Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nghệ thuật sắp đặt Việt Nam, hết ngày dài lại đêm thâu

Nghệ thuật sắp đặt Việt Nam 
hết ngày dài lại đêm thâu
1, BÌNH MỚI RƯỢU CŨ
Trong thế giới nghệ thuật tạo hình, không phải tự dưng mà có nhiều trường phái. Và sự nảy sinh thêm nhiều trường phái mới ấy cho đến hôm nay vẫn còn tiếp tục và chắc chắn sẽ mãi còn tiếp tục. Nói tới trường phái là nói tới một quan niệm sáng tạo. Từ quan niệm sáng tạo ấy, người nghệ sị sẽ đề cập đến vấn đề gì. Đó là đề tài và tất yếu nó phải được trình bày bằng một ngôn ngữ thích hợp. Và thực tế của đời sống công người luôn là nguồn nảy sinh ra quan niệm sáng tạo .
“Mới chạy và bình xăng đã cạn“, đấy là nhận định về thực trạng nghệ thuật đa phương tiện Việt Nam hiện nay của Tấn Lương trong một tham luận Hội thảo 20 năm mỹ thuật thời kỳ đổi mới 1986 – 2006 tại Hà Nội ngày 10/5/2007. Với tất cả những viện dẫn rất cụ thể, “Mới chạy mà bình xăng đã cạn“ cho thấy một chặng đường 20 năm mỹ thuật đổi mới thực sự đã chẳng thấy mới vì có nhiều bất cập, phần lớn là do tầm nhìn còn lạc hậu của nhà quản lý mỹ thuật và phần còn lại thuộc về phía nghệ sĩ đã không nhận ra vai trò mới của nghệ thuật đa phương tiện đối với đời sống thực tế hoặc cố tình né tránh thực tế bằng cách khác lên những đề tài “muôn thuở“ của hội họa giá vẽ bộ cánh đương đại như sắp đặt, trình diễn … Và như thế chỉ là “bình mới rượu cũ “, đánh bùn sang ao  làm sao có thể được ngôn ngữ mới cho mỹ thuật Việt Nam hôm nay.
2. ĐỪNG CÓ MƠ
Làm sao nghệ sĩ đa phương tiện của chúng ta có thể phản ánh được các thực tế đang đè nặng lên cuộc sống một cộng đồng và trung thực dự báo những nguy cơ xấu có khả năng xảy ra trong lột tương lai không xa khi mà họ lại thuộc một hệ thống đào tạo “truyền thống:? Không thay đổi được tư duy làm và quản lý nghệ thuật thì làm sao thay đổi được ngôn ngữ nghệ thuật , cho dù đã trải qua 20 năm hoặc hơn thế nữa?
Và tất nhiện, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí khiêm tốn hơn so với những nước trong khu cực tại những triển lãm quốc tế tầm trung như Queensland Triennale, Liverpool Biennale, Fukuoka Trennale, Busan Biennale… là tất yếu. Đừng mơ tới những cuộc họp mặt tầm thế giới như Venice Bennale hoặc Documenta… khi ngôn ngữ nghệ thuật đương đại của chúng ta vẫn chưa đi xa hơn những chiếc guốc, cối đá, cái mâm, quang gánh, những ngọn đèn dầu, những chiếc nón lá … và bây giờ lại đến lượt bị những con rối nước giành quyền đại diện cho nghệ thuật đương đại Việt Nam vác chuông đi đánh xứ người!
Không có môi trường tốt thì lấy đâu ra tác phẩm xuất sắc thì làm sao có mặt tại những liên hoan nghệ thuật thế giới .Mặt khác, tác phẩm chỉ chú ý phần ý nghĩa mà người xem không thấy đâu là mỹ thuật. Có người còn cho nghệ thuật đương đại là lối thoát của những họa sĩ đã thất bại trong hội họa giá vẽ
3. THẮNG LỢI RỰC RỠ
Hình như ít ở đâu giống nước ta, người nghệ sĩ đích thực không thể dùng khả năng và tài trí để cạnh tranh sáng tạo với chính mình và với các nghệ sĩ khác, mà ngược lại mất quá nhiều sức lực và thời gian cho việc khổ tâm về cách làm sao để tác phẩm của mình có thể đến được với công chúng. Thôi cứ đành phải “chui vào dưới bóng những viện Goethe, L’Espace hay Hội đồng Anh … hoặc cùng lắm là nhà riêng, làm một thứ sắp đặt, trình diễn .. kiểu installation nhẹ cho đỡ cơn khát. Như vậy về phía những nhà quản lý mỹ thuật thật đã thành công rực rỡ.
Bài đã đăng trên Thể thao & Văn hoá số 74-22.6.2007, có nhiều đoạn bị bỏ, Nay đăng lại nguyên văn.
Trịnh Cung


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những trường đại học của tôi 2XXX

Những trường đại học của tôi 2 Kèm theo lời nói, cánh tay trái lông lá của ông ta làm điệu bộ giống như chém vào không khí, còn tay phải t...