Hoàng Thị ngày xưa, từ thơ đến nhạc
Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc
sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần
lượt thể hiện, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật
trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra
khá nực cười.
Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải
Phòng trong một gia đình Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn
1943-1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ
tại Sài Gòn từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên
Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với
một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942.
Phạm Thiên Thư kể: "Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang
vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp,
nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn tôi thì giỏi… đánh lộn.
Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở
đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo
đẽo theo sau".
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú tài bán phần rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học
thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật
giáo với pháp hiệu Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang, Từ Vân, Vạn
Thọ. Mặc dầu ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm
Thiên Thư lại bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm,
Phạm Thiên Thư sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng
trong khung cảnh mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn (…)
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ.Phần đầu bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị” trong thi tập
“Ngày xưa người tình” của Phạm Thiên Thư
(NXB Văn Chương, Sài Gòn, 1974)
“Ngày xưa người tình” của Phạm Thiên Thư
(NXB Văn Chương, Sài Gòn, 1974)
Phạm Thiên Thư cho biết: "Năm 1968, tôi ấn hành cuốn
sách đầu tay Thơ Phạm Thiên Thư (6) với số lượng ít ỏi, chỉ 500 bản. Lúc đó,
tôi là tu sĩ, ngại bất tiện nên chỉ in bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị theo dạng
trích. Đến năm 1971, gặp nhạc sĩ Phạm Duy, tôi trao trọn vẹn bài thơ Ngày xưa
Hoàng Thị. Ít lâu sau, Phạm Duy phổ bài thơ này thành bài hát. Năm 1974, tôi in
đầy đủ bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị trong thi tập Ngày xưa người
tình".Phạm Duy viết trong hồi ký Nhớ (NXB Trẻ, 2005): “Sự gặp gỡ của tôi với Phạm Thiên
Thư - mà thi sĩ gọi là của một ngọn núi với một đám mây - là do hai chúng tôi
vô tình cùng đi thăm một người quen đang nằm trong một bệnh viện. Gặp Phạm
Thiên Thư ở đó, tôi yêu mến anh ngay. Sau đó, thi sĩ luôn luôn tới nhà tôi đàm
đạo. Lúc bấy giờ, tôi đang soạn những bài ca cho tình yêu và tuổi học trò
như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi... Đọc được bài thơ Ngày xưa
Hoàng Thị mà anh bạn trao cho, tôi như bắt được viên ngọc quý và xin phổ
nhạc ngay.”Trong “nhạc tập 2” Đưa em tìm động hoa vàng (NXB Trẻ, 2006), trước ca
khúc Ngày xưa Hoàng Thị, Phạm Duy ghi: “Sài Gòn 1971. Tôi gặp Phạm Thiên
Thư vào lúc tôi đang soạn những bài ca cho tình yêu và tuổi học trò như Trả lại
em yêu, Con đường tình ta đi. Tôi được vị tu sĩ vừa cởi áo nâu sồng đưa cho một
bài thơ cũng nằm trong đề tài này để phổ nhạc, chỉ khác có một điểm là cô bé
trong bài thơ không mang những cái tên diễm lệ như Tuyết Nhung hay Dạ Thảo, mà
mang một cái tên rất bình dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Tôi dùng một âm giai ngũ
cung và một thể nhạc kể truyện để đưa ra tình khúc rất bụi đỏ đường mơ này”.Phần đầu ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” do Phạm Duy
phổ thơ Phạm Thiên Thư với chữ viết của nhạc sĩ
trong tập “Con đường tình chúng ta đi”
(NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc, Sài Gòn, 1974)Ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị được Phạm Duy soạn nhịp
¾, tiết tấu valse, âm giai chủ chuyển từ si giáng trưởng sang đô trưởng, tôn
vinh kỷ niệm tình yêu học trò tương ứng mạch thơ của Phạm Thiên Thư. Thế nhưng,
khi trở thành ca từ trong bài hát cùng nhan đề, lời thơ Ngày xưa Hoàng Thị của
Phạm Thiên Thư đã được Phạm Duy linh hoạt chuyển biến khá nhiều về từ ngữ và bố
cục.Với ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị, thoạt tiên, Phạm Duy ghi: “Allegro” E rằng
thuật ngữ tiếng Ý kia chưa diễn tả đủ sắc thái cần thiết, nên nhạc sĩ chua
nghĩa: “Nhanh mà buồn”. Sau này, nhạc sĩ chỉnh lý: “Kể chuyện”.Giữa năm 1971, nhạc phẩm Ngày xưa Hoàng Thị liền được in rời với bức ảnh
Rừng thu của nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Tính, rồi tái bản ngay với tranh màu nước
tươi trẻ sinh động của họa sĩ ViVi. Năm 1974, Phạm Duy ấn hành tập nhạc Con
đường tình chúng ta đi (NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc) gồm 16 ca khúc, trong đó
có Ngày xưa Hoàng Thị.Cũng từ năm 1971, qua làn sóng phát thanh và truyền hình, đồng thời qua băng từ,
ca sĩ Thái Thanh ngân vang Ngày xưa Hoàng Thị. Sau đó, trên các nền hòa âm
phối khí khác nhau, Ngày xưa Hoàng Thị được lần lượt thể hiện bởi bao chất giọng:
Thái Hiền, Julie Quang, Thanh Lan, Sơn Ca, Họa Mi, Hương Lan, Ý Lan, Quang
Linh, Khánh Linh, Đức Tuấn, Quốc Đại, Nguyễn Hoàng Nam, Thái Hạnh Quyên, Thu Hiền,
Thu Thủy, Mai Hương, Quỳnh Hương, Đoan Trang, Phương Vy, Kim Ánh, Thùy Dung, Mỹ
Huyền, Thanh Ngọc, Thanh Thúy, Thanh Hằng, Thanh Hà...Ngày
xưa Hoàng Thị do Thái Thanh trình bày2/9/2017Nguồn: Facebook Ly Le
Phần đầu ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” do Phạm Duy
phổ thơ Phạm Thiên Thư với chữ viết của nhạc sĩ
trong tập “Con đường tình chúng ta đi”
(NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc, Sài Gòn, 1974)
phổ thơ Phạm Thiên Thư với chữ viết của nhạc sĩ
trong tập “Con đường tình chúng ta đi”
(NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc, Sài Gòn, 1974)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét