Suối reo
Tôi
sinh ra và lớn lên ở một đảo nhỏ, tuổi thơ của tôi gắn liền với biển, với gió,
với tiếng sóng vỗ bờ. Chính vì thế nên tôi lại tò mò và đam mê thứ âm thanh của
núi rừng, tiếng suối chảy róc rách, làn nước tung bọt trắng xóa của những ngọn
thác cao chót vót, những làn điệu dân ca mộc mạc, những tiếng xập xình của cồng
chiêng nơi miền ngược, những cánh rừng huyền bí với cảnh núi non trùng điệp,
mây ngàn trắng xóa giăng phủ bốn mùa cứ mãi vương vấn trong tôi. Niềm ao ước đó
cứ hun đúc trong tôi mãi cho đến khi có cậu bạn công tác trong ngành văn hóa rủ
tôi đi cùng trong chuyến lưu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi.
Không giống như những đứa trẻ nơi miền xuôi, tuổi thơ của lũ trẻ miền núi lại được nuôi dưỡng bằng những điều tưởng chừng như chân sơ nhất. Mỗi giấc ngủ được vỗ về bởi những làn điệu Ta-lêu quen thuộc của các bà, các mẹ, là những năm tháng theo cha lên nương chọc lỗ tra từng hạt “lúa”, hạt bắp, hạt đậu sau cơn mưa đầu mùa; là những năm tháng theo mẹ vào rừng hái từng cọng rau rừng, bẻ từng đọt măng. Là những buổi trưa hè cùng nhau ngụp lặn bên các thác nước, con suối.
Là những giây phút nín thở dò bắt từng con cá lia thia để sau đó háo hức với màn “tranh hùng” của chúng. Mỗi chú cá mang cho mình mỗi màu sắc khác nhau nhưng gặp mặt nhau là phùng mang, trợn mắt xông vào quyết chiến, những tiếng hò hét, cổ vũ của lũ trẻ vang rộn cả một vùng đồi. Là những lúc ngâm mình dưới làn nước mát lạnh ở những vùng suối nước sâu có khi tê cóng cả người, hay bập bõm ở những hốc suối vào những đêm trăng để săn từng con cá niên bằng súng dây thun tự chế, câu, mò hay thả lưới…; là những buổi tối đê mê với mùi thơm độc đáo tỏa ra từ những con cá niên nướng vàng ươm và ché rượu cần thơm nực mùi rượu nếp; là những đêm “lửa trại” trẩy hội cồng chiêng cúng mừng Yang Xơri, e thẹn cùng nhau hát điệu Ka-choi truyền thống trong tiếng du dương của sáo tà lía, kèn amáp và tiếng xập xình của dàn cồng chiêng.
Không giống như những đứa trẻ nơi miền xuôi, tuổi thơ của lũ trẻ miền núi lại được nuôi dưỡng bằng những điều tưởng chừng như chân sơ nhất. Mỗi giấc ngủ được vỗ về bởi những làn điệu Ta-lêu quen thuộc của các bà, các mẹ, là những năm tháng theo cha lên nương chọc lỗ tra từng hạt “lúa”, hạt bắp, hạt đậu sau cơn mưa đầu mùa; là những năm tháng theo mẹ vào rừng hái từng cọng rau rừng, bẻ từng đọt măng. Là những buổi trưa hè cùng nhau ngụp lặn bên các thác nước, con suối.
Là những giây phút nín thở dò bắt từng con cá lia thia để sau đó háo hức với màn “tranh hùng” của chúng. Mỗi chú cá mang cho mình mỗi màu sắc khác nhau nhưng gặp mặt nhau là phùng mang, trợn mắt xông vào quyết chiến, những tiếng hò hét, cổ vũ của lũ trẻ vang rộn cả một vùng đồi. Là những lúc ngâm mình dưới làn nước mát lạnh ở những vùng suối nước sâu có khi tê cóng cả người, hay bập bõm ở những hốc suối vào những đêm trăng để săn từng con cá niên bằng súng dây thun tự chế, câu, mò hay thả lưới…; là những buổi tối đê mê với mùi thơm độc đáo tỏa ra từ những con cá niên nướng vàng ươm và ché rượu cần thơm nực mùi rượu nếp; là những đêm “lửa trại” trẩy hội cồng chiêng cúng mừng Yang Xơri, e thẹn cùng nhau hát điệu Ka-choi truyền thống trong tiếng du dương của sáo tà lía, kèn amáp và tiếng xập xình của dàn cồng chiêng.
Lần đầu tiên tôi được sống, được hòa nhịp trong một không gian núi rừng, mảnh đất
trung kiên với truyền thống cách mạng anh hùng, nơi sản sinh ra những con người
gan dạ đã đứng lên bảo vệ từng tấc đất của xóm làng. Nhưng cuộc sống của những
con người và mọi thứ nơi đây thật bình dị biết bao, nó không hối hả như ở miền
xuôi mà bình yên đến lạ kỳ.
Khi mà núi rừng vẫn còn ẩn mình trong màn sương đêm mờ ảo giăng phủ trên khắp đỉnh Cao Muôn thì tiếng gà rừng đã “hót” lên những tràng âm thanh trong suốt và vang rộn, khẽ đánh thức con người và vạn vật trở mình thức dậy bắt đầu cho một ngày làm việc mới. Từng dòng người nối tiếp nhau lên nương, lên rẫy và “khuỵu” mình với từng gánh lúa, gùi bắp, gùi đậu trong tiếng nói cười rôm rả.
Mùa đông lại về, ta cảm nhận được cái lạnh ở vùng cao dường như đã gieo rắc khắp chốn, những cơn mưa nguồn vẫn bất chợt đến rồi đi, những chồi non của những gốc cây trên rẫy đang vươn mình nhú dậy, những rẫy bắp, rẫy đậu xanh rì trải rộng mênh mông trên khắp các nương rẫy. Dòng sông Re vẫn róc rách ngày đêm mang theo bao cá tôm và phù sa vun đắp, nuôi dưỡng cho biết bao bản làng. Ta lại nghe thoảng trong đâu đó có tiếng suối reo vang, hòa tấu cùng giai điệu xập xình của cồng chiêng trẩy hội cúng mừng mùa rẫy mới.
Khi mà núi rừng vẫn còn ẩn mình trong màn sương đêm mờ ảo giăng phủ trên khắp đỉnh Cao Muôn thì tiếng gà rừng đã “hót” lên những tràng âm thanh trong suốt và vang rộn, khẽ đánh thức con người và vạn vật trở mình thức dậy bắt đầu cho một ngày làm việc mới. Từng dòng người nối tiếp nhau lên nương, lên rẫy và “khuỵu” mình với từng gánh lúa, gùi bắp, gùi đậu trong tiếng nói cười rôm rả.
Mùa đông lại về, ta cảm nhận được cái lạnh ở vùng cao dường như đã gieo rắc khắp chốn, những cơn mưa nguồn vẫn bất chợt đến rồi đi, những chồi non của những gốc cây trên rẫy đang vươn mình nhú dậy, những rẫy bắp, rẫy đậu xanh rì trải rộng mênh mông trên khắp các nương rẫy. Dòng sông Re vẫn róc rách ngày đêm mang theo bao cá tôm và phù sa vun đắp, nuôi dưỡng cho biết bao bản làng. Ta lại nghe thoảng trong đâu đó có tiếng suối reo vang, hòa tấu cùng giai điệu xập xình của cồng chiêng trẩy hội cúng mừng mùa rẫy mới.
Thanh Trà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét