Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Lã Văn Cường, ôm đàn tới giữa đời

Lã Văn Cường, ôm đàn tới giữa đời
Khi nhớ đến một người bạn tôi thường hay có cảm giác phải ngoái nhìn lại những tháng ngày mà chúng tôi đã rong chơi , tôi tự hỏi với lòng mình rắng: Hắn có gì đáng để nhắc lại ngoài chuyện tài năng – hắn có gì để giới thiệu thêm một lần nữa trên tráng báo nầy ngoài chuyện đã quá nỗi tiếng hay là chưa là gì hết theo nghĩa hẹp và rộng – Hắn có thể là một nhà thơ, nhà văn, và có thể là một Nhạc Sĩ. Lã Văn Cường là trường hợp thứ ba mà tôi muốn viết đến trong loạt bài nầy – đó chỉ một chuổi ký ức vui buồn mà chúng tôi đã có với nhau trong những tháng ngày phiêu lãng.
Tôi biết Cường khi hắn còn giám đốc di tích lăng ông bà Chiểu [QBình thạnh. Tp HCM] thông qua Bùi chí Vinh và Đoàn Vị Thượng vì hai ông nầy đều là “Lính” của Cường, nói là lính tráng cho vui chứ thực ra họ là bạn bè nhau – đang thời buổi khốn khó áo cơm nên Cường lôi anh em về làm cho vui,  mấy ông nầy chuyên tổ chức những chương trình triển lảm văn nghệ - văn gừng- thường khi  xong  việc  người ta  thấy hai ông xọc tay túi quần đi vòng vòng quanh Lăng  đọc thơ với bạn bè và nhậu nhẹt tưng bừng… Ngoài ra người ta còn thấy Cố Nhà Văn Sơn Nam  cũng đầu quân cho LVC  trong vai trò “Thủ  Từ “ chăm nôm việc cúng bái cho điện  thờ chính của Lăng Ông – hằng năm vào những dịp kỉ niệm tưởng nhớ cúng bái Đức Tả Quân Lê văn Duyệt người ta thường thấy Nhà Văn Sơn Nam đàng hoàng áo dài khăn đóng chỉnh tề thành kình dâng hương cho Đức Thánh. Những lúc nầy tôi thường thấy Cường chạy tới chạy lui  đúng như là một Ông Giám Đốc vì dưới trướng của hắn lúc đó- tôi nghĩ cúng có cả trăm quân được tuyển từ lực lượng TNXP và đông đảo anh em bạn bè đang thất nghiệp… nên để có việc cho anh em làm Cường đã nghĩ hằng chục công việc ngoài lăng  mà mới nghe ra không ai có thể tin được – Lợi dụng vào mặt bằng rộng mênh mông của Lăng. Hắn mở ngay một Trường Đá gà ăn tiền – Trường gà nầy đã kéo hằng trăm tên cờ bạc của Sài gòn đang bị CA truy quét về đây sát phạt, Cường giao hẳn cho một thằng bạn văn nghệ làm Giám Đốc thu tiền xâu cho mỗi trận đấu… chưa hết hắn còn cho xây một Nhà hát… Bội , cái nhà hát bội nầy chỉ hát được vài xuất  vì không có khách, đói quá Cường bèn lệnh  đàn em mua máy về cho chiếu phim… ngoài luồng có lần tôi được BCV lôi về ăn chơi rồi Vinh Lịnh cho chiếu phim hành động Mỹ mà trong rạp chỉ hai khách xem là Tôi và Vinh – nên nhớ lúc ấy khoảng năm 90 – 92 việc chiếu phim nầy là cực kỳ khó khăn – vì muốn xem phim nầy phải có thẻ xem “nội bộ” còn không thì chỉ có chiếu “lậu “ – Cường đã vô tư làm chuyện nầy mà không ngán thằng tây nào, có lúc tôi thắc mắc Hắn chỉ cười cười khoe hái cái má lúm đồng hiền
“ Kệ nó tổ chức đại cho anh em có công ăn việc làm, không thì đói cả lũ “ Hồi đó khách thập phương tới cúng bái ở Lăng Ông nhiều vô kể nên kèm theo đó là lực lượng thầy bói bán nhang cũng theo đó mà phát triển kiếm ăn. Thấy vậy hắn bằng phục hồi lại hằng chục bàn “xin xăm bói quẻ “ ngay trong khuôn viên Lăng và dĩ nhiên“ Thùng công đức cúng dường “ là không thể thiếu, mỗi nơi hắn đều cho một thằng bạn quản lí có kế toán thu chi đàng hoàng – công việc chạy vù vù, sòng gà sát phạt ngày đêm, Rạp chiếu phim hoạt đông hết công suất, bói toán xin xăm ì xèo náo nhiệt với những lời phán truyền như pháo “ Tình duyên lận đận, Gia đạo cát tường… “ vậy mà không hiểu vì sao lại không ai sờ gáy hay kiểm điểm gì Cường…. chỉ biết rằng nhờ vào đó mà Hắn đã tạo ra công ăn việc làm cho anh em trong một khoảng thời gian dài vui vẽ thơ mộng. . .
Cho đến một ngày trời đất nỗi giận mưa gió đùng đùng - bỗng dưng cây cổ thụ trăm tuổi trụ trên đầu lăng mộ của Đức Tả Quân bị sét đánh trốc gốc nằm vật trước sân lăng… mọi người hốt hoảng kinh sợ  có người cho rằng Ông giám đốc đã làm đông tới Thánh Thần nên mới có “điềm báo “ sự cố đen tối xui xẽo nầy – sau đó không hiểu vì sao mọi hoạt đông cờ bạc đá gà bói toán trong Lăng cũng bị giải tán hàng loạt - Lã văn Cường thôi giữ chức Giám Đốc  anh em nghỉ việc li tán khắp nơi. Cường cũng vậy không nằm ngoài qui luật đào thải của quan chức – Hắn lại trở vể với cuộc sống áo cơm bình thường để “ôm đàn tới giữa đời và hát “ không hiểu sao mấy năm làm Giám đốc tiền bạc như nước ăn nhậu như dân chơi  mà sao hắn cũng không giàu nỗi, vẫn nghèo xơ xác “. Lúc nầy tôi và hắn lại có dịp đi giang hô khắp nơi… Thủa ấy LVC bắt đầu nỗi tiếng ra thị trường ca nhạc với những ca khúc “hot ‘  như  “ Ôi có đôi khi  - Vườn Yêu – Tìm Bóng …” được hàng loạt các ca sĩ tên tuổi thể hiện như Hồng Nhung, Bằng Kiều, Tuấn Ngọc – đi tới đâu cũng nghe HN hát ra rả “ Có khi nào người buồn tới vườn yêu, lối đi về ngày xưa hoa cỏ mọc… “Cuộc chơi của chúng tôi cũng theo những giai điệu đó mà vi vút. Đi tới đâu Cường cũng ăn chơi mút mùa hương cũ, Nghĩa là quán chưa đóng cửa chưa về, Các em hay gọi LVC là anh “Sáu Bảnh“ vì Hắn có bao nhiêu tiền là hắn chơi hết không chưa một đồng nào, các em cứ gặp Cường là như “ nắng hạn gặp mưa rào “ .
Một đêm nọ hai thằng đi lang thang hết quán nầy đến quán khác, đến khuya thì tấp vào một địa chỉ xa lạ lúc ấy chỉ còn hai người con gái xinh đẹp đang chuẩn bị ra về - thấy chúng tôi  hai em ngồi nán lại tiếp hai ông” khách đâu bỗng ở  biên đình sang chơi “ nầy, Cường với tay nâng phím đàn và hát, thú thực khi nghe chính hắn hát nhạc của hắn tôi mới hiểu vì sao LVC lại có sức quyến rũ lẳng lơ chị em đến như vậy, hai cô gái ấy có hai cái tên cũng lạ là Vân và Kiều – khi nghe Hắn đán hát hai cô như bị hớp hồn, đúng như ông bà xưa đã cảnh báo, Con gái chớ có mà nghe thơ nhạc vì
“ Nhạc là bùa mê, Thơ là ... thuốc lú “ kết quả trận thơ nhạc ấy là, hai thằng tôi phải đưa hai nàng về nhà vì đã hai giờ sáng – Hai thằng hai chiếc xe honda cà khổ nỗ đùng đùng trong khuya vắng chạy thẳng tới bến phà – Nhà của hai nàng ở phía bên kia sông – cuộc đưa tiển trên bên đò bàng bạc  khói sương - hai thằng như hai tráng sĩ trong những  phút giây chia biệt – hai người con gái như không muốn bước chân đi – vì không biết rằng ngày mai có gặp nữa hay không... “ khoát áo ta cười vang bến khuya – cớ sao nước mắt vẫn tuôn tràn – mười năm nhóm lửa hơ tình lạnh – từ người như một nhát dao đâm...” [NTC]  và như gió sương thật kể từ đó chúng tôi cũng không bao giờ gặp lại hai bóng dáng liêu trai đó nữa. Những cuộc chơi đã lôi tuột chúng tôi vào quên lãng,  chỉ còn lại là những kỉ niệm quán xá mịt mù – nơi mà bây giờ LVC vẫn còn mê mãi ca hát chỉ khác một điều, bây giờ là cơm áo nhiều hơn thơ mộng, mới hôm qua phone hỏi hắn vài chi tiết cho bài viết, tôi chỉ còn nghe tiếng hắn than “Vợ đang bị bịnh, tao phải ở nhà chắm sóc bả, mệt quá mầy ơi!” nghe hắn nói  tôi chỉ muốn thở dài cho cuôc sống âm u thăm thẳm nầy, cái thằng đúng là “Đào hoa, Tài Hoa mà mệt quá nầy “ hắn còn lâu mới thoát được nôi truân chuyên khi mà những bóng hồng và cơm áo vẫn còn vây quanh cỏi đời lận đận nầy.
Ở Sài Gòn giới Văn Nghệ không ai lạ gì một Lã văn Cường tài hoa – hắn cầm tinh con Ngựa  sinh năm 1954 xuất thân trong một gia đình giàu có ở Tam Kỳ Quảng Nam – Chỉ với một cây đàn Guitar thôi hắn đã tự học nhạc – tự mày mò sáng tác ca khúc là một trong những Nhạc sĩ lớn lên từ trong Lực lượng TNXP sau năm 75, hắn đã từng nằm trong trong Tổng Đội Lực lượng TNXP  tp Hồ chí minh, từng là  Bí thư chi đoàn ,Giám đốc một Nông trường , hắn  đã từng là một trong  những chiến sĩ văn chương ưu tú của Tp cùng thời với  Nguyễn Nhật Ánh , Đỗ Trung Quân  Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Hiên -Nguyễn Đức Trung [NS]  trong Tuyến Đầu khói lửa những ngày nào ở biên giới Tây Nam , và dĩ nhiên không thể không nhắc đến cái  chức Giám Đốc liều mạng như đã viết ở trên.
Âm nhạc của Lã Văn Cường là những bản tình ca đậm mùi hiện sinh, ở đó là những hồi ức buồn về những mối tình  phố chợ rong rêu  đã qua khi mà “ tình yêu đi vì thiếu áo cơm “ khi mà “ ôi có đôi khi thèm như gió đi hoang – sống kiếp lang thang dạo quanh khắp phố phương – Ôi có đôi khi lặng nghe những cơn mưa . . . muốn sống cô đơn cùng chăn ấm trong phòng . . Chỉ thấy mái hiên mình ta đứng co ro . . . và lặng khóc một mình . .” Nhạc LVC - là một tay rong ca giang hồ ngoại hạng khi mà ai cũng có mái nhà ai cũng có một chức sắc hay liên minh gì đó trong xã hội hay hội đoàn  để dễ bề kiếm sống,
Hắn cũng có đầy đủ  đó  nhưng hắn đã vứt  bỏ hết –  hắn chỉ có  “ một ba lô với một cây đàn “ chỉ vây thôi hắn đã ôm đàn tới giữa đời và hát  , hắn cũng là một tay chơi lãng mạng nhất mà tôi biết vì những ca khúc của hắn không bao giờ thiếu vắng bóng dáng những người phụ nữ mà hắn đã yêu đã đi qua đời hắn – Người nào cũng có vị trí đắc địa trong chuổi âm  thanh buồn phiền của hắn – và người nào cũng đi theo hắn để lang thang  cơm hàng  cháo chợ ở nhà . . . Thuê cho đến mãi tận bây giờ   . Suốt cuộc đời của hắn mà tôi biết được là những  hợp đồng hoành tráng chưa bao giờ được kí là những sô diễn  lớn không bao giờ được tổ chức , hăn chỉ làm được những việc nho nhỏ vừa đủ để nhậu đủ để sống qua ngày , đủ để có thể “tái mặt “ khi mà vợ con hắng ngày kêu réo , và cũng giống như mọi người bạn khác hiện thời , bây giờ lúc nào cũng thấy hắn “ bân rộn “ , lúc nào cũng nghe hắn bảo rằng “ Đang bận hop bàn cho một sô diễn nào đó “ Có lúc anh em thấy chung quanh hắn cơ man là người đẹp , em nào cũng âu yếm anh LVC , em nào cũng muốn chăm sóc hắn . . những lúc ấy thì y như rằng hắn đang có một “shaw” nào đó khả dĩ để vợ con có thể qua ngày đoạn tháng và dĩ nhiên những cuôc rong chơi ca hát thì chắc là cũng như ngày nào  không bao giờ dừng lại . .

Nhưng cũng có lúc cũng phải dừng lại khi tiệc đã tàn, shaw diễn đã hết, tiền bạc đã cạn khô - lúc ấy  các em cũng rủ áo  ra đi “tình yêu cũng đi vì thiếu áo cơm “ như câu ca mà Cường đã hát , Tôi lại thấy bạn mình lủi thủi một mình một bóng “ tìm ai trong bóng tôi  , tôi tìm lại... bóng em... Tôi tìm ai đang té bóng lăn trên vỉa hè  - Tôi tim nơi phố chợ . . Tôi tìm nới quán nhậu một thằng đảo điên “ những lúc ấy tôi mới thấy rõ hơn lồng lộng một Lã văn Cường - Nhạc sĩ  tài hoa mà tôi  đã từng biết đã từng rong chơi trong những tháng ngày phiêu lãng, Thì Cường ơi , tôi biết bạn sẽ không bao giờ nguôi ngoai để có được một mái nhà và tôi tin rằng một ngày nào đó bạn sẽ có để bình an khi mà “giấc mơ canh cánh“ vẫn còn trong bóng đêm thăm thẳm - Tôi biết bạn sẽ không bao giờ là một Ông bầu, một nhà tổ chức biễu diễn  thành công dù bạn đã nhiều lần thử sức, nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có thể giàu có được và những cuộc chơi sẽ vẫn là mãi những bài rong ca trong những tháng ngày mê mãi, vì bạn là một một nhạc sĩ mà nhạc sĩ thì chỉ giàu có với những ca khúc tác phẩm của mình thôi  trong cỏi đời  bi ai nhưng hoa mộng nầy phải không bạn hiền!.
Nguyễn Tấn Cứ
Theo http://www.vanchuongviet.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Trần Hòa Bình "Phiêu du trong gió"

Thi sĩ Trần Hòa Bình "Phiêu du trong gió" Vào quãng những năm 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Trần Hòa Bình viết bài thơ “Sơn Tây m...