Ngày xuân, con én đưa thoi,
con én đưa thoi,
Xuân tới xuân lui, như én bay ngang trời.
Trời xuân, ba tháng xuân vui,
Ánh sáng xuân soi, soi sớm ban mai, soi suốt cho ngày vui... (1)
Chúng ta nhìn quanh ngơ ngác, xuân đâu chẳng thấy? Giữa cái lạnh căm căm của mùa đông xứ người, ngày Mùng Một Tết âm lịch như một chấm tròn đỏ thắm báo cho ta biết, ở nơi xa, trên mảnh đất mà ta gọi là quê hương yêu dấu, mùa xuân đang trở về, ấm áp nắng và rực rỡ hoa. Dù lòng người có đổi thay, năm tháng có nhiều dâu bể, mùa xuân vẫn luôn đúng hẹn với sự tuần hòan của trời đất, trở về và tươi mới. Một thoáng ngậm ngùi, nhớ về những mùa xuân cũ, những người thân xưa nay đã chia lìa. Xin hãy thắp một nén hương thơm, nhắp một ngụm rượu nồng, vặn một băng nhạc xuân. của Phạm Duy. Nhắm mắt lại và hồi tưởng...
Nhớ gì bây giờ? Về buổi sáng mùa xuân huyền sử, khi cha Lạc gặp mẹ Âu:
Xuân huy chan hòa trên khắp quê hương,
Nắng chói gia đình huyền bí trăm con,
Năm mươi người xuống, năm mươi người lên,
Ðến lúc gặp chỗ hàn huyên... (2)
Hay về một đêm xuân huyền diệu, đêm hoa chúc của cha ta và mẹ ta:
Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui,
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the
Ðón cha mẹ về... (3)
Ðêm xuân ấy, có đôi chim uyên đến giường, chim báo tin xuân đã về trong giấc mộng, có nhã nhạc, có hạnh phúc và tình yêu, có mơ ước xin đừng nhạt phai...(4) Ðã có khởi đầu. Mùa xuân là khởi đầu. Ðứng ở cột mốc đầu tiên của một năm mới, lòng ta xôn xao xúc động. Hình như mới đây thôi, đêm hôm qua, đêm giao thừa, ta còn ngồi xuống tịnh tâm, ôn lại những được-thua-còn-mất của năm cũ, còn trăn trở với những câu hỏi muôn đời của nhân loại: Qui es-tu? D'où viens-tu? Où vas-tu? Và dường như, câu trả lời đã nằm đâu đó trong nhạc điệu:
NGƯỜI là TA, một mùa xuân tỏa ánh nắng mai,
Bước lên đời mang một tình duyên mới,
NGƯỜI là TA, đường nhân ái còn đi mãi mãi,
Hết bước xuân, TA gọi nhau về trong NGƯỜI... (5)
Sáng nay, mở cửa bước ra đường với nụ cười trên môi. Xin hãy chúc cho nhau điều lành. Xin hãy yêu thương nhau hơn.
Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng
Ðưa tôi ra gặp ngay ánh nắng,
Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm,
Ðưa tôi về cuộc đời đầm ấm...(6)
Mùa xuân xưa đó, ở quê nhà, có cánh én về đưa thoi, có tiếng riú rít gọi tình của ngàn loài chim. Và vạn lòai ong bướm rủ nhau về dự đại hội huy hòang hương sắc của triệu lòai hoa:
Xuân, hoa còn tươi mãi,
Hoa vì nhân thế biết xum vầy cuộc vui... (7)
Có ai còn nhớ những cành đào Hà Nội đỏ bừng hoa trong gió rét hay những bông mai Sài Gòn ươm nắng vàng tươi mùa giáp Tết? Hoa đô thị đài các và hoa đồng nội bình dị cùng chọn mùa xuân để khoe sắc gửi hương, hoa vui và cũng muốn người vui chung, muốn yêu anh vác cày trên đồi, hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi, thấy hoa tưng bừng bỗng thương đời... (8) Vì vậy, hẳn nhiên mùa xuân phải được xem là mùa của tình yêu. Ai mà không thấy lòng mình thơ thới hân hoan trước sức bừng sống của mùa xuân? Nhìn quanh xem. Kìa là chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa biếu người xuân thì (9), kìa là chàng nhạc sĩ
Buổi chiều ôm đàn hát với em
Một mùa xuân hợp tiếng kết duyên
Chia nhau bài hát câu ca thật hiền... (10)
Tiếng hát hòa lẫn niềm mơ ước của chàng vút bay vào thinh không:
Một sáng mùa xuân có nắng tươi hồng,
Băng qua ngọn đồi, chim hót mênh mông,
Dưới gót chân anh, ướt mềm ngọn cỏ,
Cơn gió ngỡ ngàng về đậu tóc nhung.
Một sáng mùa xuân, nắng soi trên đồi,
Nắng đã lên rồi, bên mái nhà vui,
Nắng đã lên cao, ươm vàng ngọn cỏ,
Nắng sẽ tô hồng cuộc đời, bé ơi! (11)
Hay thì thầm bên tai người yêu dấu:
Xuân tiêu, em nằm trong giấc mơ yêu...
Trăng xuân mỹ miều nhẹ bước đi theo,
Ði thêm vào đó! Ðôi chim bồ câu!
Cất tiếng gù ấm lòng nhau.
Xuân miên, anh vào sâu giấc mơ tiên!
Bứt trái hạnh đào, rượu uống liên miên,
Anh ra bờ giếng! Khoanh tay gọi tên!
Gọi đất trời rất ngoan hiền... (12)
Có đôi khi, tình yêu của họ không còn là thầm thì tình tự nữa mà đã dào dạt dâng cuộn thành thác lũ, thành bão tố:
Xuân tôi sang bến yêu, tôi tìm gió trăng,
Tình xuân, là xuân có khi mừng vơi, có khi sầu đầy.
Xuân yêu thương, muốn căng lên nhưạ sống ngon,
Tìm em, gặp em, đón xuân nghìn năm, bão xuân ngập lòng... (13)
Họ đã là nhau, ngất ngây hòa nhập và tan biến vào giữa cõi xuân vĩnh viễn:
Tôi là tôi, tôi cũng là em,
Em là tôi, em cũng là anh,
Là xuân con bướm hút nụ xuân tình,
Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ,
Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư... (14)
Còn những người thiếu nữ đang độ xuân thì, mặt đẹp như hoa, tóc dài như suối mơ ước:
Xin cho em một chiếc áo dài,
Cho em đi, mùa xuân đến rồi!
Mặc vào người rồi ra
Ngồi lạy chào mẹ cha,
Hàng luạ là thơm dáng tiểu thư... (15)
Và, vội vàng hớn hở, các cô rủ nhau:
Chải vội tóc, mặc áo vóc, xỏ giày cong,
Rồi mở cánh cửa màu xanh, rời gót xinh,
Bước ra đường thơm mát,
Dắt lên đồi xanh ngắt,
Ðón xuân về trên khắp quê hương... (16)
Các cô rủ nhau đi đón xuân. Ở đâu? Lên chùa đã nhé:
Mùa xuân đến, lên chùa phát tâm nguyện
Nơi Phật đường,
Tuổi thêm thần tiên... (17)
Nếu đêm giáng Sinh, người con gái ngoan hiền đã cầu xin an bình nơi dương thế thì trong ngày xuân mới, cô cũng thành tâm nguyện ước cho quê hương sớm thanh bình, yên vui:
Tình xuân chớm nở đêm qua,
Kìa mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời...
Và thương cây súng cô đơn,
Hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa... (18) Giữa tiếng mõ tiếng kinh, giữa khói hương ngào ngạt, cô gái bỗng quên hết mọi đua chen thường tình, mở lòng mình ra tìm về nguồn cội:
Em về khơi hương, thơm ngôi Từ đường,
Em về quê nhà, lễ Ðình làng ta,
Nhớ cội, nhớ nguồn, Ðất tổ Quê cha... (19)
Với tâm hồn lâng lâng thoát tục ấy, cô bỗng hoá thân thành Mùa Xuân, đi gieo rắc niềm tin yêu khắp chốn:
Một con ốc nằm yên giấc ở đồi hoang,
Bỏ mộng ngoan, từ vỏ, vươn chào đón xuân,
Khiến ta là làn rêu bám
Cũng ngước mặt nghênh đón
Bóng dáng người con gái tươi ròn! (20)
Khi bóng dáng người-con-gái-mùa-xuân đi đến đâu, ở đấy, lòng người mở ra bát ngát:
Xuân! Hoa là tình tôi,
Ðua nở cùng ai, cùng luyến yêu mọi nơi... (21)
Người người cảm thấy lạc quan, yêu đời yêu nhau hơn, và ngay cả cái chết cũng không còn đen ngòm đe doạ:
Xuân tôi ơi, sức xuân tôi còn khát khao,
Dù nay, dù mai, cũng như mọi ai, chết trong điạ cầu... (22)
Vẫn biết có thuỷ rồi sẽ có chung. Nhưng giấc mơ trường sinh bất tử, cải lão hòan đồng của lòai người vẫn mãi còn đó:
Nhưng cuối bước đi, trăm năm một lần,
Ðầu cành khô, bỗng hoa nở tràn...
Và người tình ngỏanh về non,
Hát khúc xuân sang,
Rồi hẹn rằng: sẽ về thăm
Lúc đã trăm năm... (23)
Hay vượt lên cao hơn, cùng với sự trở về theo chu kỳ mười hai tháng của mùa xuân, là sự tái sinh của tình yêu qua nhiều kiếp luân hồi:
Xuân muôn năm, có ta, xuân còn hỡi xuân?
Thì xin, thì xin hãy cho tình nhân sống thêm vài lần... (24)
Vì đâu mà có niềm lạc quan màu nhiệm đó ? Mùa xuân đấy, bạn ơi...
Mở mắt. Quê người. Tuyết và gió. Ðã bao nhiêu năm biệt xứ? Nơi xa, từng có những mùa xuân máu đổ, những mùa xuân mà tiếng chim hót cũng bị chặn lại bên ngòai hàng rào dây kẽm gai, những mùa xuân vừa mới lên da non trong khi thịt xương hãy còn nhức nhối. Ở đây, tình cũ đã phai nhòa, bến lạ, qua bao năm, đã thành chốn dung thân quen thuộc. Nhưng ước mơ quay về vẫn mãi than hồng âm ỷ. Về, trong giấc mộng phiền muộn đêm đêm, hay về trong một sớm mai rực rỡ, khi quê hương rợp cánh những bầy chim hồi xứ: Chim xuân về lượn rợp cánh đồng,
Bên bờ sông cá lội chờ mong,
Ðằm thắm đôi bồ câu bú mớm,
Ngắm chim về sưởi ấm nóc rơm,
Nơi vườn thắm, nắng rọi,
Kết bầy, chim ủ ấp quê hương... (25)
Xin hãy nhìn nhau và hy vọng. Mùa xuân nào chẳng đem hy vọng đến cho mọi nhà, chẳng đem tình yêu đến cho đôi lứa? Chỉ thêm một tháng nữa thôi, cái lạnh sẽ diụ đi và bạn sẽ thấy trên những cành táo, cành anh đào trong vườn bao nụ hoa trắng hồng đua chen mở cánh. Khi ấy, mời bạn khoác áo, chòang khăn cho ấm rồi chạy lên ngọn đồi gần nhà, cũng đã lấm tấm những đốm cúc dại bé bỏng mong manh nhưng tràn đầy sức sống. Ở đấy, thấm thía sự bừng tỉnh của vạn vật sau giấc đông miên ảm đạm, tâm hồn bạn sẽ ngập tràn niềm phấn kích xốn xang. Và:
Từ đồi xuân, lòng vương vấn rồi phân vân,
Bèn gửi luôn một nụ hôn vào xuân mới! (26)
Những đoạn in nghiêng trong bài đều trích từ các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy:
(1) Ngày Xuân Con Én Ðưa Thoi - Minh Hoạ Kiều - thơ Nguyễn Du - 1997
(2) (12) Xuân Hiền - Bình Ca số 5 - 1972
(3) (13) (22) (24) Xuân Ca - 1961
(4) Ðêm Xuân - 1949
(5) Xuân Hành - 1959
(6) Xuân Nồng - 1956
(7) (8) (9) (21) Hoa Xuân - 1972
(10) Mùa Xuân Du Ca - 1975
(11) Bé, Cây Ðàn, Ngôi Nhà Xanh, Ðồi Cỏ - 1974
(14) Xuân - Thiền Ca số 5 - 1992
(15) Tuổi Ngọc - Nữ Ca - 1973
(16) (20) (26) Trên Ðồi Xuân - 1975
(17) Tuổi Thần Tiên - Nữ Ca - 1973
(18) Xuân Thì - 1953
(19) Tâm Xuân - Ðạo Ca số 10 - thơ Phạm Thiên Thư - 1971
(23) Người Tình già Trên Ðầu Non - Rong Ca số 1 - 1988
(25) Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ - 1975-1985.
Xuân tới xuân lui, như én bay ngang trời.
Trời xuân, ba tháng xuân vui,
Ánh sáng xuân soi, soi sớm ban mai, soi suốt cho ngày vui... (1)
Chúng ta nhìn quanh ngơ ngác, xuân đâu chẳng thấy? Giữa cái lạnh căm căm của mùa đông xứ người, ngày Mùng Một Tết âm lịch như một chấm tròn đỏ thắm báo cho ta biết, ở nơi xa, trên mảnh đất mà ta gọi là quê hương yêu dấu, mùa xuân đang trở về, ấm áp nắng và rực rỡ hoa. Dù lòng người có đổi thay, năm tháng có nhiều dâu bể, mùa xuân vẫn luôn đúng hẹn với sự tuần hòan của trời đất, trở về và tươi mới. Một thoáng ngậm ngùi, nhớ về những mùa xuân cũ, những người thân xưa nay đã chia lìa. Xin hãy thắp một nén hương thơm, nhắp một ngụm rượu nồng, vặn một băng nhạc xuân. của Phạm Duy. Nhắm mắt lại và hồi tưởng...
Nhớ gì bây giờ? Về buổi sáng mùa xuân huyền sử, khi cha Lạc gặp mẹ Âu:
Xuân huy chan hòa trên khắp quê hương,
Nắng chói gia đình huyền bí trăm con,
Năm mươi người xuống, năm mươi người lên,
Ðến lúc gặp chỗ hàn huyên... (2)
Hay về một đêm xuân huyền diệu, đêm hoa chúc của cha ta và mẹ ta:
Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui,
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the
Ðón cha mẹ về... (3)
Ðêm xuân ấy, có đôi chim uyên đến giường, chim báo tin xuân đã về trong giấc mộng, có nhã nhạc, có hạnh phúc và tình yêu, có mơ ước xin đừng nhạt phai...(4) Ðã có khởi đầu. Mùa xuân là khởi đầu. Ðứng ở cột mốc đầu tiên của một năm mới, lòng ta xôn xao xúc động. Hình như mới đây thôi, đêm hôm qua, đêm giao thừa, ta còn ngồi xuống tịnh tâm, ôn lại những được-thua-còn-mất của năm cũ, còn trăn trở với những câu hỏi muôn đời của nhân loại: Qui es-tu? D'où viens-tu? Où vas-tu? Và dường như, câu trả lời đã nằm đâu đó trong nhạc điệu:
NGƯỜI là TA, một mùa xuân tỏa ánh nắng mai,
Bước lên đời mang một tình duyên mới,
NGƯỜI là TA, đường nhân ái còn đi mãi mãi,
Hết bước xuân, TA gọi nhau về trong NGƯỜI... (5)
Sáng nay, mở cửa bước ra đường với nụ cười trên môi. Xin hãy chúc cho nhau điều lành. Xin hãy yêu thương nhau hơn.
Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng
Ðưa tôi ra gặp ngay ánh nắng,
Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm,
Ðưa tôi về cuộc đời đầm ấm...(6)
Mùa xuân xưa đó, ở quê nhà, có cánh én về đưa thoi, có tiếng riú rít gọi tình của ngàn loài chim. Và vạn lòai ong bướm rủ nhau về dự đại hội huy hòang hương sắc của triệu lòai hoa:
Xuân, hoa còn tươi mãi,
Hoa vì nhân thế biết xum vầy cuộc vui... (7)
Có ai còn nhớ những cành đào Hà Nội đỏ bừng hoa trong gió rét hay những bông mai Sài Gòn ươm nắng vàng tươi mùa giáp Tết? Hoa đô thị đài các và hoa đồng nội bình dị cùng chọn mùa xuân để khoe sắc gửi hương, hoa vui và cũng muốn người vui chung, muốn yêu anh vác cày trên đồi, hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi, thấy hoa tưng bừng bỗng thương đời... (8) Vì vậy, hẳn nhiên mùa xuân phải được xem là mùa của tình yêu. Ai mà không thấy lòng mình thơ thới hân hoan trước sức bừng sống của mùa xuân? Nhìn quanh xem. Kìa là chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa biếu người xuân thì (9), kìa là chàng nhạc sĩ
Buổi chiều ôm đàn hát với em
Một mùa xuân hợp tiếng kết duyên
Chia nhau bài hát câu ca thật hiền... (10)
Tiếng hát hòa lẫn niềm mơ ước của chàng vút bay vào thinh không:
Một sáng mùa xuân có nắng tươi hồng,
Băng qua ngọn đồi, chim hót mênh mông,
Dưới gót chân anh, ướt mềm ngọn cỏ,
Cơn gió ngỡ ngàng về đậu tóc nhung.
Một sáng mùa xuân, nắng soi trên đồi,
Nắng đã lên rồi, bên mái nhà vui,
Nắng đã lên cao, ươm vàng ngọn cỏ,
Nắng sẽ tô hồng cuộc đời, bé ơi! (11)
Hay thì thầm bên tai người yêu dấu:
Xuân tiêu, em nằm trong giấc mơ yêu...
Trăng xuân mỹ miều nhẹ bước đi theo,
Ði thêm vào đó! Ðôi chim bồ câu!
Cất tiếng gù ấm lòng nhau.
Xuân miên, anh vào sâu giấc mơ tiên!
Bứt trái hạnh đào, rượu uống liên miên,
Anh ra bờ giếng! Khoanh tay gọi tên!
Gọi đất trời rất ngoan hiền... (12)
Có đôi khi, tình yêu của họ không còn là thầm thì tình tự nữa mà đã dào dạt dâng cuộn thành thác lũ, thành bão tố:
Xuân tôi sang bến yêu, tôi tìm gió trăng,
Tình xuân, là xuân có khi mừng vơi, có khi sầu đầy.
Xuân yêu thương, muốn căng lên nhưạ sống ngon,
Tìm em, gặp em, đón xuân nghìn năm, bão xuân ngập lòng... (13)
Họ đã là nhau, ngất ngây hòa nhập và tan biến vào giữa cõi xuân vĩnh viễn:
Tôi là tôi, tôi cũng là em,
Em là tôi, em cũng là anh,
Là xuân con bướm hút nụ xuân tình,
Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ,
Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư... (14)
Còn những người thiếu nữ đang độ xuân thì, mặt đẹp như hoa, tóc dài như suối mơ ước:
Xin cho em một chiếc áo dài,
Cho em đi, mùa xuân đến rồi!
Mặc vào người rồi ra
Ngồi lạy chào mẹ cha,
Hàng luạ là thơm dáng tiểu thư... (15)
Và, vội vàng hớn hở, các cô rủ nhau:
Chải vội tóc, mặc áo vóc, xỏ giày cong,
Rồi mở cánh cửa màu xanh, rời gót xinh,
Bước ra đường thơm mát,
Dắt lên đồi xanh ngắt,
Ðón xuân về trên khắp quê hương... (16)
Các cô rủ nhau đi đón xuân. Ở đâu? Lên chùa đã nhé:
Mùa xuân đến, lên chùa phát tâm nguyện
Nơi Phật đường,
Tuổi thêm thần tiên... (17)
Nếu đêm giáng Sinh, người con gái ngoan hiền đã cầu xin an bình nơi dương thế thì trong ngày xuân mới, cô cũng thành tâm nguyện ước cho quê hương sớm thanh bình, yên vui:
Tình xuân chớm nở đêm qua,
Kìa mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời...
Và thương cây súng cô đơn,
Hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa... (18) Giữa tiếng mõ tiếng kinh, giữa khói hương ngào ngạt, cô gái bỗng quên hết mọi đua chen thường tình, mở lòng mình ra tìm về nguồn cội:
Em về khơi hương, thơm ngôi Từ đường,
Em về quê nhà, lễ Ðình làng ta,
Nhớ cội, nhớ nguồn, Ðất tổ Quê cha... (19)
Với tâm hồn lâng lâng thoát tục ấy, cô bỗng hoá thân thành Mùa Xuân, đi gieo rắc niềm tin yêu khắp chốn:
Một con ốc nằm yên giấc ở đồi hoang,
Bỏ mộng ngoan, từ vỏ, vươn chào đón xuân,
Khiến ta là làn rêu bám
Cũng ngước mặt nghênh đón
Bóng dáng người con gái tươi ròn! (20)
Khi bóng dáng người-con-gái-mùa-xuân đi đến đâu, ở đấy, lòng người mở ra bát ngát:
Xuân! Hoa là tình tôi,
Ðua nở cùng ai, cùng luyến yêu mọi nơi... (21)
Người người cảm thấy lạc quan, yêu đời yêu nhau hơn, và ngay cả cái chết cũng không còn đen ngòm đe doạ:
Xuân tôi ơi, sức xuân tôi còn khát khao,
Dù nay, dù mai, cũng như mọi ai, chết trong điạ cầu... (22)
Vẫn biết có thuỷ rồi sẽ có chung. Nhưng giấc mơ trường sinh bất tử, cải lão hòan đồng của lòai người vẫn mãi còn đó:
Nhưng cuối bước đi, trăm năm một lần,
Ðầu cành khô, bỗng hoa nở tràn...
Và người tình ngỏanh về non,
Hát khúc xuân sang,
Rồi hẹn rằng: sẽ về thăm
Lúc đã trăm năm... (23)
Hay vượt lên cao hơn, cùng với sự trở về theo chu kỳ mười hai tháng của mùa xuân, là sự tái sinh của tình yêu qua nhiều kiếp luân hồi:
Xuân muôn năm, có ta, xuân còn hỡi xuân?
Thì xin, thì xin hãy cho tình nhân sống thêm vài lần... (24)
Vì đâu mà có niềm lạc quan màu nhiệm đó ? Mùa xuân đấy, bạn ơi...
Mở mắt. Quê người. Tuyết và gió. Ðã bao nhiêu năm biệt xứ? Nơi xa, từng có những mùa xuân máu đổ, những mùa xuân mà tiếng chim hót cũng bị chặn lại bên ngòai hàng rào dây kẽm gai, những mùa xuân vừa mới lên da non trong khi thịt xương hãy còn nhức nhối. Ở đây, tình cũ đã phai nhòa, bến lạ, qua bao năm, đã thành chốn dung thân quen thuộc. Nhưng ước mơ quay về vẫn mãi than hồng âm ỷ. Về, trong giấc mộng phiền muộn đêm đêm, hay về trong một sớm mai rực rỡ, khi quê hương rợp cánh những bầy chim hồi xứ: Chim xuân về lượn rợp cánh đồng,
Bên bờ sông cá lội chờ mong,
Ðằm thắm đôi bồ câu bú mớm,
Ngắm chim về sưởi ấm nóc rơm,
Nơi vườn thắm, nắng rọi,
Kết bầy, chim ủ ấp quê hương... (25)
Xin hãy nhìn nhau và hy vọng. Mùa xuân nào chẳng đem hy vọng đến cho mọi nhà, chẳng đem tình yêu đến cho đôi lứa? Chỉ thêm một tháng nữa thôi, cái lạnh sẽ diụ đi và bạn sẽ thấy trên những cành táo, cành anh đào trong vườn bao nụ hoa trắng hồng đua chen mở cánh. Khi ấy, mời bạn khoác áo, chòang khăn cho ấm rồi chạy lên ngọn đồi gần nhà, cũng đã lấm tấm những đốm cúc dại bé bỏng mong manh nhưng tràn đầy sức sống. Ở đấy, thấm thía sự bừng tỉnh của vạn vật sau giấc đông miên ảm đạm, tâm hồn bạn sẽ ngập tràn niềm phấn kích xốn xang. Và:
Từ đồi xuân, lòng vương vấn rồi phân vân,
Bèn gửi luôn một nụ hôn vào xuân mới! (26)
Những đoạn in nghiêng trong bài đều trích từ các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy:
(1) Ngày Xuân Con Én Ðưa Thoi - Minh Hoạ Kiều - thơ Nguyễn Du - 1997
(2) (12) Xuân Hiền - Bình Ca số 5 - 1972
(3) (13) (22) (24) Xuân Ca - 1961
(4) Ðêm Xuân - 1949
(5) Xuân Hành - 1959
(6) Xuân Nồng - 1956
(7) (8) (9) (21) Hoa Xuân - 1972
(10) Mùa Xuân Du Ca - 1975
(11) Bé, Cây Ðàn, Ngôi Nhà Xanh, Ðồi Cỏ - 1974
(14) Xuân - Thiền Ca số 5 - 1992
(15) Tuổi Ngọc - Nữ Ca - 1973
(16) (20) (26) Trên Ðồi Xuân - 1975
(17) Tuổi Thần Tiên - Nữ Ca - 1973
(18) Xuân Thì - 1953
(19) Tâm Xuân - Ðạo Ca số 10 - thơ Phạm Thiên Thư - 1971
(23) Người Tình già Trên Ðầu Non - Rong Ca số 1 - 1988
(25) Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ - 1975-1985.
Cổ Ngư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét