Văn Cao và Phạm Duy
VỀ BÀI HÁT “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN” CÙA NHẠC SĨ VĂN CAO
… Đọc bài Trần Mạnh Hảo viết về Văn Cao trong đó nhắc đến bài
hát “Mùa Xuân đầu tiên” sẽ thấy hết cái hay của bài hát. Nghe buồn nhiều hơn
vui. Đúng như bài đó phân tích.
Bài này nhiều người hát rồi nhưng Nguyên Thảo hát theo phong
cách Jazz, lạ và hay.
(riêng bài hát phong cách nhạc Jazz này mình nghe hàng mấy chục
lần, làm gì cứ làm nhưng cứ để bài này văng vẳng nhè nhẹ thấy hợp tâm trạng mà
dễ chịu…)
Dương Thụ có lần bảo "kỹ thuật thanh nhạc khó mấy
cũng học được nhưng phong cách hát văn hóa sang trọng thì không học được mà phải
có nền tảng giáo dục, có tố chất bẩm sinh. Nguyên Thảo là một người như thế."
Trần Mạnh Hảo viết:
…Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới
nghe lại bản nhạc bất hủ: “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối
tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Thìn năm 1976.
Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng
tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn
nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều,
tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán
nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ
non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau
thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều...
Hầu như tất cả các trạng thái tình cảm trái ngược nhau của
con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: ai vui hát lên thì nghe vui, ai
buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu
thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình…
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm
trí mình rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đã hoặc
đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc“Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm
thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.
Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”
Mùa xuân đầu tiên - Văn Cao - Thanh Thúy
Rất nhiều chim én, nhiều nắng gió, có nước mắt vui gặp gỡ của
đàn con nay đã về, có cuộc đời êm ấm... nhưng sao hình ảnh “khói bay trên
sông, gà đang gáy trưa trên sông” lặp lại hai lần làm không gian của “Mùa
xuân đầu tiên” xa xôi, bơ thờ thế, xao xác thế, hoang vắng thế, hiu quạnh
thế, đơn độc có phần cô đơn thế? Chợt nhớ nỗi buồn thiếu quê hương của Thôi Hiệu
trong Hoàng Hạc lâu xưa.
Cũng một tiếng gà trưa Văn Cao nay, một khói sóng trên sông
xa Văn Cao nay, u hoài khôn xiết: “một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông”:
Bài hát như một điệu valse bằng nước mắt; sự thướt tha, quý
phái của một giai điệu bi thương; sự sang trọng của ngậm ngùi, day dứt; sự lãng
mạn của một phiêu linh, xô dạt; sự mê đắm của một vu vơ; sự đoan trang của cái
đẹp lỡ thì; sự liêu trai của ngơ ngác, đìu hiu; sự dịu dàng của nỗi thương đau,
xót nhớ...
Chừng như đã mấy chục năm chiến tranh liên miên chưa từng có
xuân về? Chừng như gần hết cả đời người bận chuyện đấu tranh, giành giật miếng
ăn chưa từng thấy chim én báo xuân? Chừng như đã rất lâu rồi sự căm thù trùm
lên xã hội không còn ai biết thương người? Chừng như đã lâu lắm rồi ta tha
hương trên chính quê hương mình? Chừng như suốt mấy cuộc chém giết kinh hoàng mạo
danh chính nghĩa này nọ, không còn ai biết yêu con người? Chừng như mấy mươi
năm rồi con người đã quên mình còn nước mắt? Chừng như lâu rồi tâm hồn người
không được sưởi nắng mùa xuân?
Và chừng như lâu lắm rồi Văn Cao quên không còn nhớ mình từng
là nhạc sĩ lãng mạn đã có cả chục ca khúc vào hàng kiệt tác? Chừng như cây
đàn piano cũ kỹ do Hội nhạc sĩ Việt Nam cho Văn Cao thuê mỗi tháng 07 đồng,
(thuê căn gác chật hẹp cũ kỹ 108 Yết Kiêu 15 đồng) đã bị thời gian phủ bụi đầy
rêu mốc? Chừng như đôi tai Văn Cao đã bị súng đạn thời cuộc, sự hò hét xướng ca
hò vè phục vụ chính trị một thời làm ù đặc, khi tất cả các kiệt tác âm nhạc của
ông đều bị chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa (Miền Bắc) cấm hát, trừ bài quốc ca
(kể cả thơ Văn Cao cũng bị cấm)?
Và chừng như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương
cuộc đời dân tộc, bỗng mượn ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt
nước mắt giai điệu, khiến những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân
đầu tiên”
Chừng như nỗi niềm ngày 30 tháng tư năm 1975: “có một
triệu người Việt Nam vui thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời
ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã hiện ra nơi bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của
Văn Cao? Trong bài hát ấy, kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận
trào nước mắt và một nửa nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy
nhau mà quằn quại, mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau,
nên vui ấy sao buồn hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?
Có lẽ, chính vì những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu
tiên” của Văn Cao sau khi được báo“Sài Gòn giải phóng” in trước tết
Bính Thìn: 01-01-1976, được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần liền bị
cấm suốt 24 năm (1976-2000). Sinh thời, Văn Cao không được nghe, được nhìn
thấy đứa con tinh thần lớn lao này của mình được trình diễn. Sau khi ông mất
(1995) 05 năm,“Mùa xuân đầu tiên” mới ra khỏi sự kiểm duyệt của ngành văn
hóa.
“XUÂN CA” của Phạm Duy
Trong ca khúc sáng tác năm 1961 này, Phạm Duy muốn nói mùa
Xuân của ông đã có ngay trong đêm tân hôn của cha mẹ ông, Xuân như mặt trời nổ
trong lòng mẹ, rồi từ đó, ông ra đời, góp chung câu gào thiết tha cho mùa Xuân
vĩnh cửu. Nếu ông chết đi, xin cho ông được tái sinh nhiều lần để Phạm Duy tiếp
tục đi mãi trong mùa Xuân:
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u lắc leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chang lòng mẹ
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi !
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi !
Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha
Là xinh, là tươi có Xuân thuở xưa ước mơ hiền hoà
Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy
Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân lên cao chót Xuân buông nhìn xuống sâu
Hồn Xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu Cõi Xuân còn dài
Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua
Mặc cho, mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân tôi ơi sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!.
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u lắc leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chang lòng mẹ
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi !
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi !
Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha
Là xinh, là tươi có Xuân thuở xưa ước mơ hiền hoà
Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy
Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân lên cao chót Xuân buông nhìn xuống sâu
Hồn Xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu Cõi Xuân còn dài
Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua
Mặc cho, mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân tôi ơi sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!
Xuân, Xuân ơi, Xuân ơi, Xuân ơi!.
Xuân ca - Phạm Duy - Ngọc Lan
Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
Chế độ mới và nhạc sĩ Phạm Duy chơi “game” với nhau, cả hai lợi
dụng nhau, và cả hai đều có đường tính toán khác nhau. Chắc chắn một điều là Phạm
Duy đã nhận ra chế độ mới hiện nay ở Việt Nam thoải mái hơn thời trước đây và
cái ruột chính vẫn là mô hình tư bản kinh tế. Ông Phạm Duy chọn một lối đi, đó
là lối đi kinh tế cho các con của ông sau này, mà nhìn phiến diện đó là sự thoả
hiệp dễ nhạy cảm phát sinh ra sự chê trách, chống đối từ phía cộng đồng người
Việt hải ngoại, cái nôi đã cho ông hít thở, phát triển gần như toàn diện sự
nghiệp âm nhạc của ông. Do vậy, người ta giận dữ cũng chỉ vì tiếc cho ông, một
tài năng, một biểu tượng văn hoá còn sót lại của miền Nam trước đây.
Tôi đoan chắc là chỉ vì quá yêu thương các con, ông đã chọn về
Việt Nam trong chế độ mới hiện hữu để có ba việc:
- Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đã làm ông hụt hẫng
năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời tình ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc
sĩ, nhưng, có lần ông cho biết là ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết
riêng cho bà, vì cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó
có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho lòng mình bâng khuâng nhớ
nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi.
- Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi
lòng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi thì thôi không có chuyện nói đến, và
bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê
hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, không biết đến bao giờ quay trở lại cố
hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái
quê hương khốn khổ đã cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao thì ra.
- Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con
mình sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp gì cả, chỉ
hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải
ngoại thì không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy thì không được, làm
thợ thì khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải
dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các
con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng vì sự sụp
đổ hình ảnh thần tượng nghệ sĩ nơi ông.
Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến
tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà bình hiện nay. Và người
nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. Vì tâm hồn không yếu
đuối, không thể là nghệ sĩ.
Ông Phạm Duy đã nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay suốt 93 năm làm
con người sống thở trên cõi đời này.
Tang lễ Phạm Duy: 'Lương tâm là xa xỉ'
Nhà thơ Lưu Trọng Văn, con bạn thân Lưu Trọng Lư của Phạm Duy
nói về chuyện Hội nhạc sỹ im lặng trước tang lễ nhạc sỹ.
Cả Hội nhạc sỹ Việt Nam và Hội nhạc sỹ thành phố Hồ Chí Minh
đều không gửi vòng hoa tới chia buồn khi biết tin Phạm Duy, cây đại thụ của nền
tân nhạc, qua đời.
Nhạc sỹ Phạm Duy mất hôm 27/1, hưởng thọ 92 tuổi, và được an
táng hôm 3/2/2013 được an táng tại nghĩa trang Công viên Bình Dương trong ngày
3-2-2013.
Nhà thơ Lưu Trọng Văn, con bạn thân Lưu Trọng Lư của Phạm Duy
nói với BBC rằng điều quan trọng là công chúng đã đến tiễn đưa nhạc sỹ và làm
thành dàn đồng ca hát vang các bài Tình ca, Việt Nam Việt Nam hay Những
gì sẽ đem theo vào cõi chết.
Ông Trọng Văn cũng nói các hội đoàn như hội nhạc sỹ Việt Nam
"không có giá trị bao nhiêu" và nói ông đồng ý với nhận xét rằng
cách ứng xử của Hội nhạc sỹ là sự "tội nghiệp" cho chính hội.
Ông nói hội này đã ứng xử khác nếu có lương tâm và sự công bằng
nhưng nói thêm "lương tâm còn xa xỉ đối với không ít trí thức".
Con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư nói Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã
nói tại tang lễ rằng 'Âm nhạc của Phạm Duy còn, tiếng Việt còn thì Tổ quốc còn'
mượn ý của Phạm Quỳnh 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn'.
Trong phần cuối phỏng vấn, nhà thơ Lưu Trọng Văn đọc bài thơ
'Về thôi' mà ông viết tặng Phạm Duy hồi năm 1994.
TÓM TẮT
Tác phẩm “Mùa Xuân đầu tiên” của Văn Cao ròng rã suốt 24 năm
kể từ khi quê hương thống nhất, đã không được phổ biến. Đây là một Nỗi Riêng của
vị nhạc sĩ này – vì ngay cả khi sinh thời, Văn Cao cũng chưa từng được thấy và
nghe chính ca khúc của mình cho tới khi từ trần vào ngày 10-7-1995, vì đến năm
2000 bài hát này mới được hát vang khắp nơi.
Đến mùa Xuân năm nay khi Phạm Duy từ trần vào ngày 27-1-2013
thì ông cũng chằng được hai Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Tp HCM đoái hoài gì đến, cả
hai tổ chức trên coi như ông là người không cùng ngành nghề của tổ chức này vậy.
Đây cũng lại là một Nỗi Riêng của người nhạc sĩ này.
Cả hai Sao đại thụ âm nhạc Việt Nam đều có Nỗi Riêng của
mình.
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du viết:
Nỗi Riêng khép mở, Nỗi này riêng chung.
Phạm Vũ
Theo http://newvietart.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét