Nhạc sĩ giải thích
về nguồn gốc sáng tác ba bản nhạc 'Ngày xưa Hoàng Thị', 'Nghìn trùng xa cách'
và 'Đưa em tìm động hoa vàng'.
Tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm
Duy vừa qua đời,
tôi xin gửi tặng độc giả củaVnExpress 3 bài nhạc thuộc loại nhạc
tình (love songs) có lời dẫn giải từng bài một của chính Phạm Duy. Theo tôi, 3
bản này được người Việt trong và ngoài nước rất thích.
Ngày xưa Hoàng Thị - Đoan Trang
"Ngày xưa Hoàng
Thị" - Đoan Trang hát.
Phạm Duy kể với chất giọng sang sảng: "Vào năm 1971, khi tôi và Phạm Thiên
Thư gặp nhau vào lúc tôi đang soạn những bài ca cho tình yêu và tuổi học trò,
như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi... Tôi được nhà thơ đưa cho một bài
thơ cũng nằm trong đề tài này để phổ nhạc. Chỉ khác có một điểm là cô bé trong
bài thơ không mang một cái tên diễm lệ như Tuyết Nhung hay Dạ Thảo, Hồng Đào
hay Ngọc Lan, mà mang một cái tên rất bình dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Tôi đã
dùng một âm giai ngũ cung và một thể nhạc kể chuyện để đưa ra một tình khúc rất
'bụi đỏ đường mơ'".
Nghìn trùng xa cách - Họa Mi
Với "Nghìn trùng
xa cách", ông dẫn giải:
"Tôi có hai loại nhạc tình. Một là tình ca đôi lứa, là những khúc ca hoan
lạc, say đắm và nồng ấm. Hai, tình ca một mình, là những khúc ca lẻ loi của
người tình sau khi cuộc tình đã tan vỡ. Tôi mình chỉ còn lại một mình mà thôi.
Bài Nghìn trùng xa cách nằm trong loại này. Tuy nhiên, một bài hát chia tay khi
nghìn trùng xa cách không cần phải bi ai hay sầu thảm. Chia tay người yêu,
đường dài hạnh phúc, tôi cầu chúc cho người. Nghìn trùng xa cách sẽ do Mỹ Hạnh
hát, Hoài Sa phối khí".
"Ngày xưa Hoàng
Thị", tôi luôn luôn tìm đọc thơ của Phạm Thiên Thư, như là tập thơ
"Đưa em tìm động hoa vàng" hay là bài thơ "Gọi em là đóa hoa
sầu", "Em lễ chùa này" để phổ thành những bài hát rất thanh cao
của thời đại đó. Đối với tôi lúc đó, hình ảnh thiền, chùa, động hoa vàng thật
là mát mẻ và rất cần thiết.
Đưa em tìm động hoa vàng - Mỹ Linh
Bài Đưa em tìm động hoa vàng được
rút ra từ mấy trăm câu thơ của thi sĩ và ta chỉ cần ba đoạn ca là nói hết được
cảnh 'Ngày xưa có kẻ từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng'. Để làm gì? Không phải
chỉ để nhớ nhau, mà chính ra là để ẩn náu vậy. Lúc đó tôi tự coi mình cũng là
một kẻ từ quan tìm được một cõi ẩn náu là cõi thơ Phạm Thiên Thư", Phạm
Duy nói về niềm yêu thích của mình đối với tác phẩm khác của Phạm Thiên Thư
được ông phổ nhạc. Ca khúc này do Mỹ Linh trình bày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét