Nhạc sĩ Thanh Tùng – Lãng mạn và cô đơn
Những ai thường xuyên hoặc hiếm khi nghe nhạc Việt Nam, những ai rất yêu hoặc chỉ gần thích nhạc Việt Nam, những ai đã gắn bó với nhạc Việt Nam từ những năm xa xưa hay cũng mới chỉ bắt đầu nghe gần đây, v.v… chắc không thể không biết Thanh Tùng và
những bản tình ca của ông – người lãng mạn bẩm sinh nên cô đơn bẩm sinh.
Thanh Tùng là một trong số ít ỏi những nhạc sỹ Việt Nam có nhiều bài hát được nhớ đến. Dù ít dù nhiều, nếu bạn không biết Ngôi sao cô đơn , Chuyện tình của biển, Lối cũ ta về , Giọt nắng bên thềm , Hoa tím ngoài sân , Lời tỏ tình của mùa xuân , Mưa ngâu , Phố biển, v.v… thì chắc cũng đã từng nghe Em và tôi , Trái tim hoang vu ,
Cám ơn mùa thu , Trái tim không ngủ yên , Một mình hay Hoàng hôn màu lá v.v…
Thanh Tùng sáng tác
không đều. Đã từng có thời gian rất dài khoảng những năm 90 người ta không được đón nhận những tác phẩm mới của ông Người ta vẫn thấy ông lang thang
trên những đường phố Sài Gòn cùng với nhóm Những người bạn , vẫn thấy ông kinh doanh
đều ở công ty nước khoáng, vẫn thấy ông bay ra Hà Nội thăm Mái ấm tình thương 19-5 nhưng không thấy ông sáng tác.
Thế rồi đột nhiên, chúng ta
lại được nghe những giai điệu ngọt ngào “Em và tôi một niềm vui mới đến, một nỗi buồn xa xôi “ , “Nếu em nói em vẫn chưa yêu, là thực ra em đang dối mình, còn em nói trót đã yêu
anh rồi là thực ra em đang dối anh…”, “ vắng em đời còn ai với ai, ngất ngây men rượu say, đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ, cô đơn cùng với tôi về…”
Nhạc của Thanh Tùng
không cầu kỳ, nhiều hình tượng hay nhiều triết lý sâu xa như của Trịnh Công Sơn, cũng không
hoài cổ và day dứt như nhạc của Phú Quang, thế nhưng vẫn không kém phần trau chuốt. Ca từ đơn giản, gần gũi, đẹp như một bài thơ.
Có những khi ông đưa vào thật nhiều khoảnh khắc tuyệt diệu của thiên nhiên “ Trời xanh xanh mãi, một màu ấu thơ”, “ chiều nghiêng mắt nắng”, “lặng nhìn mặt trời một sớm mùa thu mới thấy đẹp làm sao”, “giọt nắng bâng khuâng, giọt nắng rơi rơi bên thềm”, “cây bây giờ lá rụng gió heo may”, “để lạu mùa thu theo lá bay bay”, v.v… Tất cả những bức tranh thanh khiết đó đều hoạ cho những phút giây cảm xúc của lòng người “ Lối cũ ta về, dừng chân trước thềm, chờ nghe trong gió, mùi hương ngọc lan”, “bởi vì quên lối về hay là từ lâu anh đã quên em”, “ trái
tim hoang vu từng ngày từng ngày chờ lá thu rụng đầy”, “ em và tôi mỗi người một nửa cuộc đời”, “bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người, để rồi…lãng quên”, “ai vội đi để ai còn đứng đó, tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi” v.v…
Nhạc của Thanh Tùng
không khó hát vì không yêu cầu lên cao chót vót, không yều cầu kỹ thuật cầu kỳ, hay cần hơi dài, v.v… nhưng lại khó hát hay. Có
lẽ là vì các bài hát tình cảm quá mà lại đơn giản và gần gũi như một lời tâm sự. Giai điệu nhẹ nhàng, trong
sáng và dịu dàng. Lời hát của Thanh Tùng hay
xưng là “em” và “tôi”.
Không biết vì nghe nhạc Thanh Tùng mà đâm ra em thích
cách xưng hô này , hay là vì thích cách xưng hô này mà cảm thấy đồng cảm với nhạc của ông. Mỗi bài hát như một “câu chuyện nhỏ của tôi” tâm sự với “em” bằng một giọng đầy thương yêu, nâng niu
và trìu mến Chắc là người hát cũng phải từng trải ít nhiều và phải lãng mạn lắm mới thấm được những cung bậc tình cảm trong từng lời ca.
Hình như rất ít bài hát của Thanh Tùng
không có sự chia tay. Thế nhưng bài hát của ông không mang
sắc màu bi quan, sướt mướt hay uỷ mị của những cuộc tình dang dở. Nó bàng bạc một nỗi buồn, hay một tâm sự man mác. Nhưng luôn luôn tồn tại trong đó là một tình yêu cuộc sống, một niềm biết ơn được sống trong cuộc đời. Chỉ giản dị vậy thôi!
À, còn một điều nữa làm tớ yêu nhạc của Thanh Tùng đó là hình ảnh mùa thu, dáng
vẻ mùa thu thấp thoáng, lúc rõ ràng lúc xa xôi
trong tất cả các bài hát của Thanh Tùng. Khi
thì là“hương ngọc lan”, khi thì là “lá rơi”, “khi thì là “lá rụng gió heo may”v.v… Và ngay cả khi không nhắc đến những hình ảnh của mùa thu thì bài
hát lại phảng phất không khí của mùa thu.
Những ngày như mấy ngày hôm nay, nắng bớt gay gắt, bắt đầu có chút gió se
se, ngồi nghe nhạc Thanh Tùng cảm thấy thật nhẹ nhàng và thanh
thản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét