Đằng nào thì cũng phải nói
về một câu chuyện buồn
Một câu chuyện buồn nhưng liên quan đến hai nhân vật, người
nào cũng rất nổi tiếng: Vương Hồng Sển và Trần Văn Khê.
Di tích quý giá công nhận gần 20 năm mà không phát huy được giá trị.Ở Sài Gòn và toàn miền Nam trước năm 1975, mấy ai không biết đến tên Vương Hồng
Sển (1902 - 1996). Giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam trước và sau năm 1975 rất
kính trọng ông vì sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa miền Nam, về cổ học và sự
nghiệp sưu tập đồ cổ. Cả đời mình, ông đã tích cóp lần hồi để sở hữu được bộ
sưu tập vô giá với 849 cổ vật khác nhau cùng với ngôi nhà cổ (Vân Đường Phủ) mà
ông đã cất công tìm kiếm mua về nguyên căn từ vùng ngoại ô Sài Gòn.Nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng, bên cạnh là hàng
quán cà phê, quán ốc mọc lên vô cùng nhếch nhác, ít ai biết rằng ngôi nhà này từng
là nơi ở của vị học giả nổi tiếng Vương Hồng Sển.
Căn nhà này (số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận
Bình Thạnh) nằm trên một khu đất cùng với những căn nhà trực thuộc bên ngoài
khuôn viên nhà cổ do ông sở hữu đã từng được định giá xấp xỉ một ngàn lượng
vàng ở thời điểm ông viết di bút trước khi mất (1996).Do không có được người thừa kế đồng chí hướng về văn hóa và cũng do những khó
khăn riêng của con trai mà ông đã đi đến quyết định hiến tặng cho nhà nước quản
lý toàn bộ bộ sưu tập đồ cổ, sách quý, đồ gia dụng cổ trong ngôi nhà với lời đề
nghị “Thành lập bảo tàng tư nhân mang tên Vương Hồng Sển, sách quý và cổ vật
trưng bày tại chỗ, không được mang ra khỏi nhà” (di chúc công chứng ngày
27.6.1995). Ngoài ra, trong một di bút khác ông cũng có lời đề nghị Nhà nước
chăm sóc, chu cấp cho ba cháu nội của ông được ăn học thành tài và có một nơi để
sinh sống.Gần nửa thế kỷ sống ở ngôi nhà cổ Vân Đường Phủ, Vương Hồng Sển không chỉ bỏ
nhiều công sức cho việc bài trí mà còn tạo dựng một phong cách sinh hoạt cho
chính ông và các thành viên trong gia đình phù hợp với nét cổ xưa bên trong và
bên ngoài ngôi nhà. Các tạp chí danh tiếng như Times, Newsweek… từng đến đây
tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này.Để có thể thực hiện đúng tinh thần di nguyện của học giả Vương Hồng Sển, từ năm
1997 các cơ quan chức năng về văn hóa, tư pháp, địa chính của thành phố đã triển
khai thực hiện các biện pháp kiểm kê, bảo vệ cổ vật và sách quý của cụ Vương
trước khi hoàn tất thủ tục ngôi nhà để làm nơi trưng bày, tổ chức cho công
chúng tham quan.Vào tháng 8.2003, UBND TP ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối
với nhà của cụ Vương Hồng Sển là “Di tích Kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng
truyền thống”, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực
di tích đã khoanh vùng bảo vệ.Học giả Vương Hồng Sển (giữa) tiếp các nhà báo nước ngoài tại Vân Đường PhủNhà nước đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm chu cấp tiền ăn học
cho ba cháu nội của cụ Vương đến khi các cháu qua 18 tuổi. Các cổ vật và sách
quý của cụ Vương đã và đang được bảo quản ở bảo tàng và thư viện. Vậy thì, còn
điều gì khiến cho Vân Đường Phủ - Di tích Kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng
truyền thống độc đáo về văn hóa vật thể và phi vật thể không thể đi vào hoạt động
như mong muốn của cụ Vương và những người yêu mến các giá trị văn hóa, từ đó đẩy
di tích văn hóa quý giá này đến trước nguy cơ bị “mất”? Và, còn có thể làm gì để
cứu vãn?Tự hỏi thì xin tự trả lời trước, xem như là đề nghị của một
công dân quan tâm đến các giá trị văn hóa.
Điều thứ nhất, nhà nước cần cấp ngay một chỗ ở có giá trị
sinh sống (ở và khai thác thương mại được) cho các cháu nội của cụ Vương. Chỗ ở
này đứng tên chung 3 chị em chứ không đứng tên riêng một ai, vì trên thực tế cụ
Vương không có yêu cầu này. Việc giải quyết căn nhà này phải thể hiện được tinh
thần: hậu duệ phải tôn trọng ý nguyện của cụ Vương - người chủ sở hữu khối tài
sản “Dùng nhà cổ Vân Đường Phủ làm bảo tàng mang tên Vương Hồng Sển”. Mà, đã là
bảo tàng thì phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật, không một ai có thể
vào ở trong đó.
Việc lưu giữ các di sản của tiền bối trong gia tộc cho đời
sau và cho công chúng các thế hệ biết tới cũng là trách nhiệm của con cháu,
không nên vì bất cứ lý do gì để đòi hỏi các quyền lợi thuần túy vật chất, theo
cách phi pháp càng không thể, để làm tổn hại tới một di sản văn hóa mà cụ Vương
dồn tâm huyết tạo dựng, mong muốn gìn giữ, phát huy và đã được nhà nước công nhận,
thể hiện trong công văn của UBND TP số 780-CV-UB/VX ngày 1.4.1999 và quyết định
số 140/2003/QĐ-UB ngày 5.8.2003.Điều thứ hai, trong quá trình thực hiện điều thứ nhất, cơ quan chức năng về quản
lý văn hóa cấp thành phố cần phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực
hiện ngay trách nhiệm bảo vệ, quản lý ngôi nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật theo Luật
Di sản Văn hóa quy định, thể hiện trong quyết định của UBND TP số 140, ngày
5.8.2003.Điều thứ ba, song song với thực hiện các điều trên, cơ quan chuyên môn của Sở
Văn hóa - Thể thao khẩn trương chuẩn bị kế hoạch, phương án tổ chức trưng bày
bên trong ngôi nhà và cảnh quan sân vườn trước và sau để khi đã hoàn tất các điều
kiện cần thiết có thể đưa ngay Di tích Kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng
truyền thống mang tên Vương Hồng Sển vào hoạt động, phấn đấu vào dịp 25 năm
ngày mất của cụ Vương.Trong khi tiếp tục chờ đợi các giải pháp nhằm cứu vãn nguy cơ “mất đi” một di sản
quý đã được pháp luật bảo vệ bằng văn bản pháp lý, thì đành đối diện với nỗi buồn
thực tại sau đây về “di tích Nhà Vương Hồng Sển”.Nơi ấy giờ đây “là khu tạm cư của vài chục nhân khẩu xa lạ đến xâm chiếm, xây cất
bát nháo bên trong di tích để ở và kinh doanh; là một “ổ” tệ nạn xã hội, nhập
cư trái phép (công an từng bắt tại địa chỉ 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, phường 14,
quận Bình Thạnh vụ mua bán 1,08kg heroin). Nơi ấy giờ đây đang bị các chủ nợ của
một trong các cháu nội của cụ Vương chiếm dụng, các tủ cổ chứa sách quý và các
đồ vật gia dụng cổ đã bị thất thoát” (trích đơn xin cứu xét khẩn thiết của bà
Vương Việt Hoa - cháu gọi cụ Vương là bác ruột, gửi UBND TP ngày 9.1.2019).Chính quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương có biết những hành vi vi
phạm pháp luật đối với di tích đã được công nhận về pháp lý này không? Làm sao
có thể tin là họ không biết? Và, đó chính là một câu chuyện buồn.Cơ hội có thêm một nhà lưu niệm danh nhân đã bị bỏ qua!Một câu chuyện buồn khác.Năm nay là tròn 5 năm ngày mất và 99 năm ngày sinh của GS-TS. Trần Văn Khê -
người mà cả cuộc đời đã chuyên chú tâm sức cho việc nghiên cứu và quảng bá âm
nhạc truyền thống Việt Nam ở Pháp và khắp mọi nơi trên thế giới. Các chuyên đề
nghiên cứu và đào tạo của ông về đàn ca tài tử, về cải lương Việt Nam trong đối
sánh với các loại hình âm nhạc, kịch nghệ của các quốc gia châu Á (pansori của
Triều Tiên, kinh kịch của Trung Quốc, noh và kabuki của Nhật Bản) đã được giới
âm nhạc quốc tế đánh giá rất cao. Sự đánh giá đó đã góp phần đưa đến công nhận
và vinh danh ở tầm mức thế giới các loại hình nhã nhạc cung đình Huế, không
gian cồng chiêng Tây nguyên, ca trù, đàn ca tài tử...Sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận bằng tiến sĩ văn chương
ngành nhạc học hạng tối ưu tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1958 với bản luận
văn âm nhạc truyền thống Việt Nam, suốt 50 năm sau đó, Trần Văn Khê đã tự nhận
lấy trách nhiệm nghiên cứu và giới thiệu nền âm nhạc dân tộc Việt Nam mà ông
cho là “rất hay, rất đẹp” với bạn bè trên thế giới và trao truyền cho các thế hệ
người Việt.Tài năng và tâm huyết của Giáo sư Trần Văn Khê đã đưa ông đến vị trí đòi hỏi uy
tín cao mới có thể được đề cử: nhiều năm là thành viên rồi Phó chủ tịch Hội đồng
Quốc tế âm nhạc của UNESCO và 10 năm liền được tín nhiệm ở vai trò Chủ tịch ban
tuyển chọn quốc tế của Diễn đàn âm nhạc châu Á.Trên cơ sở tâm nguyện của Giáo sư Trần Văn Khê “được sống và làm việc những năm
cuối đời tại đất nước”, Sở Văn hóa - Thông tin TP đã khởi thảo Đề án Nhà Trần
Văn Khê vào tháng 11.2003, đã lập một biên bản mang tính pháp lý giữa Giáo sư
và Sở Văn hóa - Thông tin TP vào ngày 14.5.2004. Theo các căn cứ đó, nhà nước
đã bố trí ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai để làm nơi sống và làm việc cho Giáo sư Trần
Văn Khê những năm cuối đời, quản lý theo chế độ công sản.Căn nhà số 32 đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnhlà nơi cố Giáo sư Trần Văn Khê ở vào những ngày cuối đời
Nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng, bên cạnh là hàng quán cà phê, quán ốc mọc lên vô cùng nhếch nhác, ít ai biết rằng ngôi nhà này từng là nơi ở của vị học giả nổi tiếng Vương Hồng Sển.
Tự hỏi thì xin tự trả lời trước, xem như là đề nghị của một
công dân quan tâm đến các giá trị văn hóa.
Điều thứ nhất, nhà nước cần cấp ngay một chỗ ở có giá trị
sinh sống (ở và khai thác thương mại được) cho các cháu nội của cụ Vương. Chỗ ở
này đứng tên chung 3 chị em chứ không đứng tên riêng một ai, vì trên thực tế cụ
Vương không có yêu cầu này. Việc giải quyết căn nhà này phải thể hiện được tinh
thần: hậu duệ phải tôn trọng ý nguyện của cụ Vương - người chủ sở hữu khối tài
sản “Dùng nhà cổ Vân Đường Phủ làm bảo tàng mang tên Vương Hồng Sển”. Mà, đã là
bảo tàng thì phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật, không một ai có thể
vào ở trong đó.
Năm 2006, Giáo sư Trần Văn Khê đã chuyển về ở hẳn tại ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai và tại đây hàng loạt hoạt động văn hóa mà ông là linh hồn đã được tổ chức khiến cho ngôi nhà vượt ra khỏi cái tầm của một tư gia. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét