Thứ Hai, 3 tháng 2, 2025
Người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại
Người phụ nữ trong
Văn học Việt Nam trung đại (thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) phát triển trên hai nguồn cảm hứng chính, đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, dân tộc ta luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm, tiếng nói khẳng định chủ quyền: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”; “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm đế một phương” và ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm trở thành dòng chủ lưu trong văn học. Từ thế kỷ XVI, khi xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu suy yếu, tan rã dần, tiếng nói đòi quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc của con người, nhất là của người phụ nữ bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong văn học. Nhân vật nữ bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong những tác phẩm văn học lớn như Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Văn hóa và vận mệnh đất nước
Văn hóa và vận mệnh đất nước Cách đây khoảng 2500 năm (500 năm trước tây lịch), Lão Tử, một triết gia nổi tiếng của Trung Hoa đã nói: ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét