Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du đã dựa vào cuốn tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc có nhan đề là Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân viết để sáng tác ra Truyện Kiều bất hủ. Sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, chúng ta lại có một bản Truyện Kiều viết bằng văn xuôi chữ Hán. Đó là cuốn Kim Vân Kiều lục đã được in vào các năm 1876, 1888, 1896 hiện được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia và Thư viện Hán Nôm.
Sách in trên giấy bản thường, có 32 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 10 dòng, mỗi dòng 24 chữ, khắc ván gỗ, in xấu, nhưng vẫn rõ chữ. ở giữa trang đầu mặt sách có ghi 4 chữ “Kim Vân Kiều lục”, bên phải là dòng chữ “Đồng Khánh tam niên trọng xuân san khắc”, bên trái ghi “Quan Văn Đường tàng bản”. Cuốn sách không ghi tên tác giả, nhưng qua nghiên cứu và đối chiếu với các tư liệu của Trung Quốc cũng như cách hành văn thì có thể khẳng định đây là cuốn sách do người Việt Nam viết. Cụ Trần Văn Giáp cho rằng “Có lẽ đó là bản lược thuật lại truyện ở bản Trung Quốc và thêm thơ văn và là bản riêng của Việt Nam”(1). Còn nhà Hán học Trúc Khê - Ngô Văn Triện thì khẳng định “Quyển Kim Vân Kiều lục này do một nhà nho nước ta, áng chừng vào khoảng đời Tự Đức (1848-1883), đem quyển Kiều Nôm của cụ Nguyễn Du mà thoát dịch ra Hán văn” (2) và ông cho rằng người dịch chưa được đọc cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nếu đã đọc thì không làm cái công việc thừa ấy.
Nội dung cuốn Kim Vân Kiều lục bám sát trình tự diễn biến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du kể từ lúc ông bà Vương viên ngoại sinh con cho đến lúc Kim Trọng gặp lại Thúy Kiều ở chùa và đưa nhau về nhà đoàn tụ. ở trang đầu có ghi bài thơ của Phạm Quý Thích (Hoa Đường Phạm tiên sinh tuyển thi nhất thủ). Nhiều đoạn trong Truyện Kiều được dịch ra văn xuôi chữ Hán rất sát và khá thanh thoát.
Chẳng hạn những câu:
Chàng Kim từ lạ thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
được dịch là “Trọng hoàn chí thư đường, cơ hoa khát nguyệt, sầu tự bách ban, tích lục tham hồng, u hoài vạn lũ. Thán viết: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (Kim Trọng về đến phòng học, nhớ hoa trông nguyệt, ngổn ngang trăm mối, tiếc lục tham hồng. Than rằng: Một ngày chẳng thấy khác nào ba thu).
Hoặc đoạn:
Tay tiên gió táp mưa sa,
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu
Khen: tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu
Khen: tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
được dịch gọn lại là “Đề tất, Trọng xưng chi viết: Cổ sở vị Ban Tạ diệc bất quá thử” (Đề thơ xong, chàng Kim khen là nàng Ban, ả Tạ đời xưa cũng chẳng hơn được thế này), và đoạn sau đây dịch rất văn vẻ:
Than ôi, sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trên nguyệt trong mây,
Hoa sao hoa khéo đọa đầy mấy hoa.
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trên nguyệt trong mây,
Hoa sao hoa khéo đọa đầy mấy hoa.
“Vân trung nguyệt lạc, hải thượng hoa sinh; liên tai! liên tai! Y nhân hữu nhất đại tài hoa, phản vị phồn hoa sở luỵ” (trong mây trăng lặn, trên bể sinh hoa, thương thay! thương thay! Con người ấy có một đời tài hoa, mà lại bị đời phồn hoa làm lụy).
Đặc biệt trong bản Kim Vân Kiều lục có nhiều bài thơ ngâm vịnh, nhưng nội dung khác với lời thơ của bản Thanh Tâm Tài Nhân. Để chứng minh tôi xin nêu đây một vài bài để so sánh.
Bản Thanh Tâm Tài Nhân viết:
“... Vừa khấn vừa đốt hương rồi thụp ngồi trước mộ, bái xong bốn bái, nàng mới đề một bài thơ như sau:
色 香 呵 處 也
凭 吊 痛 心 哉
明 月 冷 鴛 被
暗 塵 封 鏡 臺
玉 雖 黃 土 瘗
名 未 白 雲 埋
尚 有 如 澠 酒
無 人 奠 一 杯
凭 吊 痛 心 哉
明 月 冷 鴛 被
暗 塵 封 鏡 臺
玉 雖 黃 土 瘗
名 未 白 雲 埋
尚 有 如 澠 酒
無 人 奠 一 杯
Sắc hương hà xứ dã?
Bằng điếu thống tâm tai,
Minh nguyệt lãnh uyên bị,
ám trần phong kính đài.
Ngọc tuy hoàng thổ ế (oánh),
Danh vị bạch vân mai.
Thượng hữu như thằng tửu,
Vô nhân điện nhất bôi.
(Hương sắc còn đâu tá?
Viếng thăm những chạnh lòng.
Chăn uyên đêm nguyệt lạnh,
Lớp bụi phủ gương trong.
Ngọc dẫu bùn đen lấp,
Danh chưa tuyết trắng phong.
Vì còn ao rượu đó,
Ai tế một tuần không.(3))
Bằng điếu thống tâm tai,
Minh nguyệt lãnh uyên bị,
ám trần phong kính đài.
Ngọc tuy hoàng thổ ế (oánh),
Danh vị bạch vân mai.
Thượng hữu như thằng tửu,
Vô nhân điện nhất bôi.
(Hương sắc còn đâu tá?
Viếng thăm những chạnh lòng.
Chăn uyên đêm nguyệt lạnh,
Lớp bụi phủ gương trong.
Ngọc dẫu bùn đen lấp,
Danh chưa tuyết trắng phong.
Vì còn ao rượu đó,
Ai tế một tuần không.(3))
Bản Kim Vân Kiều lục:
“... Kiều đốt một bó hương trước mộ Đạm Tiên rồi lầm rầm khấn vái. Nàng lại rút trâm đề vào cây phù dung một bài thơ rằng:
泉 下 佳 人 知 也 無
紅 顏 誰 是 更 無 夫
落 雁 沉 魚 迷 客 思
青 風 明 月 觸 人 愁
紅 顏 誰 是 更 無 夫
落 雁 沉 魚 迷 客 思
青 風 明 月 觸 人 愁
Tuyền hạ giai nhân tri dã vô,
Hồng nhan thùy thị cánh vô phu.
Lạc nhạn trầm ngư mê khách tứ,
Thanh phong minh nguyệt xúc nhân sầu.
(Người đẹp suối vàng có biết không?
Má hồng ai bảo ấy không chồng
Cá chìm, chim rớt mê lòng khách,
Trăng gió xui ai những não nùng (4))
Hồng nhan thùy thị cánh vô phu.
Lạc nhạn trầm ngư mê khách tứ,
Thanh phong minh nguyệt xúc nhân sầu.
(Người đẹp suối vàng có biết không?
Má hồng ai bảo ấy không chồng
Cá chìm, chim rớt mê lòng khách,
Trăng gió xui ai những não nùng (4))
Bản Thanh Tâm Tài Nhân:
“... Nàng liền rút trâm ở trên mái tóc, vạch vào gốc cây một bài từ tạ như sau:
西 風 何 忽 起
陣 陣 使 人 哀
慘 切 如 含 怨
淒 清 似 有 懷
乘 鸞 疑 乍 去
跨 雁 雅 重 來
不 斷 香 魂 處
蒼 蒼 屐 印 苔
陣 陣 使 人 哀
慘 切 如 含 怨
淒 清 似 有 懷
乘 鸞 疑 乍 去
跨 雁 雅 重 來
不 斷 香 魂 處
蒼 蒼 屐 印 苔
Tây phong hà hốt khởi,
Trận trận sử nhân ai.
Thảm thiết như hàm oán,
Thê thanh tự hữu hoài.
Thừa loan nghi sạ khứ,
Khóa nhạn nhã trùng lai.
Bất đoạn hương hồn xứ,
Thương thương xỉ ấn đài.
(Gió tây đâu thổi tới,
Mỗi trận một cơn sầu.
Thảm thiết như hàm oán,
Thê lương tựa nhớ nhau.
Hình oanh vụt biến trước,
Bóng hạc chợt về sau.
Gót ngọc rêu in tỏ,
Hương hồn mất đặng đâu).
Trận trận sử nhân ai.
Thảm thiết như hàm oán,
Thê thanh tự hữu hoài.
Thừa loan nghi sạ khứ,
Khóa nhạn nhã trùng lai.
Bất đoạn hương hồn xứ,
Thương thương xỉ ấn đài.
(Gió tây đâu thổi tới,
Mỗi trận một cơn sầu.
Thảm thiết như hàm oán,
Thê lương tựa nhớ nhau.
Hình oanh vụt biến trước,
Bóng hạc chợt về sau.
Gót ngọc rêu in tỏ,
Hương hồn mất đặng đâu).
Bản Kim Vân Kiều lục:
“... Kiều nói: “Quỷ thần chẳng xa xôi, có thiêng là biết đến, chị đừng nề lấy lẽ âm dương, xin cùng chị kết nghĩa bạn bè.” Kiều lại đọc thơ tạ từ Đạm Tiên rằng:
靈 爽 不 知 何 處 死
依 然 千 古 凜 如 生
依 然 千 古 凜 如 生
Linh sảng bất tri hà xứ tử,
Y nhiên thiên cổ lẫm như sinh.
(Hồn thiêng thác ở nơi đâu,
Ngàn xưa vẫn thế đẫm màu như sinh).
Y nhiên thiên cổ lẫm như sinh.
(Hồn thiêng thác ở nơi đâu,
Ngàn xưa vẫn thế đẫm màu như sinh).
Sau đây, thử so sánh 10 bài thơ đoạn trường trong bản Kim Vân Kiều lục và 10 bài từ tương ứng của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện:
Kim Vân kiều lục:
Phiên âm:
1- Bạch thỏ tần tần thôi bạch phát,
Hồng quân cảnh cảnh oán hồng quần
Cổ kim duyệt tận tài hoa khách,
Đái đắc phồn hoa lụy thử thân.
2- Nhi nữ lân tai bất hạnh nhi,
Lân tai bất hạnh cánh phi thì.
Bản lai nguyệt tứ nhan đa hậu,
Phao đắc phương tâm sầu bất chi.
3- Vô đoan nguyệt lão oán hồng nhan,
Đả đắc hoa nhan kỷ độ tàn.
Ngũ dạ phong xung hương vị đoạn,
Tam canh tuyết bạc trúc âm hàn.
4- Thùy vị hoa hề sắc hữu hương,
Hữu hương vô sắc, sắc vô hương.
Vật oán hữu hương vô hữu sắc,
Khả lân hữu sắc cánh vô hương.
5- Du du bỉ thương thùy tạo nhân,
Hồng nhan hà tự cánh đa truân.
Chỉ đắc yêu kiều đao liễu mạch,
Uổng tương băng tuyết nhiễm hồng trần.
6- Hoa khai thu dạ hoa dung sấu,
Nguyệt lãng đông thiên nguyệt ảnh hàn.
Hoa nguyệt hoàn vi hoa nguyệt lụy,
Hoa tàn nguyệt khuyết kỷ khai nhan.
7- Tuế nguyệt thôi nhân tự thủy lưu,
Hồng nhan tại thế bạch vân phù.
Thúy mi hoàn thủ thiên nhân đố,
Bạc mệnh chung di vạn thế tu.
8- Kiều dung phận mệnh bạc như tiên,
Tiêu đắc phong quang hữu kỷ niên.
Vạn trận cuồng phong đao lục tiễu,
Kỷ phiên lãnh tuyết trích chu diên.
9- Xích thằng đoạn tục tần kinh mộng,
Đan kiểm khinh doanh lũ chức sầu.
Sầu tự du du tâm tự khổ,
Thiên cao hà xứ tố u sầu.
10- Tự cổ hồng nhan phóng đãng tâm,
Dã dung hoàn thị hối nhân dâm.
Hóa công vụ quả năng tương hậu,
Nguyệt lão vô đoan oán dĩ thâm.
Hồng quân cảnh cảnh oán hồng quần
Cổ kim duyệt tận tài hoa khách,
Đái đắc phồn hoa lụy thử thân.
2- Nhi nữ lân tai bất hạnh nhi,
Lân tai bất hạnh cánh phi thì.
Bản lai nguyệt tứ nhan đa hậu,
Phao đắc phương tâm sầu bất chi.
3- Vô đoan nguyệt lão oán hồng nhan,
Đả đắc hoa nhan kỷ độ tàn.
Ngũ dạ phong xung hương vị đoạn,
Tam canh tuyết bạc trúc âm hàn.
4- Thùy vị hoa hề sắc hữu hương,
Hữu hương vô sắc, sắc vô hương.
Vật oán hữu hương vô hữu sắc,
Khả lân hữu sắc cánh vô hương.
5- Du du bỉ thương thùy tạo nhân,
Hồng nhan hà tự cánh đa truân.
Chỉ đắc yêu kiều đao liễu mạch,
Uổng tương băng tuyết nhiễm hồng trần.
6- Hoa khai thu dạ hoa dung sấu,
Nguyệt lãng đông thiên nguyệt ảnh hàn.
Hoa nguyệt hoàn vi hoa nguyệt lụy,
Hoa tàn nguyệt khuyết kỷ khai nhan.
7- Tuế nguyệt thôi nhân tự thủy lưu,
Hồng nhan tại thế bạch vân phù.
Thúy mi hoàn thủ thiên nhân đố,
Bạc mệnh chung di vạn thế tu.
8- Kiều dung phận mệnh bạc như tiên,
Tiêu đắc phong quang hữu kỷ niên.
Vạn trận cuồng phong đao lục tiễu,
Kỷ phiên lãnh tuyết trích chu diên.
9- Xích thằng đoạn tục tần kinh mộng,
Đan kiểm khinh doanh lũ chức sầu.
Sầu tự du du tâm tự khổ,
Thiên cao hà xứ tố u sầu.
10- Tự cổ hồng nhan phóng đãng tâm,
Dã dung hoàn thị hối nhân dâm.
Hóa công vụ quả năng tương hậu,
Nguyệt lão vô đoan oán dĩ thâm.
Dịch thơ:
1- Tóc bạc phơ phơ với tháng ngày,
Trời sao oán hận má hồng đây
Khách tài hoa xưa nay xem kỹ,
Luống chịu phồn hoa thân phận này.
2- Thương thay gái trẻ lúc không may,
Không gặp được thì thương tiếc thay.
Dày dặn ý trăng từng vốn sẵn,
Lòng thơm xui khiến vẫn không gầy.
3- Trăng già không nhẽ oán hồng nhan,
Hành hạ mặt hoa mấy lúc tàn.
Gió thổi thâu đêm hương đã dứt,
Ba canh tuyết bám khóm tre khan.
4- Ai bảo hoa này sắc lại thơm,
Có thơm, không sắc, sắc không thơm.
Oán gì có thơm mà không sắc,
Có sắc tiếc thay lại chẳng thơm.
5- Xanh kia thăm thẳm đặt nguyên nhân,
Ai ấy má hồng chịu khổ truân.
Chỉ những yêu kiều lay liễu bá,
Uổng đem băng tuyết nhuốm hồng trần.
6- Đêm thu hoa nở dáng hoa gầy,
Nguyệt rạng trời đông lạnh giá thay.
Hoa nguyệt loanh quanh hoa nguyệt đó,
Nguyệt mòn, hoa lại mấy phen đây.
7- Năm tháng cứ như nước chảy xuôi,
Má hồng trên thế tựa mây trôi.
Loanh quanh gái đẹp ngàn người chán,
Mệnh bạc xui nên miệng thế cười.
8- Mệnh cô gái đẹp mỏng như tờ,
Vẻ sáng tiêu mòn chẳng giống xưa.
Muôn trận gió cuồng lay liễu biếc,
Mấy phen tuyết lạnh tự bao giờ.
9- Chỉ hồng đứt mối sợ chiêm bao,
Má đỏ thân hèn dệt mối sầu.
Mối sầu dằng dặc sầu như khổ,
Đâu chốn trời cao tỏ nỗi sầu.
10- Má hồng phóng đãng tự ngàn xưa,
Gương mẫu dạy người tránh bẩn nhơ.
Chưa hẳn trời xanh từng hậu đãi,
Trăng già không thể oán bao giờ.
Trời sao oán hận má hồng đây
Khách tài hoa xưa nay xem kỹ,
Luống chịu phồn hoa thân phận này.
2- Thương thay gái trẻ lúc không may,
Không gặp được thì thương tiếc thay.
Dày dặn ý trăng từng vốn sẵn,
Lòng thơm xui khiến vẫn không gầy.
3- Trăng già không nhẽ oán hồng nhan,
Hành hạ mặt hoa mấy lúc tàn.
Gió thổi thâu đêm hương đã dứt,
Ba canh tuyết bám khóm tre khan.
4- Ai bảo hoa này sắc lại thơm,
Có thơm, không sắc, sắc không thơm.
Oán gì có thơm mà không sắc,
Có sắc tiếc thay lại chẳng thơm.
5- Xanh kia thăm thẳm đặt nguyên nhân,
Ai ấy má hồng chịu khổ truân.
Chỉ những yêu kiều lay liễu bá,
Uổng đem băng tuyết nhuốm hồng trần.
6- Đêm thu hoa nở dáng hoa gầy,
Nguyệt rạng trời đông lạnh giá thay.
Hoa nguyệt loanh quanh hoa nguyệt đó,
Nguyệt mòn, hoa lại mấy phen đây.
7- Năm tháng cứ như nước chảy xuôi,
Má hồng trên thế tựa mây trôi.
Loanh quanh gái đẹp ngàn người chán,
Mệnh bạc xui nên miệng thế cười.
8- Mệnh cô gái đẹp mỏng như tờ,
Vẻ sáng tiêu mòn chẳng giống xưa.
Muôn trận gió cuồng lay liễu biếc,
Mấy phen tuyết lạnh tự bao giờ.
9- Chỉ hồng đứt mối sợ chiêm bao,
Má đỏ thân hèn dệt mối sầu.
Mối sầu dằng dặc sầu như khổ,
Đâu chốn trời cao tỏ nỗi sầu.
10- Má hồng phóng đãng tự ngàn xưa,
Gương mẫu dạy người tránh bẩn nhơ.
Chưa hẳn trời xanh từng hậu đãi,
Trăng già không thể oán bao giờ.
Kim Vân Kiều truyện:
1. Tích đa tài:
Tích đa tài, uyên tiên bất nhẫn tài,
Hợp hoan niên niên vi nhân phả,
Tự thân chỉ bả tương tư ai,
Tương tư ai, tích đa tài.
2. Lân bạc mệnh:
Lân bạc mệnh, dạ dạ thành cô lánh,
Kim ốc thường văn trữ a Kiều.
Thiên ta nhất diện nan kiểu hạnh,
Nan kiểu hãnh, lân bạc mệnh.
3. Bi kỳ lộ:
Bi kỳ lộ, dương trường khổ nan độ,
Lộ gian vị khổ nô tâm gian.
Nhất chiết sai thời thiên chiết ngộ,
Thiên chiết ngộ, bi kỳ lộ.
4. Ức cố nhân:
Ức cố nhân, nhãn kiếu bạch đầu tân,
Hà tằng tích túc vân tiêu thượng.
Nhận đắc bình sinh xa lạp chân,
Xa lạp chân, ức cố nhân.
5. Niệm nô Kiều:
Niệm nô Kiều, đối Kính đốn hồn tiêu,
Ngã kiến do nhiên tần thán tức.
Chẩm giao hồng phấn bất tương trào,
Bất tương trào, niệm nô Kiều.
6. Ai thanh xuân:
Ai thanh xuân, Kiều hoa tự mỹ nhân,
Chính thị thượng lâm xuân sắc hảo.
Nguyện bị phong vũ nhuận hoa thần,
Nhuận hoa thần, ai thanh xuân.
7. Ta kiển ngộ:
Ta kiển ngộ, hảo mộng đô tinh khứ,
Phi thị phùng nhân tiện khất lân.
Chỉ nhân bất thức chu môn lộ,
Chu môn lộ, ta kiển ngộ.
8. Khổ linh lạc:
Khổ linh lạc, nhất thân vô xứ trước,
Lạc hoa từ thụ bạch đông tây.
Cô nhạn thất sào nhiễu liêm mạc,
Nhiễu liêm mạc, khổ linh lạc.
9. Mộng cố viên:
Mộng cố viên, quy hồn thùy khẳng viện,
Tùng cúc cựu lư đô bất thức.
Bạch vân phương thảo mặc vô ngôn,
Mặc vô ngôn, mộng cố viên.
10. Khốc tương tư:
Khốc tương tư, cách yết dĩ đa thì,
Tâm thống hữu thanh, nhẫn bất trụ.
Tình thâm cố thổ hốt thương bi,
Hốt thương bi, khốc tương tư.
Tích đa tài, uyên tiên bất nhẫn tài,
Hợp hoan niên niên vi nhân phả,
Tự thân chỉ bả tương tư ai,
Tương tư ai, tích đa tài.
2. Lân bạc mệnh:
Lân bạc mệnh, dạ dạ thành cô lánh,
Kim ốc thường văn trữ a Kiều.
Thiên ta nhất diện nan kiểu hạnh,
Nan kiểu hãnh, lân bạc mệnh.
3. Bi kỳ lộ:
Bi kỳ lộ, dương trường khổ nan độ,
Lộ gian vị khổ nô tâm gian.
Nhất chiết sai thời thiên chiết ngộ,
Thiên chiết ngộ, bi kỳ lộ.
4. Ức cố nhân:
Ức cố nhân, nhãn kiếu bạch đầu tân,
Hà tằng tích túc vân tiêu thượng.
Nhận đắc bình sinh xa lạp chân,
Xa lạp chân, ức cố nhân.
5. Niệm nô Kiều:
Niệm nô Kiều, đối Kính đốn hồn tiêu,
Ngã kiến do nhiên tần thán tức.
Chẩm giao hồng phấn bất tương trào,
Bất tương trào, niệm nô Kiều.
6. Ai thanh xuân:
Ai thanh xuân, Kiều hoa tự mỹ nhân,
Chính thị thượng lâm xuân sắc hảo.
Nguyện bị phong vũ nhuận hoa thần,
Nhuận hoa thần, ai thanh xuân.
7. Ta kiển ngộ:
Ta kiển ngộ, hảo mộng đô tinh khứ,
Phi thị phùng nhân tiện khất lân.
Chỉ nhân bất thức chu môn lộ,
Chu môn lộ, ta kiển ngộ.
8. Khổ linh lạc:
Khổ linh lạc, nhất thân vô xứ trước,
Lạc hoa từ thụ bạch đông tây.
Cô nhạn thất sào nhiễu liêm mạc,
Nhiễu liêm mạc, khổ linh lạc.
9. Mộng cố viên:
Mộng cố viên, quy hồn thùy khẳng viện,
Tùng cúc cựu lư đô bất thức.
Bạch vân phương thảo mặc vô ngôn,
Mặc vô ngôn, mộng cố viên.
10. Khốc tương tư:
Khốc tương tư, cách yết dĩ đa thì,
Tâm thống hữu thanh, nhẫn bất trụ.
Tình thâm cố thổ hốt thương bi,
Hốt thương bi, khốc tương tư.
Lời dịch:
1. Tờ oanh nỡ bỏ hoài,
Hợp hoan ngày tháng phả cho ai?
Riêng mối tương tư vẫn kéo dài,
Vẫn kéo dài, tiếc đa tài. (5)
2. Đêm đêm mình hiu quạnh,
Nhà vàng nghe nói để át Kiều.
Một mặt nghe chừng khó hân hạnh,
Khổ hân hạnh, thương bạc mệnh.
3. Đoạn đường ruột dê khó,
Đường khó chưa bằng tâm thiếp khổ,
Một bước sai làm ngàn bước lỡ,
Ngàn bước lỡ, thương kỳ lộ.
4. Đầu bạc tình chưa thân,
Can gì trước phải lên vân hán.
Cưỡi xe đội nón mới là chân
Mới là chân, nhớ cố nhân.
5. Soi gương hồn biến đâu?
Mắt thấy sao còn than thở mãi?
Son phấn đừng nên diễu cợt nhau,
Diễu cợt nhau, nhớ nô Kiều.
6. Cành hoa giống mỹ nhân,
Xuân sắc núi rừng ôi đẹp đẽ!
Mưa xuân mượn rưới cánh hoa thần,
Cánh hoa thần, xót thanh xuân.
7. Một đẹp tỉnh rồi đó,
Nào phải gặp ai cũng kêu thương?
Chỉ vị lầu son lối chưa tỏ,
Lối chưa tỏ, than cảnh ngộ.
8. Thân này hết đường bước,
Lìa cành hoa rụng khắp đông tây.
Chiếc nhạn tan đàn quanh hiên trước.
Quanh hiên trước, khổ lưu lạc.
9. Hồn về cậy ai đưa?
Cảnh cũ cúc tùng đều bỡ ngỡ,
Cỏ thơm mây trắng lặng như tờ.
Lặng như tờ, mơ vườn xưa.
10. Ngào nghẹn đã nhiều khi!
Lòng đau không giữ nổi tiếng khóc,
Tình thâm cố thở những sầu bi,
Những sầu bi, khóc tương tư.
Hợp hoan ngày tháng phả cho ai?
Riêng mối tương tư vẫn kéo dài,
Vẫn kéo dài, tiếc đa tài. (5)
2. Đêm đêm mình hiu quạnh,
Nhà vàng nghe nói để át Kiều.
Một mặt nghe chừng khó hân hạnh,
Khổ hân hạnh, thương bạc mệnh.
3. Đoạn đường ruột dê khó,
Đường khó chưa bằng tâm thiếp khổ,
Một bước sai làm ngàn bước lỡ,
Ngàn bước lỡ, thương kỳ lộ.
4. Đầu bạc tình chưa thân,
Can gì trước phải lên vân hán.
Cưỡi xe đội nón mới là chân
Mới là chân, nhớ cố nhân.
5. Soi gương hồn biến đâu?
Mắt thấy sao còn than thở mãi?
Son phấn đừng nên diễu cợt nhau,
Diễu cợt nhau, nhớ nô Kiều.
6. Cành hoa giống mỹ nhân,
Xuân sắc núi rừng ôi đẹp đẽ!
Mưa xuân mượn rưới cánh hoa thần,
Cánh hoa thần, xót thanh xuân.
7. Một đẹp tỉnh rồi đó,
Nào phải gặp ai cũng kêu thương?
Chỉ vị lầu son lối chưa tỏ,
Lối chưa tỏ, than cảnh ngộ.
8. Thân này hết đường bước,
Lìa cành hoa rụng khắp đông tây.
Chiếc nhạn tan đàn quanh hiên trước.
Quanh hiên trước, khổ lưu lạc.
9. Hồn về cậy ai đưa?
Cảnh cũ cúc tùng đều bỡ ngỡ,
Cỏ thơm mây trắng lặng như tờ.
Lặng như tờ, mơ vườn xưa.
10. Ngào nghẹn đã nhiều khi!
Lòng đau không giữ nổi tiếng khóc,
Tình thâm cố thở những sầu bi,
Những sầu bi, khóc tương tư.
Trong cuốn Kim Vân Kiều lục có nhiều thơ và câu đối, chiếm khoảng 1/3 cuốn sách. Đặc biệt có nhiều bài mang âm hưởng rõ rệt của thơ Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm. Ta hãy so sánh:
Tu du hề đối diện, khoảnh khắc hề phân ly,
Tương cố bất tương kiến, hà nhật thân u hoài.
(KVKL)
Tương cố bất tương kiến, hà nhật thân u hoài.
(KVKL)
Tu du trung hề! đối diện;
Khoảnh khắc lý hề! phân trình...
Tương cố bất tương kiến…
(CPN)
Khoảnh khắc lý hề! phân trình...
Tương cố bất tương kiến…
(CPN)
Kim lang hề Kim lang, vân khứ hề lang biệt thiếp,
Vân quy hề thiếp tư lang...
(KVKL)
Vân quy hề thiếp tư lang...
(KVKL)
Vọng vân khứ hề! Lang biệt thiếp;
Vọng vân qui hề! thiếp tư lang.
(CPN)
Vọng vân qui hề! thiếp tư lang.
(CPN)
Du du bỉ thương hề tạo đoan
Bỉ thương bỉ thương hề tạo nhân
(KVKL)
Bỉ thương bỉ thương hề tạo nhân
(KVKL)
Du du bỉ thương hề! thùy tạo nhân
(CPN)
(CPN)
Nhìn chung, văn thơ trong cuốn Kim Vân Kiều lục tuy theo lối tập cổ, công thức, nhưng cũng có nhiều bài hay, tác giả đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo nguồn tư liệu trong thơ ca cổ điển của Trung Quốc để phục vụ cho nội dung tác phẩm của mình. Chẳng hạn bài thơ sau đây của Vương Quan trong bữa tiệc đoàn viên là một bài hay:
Tuần hoàn bả khán cổ nhân ngôn,
Bĩ thái nguyên lai họa phúc tồn.
Kỷ độ tinh di đồng vũ trụ,
Nhất triêu vân hợp cộng càn khôn.
Thời lai phong tống Đằng Vương các,
Phúc chí xuân hồi Triệu tướng môn.
Lưỡng tính ư kim đồng phúc khánh,
Cổ vân: hữu phúc khán nhi tôn.
(Quẩn quanh giữ mãi lời xưa,
Họa phúc bĩ thái bây giờ còn đây.
Sao dời vũ trụ vần xoay,
Một mai mây họp sách bày càn khôn.
Gác Đằng thuận nẻo gió vờn,
Xuân về phúc đến Triệu môn rỡ ràng.
Phúc nhà hai họ vẻ vang,
Xưa rằng: có phúc xem đàn cháu con)
Bĩ thái nguyên lai họa phúc tồn.
Kỷ độ tinh di đồng vũ trụ,
Nhất triêu vân hợp cộng càn khôn.
Thời lai phong tống Đằng Vương các,
Phúc chí xuân hồi Triệu tướng môn.
Lưỡng tính ư kim đồng phúc khánh,
Cổ vân: hữu phúc khán nhi tôn.
(Quẩn quanh giữ mãi lời xưa,
Họa phúc bĩ thái bây giờ còn đây.
Sao dời vũ trụ vần xoay,
Một mai mây họp sách bày càn khôn.
Gác Đằng thuận nẻo gió vờn,
Xuân về phúc đến Triệu môn rỡ ràng.
Phúc nhà hai họ vẻ vang,
Xưa rằng: có phúc xem đàn cháu con)
Tuy chưa xác định được ai là tác giả cuốn Kim Vân Kiều lục, nhưng theo chỗ chúng tôi biết thì đây là cuốn truyện Kiều bằng văn xuôi chữ Hán duy nhất do người Việt Nam viết dựa vào cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nhân tiện chúng tôi cũng xin nói thêm là trong cuốn Nguyễn Du - người tình và Nguyễn Du - tình người (6) GS. Bùi Văn Nguyên cho biết gia đình ông có cuốn Kim Vân Kiều tân truyện bằng chữ Hán của Tiên Điền Phạm Quý Thích soạn, mở đầu là bài thơ cách luật bằng chữ Hán của Phạm Quý Thích. Cuốn sách chép tay năm Khải Định thứ 3 (1918). Ông viết “Với cùng một nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, trong khi Nguyễn Du phóng tác thành văn lục bát bằng Quốc âm, thì Phạm Quý Thích lại viết thành một bản tóm tắt bằng chữ Hán...” (Sdd. tr.127). Như vậy cuốn Kim Vân Kiều tân truyện mà Bùi Văn Nguyên nêu lên có phải là quyển Kim Vân Kiều lục không, và tại sao lại đề tên người soạn là Tiên Điền (?) Phạm Quý Thích. Trong bản Kim Vân Kiều lục khắc in vào các năm 1876, 1888 và 1896 cũng như một số bản chép tay mà chúng tôi đã được xem ỏ TVQG và TVHN đều không ghi tên người soạn, nhưng mở đầu vẫn có bài thơ “Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường” như hầu hết trong các cuốn truyện Kiều bằng chữ Nôm trước đây. Do đó chưa có cơ sở để kết luận Phạm Quý Thích là tác giả cuốn Kim Vân Kiều lục.
CHÚ THÍCH
1. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, T.II. Trần Văn Giáp, Nxb. KHXH, 1990.
2. Tạp chí Tri Tân số 1
3. Lời dịch thơ trong bản TTTN là của Tô Nam Nguyễn Đình Diễm.
4. Lời dịch thơ của bản KVKL là của Nguyễn Bang Hiến.
5. Tiếc đa tài: đây nhắc lại tên của “từ bài” ở đầu bài từ, lẽ ra không nên dịch. Bên dưới, thỉnh thoảng chúng tôi có dịch, cũng chỉ là cốt để ăn nhập với nội dung bài thơ dịch, giúp bạn đọc dễ hiểu mà thôi.
6. Nxb. KHXH, Nxb. Mũi Cà Mau, 1992.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét