Thứ Hai, 3 tháng 2, 2025
Nói dối hay nói thật
Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" và chỉ với ba
tấc lưỡi, con người có thể bóp méo mọi việc, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Hơn một
thế kỷ trước, nhà văn Mỹ Mark Twain đã viết: "Người ta giả dối bất cứ lúc
nào, cả trong lúc thức và lúc ngủ, trong lúc buồn và lúc vui. Nếu bạn giữ được
cái lưỡi (không nói), thì sự giả dối cũng chuyển qua những hình thức
khác". Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mọi cá nhân và
được chúng ta sử dụng hết sức thoải mái. Không những chỉ có trên phim ảnh hay các
ấn phẩm văn học, nghệ thuật... mà sự dối trá hiện diện chung quanh chúng ta dưới
dạng này hay dạng khác, bằng hình thức này hay hình thức khác. Đã là con người,
thì không ai tránh khỏi nói dối. Nói dối chơi, nói dối thật, nói dối để trốn nợ,
để khỏi đi dự tiệc tùng vì tốn tiền, nói dối để khỏi gặp mặt một người mà mình
ghét trong đám bạn bè, nói dối để che mặc cảm nghèo hay kém sút hơn người khác,
để không phải đi làm, để... v.v. Nói chung thì có hàng ngàn, hàng vạn lý do khiến
cho người ta nói dối.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giúp các cuộc thi văn chương địa phương hay hơn
Giúp các cuộc thi văn chương địa phương hay hơn Giải thưởng văn chương địa phương không còn là miếng bánh để luân phiên chia phần trong mộ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét