Bài thơ “Nỗi nhớ” từ một tấm lòng
Bài thơ “Nỗi nhớ” từ một tấm lòng
Cách nay hơn một năm vào ngày
5/6/2013, trên tạp chí Sông Ba Phú Yên đăng bài thơ “Nỗi nhớ” của anh Văn Nhiên
trong mục sáng tác văn học. Đến ngày 15/8/2013, tại thành phố Cam Ranh- Khánh
Hòa, tôi đã viết thành ca khúc từ một bài thơ anh viết. Nay đúng một năm sáu
ngày 11/6/2014, tôi đang ở môt nơi chốn xa xôi, từ một thành phố ồn ào náo
nhiệt mà nhớ về bài thơ “Nỗi nhớ” từ một
tấm lòng của nhà thơ Văn Nhiên, thi nhân của núi Nhạn sông Đà. Thành thử, tôi không
thể không viết thành những dòng tâm sự nơi đây thì khiếm nhã dường nào, có thể coi như một nỗi nhớ để nhớ về bài thơ anh viết
năm nào.
“Ai gieo
giấc mộng nghê thường
Oái
oăm cơn lốc nhiễu nhương phận đời”
Vũ
khúc nghê thường là điệu múa mà các nàng tiên thường biểu diễn chốn cung đình.
Tuy nhiên đó còn là thứ trang phục nhiều màu sắc, khi múa sẽ hòa lẫn vào nhau
trông rất đẹp. Nghê thường vừa để chỉ cái đẹp, vừa để chỉ cảm giác lâng lâng
như lạc vào chốn thần tiên. Nghê thường là giấc mơ “phiêu linh” của một con người, nếu ngày xưa đó là giấc
mơ của Đường Minh Hoàng thì ở giờ đây, kẻ mơ đó không ai khác là thi nhân của
chúng ta.
Ai gieo giấc mộng nghê thường đâu? mà chính tự lòng mình, chính tâm tư của mình vấn vương hình ảnh giai nhân. Cơn lốc ái tình, hay trận bão ái tình trong lòng nhà thơ sao mà oái oăm thế, sao mà nhiễu nhương thân phận của đời người!.
Ai gieo giấc mộng nghê thường đâu? mà chính tự lòng mình, chính tâm tư của mình vấn vương hình ảnh giai nhân. Cơn lốc ái tình, hay trận bão ái tình trong lòng nhà thơ sao mà oái oăm thế, sao mà nhiễu nhương thân phận của đời người!.
Đó là hai câu dạo đầu của bài thơ "Nỗi nhớ" cũng đủ ghi dấu ấn của một thời để yêu và một thời để nhớ nhung, phiêu bạt. Mà giấc mộng thì có lẽ có bao giờ thực đâu?.
Thế rồi, anh viết tiếp bốn câu nữa:
“Vòng
xoay duyên kiếp một thời
Trăng
nghiêng nét ngọc đất trời đơm hoa
Trang
đài một góc kiêu sa
Mỗi
người chúng ta đều phải trải qua dòng xoáy của cuộc đời, nhiều khi mình lại tự hỏi lòng mình, con
người sinh ra rồi đi về đâu, đến đâu, ở đó bao lâu, rồi sẽ trôi dạt về bến bờ vô định nào?, nhưng không thể không trải qua cái vòng lẩn quẩn của đất trời, của cuộc đời, cuộc sống, cứ trôi đi mà không cần biết trong cơn lốc đó có ai bị thương không!?. Mỗi một chúng ta
đều phải đấu tranh cho chính mình trong cuộc sống đời thường.
Duyên kiếp, duyên tiền định, một vòng xoay duyên kiếp nào ai có biết, nhưng những vòng xoay thì vẫn cứ xoay đều theo dòng thời gian, đảm bảo qui trình của đấng tạo hóa. Điều bình
thường như mọi ngày thường xảy ra trong cuộc sống, đừng vì vết thương ai đó mà chối bỏ tình yêu. Vì "khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có cánh cửa khác
mở ra". Thôi thì hãy "mở rộng lòng" với mọi người, điều đó sẽ làm cho cuộc sống ta ngày càng đẹp, tốt tươi hơn lên. Một thời duyên kiếp xoay vần để rồi trăng nghiêng nét ngọc, đất trời đơm hoa, Hoa và trăng là những biểu tượng của thiên nhiên, của đất trời. Tình người, lòng người cũng hòa quyện theo như vầng trăng nghiêng nét ngọc ngà.
Một sự thu hút của mọi ánh mắt nhìn khi giai nhân xuất hiện, một sở hữu dáng vóc đáng ngưỡng mộ và nụ cười ngọt ngào cuốn hút của người đẹp. Sự ngạc nhiên về vẻ đẹp kiêu sa của nàng hoa hậu thời nay, hay của thơ Nguyên Sa: "Bàn tay năm ngón kiêu sa". Nhưng những sự kiêu sa ấy cũng chỉ là hình thức bên ngoài, còn bên trong tâm hồn thì ai biết được điều gì!. May thay, những vần thơ khiêm nhường của Văn Nhiên chỉ dừng lại ở một góc của sự kiêu sa mà thôi, mà đôi khi ở góc ấy ta sẽ cảm nhận một điều gì nhẹ nhỏm, an tâm và tin tưởng hơn trong tâm hồn mình, một góc ấy ta sẽ cảm giác lòng mình lắng đọng hơn, vì sự không phô trương, ồn ào.
Thánh thiện là trong sạch. Dường như dân tộc nào, văn hóa nào cũng coi màu
trắng là biểu hiện của tâm hồn trắng trong, thanh sạch. Giữa một
thế giới đang quảng cáo ồn ào cho tình dục, thì việc giữ được cho lòng mình trong trắng lắm lúc thật khó, nhưng
cũng chính vì việc rất khó ấy, nếu bảo vệ cho được sự trắng trong thì lại càng trở nên cao đẹp, quý báu biết bao. Như loài hoa sen kia cứ mãi ở trong bùn lầy nước đọng, mà vẫn không khi nào vẫn đục, hôi tanh:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị
vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn..."
Còn thân ta, những người phàm phu tục tử thì sao?. Phải ráng sống sao cho trong sạch với tháng ngày, với cõi đời. Phải nghĩ trong sạch, nói trong sạch, nhìn trong sạch và những câu thơ trong sạch, thánh thiện đến tinh khiết, làm cho tâm hồn mình luôn vươn cao, nâng lên mãi mãi đến vô cùng. Một lần nữa, từ lời nói đến công việc thường ngày, hãy nâng tâm hồn lên qua tư duy trong sạch, qua việc làm trong sạch và qua những câu thơ thánh thiện, trong sạch. Hãy nhặt những câu thơ thánh thiện đâu đó, mà say ngà trong giấc mơ của những giấc mơ dài!.
Trong khổ thơ thứ ba, tiếng lòng anh thổn thức:
“Vẳng nghe giai điệu ầu ơ
Lời ru đồng vọng bến bờ yêu thương
Mặn nồng núm ruột quê hương
Anh lại vẳng nghe bên tai một khúc tình ca bất hủ, hay một khúc dân ca xứ nào của quê hương, sông núi. Không! anh đang lắng nghe một giai điệu của những vần thơ đang thổn thức, như tiếng ru ầu ơ của mẹ già ru con thơ tròn giấc ngủ. Lời ru ấy vọng mãi đến tận trời xanh ư?. Càng không, vì nó chỉ vang vọng đến bến bờ của sự yêu thương ào ai mà biết. Giai điệu mặn nồng của núm ruột quê hương.
Chỉ có quê hương là chùm khế ngọt, là cái nôi giúp ta lớn lên từng ngày. Yêu lắm quê hương tôi những cánh đồng xanh bát ngát, mùi hương lúa ngát thơm những mùa gặt, và đẹp làm sao những hàng tre đong đưa trước mùa gió Nam non thổi trong những buổi trưa hè nắng gắt, rồi quên làm sao những đêm trăng thanh gió mát. mà lặng ngắm vầng trăng nghiêng chao mặt hồ ao, sông nước, và cũng không bao giờ đi từng bụi chuối, hàng cau thằng tắp đường vào sân nhà....
Ôi! quê hương là thế. Có ai đi xa mà không nhớ quê nhà!. Và nỗi nhớ ấy vẫn miên man, lắng đọng trong tâm hồn thi nhân về một vùng quê bình dị, yên lành ấy; nỗi nhớ khắc khoải về một tình yêu lứa đôi trong sáng, thánh thiện. Bao nỗi nhớ còn mãi vấn vướng trong cõi lòng, tấc dạ. Để khi đó, nhà thơ hoài niệm về những kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa cũ, được nối tiếp thành những câu của vần thơ khổ cuối:
Chỉ có quê hương là chùm khế ngọt, là cái nôi giúp ta lớn lên từng ngày. Yêu lắm quê hương tôi những cánh đồng xanh bát ngát, mùi hương lúa ngát thơm những mùa gặt, và đẹp làm sao những hàng tre đong đưa trước mùa gió Nam non thổi trong những buổi trưa hè nắng gắt, rồi quên làm sao những đêm trăng thanh gió mát. mà lặng ngắm vầng trăng nghiêng chao mặt hồ ao, sông nước, và cũng không bao giờ đi từng bụi chuối, hàng cau thằng tắp đường vào sân nhà....
Ôi! quê hương là thế. Có ai đi xa mà không nhớ quê nhà!. Và nỗi nhớ ấy vẫn miên man, lắng đọng trong tâm hồn thi nhân về một vùng quê bình dị, yên lành ấy; nỗi nhớ khắc khoải về một tình yêu lứa đôi trong sáng, thánh thiện. Bao nỗi nhớ còn mãi vấn vướng trong cõi lòng, tấc dạ. Để khi đó, nhà thơ hoài niệm về những kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa cũ, được nối tiếp thành những câu của vần thơ khổ cuối:
“Bây
giờ ký ức rêu phong
Hóa
thân trầm tích kết giòng sông thơ
Chảy
qua năm tháng hững hờ
Trái
tim thổn thức còn ngơ ngẩn sầu”
Hôm nay, ngồi lại đây để lắng đọng mình, để nhớ về những tháng năm xưa cũ mà trong ký ức nhạt nhòa rêu phong theo năm tháng dòng đời, theo những nỗi trôi của cuộc đời người. Như chúng ta đã biết: Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy
chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt hoặc
đáy của một khu vực chứa nước như: biển, hồ, sông, suối,...
Quá trình trầm tích
là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp
trầm tích. Nay trầm tích đã được hóa thân để kết thành những giòng sông thơ mà quá trình của nó cũng đã chảy qua, trải qua những tháng năm hững hờ. Thế rồi, một trái tim ai kia chất chồng thổn thức trong nỗi buồn sầu ngơ ngơ ngẩn ngẩn khôn cùng!?.
Trọn bài thơ chỉ duy nhất một chữ "trăng" ở dòng thứ hai khổ hai "Trăng nghiêng nét ngọc đất trời đơm hoa,,,". Trăng và Nguyệt là hai từ ngữ mà nhà thơ Văn Nhiên thường thích dùng những vần thơ với giai điệu yêu đương trong tình yêu mà sâu lắng sắt son, chân thực, kín đáo vô cùng.
Bài thơ đã đến hồi kết thúc, nhưng vẫn còn vấn vương cõi lòng, vẫn còn miên man những nỗi nhớ vâ vẳng nghe đâu đây giai điệu ầu ơ thuở nào!
Triều Châu
TP. HCM 26/4/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét