Thứ Hai, 27 tháng 1, 2025
Đỉnh cao chói lọi 50000
NGƯỜI ANH EM (4)
- Cậu có nhìn rõ con ruồi trên tấm lưới nhện kia không? Phải
chăng nó không gợi cho cậu một liên tưởng nào? Thủ tướng Tô cũng như tôi rất dễ
rơi vào thân phận của con vật khốn khổ đó. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ đến
chuyện này. Chính cái chết của cô Xuân đã mở mắt cho tôi. Tình thế đã đổi thay.
Cuộc cờ đã xoay sang nước khác. Cậu hãy nhìn quanh chúng tôi xem: lính gác, cần
vụ, người nấu bếp, người làm vườn, lái xe, thậm chí đến đầy tớ lau dọn nhà cửa
và công nhân đổ rác khu vực này đều là người của họ. Mới có vài năm mà mọi sự
đã đổi thay. Hai năm trước chia nhau bữa cơm gạo đỏ với cá mắm trên rừng, tất
thảy đều đồng lòng nhất trí. Giờ nhà cao cửa rộng, mọi sự chẳng như xưa.
Bất giác, ông cúi xuống nhìn bàn tay người anh đang đặt trên
bàn: đó là bàn tay nông dân thực thụ với những ngón tay thô nháp, đen rám vì nắng
cháy, các vành móng tay thâm xì nhựa cây. Bàn tay ấy đặt cạnh bàn tay ông như một
tương phản vô tình. Bởi từ lâu, ông chỉ làm việc trong văn phòng nên những ngón
tay trắng nuột như tay đàn bà đẻ....Đã mười hai năm nay, Bắc phải để lại gia
đình trên phố huyện, giao xưởng mộc nổi tiếng của ông cho đứa con rể điều hành
để về sống nơi quê ngoại của bà mẹ, với danh nghĩa chăm sóc bà mợ già không chồng
không con nhưng thực chất là để nuôi Nghĩa, đứa con gái cô Xuân. Ngày cô Xuân
chết, Vũ cho người nhắn ông lên, bởi chẳng tìm ra ai gánh vác nổi việc này. Vợ
ông, cõng thêm một đứa con trai đã là quá sức. Vả chăng, ai cũng biết rằng Vân
ghét những người cùng giới tính. Bà có thể đóng vai hữu nghị trong chốc lát với
một vài người đàn bà phổi bò hoặc ngu dốt, lợi dụng họ hay biến họ thành trò
chơi, nhưng trong thâm tâm bà không muốn kết giao với bất cứ ai. Bà chỉ có thể
làm bạn với đàn ông. Bà chỉ có thể nuôi một tình cảm thực sự với người khác giới.
Bà yêu ông, nhưng ngoài ông, bà muốn có thường xuyên một đội ngũ đàn ông vây
quanh bà, dưới tất thảy các loại nhãn hiệu như đồng chí, bạn đồng nghiệp, bạn đồng
hương, bạn đồng niên, bạn đồng môn, chị em nuôi, cô cháu kết nghĩa...Thực chất,
đám đàn ông này dù già hay trẻ đều xoay quanh người đẹp Hà thành như các hành
tinh lớn nhỏ xoay quanh một vầng dương, sẵn sàng phục vụ bà khi cần thiết. Họ
chiêm ngưỡng nhan sắc của bà, thèm khát bà một cách thầm lén, dù trong giấc mơ
chính ngọ hay giấc mộng lúc nửa đêm. Như thế, người đẹp Tố Vân luôn sống với niềm
kiêu hãnh của một nữ hoàng không ngai, tuy chẳng chính thức xưng danh nhưng
không thiếu ánh hào quang bao quanh tên tuổi...Và như thế, trời không thể phú
cho bà đủ lòng từ bi để chăm sóc một đứa con gái mồ côi....Hồi ấy, tuy chưa đủ
can đảm để hiểu vợ một cách rạch ròi nhưng ông cũng biết chắc chắn không thể
đưa Nghĩa về sống dưới mái nhà mình. Chẳng còn cách nào hơn là trông cậy vào
tình ruột thịt. Ông sai lái xe về phố huyện mang lá thư vẻn vẹn một dòng:
- Chú đừng nói thế. Phận sự của chú cũng chính là phận sự của
tôi. Tôi không quản ngại gì. Chỉ có điều khó nghĩ là giờ đây, con bé đã lớn. Nếu
để nó tiếp tục sống dưới làng, nó sẽ trở thành người làm vườn thực thụ, rồi chẳng
mấy lúc, nó sẽ phải lòng một cậu trai làng và biến thành nông dân. Như thế, xem
ra quá thiệt thòi cho thân phận của con bé chăng? Tuy sống dưới vòng tay bảo trợ
của chúng ta, nhưng danh chính ngôn thuận, đó vẫn là một công chúa.
Trần Phú buông tiếng kêu, chẳng ra ngạc nhiên cũng chẳng phải
buồn phiền... Rồi anh ta quay sang bảo Lê Phương:
- Tôi hiểu. Đời người đàn bà ngắn lắm. Trước hết là đàn bà xứ
quê.
Trần Phú đáp. Chừng như đoán được rằng ngần ấy lời lẽ vẫn
chưa đủ khiến cho ông hết băn khoăn, anh ta đưa mắt nhìn quanh. Khi thấy căn
phòng vắng teo, chỉ còn họ là những người khách cuối cùng, anh ta hạ giọng giảng
giải:
Vân chăng?...Hẳn là cô ấy muốn đề nghị ta tha lỗi hoặc dàn xếp
lần chót cuộc thoả hiệp?...Trở lại mái nhà xưa, trong tâm hồn rách nát và một mối
tình chẳng còn tình mà chỉ còn lại cặn bã?... Trở lại mái nhà xưa để tiếp tục
ăn những bữa cơm lặng lẽ, một người nhìn ra sân còn người kia nhìn vào trong bếp.
Sự liên kết bởi thói quen ẩm thực và bởi thiếu phương tiện bếp núc tự do?...Trở
lại mái nhà xưa vì biệt thự đó là tiêu chuẩn của quan chức cách mạng và người đẹp
Tố Vân vẫn cần đến danh nghĩa của ông chồng như cần đến một tiện nghi quen thuộc?...Hoặc
vì nàng còn một đứa em trai tồi bại và một đứa con trai vô dụng mà nếu không có
ta chắc chúng chẳng thể tìm được chốn dung thân?...
Tại sao cô ta có thể hành động độc ác như vậy?..Người đàn bà
ta đã ấp ủ hơn ba mươi năm trời....Một quãng thời gian dằng dặc với biết bao kỉ
niệm....Nếu không còn tình ít ra cũng còn lại những níu kéo cuối cùng của nghĩa
lý và đạo đức. Một thứ liên đới vô hình buộc con người phải dừng lại trước những
giới hạn. Nhưng người đàn bà này không còn biết đến giới hạn. Thật kì lạ là cho
đến tận giờ ta mới hiểu con người đã đầu gối tay ấp bấy lâu...Cuộc đời quả là một
sân khấu trường kì mà đến lúc hạ màn người ta mới biết được trắng đen, bởi sự
thật được dấu kĩ phía sau những mánh khoé của tích tuồng nhằm lừa bịp hoặc đánh
đố khán giả....Cuộc đời cũng giống như trò phù thuỷ trong đó những loài cóc
nhái có thể nhờ phù phép mà biến thành các mỹ nhân hoặc quả bí có thể biến
thành cỗ xe ngựa thếp vàng....Ôi, chẳng phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa thiên hạ
đã đọc đi đọc lại chuyện Liêu trai, bởi chẳng thiếu gì kẻ sống mê man trong
vòng ân ái cho đến lúc giật mình thức tỉnh thì hoá ra đã chìm đắm bao nhiêu năm
trong lạc thú với bộ xương người...
Năm tháng trôi qua, gia đình Tú đã chuyển xuống sinh sống ở tỉnh
Thái nguyên lúc nào mà anh không hay biết?....Tuy trong lòng nóng như lửa đốt,
nhưng Hoàng An vẫn khoác chiếc ba-lô vào cánh tay rồi đặt kiện thuốc lên vai,
tiếp tục leo dốc cùng đám nhân viên quân y viện. Phải ba tiếng đồng hồ họ mới
chuyển hết được số hàng vào nhà kho. Chờ mọi người tụ tập trong bếp ăn để chia
bánh kẹo, An xách chiếc ba-lô của Tú đi về phía sườn dốc dẫn xuống dòng suối,
lúc này chẳng một bóng người. Ở đó, anh mở ba-lô một cách cẩn trọng, lấy ra một
bộ quần áo thu-đông, một ống thuốc đánh răng đã dùng dở khô đét, một chiếc bàn
chải đã toẽ hết gai, một chiếc lược sừng nhỏ và một phong bì bọc dán chằng chịt
bởi những lớp vải ni-lông, hẳn được cắt ra từ một tấm áo mưa cũ. Đoạn anh dốc
ngược ba-lô lên rũ một hồi để cứt dán còn bên trong rơi xuống. Một cây bút bi
rơi xuống theo. Mùi hôi mốc bốc lên cùng mùi vải ẩm.
Ông tự hỏi, nhưng rồi lại tự riễu mình vì đứa con ông sẽ chẳng
bao giờ biết quê quán ở đâu và lúc này chẳng đứa trẻ nào có thể chơi đèn đom
đóm. Đất nước đang trong cuộc binh đao, thay vì ánh lửa lập loè của lân tinh là
đạn các loại pháo cày đỏ trời đêm. Thứ lửa gieo rắc nỗi kinh hoàng cùng cái chết...
Ồ, không phải chỉ có riêng ông. Những kẻ đã hy sinh nàng một cách nhẫn tâm rồi cũng phải trả giá. Chỉ một năm sau ngày nàng chết, Ba Danh và Sáu đã cho xây nhà ngục đặc biệt ở đảo Tuần Châu với ý đồ giam tướng Long vĩnh viễn trong đó. Nhưng sau khi bàn đi tính lại, chúng e ngại dư luận quốc tế nên đã bắt ông ta sang làm việc tại uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch, lãnh nhiệm vụ đi đặt vòng cho đám đàn bà. Toàn bộ cái trò hề nhơ nhuốc này phaỉ chăng là sự trả thù của tạo hoá? Bởi con tim nàng quá trong trắng, bởi nhan sắc của nàng là vưu vật của đất trời, sự thánh thiện của nàng cả thần lẫn quỷ đều phải chứng, thế nên những kẻ quay mặt đi trước cái chết của nàng đến lượt họ cũng phải chịu những phản trắc, những đầy đoạ, những sỉ nhục của đám đồng chí bất lương. Dù vì lý do nào chăng nữa, khi tội ác đã đặt được chân vào cửa đền thì nó sẽ tiếp tục đi thẳng vào hậu cung mà không gươm dáo nào cản nổi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Phan Thảo với khúc ca bi tráng
Bùi Phan Thảo với khúc ca bi tráng Trường ca “Những ngọn khói về trời” của Bùi Phan Thảo là cuốn truyện bằng thơ, kể lại một thảm họa lịch...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét