Đờn ca tài tử - Tình người,
tình đất phương Nam
Đờn ca tài tử thể hiện cái hồn, tình người, tình đất phương Nam, khi nào hồn
không còn thì Đờn ca tài tử mới có thể mất đi. Hiện nay, Đờn ca tài tử ngày
càng được phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ và lan tỏa đến nhiều tỉnh trong
cả nước.
Tài tử hội tụ
Nghệ thuật Đờn ca tài tử vốn đã có sức sống mạnh mẽ trong đời sống văn hóa,
tinh thần của người dân Nam Bộ nên lo bị mai một. Điều quan trọng là làm thế
nào để phát huy giá trị và quảng bá nghệ thuật Đờn ca tài tử đến đông đảo người
dân trong nước và quốc tế. Sau sự kiện vinh danh Đờn ca tài tử Nam Bộ, một Liên
hoan hội tụ đủ các tài tử đờn, tài tử ca của 21 tỉnh/thành phố Nam Bộ tại Bạc
Liêu, một bữa tiệc của những người yêu mến loại hình nghệ thuật truyền thống, của
cộng đồng người dân phương Nam bày tỏ niềm tự hào, vinh dự với những “ngón đờn”
mùi nhất, hay nhất.Một hoạt động góp phần bảo tồn, tôn vinh, quảng bá và phát
huy giá trị di sản trong đời sống không chỉ trong nước mà ra cả quốc tế. Qua đó
định hướng bảo tồn, phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử trong đời sống hiện đại.
Liên hoan cũng sẽ giới thiệu đất nước, con người Bạc Liêu nói riêng và đặc biệt
là tính cách phóng khoáng, trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung của người Nam
Bộ nói chung đến bạn bè trong nước và quốc tế, thu hút du khách đến với vùng đất
Nam Bộ - quê hương của di sản.
Không lo mai một…
Có lẽ hồ sơ về nghệ thuật Đờn ca tài tử gây ấn tượng với UNESCO bởi sức sống, sức
lan tỏa đậm đặc của di sản trong đời sống người dân Nam Bộ. Ở nông thôn, các
câu lạc bộ Đờn ca tài tử do người nông dân tự thành lập và sinh hoạt thường
xuyên lúc thảnh thơi, xong vụ mùa hay sau phiên chợ nổi. Ở nhiều gia đình truyền
thống vẫn có 3 - 4 thế hệ sinh hoạt Đờn ca tài tử, những điểm du lịch luôn có Đờn
ca tài tử để biểu diễn cho khách xem.Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc
Liêu cho biết: Riêng Bạc Liêu hiện có hơn 300 CLB Đờn ca tài tử với hơn 2.000
thành viên. Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng thêm các CLB Đờn ca tài tử gắn với các
khu, điểm du lịch để phục vụ du khách, tăng cường giao lưu, quảng bá. Mặt khác,
khi sinh ra, người dân Nam Bộ đã được ru bằng những điệu lý hoặc những câu vọng
cổ, nghệ thuật Đờn ca tài tử như gắn trong máu thịt của họ. Do đó, một lần nữa
khẳng định, Đờn ca tài tử không thể nào mai một trong đời sống văn hóa, tinh thần
của người dân Nam Bộ…
Chỉ lo phát triển
Để phát huy giá trị và bảo tồn di sản một cách bền vững, sau Liên hoan cần nhiều
hành động thiết thực hơn nữa. Theo bà Lê Thị Ái Nam thì điều cần thiết hiện nay
là định hướng bảo tồn gắn với phong trào Đờn ca tài tử từ ở cơ sở với phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đơn cử như, việc công nhận một ấp, xóm văn hóa sẽ gắn với xây dựng câu lạc bộ Đờn ca tài tử, trao tặng cho CLB các nhạc cụ, hệ thống âm thanh. Kể cả tại một số điểm du lịch cũng hỗ trợ nhạc cụ, hệ thống âm thanh và các trang phục biểu diễn phục vụ du khách. Đó là những việc làm cụ thể để giao lưu, phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử.Ngoài ra, xu hướng không chỉ nông thôn mà ở thành thị, giới trẻ rất yêu thích nghệ thuật Đờn ca tài tử. Trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp đã có hướng bảo tồn bằng cách xây dựng các CLB Đờn ca tài tử. Ví như, CLB Nghệ thuật Đờn ca tài tử của Đại học Bạc Liêu hoạt động tích cực. Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật còn biên soạn giáo trình để đưa bộ môn vào trường giảng dạy. Sắp tới, tỉnh sẽ đưa bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử vào các trường phổ thông qua giáo viên dạy nhạc. Sẽ tập huấn cho giáo viên dạy nhạc và các trung tâm văn hóa tổ chức các lớp để dạy nghệ thuật Đờn ca tài tử cho người dân, đặc biệt là giới trẻ… Điều này sẽ góp phần bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử lâu dài hơn, bền vững hơn, quảng bá di sản được rộng hơn như kế hoạch và chương trình hành động mà chúng ta cam kết với UNESCO.
Đơn cử như, việc công nhận một ấp, xóm văn hóa sẽ gắn với xây dựng câu lạc bộ Đờn ca tài tử, trao tặng cho CLB các nhạc cụ, hệ thống âm thanh. Kể cả tại một số điểm du lịch cũng hỗ trợ nhạc cụ, hệ thống âm thanh và các trang phục biểu diễn phục vụ du khách. Đó là những việc làm cụ thể để giao lưu, phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử.Ngoài ra, xu hướng không chỉ nông thôn mà ở thành thị, giới trẻ rất yêu thích nghệ thuật Đờn ca tài tử. Trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp đã có hướng bảo tồn bằng cách xây dựng các CLB Đờn ca tài tử. Ví như, CLB Nghệ thuật Đờn ca tài tử của Đại học Bạc Liêu hoạt động tích cực. Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật còn biên soạn giáo trình để đưa bộ môn vào trường giảng dạy. Sắp tới, tỉnh sẽ đưa bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử vào các trường phổ thông qua giáo viên dạy nhạc. Sẽ tập huấn cho giáo viên dạy nhạc và các trung tâm văn hóa tổ chức các lớp để dạy nghệ thuật Đờn ca tài tử cho người dân, đặc biệt là giới trẻ… Điều này sẽ góp phần bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử lâu dài hơn, bền vững hơn, quảng bá di sản được rộng hơn như kế hoạch và chương trình hành động mà chúng ta cam kết với UNESCO.
Huỳnh Trường Sơn - Ngô Xuân Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét