Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025
Thế giới và những lát cắt siêu thực
Tiếp cận một bài thơ, người đọc cần nhận diện các lớp sóng khuất lấp. Rồi thâm nhập, bóc tách, giải mã chúng để dần chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật. Đến với thơ Trương Đăng Dung, người đọc phải tuân theo quy trình đó. Thơ ông chứa một thế giới phi lý, nghiệt ngã, bất an. Một thế giới ngổn ngang, đầy những giới hạn. Một thế giới trống rỗng, xác xơ. Thế giới ấy được giải phẫu bằng tư duy của một nhà thơ mang tâm thức hậu hiện đại.
Inrasara tâm niệm: “Thơ vẫn có thể cư ngụ nơi ba loài nhà thơ, nhưng chỉ khi nào họ viết trong tinh thần rời bỏ nhiệm sở để đối mặt thường trực với vô nghĩa của nỗi có mặt của con người trên mặt đất này. Vô nghĩa nhưng vẫn kiên nhẫn ở lại với vô nghĩa để suy tư về ý nghĩa của vô nghĩa kia… Thơ như thế sẽ dự cuộc phiêu lưu còn uyên nguyên hơn mọi cuộc phiêu lưu của thơ đã từng đi theo dấu vết của những quan niệm” [1]. Thơ Trương Đăng Dung đối diện với sự vô nghĩa ấy. Mỗi bài thơ của ông như những mảnh vỡ đời sống. Những mảnh vỡ ghép lại thành khuôn mặt đầy nham nhở của thế giới. Bên trong là một sự ráo hoảnh đến thê thảm. Ông phơi bày cái vô nghĩa bằng chính nỗi đau của mình, bằng lối tư duy trái ngược, phi lý. Trong thơ ông, cái phi lý vấn vít từ lúc khởi nguyên sự sống:
Anh đã thấy những người dị dạng
Dang tay đòi hái mặt trời
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Số phận gia đình nhà chuột Một hôm, phát hiện ra nhà tôi có chuột. Cặp uyên ương chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái một tí tẹo không hiểu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét