theo chồng/ Trời
cho con bế con bồng/ Nửa đời bươn trải giữa giông gió nghèo/ Ở bên cha mẹ không
nhiều/ Bước về già sáng non chiều vội đi”… Phận gái, muôn đời nay vẫn vậy.
Cùng với những thành công ở mảng đề tài này, tác giả Hồng Đà
còn có rất nhiều câu thơ cảm động về quê hương đất Tổ Vua Hùng, về các bậc thi
nhân và bạn bè… Hoài niệm về một thời xuân sắc, mộng mơ cũng vậy:
“Người xa thì cũng xa rồi/ Người gần cũng sẽ… đến thời phải xa/ Mình còn giữ lại thoáng xưa/ Khi là thực, lúc là mơ… chạnh lòng/ Không chờ, không đợi, không mong/ Loang chiều buông tím khoảng không cuộc đời/ Mình ơi, dâu bể phận người/ Thoáng xưa, xin gửi lại người… ngày xưa”… Với một nỗi niềm mênh mang như thế thơ bà khiến nhiều người đọc động lòng trắc ẩn, đôi lúc cứ rưng rưng… Nhưng có lẽ thương cảm và sâu sắc nhất vẫn là những câu thơ bà viết về Bạch Hạc - mảnh đất chôn rau cắt rốn. Bà luôn tự hào về quê hương mình “Phường Bạch Hạc quê tôi/ Ngã ba sông lấp lánh/ Cây chiên đàn Hạc trắng/ Thủy sơn chầu tứ linh…”. Niềm tự hào ấy cho bà thêm ý thức trách nhiệm với quê hương, gia đình. Là người bản lĩnh và giàu sức thu phục nhân tâm nên hình như chưa bao giờ bà bị “mất” niềm tin vào con người. Tôi nghĩ đó chính là ánh sáng của ngọn đèn “Gọi đêm” mà bà soi cùng chúng ta. Đó cũng là khát vọng, là thông điệp đánh thức những gì còn “mê ngủ”. Và như vậy, “Gọi đêm” của nữ thi sĩ Hồng Đà chắc chắn sẽ còn ấm mãi tiếng của “ngày” đầy nắng...
“Người xa thì cũng xa rồi/ Người gần cũng sẽ… đến thời phải xa/ Mình còn giữ lại thoáng xưa/ Khi là thực, lúc là mơ… chạnh lòng/ Không chờ, không đợi, không mong/ Loang chiều buông tím khoảng không cuộc đời/ Mình ơi, dâu bể phận người/ Thoáng xưa, xin gửi lại người… ngày xưa”… Với một nỗi niềm mênh mang như thế thơ bà khiến nhiều người đọc động lòng trắc ẩn, đôi lúc cứ rưng rưng… Nhưng có lẽ thương cảm và sâu sắc nhất vẫn là những câu thơ bà viết về Bạch Hạc - mảnh đất chôn rau cắt rốn. Bà luôn tự hào về quê hương mình “Phường Bạch Hạc quê tôi/ Ngã ba sông lấp lánh/ Cây chiên đàn Hạc trắng/ Thủy sơn chầu tứ linh…”. Niềm tự hào ấy cho bà thêm ý thức trách nhiệm với quê hương, gia đình. Là người bản lĩnh và giàu sức thu phục nhân tâm nên hình như chưa bao giờ bà bị “mất” niềm tin vào con người. Tôi nghĩ đó chính là ánh sáng của ngọn đèn “Gọi đêm” mà bà soi cùng chúng ta. Đó cũng là khát vọng, là thông điệp đánh thức những gì còn “mê ngủ”. Và như vậy, “Gọi đêm” của nữ thi sĩ Hồng Đà chắc chắn sẽ còn ấm mãi tiếng của “ngày” đầy nắng...
Tiên Cát, 31/10/2015
Nguyễn Hưng Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét