Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Tấm bia đời Lý viết về Lưu Khánh Đàm

Tấm bia đời Lý 
viết về Lưu Khánh Đàm
Năm 1999, trong lần sưu tầm tài liệu Hán Nôm tại thôn Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, chúng tôi phát hiện tấm bia mộ của Thái phó Lưu Khánh Đàm (1093-1161), đời Lý.
Trong tập Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (viết tắt: Văn khắc), tập 1, (Paris - Hà Nội, 1998), có đăng nguyên văn bia này theo bản chép tay của Lý trưởng Trần Văn Chuyển chép vào đầu thế kỷ này, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (ký hiệu A. 1027). Như vậy, Văn khắc chỉ có bản sao, không có nguyên thác bản của bia (tr. 199).
Tấm bia mới phát hiện lần này dựng ở giữa lăng mộ Thái phó Lưu Khánh Đàm, trên cánh đồng làng Lưu Xá luôn bị ngập nước về mùa mưa. Lăng xây hình lục giác, quy mô nhỏ, để 2 cửa ở 2 phía có mặt bia quay ra, có thể chui vào đọc bia và thắp nhang. Chúng tôi đã rập thác bản đưa về lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Bia chưa có kí hiệu thư viện).
Đây là tấm bia 2 mặt. Mặt 1 có tên là: Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí        . Bài văn bia không ghi niên đại và tên người soạn; khổ bia 95x48cm, gồm 14 dòng, 422 chữ. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, riêng đầu đề bia khắc bằng chữ triện, không hoa văn trang trí. Nội dung của bia nói về thân thế và sự nghiệp của Thái phó Lưu Khánh Đàm (Văn khắc, tr. 201).
Mặt 2 của bia có tên: Trùng bốc triệu bi    , khắc năm Thành Thái thứ 16 (1904), không ghi tên người soạn. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, không hoa văn trang trí. Nội dung mặt bia này nói về việc bốc chuyển lăng mộ Lưu Khánh Đàm từ ngoài bờ sông Luộc vào cánh đồng bãi trong đê. Bia tả khá kỹ về hiện trạng ngôi mộ khi đào lên, và việc chuyển táng, xây lăng mới v.v... y như lăng cũ.
Cách lăng Lưu Khánh Đàm khoảng 50 đến 60 mét, còn có một lăng nữa, có hình dáng như lăng Thái phó, cũng xây theo kiểu hình lục giác, nhưng qui mô nhỏ hơn một chút. Trong lăng cũng có một tấm bia, có tên: Lưu Xá Báo Quốc tháp tự      . Bia không ghi năm tạo, toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, không hoa văn trang trí, cho biết: Nhà sư trụ trì tại chùa Báo Quốc, xã Lưu Xá viết lại. Rằng đây là bia tại lăng mộ ông em vị Thái phó, hai anh em ông có công dẹp giặc Tống. Vì bốn phía lăng mộ là ao đầm, dòng nước chảy, trâu bò giày đạp, tháp bị hủy hoại, nên phải xây lại tháp mới. Văn bia còn cho biết, bia tháp này khắc lại trên nền bia cũ khắc ngày 25 tháng 8 năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ 3 (?). Có lẽ do lăng đổ nát, bia lộ ra ngoài trời mà chữ đã mờ, chỉ còn đọc được đôi chỗ, nên không thể khắc lại thật đúng như nguyên văn bia cũ. Thí dụ bia ghi “năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ 3”, thực ra, năm Canh Tuất là niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), còn niên hiệu Thuận Thiên thứ 3 là năm Nhâm Tý (1012).
Như vậy, lăng ông em vị Thái phó, vẫn ở chỗ cũ, chỉ xây lại tháp, khắc lại bia với lời văn của nhà sư trụ trì tại chùa Báo Quốc, không phải khắc lại nguyên văn bia cũ. Hiện nay xung quanh tháp này vẫn còn những ao sâu, chúng tôi phải lội qua, chỗ nông nhất cũng tới thắt lưng mới vào tới lăng.
Xin nói thêm, tại Lưu Xá còn có ngôi chùa tên Báo Quốc, tương truyền do ông em vị Thái phó dựng. ở đây còn lưu giữ một quả chuông, bài văn khắc trên chuông đề năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798); một tấm bia gửi giỗ, tạo năm Thành Thái Quý Tỵ (1893); một bia trùng tu, có tên: Trùng tu Báo Quốc tự kí      , cho biết chùa Báo Quốc do ông họ Lưu dựng từ đời Lý… Điều này cắt nghĩa tại sao tấm bia mộ tháp ông em vị Thái phó lại được một vị sư trụ trì tại chùa Báo Quốc viết lại, và lấy tên Lưu Xá Báo Quốc tháp tự       (Chùa tháp Báo Quốc Lưu Xá).
Tại đền Lưu Xá, còn có tấm bia nhan đề Nhị Lưu Thái phó sự trạng ký do Ngô Dương Đình (tức Ngô Thế Vinh), người Bái Dương, tỉnh Nam Định, đỗ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mệnh (1829), soạn. Bia tạo năm Tự Đức thứ 8 (1855). Tác giả Ngô Thế Vinh ca ngợi công đức hai vị Thái phó là Thái giám triều Lý, có công giúp rập nhà vua, lập công chống giặc Tống, được phong đến tước công, vì ông em không những có công với nước mà còn có công với dân, nên dân địa phương đã cùng ông xây chùa Báo Quốc.
Trở lại tấm bia tại lăng mộ Thái phó Lưu Khánh Đàm, bước đầu khảo sát, chúng tôi có thể tạm thời khẳng định đây nguyên là bia khắc từ thời Lý, vì:
- Trán bia trang trí bằng tên bia khắc theo lối tiểu triện, thường thấy ở một số bia đời Lý, 8 chữ “Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí” khắc theo hàng dọc, hai chữ một, từ phải sang trái.
- Chữ trên bia khắc vừa phải, nét đậm, sâu, khác hẳn chữ khắc ở mặt sau, khắc năm Thành Thái thứ 16 (1904), nét mảnh, nông.
- Khi chuyển lăng mộ (1904), Lý trưởng Trần Văn Chuyển đã chép lại toàn bộ bia này, và dị bản của nó hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (kí hiệu A.1027) mà Văn khắc đã dùng nó làm cứ liệu. Lý trưởng Trần Văn Chuyển chép lại khá chính xác và khá đầy đủ, tất nhiên cũng có chữ sót, nhưng không đáng kể.
- Do bia dựng ở giữa lăng, không bị mưa gió bào mòn, nguyên trạng gần như cũ. Có một số chữ bị mất hẳn hoặc mờ, do đá vôi bị ẩm ướt, vỡ ra từng mảnh vụn nhỏ, rất khó nhận ra, hoặc khó đoán định những chữ mờ mất nét ấy.
- Những chữ bị mất hoặc mờ ở nguyên thác bản mới in rập thì ở bản chép lại Lý trưởng Trần Văn Chuyển cũng bị lược bỏ. Những điều trên đây chứng tỏ rằng, tấm bia này là bia cổ, chưa từng khắc lại.
Sau đây, xin kê ra những chỗ chép sót, hoặc chép khác với thác bản mới sưu tầm, nhằm củng cố thêm cho nhận định trên.
Trước hết xin gọi bản sao của Lý trưởng Trần Văn Chuyển, 1904 (A.1027) mà Văn khắc dùng làm cứ liệu là Bản A. Thác bản mới sưu tầm tại Lưu Xá là Bản B. Sự khác nhau giữa hai bản cụ thể như sau:
1. Mở đầu bài văn bia, Bản A chép thừa 2 chữ “Hoàng Việt”: Hoàng Việt quang lộc đại phu    祿  . Vốn trong nguyên văn (Bản B) chỉ chép: Quang lộc đại phu  祿  .
2. Dòng 2: Thái úy quốc công [gia Thái phó]     [  ], 3 chữ “gia Thái phó” vốn có trong Bản A (tức bản chép năm 1904), trong nguyên văn (tức Bản B, thác bản mới in rập) bị mất.
3. Dòng 3: “Hữu Huy Triết Công tức lữ vu khách quán yên          . Bản A chép thiếu chữ “tức” , Văn khắc đã thêm vào đúng chữ “tức ” .
Hữu Huy Triết công tức [lữ vu] khách quán yên      [   , 2 chữ “lữ vu” mới bị mất gần đây, vì có trong Bản A.
4. Dòng 4: “Sung vu nội phụng chi mâu      ”. Bản A chép chữ nội phụng   thành nội thị  .
5. Dòng 5: “Thâm hạnh dị mộc hồng ân      ” . Bản A chép chữ thâm hạnh   thành chữ phi đặc  .
6. Dòng 7: “Để ưng tứ thế, minh phụng xương triều     ,    ”. Bản A chép thiếu chữ để .
7. Dòng 8: “Phân ưu phân đạo, khánh hiệp đồng hoài     ,    ”. Bản A chép thiếu chữ khánh .
“Tá thế hề cực thế vinh quang       ”. Bản A chép thiếu chữ thế . Văn khắc thêm vào đúng chữ thế .
8. Dòng 10: Thán nhân sinh chi [tu ước, hệ] lương bật chi phận sự       ,      . 3 chữ “tu, ước, hệ” mới mất gần đây, vì có trong Bản A.
9. Dòng 11: Sau câu “Tinh thần tại thiên hề anh linh       ”, mất 2 chữ, mờ 12 chữ, chỉ còn đọc được 2 chữ du dương  , Bản A bỏ hẳn đoạn này, và chép tiếp “kim lô vi điện hề hương phức úc        ”; vì bỏ đoạn bị mờ, nên thiếu hẳn 2 câu, chỉ chép:
Phát phu qui địa hề thanh lãnh;        ;http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifTinh thần tại thiên hề anh linh.        .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifKim lô vi điện hề hương phức úc;        ;http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifNgọc chi tam điện hề lệ thành huyết.         .
Nguyên văn đoạn này viết rất đăng đối: 2 câu đầu mỗi câu 7 chữ, 4 câu sau, mỗi câu 8 chữ, như sau:
Phát phu qui địa hề thanh lãnh:       ;http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifTinh thần tại thiên hề anh linh:        .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gif[ ] [ ] du dương [hề] [ ] [ ] [ ]: [ ] [ ]   [] [ ] [ ] [ ]:http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gif[ ] [ ] [ ] [ ] [hề] [ ] [ ] [ ]: [ ] [ ] [ ] [ ] [] [ ] [ ] [ ]:http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifKim lô vi điện hề hương phức úc:        ;http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifNgọc chi tam điện hề lệ thành huyết:         .
10. Bài minh cuối bia, chép thiếu 2 câu: Câu 3: “Trụ quốc chi liệt,    ”, câu 6: “Thất thập lão thành    ”.
Chính vì chép thiếu như vậy nên bài minh gieo vần lộn xộn, ý nghĩa không mạch lạc. Bản A chép như sau:
Bang quốc thăng bình,     ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifThôn  can thành.     .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifLương bật chi đình,    ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifBán thiên gian thế     .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifHạn chung,  ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifLược ký phương danh.   .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifTân Tị trọng đông,   ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifNhập tư mộ oánh.   .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifHương hồn diểu diểu hề tư trường tại,       ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifThanh chủng trầm trầm hề tư hữu linh.        .
Đọc những câu trên, đủ thấy cách gieo vần không ổn, 3 câu đầu đều gieo vần bằng. Sau đây là bài minh chép theo Bản B:
Bang quốc thăng bình,   ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifThôn  can thành. []   .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifTrụ quốc chi liệt,   ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifLương bật chi anh.    .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifBán thiên danh thế,   ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifThất thập lão thành.    .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gif Hạn chung,  [],http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifLược ký phương danh.    .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifTân Tỵ trọng đông,   ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gif Nhập tư mộ dinh.   .http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifHương hồn diểu diểu hề tư trường tại,       ,http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/10x2.gifThanh chủng trầm trầm hề tư hữu linh.        .
Câu: “Lương bật chi anh    ”. Bản A chép “Lương bật chi đình    ”. Bản A thay chữ “anh ” bằng chữ “đình ”.
Câu: “Bán thiên danh thế     Bản A chép “Bán thiên gian thế    ”. Bản A thay chữ “danh  ” bằng chữ “gian ”.
Câu “nhập tư mộ dinh    ”, Bản A chép: “Nhập tư mộ oánh    ”. Bản A thay chữ “dinh ” bằng chữ “oánh ”. Chữ “oánh” gieo vần trắc, không đúng luật thơ.
Qua việc so sánh trên đây, thấy rõ Lí trưởng Trần Văn Chuyển đã chép lại bia khi di chuyển tháp mộ Lưu Khánh Đàm, nhất là gặp đoạn chữ mất và mờ, không đọc được ông đã lược bỏ đi; những sai sót còn lại, không đáng kể. Những chỗ sai sót ấy, còn có thể do người sao lại từ bản sao của Lý trưởng Trần Văn Chuyển để đưa về Hà Nội lưu trữ.
Cũng xin nói thêm, thác bản in rập lần này, vì vướng bát hương thờ xây sát phần đáy, chỗ giữa bia, nên bản rập phải bỏ lại mấy chữ, không in rập được. Khi so sánh, chỗ này hoàn toàn theo như Bản A.
Hà Nội, tháng 8 năm 2000
Lâm Giang
Theo http://www.hannom.org.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chuyển Kiếp Từ ngày Hân nhận chức trưởng phòng kinh doanh, cuộc sống của anh có phần lạ, không như trước đây. Giờ, nhiều đêm anh phải th...