Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021
Gặp gỡ với nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ”
Gặp gỡ với nhà thơ Huyền Chi
Bạn còn nhớ tiệm sách Bút Hoa trên đường Trần Hưng Đạo, đối
diện trường Phan Bội Châu (cũ) của bọn mình ở Phan Thiết không? Chủ tiệm là cô
Ngọc Bút, Hồ Thị Ngọc Bút, thường gọi cô Ngọc, vợ thầy Trần Phụng Tường dạy
Pháp văn lớp đệ thất 1954 (65 năm trước) của bọn mình nhớ không? Ai dè cô là
nhà thơ Huyền Chi, nổi tiếng với bài thơ Thuyền Viễn Xứ do Phạm Duy phổ nhạc đó
nhớ không?Gốc Bắc Ninh, nhưng sanh đẻ tại Gia Định (Sài Gòn) và có thời
cô phụ mẹ bán hàng vải ở chợ Bến Thành. Trong nhiều năm, cô im hơi lặng tiếng,
đến nỗi nhạc sĩ Phạm Duy chỉ một lần gặp cô, được cô tặng tập thơ Cởi Mở tại
chơ Bến Thành năm đó, chọn được một bài là Thuyền viễn xứ để phổ nhạc thành một
ca khúc tuyệt vời đã cất công tìm kiếm cô mãi không được, nhắn tin cả trên bản
nhạc: Huyền Chi, cô ở đâu? Tiếng kêu lọt tõm trong sa mạc. Và người ta cứ nghĩ
thêm một hiện tượng TTKH nữa rồi! Nhưng không. Cô không lên tiếng với PD vì nhiều
lý do nhưng lý do chính là thầy đang bị tai biến, té gãy xương đùi, phải nằm một
chỗ suốt mười năm, một tay cô chăm sóc. Nhà văn Nguyễn Đông Thức trong một bài
viết đã quả quyết đó là vì “ông chồng quá ghen”, và cô đã xác nhận anh chẩn bệnh
chính xác trăm phần trăm!.Lúc mình học với thầy Tường thì thầy chưa có vợ! Mình chỉ học
PBC được mấy tháng thì gia đình dời về tỉnh mới Bình Tuy (La Gi), nên không còn
được theo học nữa. Dù sao, Cô Ngọc Bút, nhà thơ Huyền Chi, cũng là cô mình mà,
nên hôm nay mình đã cùng với TP,NTC… những học trò cũ thân thiết cùng hẹn đến
thăm cô, thắp nén nhang cho thầy, cũng là dịp cho mình được gặp gỡ nhà thơ HC
đã 83 tuổi, im hơi lặng tiếng quá lâu, giờ lại “bùng nổ” trên Facebook với nhiều
bài viết rất hay và sắp ra mắt tập “Huyền Chi, Thuyền Viễn Xứ” nữa!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đêm hội hoa lửa Mắt người, mắt muông thú đổ dồn vào cụ râu dài vượt rốn. Cụ râu dài vượt rốn tỏ ra bối rối, dừng lại cạnh đống lửa. Chợt...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét