Thiếu nữ ngủ ngày
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.
Hồ Xuân Hương
Nét đặc sắc khiến bài thơ của Bà Chúa thơ Nôm trẻ mãi không
già trong ký ức văn học của nhiều người có lẽ là ở chỗ bài thơ tạo dựng được một
tình huống trớ trêu, kịch tính song cũng rất thơ. Một anh chàng nho sinh người
xưa định danh chung là "quân tử" vô tình trông thấy cảnh tượng cô thiếu
nữ ngủ ngày. "Nam nữ thụ thụ bất thân", lễ giáo phong kiến khắt khe
không cho phép anh chàng thư sinh tự tiện chiêm ngưỡng cái "toà thiên
nhiên" trong thấp thoáng yếm áo ấy, lễ giáo đẩy anh đi nhưng vẻ đẹp thanh
tân của người thiếu nữ, vẻ đẹp của bức hoạ loã thể nửa vời kéo anh lại.
Làm sao một chàng
trai tuổi xuân rũ áo bỏ đi cho được khi trước mắt anh ta lồ lộ "một toà
thiên nhiên" nửa kín nửa phô bầy, phô bầy không phải do người con gái cố ý
mà do sự vô tình, do ngọn gió nồm mơn trớn da thịt, do giấc ngủ ngày chợt đến
nên vẻ đẹp càng tự nhiên, càng khiến người trai mê đắm hơn. Hai câu đầu có thể
gọi là thơ kể, ngoại trừ hai từ "thiếu nữ" chỉ cô gái và từ
"đông" chỉ phương hướng thuộc từ gốc Hán Việt, song cũng xem như Việt
hoá lâu đời, còn lại là từ thuần Việt.
Từ láy "hây hẩy"
chỉ ngọn gió sống động, từ thuần Việt "gió nồm", cách nói "giấc
nồng" của người Việt chỉ giấc ngủ say khiến cho lời thơ - kể vừa dân dã lại
vừa hóm hỉnh. Giấc ngủ trưa hè chợt đến đã làm xô lệch một cách đáng yêu cái yếm
trên thân hình thiếu nữ. Qua hai câu thơ:
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Người ta có thể tưởng
tượng ra sự xô lệch đáng yêu ấy. Hai từ cổ "nương long" chỉ phần ngực
của người con gái, liên tưởng đến câu thành ngữ "Nương long mỗi ngày một
cao - Má đào mỗi ngày một đỏ". Vẻ thanh tân của cô gái được hai câu thơ
sau nói ra bằng hình ảnh ước lệ:
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Hình ảnh ẩn dụ ấy
buộc người thưởng thức thơ Bà Chúa thơ Nôm liên tưởng đến thực tế trần tục
nhưng không dung tục. Mỹ từ "đào nguyên" - suối hoa đào, gợi nhớ tích
xưa Lưu Nguyễn lạc thiên thai và "bồng đảo" - chỉ khuôn ngực thanh
tân, có lẽ nhằm ca ngợi vẻ đẹp trinh nguyên của cô thiếu nữ ngủ ngày. Vẻ đẹp ấy
đã khiến cho chàng nho sinh xưa lâm vào cảnh huống tiến thoái lưỡng nan:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong
Ði thì cũng dở ở không xong
Từ láy thuần Việt
"dùng dằng" có lẽ là biến âm của "nhùng nhằng" chỉ tình thế
quanh quẩn, khó quyết định dứt khoát. Còn từ "dở" ở đây có lẽ không
nhằm chỉ tình trạng xấu, kém mà hiểu rộng từ ngữ cảnh thơ là sự tiếc rẻ. Không
có sự phân thân nào lại được biểu trưng sinh động như thế giữa một bên là sự sống
hồn nhiên, đòi hỏi tự nhiên của tuổi trẻ bằng nghịch cảnh: chàng nho sinh đứng
trước cô thiếu nữ ngủ ngày của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Chính ý nghĩa phổ
quát đậm đà tinh thần nhân bản ấy khiến cho người đời nhớ thơ Thiếu nữ ngủ
ngày, cho dù thời gian đã phủ bụi trên trang thơ của Bà Chúa thơ Nôm vài trăm
năm tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét