Con gái
người lái xe buýt
Mỗi khi tới Bora Bora,
tôi không hề ngại ngần một chút nào khi hỏi những người lạ điều gì đó. Tôi luôn
luôn tặng họ một thứ gì đấy để cảm ơn và hầu hết mọi người dường như cảm kích
vì điều ấy cho dù tôi biết rằng gần như tất cả mọi người đều không cần đến những
món quà tôi đã tặng.
Giống như ngày hôm qua, tôi đã có
một ngày thật tuyệt vời trên Motu Moute với tư cách là khách của đôi
vợ chồng đang chăm sóc một mảnh ruộng nhỏ trồng dưa hấu trên đảo, một
trong nhiều hòn đảo bao quanh Bora Bora. Khi tôi biết họ
sẽ đi làm trên cánh đồng, tôi ngỏ ý muốn giúp đỡ không công. Họ nghĩ
rằng tôi thật là lẩn thẩn - mùa khô đã qua rồi, họ nói, và sẽ có rất nhiều muỗi
trên hòn đảo này. Họ cười nhưng rồi cũng đồng ý, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, họ
làm thế chẳng qua là để chiều lòng một gã ngốc nghếch thôi chứ không
phải họ cần sự giúp đỡ.
Họ đã không nói đùa. Có rất nhiều
muỗi - con to, con nhỏ đang hau háu rình sẵn chờ màn đêm buông xuống.
Không có nhiều việc để làm-chẳng có nhiều cỏ dại cho ba người nhổ,
và các cây trồng thì đang lên xanh tốt. Đó là một ngày tương đối thú vị bởi hòn
đảo thật đẹp đẽ và tinh khôi-không có nhiều người tới đây khiến cho hòn đảo trở
nên lộn xộn. Chúng tôi ăn trưa với cá bắt được ở xung
quanh nướng trên than hồng tạo ra từ đống lá dừa khô mà tôi nhặt nhạnh
được. Thậm chí tôi còn cố bơi một chút trong phá nước lặng.
Tôi đã ở Vaitape, thủ phủ của
Bora Bora. Nó có một bến tàu không tấp nập lắm-chỉ có rất ít thuyền và tàu thủy
nhỏ neo đậu ở đây. Vào ngày thừ ba, tôi nhìn thấy một con chó nâu có vẻ như đã
coi bến tàu này là nhà mình. Chú tìm đến từng chiếc tàu một khi nó cập
cảng và dòm vào mặt từng người khi họ rời tàu đi bộ lên bờ như
thể chú ta đang tìm kiếm người chủ đã thất lạc lâu ngày-người đã lên thuyền ra
khơi vào một ngày nào đó và không bao giờ trở lại. Tôi băn khoăn tự hỏi liệu có
phải chủ nhân chú chó kia đã bỏ hòn đảo quê hương ra đi vì một lí do giống như
lí do tôi đã rời hòn đảo của mình không khi tôi hai mươi mốt tuổi. Tôi cảm thấy buồn
thương cho chú chó vì tôi đã thấm thía “người
ta sẽ không bao giờ có thể trở lại nhà” nghĩa là thế
nào. Khi đang nghĩ về những gì sẽ làm trong phần thời gian còn lại của
ngày, tôi nhìn thấy một chiếc xe trông giống như chiếc xe
buýt du lịch. Tôi đi đến hỏi người lái xe. Tên chị ta là
Teroo và chị đang đợi đón du khách từ trên chiếc tàu thủy
xuống dạo vòng quanh hòn đảo.
“Tôi có thể giúp được gì không?
Tôi hỏi bằng tiếng Anh.
“Tôi cần sự giúp đỡ của anh làm
gì chứ, chính tôi cũng nói tiếng Anh. Tất cả mọi người
trong ngành du lịch đều nói nói được tiếng Anh mà”.
“Tôi không cần tiền - tôi chỉ muốn
giúp chị để mắt tới hành khách tại mỗi điểm dừng
xe. Chắc chắn là chị không muốn lạc mất một ai phải không nào”.
Chị ta cười thật to
khiến tôi có ý nghĩ rằng có lẽ tôi đã có một câu nói đùa thật hay. “Tôi chưa
bao giờ bỏ sót lại một ai. Hòn đảo này rất nhỏ. Làm sao mà mọi người lại lạc được
cơ chứ?”
“Ôi, thôi nào. Tôi đảm bảo là chị có
thể tìm ra thứ gì đó cho tôi làm để chị có thể rảnh rang hơn.
Hơn nữa, làm sao tôi có cơ hội dạo
quanh hòn đảo này nếu chị không cho tôi giúp đỡ?”
“Anh đến từ đâu? Chi-lê hay
Castille?”
“Non, je suis Philippịn”, tôi muốn
nhấn mạnh với chị ta là tôi biết cả tiếng Pháp.
“Được, được - tôi chưa bao giờ gặp
một người Philipin nào trước đó”, chị ta nói và nở một nụ
cười xinh đẹp. “Anh có thể đi với tôi nhưng phải hứa là sẽ kể cho tôi nghe về
đất nước của anh”.
Một chiếc xuồng du lịch từ Wínd
Song, chiếc tàu công nghệ cao sang trọng của Pháp, đi vào vịnh và cập
vào bến tàu để cho hành khách lên bờ bắt đầu cuộc tham quan. Có khoảng chừng 12
người phần lớn trong số họ là những người Mỹ đã cao tuổi. Ngay khi họ lên xe,
chúng tôi bắt đầu lên đường. Cũng có những hành khách lên xe từ Club
Med và chúng tôi dừng lại tại Bloody Mary để đón những người khác.
Teroo đang lái chiếc xe buýt du lịch sơn màu xanh sáng và đỏ với những
chiếc ghế bằng gỗ và những cánh cửa sổ mở. Tôi ngồi ở phía trước cùng với chị.
Chúng tôi đi theo chiều kim đồng hồ dọc theo con đường chạy xung quanh đảo. Điểm
dừng đầu tiên của chúng tôi là trên một điểm tương đối cao chỉ cách Vaitape vài
dặm. Ở bên trái, chúng tôi có thể ngắm nhìn thoải mái con vịnh nhỏ, về phía bên
phải là những boong-ke bê tông vững chắc. Teroo giải thích rằng vùng
này đã từng là một căn cứ quân sự trong chiến tranh thế giới thứ hai. Không còn
một tòa nhà cũ nào tồn tại nữa – chúng đã bị đổ nát hoặc bị xâm chiếm bởi rừng
rậm.
Tôi suy đoán đây là nơi mà James
Michener đã đóng quân trong thời điểm chiến tranh- nơi ông đã viết nhiều câu
chuyện trong tập “Những câu chuyện Nam Thái Bình Dương”, nơi ông đã đợi kẻ
thù-kẻ đã không bao giờ đến. Tôi nhìn Teroo, người trông rất giống như dấu gạch
nối giữa Bloody Mary và Liat trong bộ phim và tôi thì trầm
tư như Lt. Joe Cable người đã nhìn ra vẻ đẹp trong con người Liat nhưng đồng thời
cũng nhận ra rằng cô ta không có đủ điều kiện để trở thành vợ chỉ vì màu da.
Vào thời điểm ấy, cuốn sách của Michener đã trở thành một bản ca kịch
hài, Lt. Cable đã biến thành người quả quyết “em cần phải được dạy
dỗ” để nhấn mạnh ý rằng cô thuộc về một chủng tộc thấp kém hơn. Những người Mỹ da trắng chẳng bao giờ sẵn lòng nhìn vào tấm gương để xem bộ mặt thật của mình
như thế nào.
Không một hành khách nào xuống.
Tôi nghi ngờ rằng liệu không biết họ có biết và quan tâm xem James
Michener là ai không. Âm nhạc hùng tráng và cảnh những
đoàn thủy thủ và lính thủy quân lục chiến trong bộ quân phục ka-ki đang dõi mắt
về phía chân trời tìm kiếm những con thuyền của kẻ địch mờ dần trong tâm trí
tôi khi chiếc xe buýt lại khởi động lên đường và những cái xóc trên
xe đưa tôi trở vể thực tại. Chuyến đi vòng quanh đảo không có những di tích lịch
sử quan trọng bởi vì nó hầu như không tồn tại ở Bora Bora. Chúng tôi
dừng lại ở một nơi - có rất nhiều nơi như thế - nơi du khách ra ngoài để chụp ảnh
để khi về có thể khoe với bạn bè, người thân. Xa hơn một chút, Terroo dừng xe
buýt tại một nơi hẻo lánh nơi có rất nhiều cây và thông báo rằng những ai có
nhu cầu “nhẹ khỏe” thì có thể “giải quyết” ở đây. “Phụ nữ ở bên trái đường
còn đàn ông thì sang bên phải”, chị gào tướng lên. Tôi
nói với Teroo rằng tôi cũng làm thế ở Philippin khiến chị bật cười.
Tuy nhiên không có ai muốn đi, có lẽ quá xấu hổ khi làm cái việc rất tự nhiên ấy
ngoài trời, bởi họ thường chỉ làm việc ấy ở trong nhà. Khi đi được
khoảng nửa đường chúng tôi dừng lại tại một ngôi nhà gỗ bán những đồ
lưu niệm, quà bánh, và đồ uống nhẹ. Teroo bảo với mọi người rằng họ có thể thoải
mái xem trong khoảng nửa giờ. Ngay khi họ rời đi, tôi và Terroo liền quay lại
xe buýt để nói chuyện.
“Vậy thì tại sao anh lại ở đây?
Trước đấy tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người Philipin nào ở đây cả”.
“Ồ, tôi mất việc ở Los Angeles vì
lượng hàng bán ra suy giảm. Tôi đang đi nghỉ trước
khi bắt đầu một công việc mới”.
“Anh sinh ra ở Philipin?”
“Phải, tôi đến Mỹ vì cuộc sống
của tôi ở Philipin gặp nhiều khó khăn”.
“Philipin giống
như hòn đảo này phải không?”
“Phải, ngoại trừ việc ở
đây có quá nhiều người. Thậm chí đám đông Papeete dường như còn lớn
hơn nhiều khi so sánh với Philipin. Tôi không rõ nhưng mọi thứ ở đây rất quen
thuộc.- không chỉ là khí hậu mà còn là cách phát âm, từ ngữ, cách mọi người làm
việc. Nhưng hai nơi cũng rất khác nhau. Có lẽ chúng ta đã thay đổi
quá nhiều cho nên giờ đây chúng ta không còn là con người thực của mình nữa”.
“Chúng ta đang thay đổi”,
chị trầm ngâm, “không phải lúc nào điều ấy cũng tốt. Tôi không biết liệu chúng
ta có thể lưu giữ được những phong tục của mình không. Hãy nhìn những
gì đã xảy đến với người Ha-oai... chị trở nên trầm ngâm trong giây
lát. “Dù thế nào, anh định ở lại đây trong bao lâu?”
“Ở quần đảo Pô-li-nê-di của người
Pháp ư? đến chừng nào hết tiền thì thôi-tôi muốn được ngắm nhìn vùng này càng
nhiều càng tốt. Tôi bắt đầu có ý nghĩ rằng tôi có thể có cơ hội tìm hiểu xem
Philipin khác nơi này ở những điểm gì”
“Điều ấy thật thú vị”
“Tôi biết, tôi sẽ không bao giờ
có một cơ hội như thế này lần nữa. Tôi không muốn kết thúc như những vị du
khách kia, những người đã đợi cho đến lúc quá muộn để hưởng thụ thú du lịch”.
“Tôi cũng muốn tự
mình đi đây đi đó nhưng tôi không có đủ tiền để đi bất cứ đâu”
“Chị thật may mắn vì
theo tôi đây quả là thiên đường”
“Nhưng nếu được đi
chơi những nơi khác vì vẫn thú vị hơn”
Teroo không muốn uống Sô-đa vì thế
tôi mua một chai cho mình ở chiếc quán nhỏ. Nó đắt thật khủng khiếp-tận ba
đô-la nhưng giá ấy áp dụng cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành cho
khách du lịch ở điểm du lịch này. Những thứ ở thiên đường thì đều đắt cả.
Khi trở lại, tôi hỏi
Teroo: “Thế khoảng cứ bao lâu thì lại có thứ gì đó sôi động một
chút đến khuấy đảo khung cảnh lãng mạn ở đây?”
“Không thường xuyên lắm. Anh có
biết không tôi đã từng đóng trong một bộ phim của Hollywood - “Munity on the
Bounty”. Đấy thật là quãng thời gian tuyệt vời”.
“Người đóng cùng với Marlon
Brando?”
Teroo cười khó nhọc. “Anh thật
là tồi. Tôi không phải thứ đồ cổ đó - mà là người đóng cặp với Mel Gibson”.
“Ít nhất thì tôi cũng không hỏi
liệu đấy có phải là bộ phim của Charles Laughton”, tôi trả đũa lại. “Vâng tôi
đã xem bộ phim có Mel Gibson - rất nhiều phụ nữ khỏa thân, những thân
hình đẹp, gợi cảm...”
“Tôi là một trong số đó”, chị cười
lớn.
Tôi không nói gì và cười đáp lại.
Trông chị đủ đẹp nhưng hơi nặng nề tí chút như những người phụ nữ
Pô-li-nê-di khác vẫn thường trở nên như thế khi đến một độ tuổi nào đó.
Chị cảm nhận được sự
ngờ vực của tôi và cười lần nữa: “Tôi chỉ mới tròn 18 tuổi... Anh sẽ không tưởng
tượng được rằng lúc ấy tôi xinh đẹp và quyến rũ thế nào đâu”.
“Tôi tin chị chắc
chắn xinh đẹp như thế!”
“Không, anh không tin
tôi”, chị lắc đầu.
Những hành khách của chúng tôi vẫn
đang ngắm nghía cửa hàng-một vài người đã băng qua đường để xem xem có gì ở đó.
Tôi mỉm cười vì ý nghĩ cuối cùng một vài người trong số họ đã “giải
quyết nỗi buồn” sau lần đầu thất bại.
“Anh đã biết những
hòn đảo nào?”
“Tahiti và Raiatea trước hòn đảo
này”
“Sau đó anh nên thăm đảo
Huahine. Đấy là hòn đảo của tôi. Tôi có đứa con gái đang sống trong ngôi nhà cổ
của chúng tôi ở đó. Nó trông giống hệt tôi lúc 18 tuổi. Anh có thể ở đó miễn
phí”.
“Chị thật tốt nhưng tôi không muốn
làm phiền mọi người vì tôi là một người lạ”
“Anh không hiểu những người
Pô-li-nê-di chúng tôi rồi. Tôi quý mến anh và anh là bạn tôi. Tôi muốn anh gặp
con gái tôi. Anh sẽ thấy tôi hai mươi năm trước như thế nào. Cô bé sẽ rất vui
khi được gặp anh. Năm học đã kết thúc và cô bé ở đó cùng ông ngoại.
Anh biết đấy, chồng tôi làm việc tại Papeete”.
Hai ngày sau đó, tôi có mặt tại bến
cảng Farepiti, bến cảng thương mại ở Bora Bora đợi chuyến phà đêm để đi tới
Huahine. Cô con gái của Teroo, Simone đang đợi để gặp tôi tại Fare
khi tôi tới đó vào buổi sáng. Simone vừa tốt nghiệp trường trung học tại Haiti
và đang có kì nghỉ trước khi vào đại học.
Chúng tôi ngủ trên boong chiếc
phà vốn vẫn dùng để chở cả hàng hóa. Nhiều người có chiếu cói để nằm - Tôi không
có chiếc nào nhưng tôi dùng áo khoác thay chăn và ba lô làm gối. Trời
sáng dần khi một tiếng động mạnh đánh thức tôi dậy. Tôi nghe thấy một
giọng nói và tôi hiểu chúng tôi đã va vào thứ gì đó. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi
thấy mọi người không chút kinh động. Mọi người bình tĩnh nhìn sang phía bên
kia. Một trong số họ giải thích rằng chúng tôi đang ở một trong những eo biển
băng qua rặng san hô vây xung quanh Huahine. Chúng tôi đã vừa húc vào bãi cát -
thuyền trưởng đã đánh giá sai độ sâu do sự phức tạp của thủy triều. Chuyện ấy xảy
ra thường xuyên mà, anh ta nói. Cái bất tiện nhất là chúng tôi sẽ muộn tới sáu
tiếng đồng hồ. Chúng tôi sẽ phải đợi cho đến khi thủy triều dâng
cao trở lại lần nữa đủ để cho chiếc phà thoát ra khỏi bãi cát.
Tôi sợ rằng Simone có thể sẽ trở
về nhà nếu chiếc phà không đến đúng giờ. Tôi có thể gọi điện cho cô ấy nhưng
chuyến đi Huahine đã dường như làm đảo ngược mọi thứ - Tôi có thể làm
cho cô ấy cảm thấy bất tiện.
Cuối cùng chúng tôi cũng cập cảng
Fare vào quãng giữa chiều. Khi chiếc phà đang dần cập bến tôi nhìn thấy những cửa
hàng và những khách sạn ọp ẹp dọc con đường rợp bóng cây. Kế bên bến cảng là một
quán rượu nhỏ. Về phía bên phải là cây cầu nơi hai thiếu niên da trắng
đang đạp xe băng qua. Chúng mặc áo sơ mi trắng, quần đen và đội chiếc
mũ bảo hiểm vốn bắt buộc dùng ở Mỹ. Tôi biết ngay họ là những nhà truyền giáo
Mormon 18 tuổi. Trông họ thật giống hệt những người chúng tôi đã gặp ở Los
Angeles ở cùng độ tuổi họ, họ có lẽ đã không nhận ra họ đã may mắn như thế nào
khi được sống giữa những người ở một nền văn hóa khác.
Một cô gái trẻ đứng
tách ra khỏi đám người còn lại trên bến cảng. Cô mặc Pareu màu vàng cam, một mảnh
vải mà hầu như tất cả những người phụ nữ Po-li-ni-dê vẫn dùng để mặc thay quần
áo. Cô đang ngồi trên một vật gì đó bằng kim loại-tôi không biết gọi nó bằng
gì-nơi con thuyền sẽ được cột vào đó. Cô có mặt ở đó để kiếm xem có
thấy người nào đó mà cô đang cần gặp. Khi chúng tôi nhìn vào mắt nhau, tôi biết
ngay đấy là Simone. Tôi tiến thẳng đến Simone ngay khi tôi vào đến bờ.
(đoạn giao tiếp bằng tiếng pháp)
Simone cười thật vui vẻ -
cô có nụ cười quyến rũ hệt như mẹ. “Có thể không được thế đâu. Chi đủ để tán
dóc lung tung thôi. Em biết chứ”
“Em phải hiểu rằng tôi chỉ có thể
biết vài cụm từ nhất định trong tiếng Pháp thôi. Thật may mắn những người tôi gặp
đều dễ chịu cả. Tôi thực sự muốn diễn tả những điều mình muốn nói”.
“Rất vui được gặp anh. Mẹ
em dặn nhớ chăm sóc anh cho tốt”.
“Mẹ em thật là một phụ nữ tuyệt
vời-một người thân thiện và nồng nhiệt nhất mà tôi từng biết”.
“Bà cũng là một người mẹ tuyệt vời.
Đấy là lý do tại sao em luôn cố gắng làm theo những điều mẹ dạy”.
“Em học tiếng Anh ở đâu mà nói
giỏi vậy?”
“Ở trong trường. Em chọn tiếng
Anh vì em nhắm đến một học bổng của trường đại học Mỹ từ khi em còn học trung học.
Em thật may mắn khi em nhận được một suất tại U.C Santa Barbara”
“Chỉ mất một giờ lái xe từ chỗ
em ở thôi ”
Simone thật đẹp với
thân hình đầy đặn và chiếc hông nở - đấy là những thứ có thể sẽ tàn tạ
với thời gian nhưng nó là tài sản của thiếu nữ 18 tuổi. Khuôn mặt dịu dàng, đôi
mắt nâu và mái tóc dài đen mượt. Tôi nhìn thấy ở Simone sự duyên
dáng, ấm áp của Teroo.
Simone đã mượn được
chiếc xe máy kiểu Ý từ người em họ và yêu cầu tôi ngồi lên phía sau. Cô bảo tôi
ôm chắc lấy cô vì thế tôi có thể thoải mái ngả nghiêng theo cô khi
cô lượn trên đường.
Thật không thể tin được rằng tay
tôi đang vòng qua thân hình ấm ám của một cô gái đẹp. Tôi luôn cảm thấy lúng
túng, vụng về trước phụ nữ nên thường tôi tìm cách tránh xa. Một người bạn có lần
đã bảo tôi là thằng “nhát gái”. Hắn nói đúng nhưng cũng chính sự thận trọng,
nhút nhát ấy đã giúp tôi tránh được những nỗi đau khổ trong nhiều năm.
Tôi cũng cảm thấy điều đó với
Simone nhưng tôi tự nhắc nhở mình rằng cô là trường hợp khác, cô là con gái của
người phụ nữ đã trở thành bạn tôi. Tôi sẽ phải rất thận trọng để tránh không
làm điều gì đó tổn hại đến sự thật đó. Ý nghĩ đó làm tôi thấy thoải mái - Tôi
không cảm thấy bị căng thẳng khi đi với cô đến bất cứ nơi nào và sẵn sàng xin lỗi
nếu như tôi mắc lỗi.
Simone sống ở Faie, ở
phía bên kia của Huahine Nui hay Big Huahine (Huahine lớn). Có một đảo khác
được gọi là Huahine Iti hay Little Huahine (Huahine nhỏ) và hai hòn đảo này được
nối với nhau bằng một cây cấu ngắn. Simone nhắc nhở tôi đừng lẫn
lộn Fare và Faie vì chúng có vẻ rất giống nhau. Những con đường khá tốt và địa
hình thì tương đối bằng phẳng. Huahine không có những ngọn núi cao ở giữa giống
như những hòn đảo khác của Pô-li-ni-dê. Những ngôi nhà được xây rất đẹp bằng bê
tông khối hoặc tôn múi mặc dù một số được xây bằng gỗ và dựng trên mặt
đất. Những ngôi nhà ấy không đứng sát nhau mà giữa chúng có khá nhiều không
gian thoáng.
Sau khoảng nửa giờ trên đường,
Simone rẽ vào một con đường bụi dẫn tới ngôi nhà gỗ lớn. Những cây xoài và mít
phủ bóng mát quanh ngôi nhà. Tiếng chim hót líu lo lẫn với tiếng lá reo trong
gió.
Chúng tôi bước vào hiên nhà nơi
Simone giới thiệu tôi với họ hàng cô sống ở xung quanh. Họ đang chuẩn bị thức
ăn - hoa quả, rau và thịt.
Tiếp đó chúng tôi đi vào bếp nơi
tôi gặp ông Simone. Ông cụ có thân hình rắn chắc và khỏe mạnh trông không hề
già nua chút nào. Ông chào tôi bằng tiếng Pháp và tôi lí nhí đáp lại. Họ nói
với nhau bằng tiếng Tahiti. Ông cụ cười lớn, sau đó Sim bước tới vòng
tay qua eo tôi và cũng mỉm cười.
“Mọi người đang làm gì vậy? Có
phải họ đang chuẩn bị cho bữa tiệc nào đó không?”
“Ồ, không, mà cũng phải, những
người thân thích của em sẽ đến đây để chào đón anh. Chúng ta sẽ cùng dùng bữa tối
nay”.
“Ồ, Simone. Anh thực cảm thấy ngượng
khi mọi người phải khó nhọc vì một người họ chưa hề quen biết”
“Anh đừng ngốc thế. Họ cũng muốn
tới để ăn cùng mọi người và uống chút gì đó. Đấy là cái cớ để họ gặp
nhau. Hơn nữa họ biết anh là bạn của mẹ em”.
Simone đỡ lấy chiếc ba
lô của tôi và đem cất vào một phòng nào đó. Khi Simone trở lại, một
người em họ cô cầm một chiếc xô nhựa và nói điều gì đó bằng tiếng Haiti.
“Chúng ta có hơn một giờ nữa để
chờ thức ăn chín. Mọi người bảo đấy là thời gian tốt cho em chỉ cho anh biết một
vài thứ. Khi chúng ta quay trở lại chúng ta sẽ có thời gian tắm và thay đồ trước
khi dùng bữa”
Chúng tôi đi ra đường cao tốc, rẽ
phải và đi bộ khoảng nửa ki-lô-mét tới chiếc cầu mà lúc trước chúng tôi đã băng
qua. Cạnh chiếc cầu là ngôi nhà với hàng tá Vandas[1] đủ màu sắc khắp xung quanh sân. Cô
đáp lại lời chào của cậu bé đang ngồi trên bậc thềm. Cậu bé khoảng 16 tuổi chạy
ra nhập bọn chúng tôi. Chúng tôi đi xuống con đê và đi dọc bờ dòng sông nhỏ tới
nơi nó hòa vào đại dương. Simone và cậu bé quỳ sát mép nước và bắt đầu
dùng tay té nước. Tôi đã chứng kiến một cảnh tượng lạ nhất mà tôi từng thấy. Những
con cá chình bắt đầu uốn éo trườn ra khỏi hang và tiến đến chỗ nước đang bắn
lên tung tóe.
Khi lũ cá kéo đến họ cho chúng ăn
bằng thức ăn đựng trong chiếc xô nhựa - bánh mì, cơm, rau và những miếng thịt sống.
“Chúng chén bất cứ thứ gì”, Simone giải thích.
“Chúng có cắn không?”
“Có thể chúng làm điều đó. Nhưng
sẽ không có chuyện gì nếu như anh đừng làm điều gì ngu ngốc. Chúng biết bọn em
đến đây là để cho chúng ăn”. Simone giải thích rằng lũ cá chình được bọn trẻ ở
đây coi như con vật nuôi yêu quý, và được cho ăn đều đặn. “Anh thì thấy thế
nào?”
Tôi cười lớn: “Điều anh có thể
nói là nếu đây mà là Philippin thì chúng bị chén thịt lâu rồi”
Chúng tôi đã sẵn sàng cho bữa tối.
Chúng tôi tắm và thay quần áo. Simone mặc Pareu màu xanh tím. Preu chỉ là một mảnh
vải sáng màu hình tam giác không hơn không kém và tôi tự hỏi không biết họ làm
thế nào giữ được nó trên thân mình.
Những người thân thích của
Simone đã làm một chiếc bàn ăn kiểu tiệc đứng và tôi nhìn thấy thịt
lợn nướng, cá cùng với “poison cru”-một dạng của kilawen - bánh mì nướng, sa-lát
tươi, và cơm. Ở một phía bàn chất đầy bia Hinano và nước đá. Trên một chiếc bàn
nhỏ khác có một vài chai vang Pháp.
Có đến 20 - 30 người cả thảy và họ
đều rất tốt với tôi. Thức ăn ngon và rượu bia đã làm cho mọi người không cảm thấy
căng thẳng khi nghe và nói một ngôn ngữ lạ. Những người thân thích của Simone
nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp và thứ tiếng Anh không chuẩn lắm. Tôi thì
đáp lại họ bằng tiếng Anh và thứ tiếng Pháp tồi tệ. Simone lượn quanh tôi bất cứ
khi nào tôi cần sự giải thích hay phiên dịch. Thật khó khi cố tránh không bị hấp
dẫn bởi cô. Cô cực kì tốt bụng. Tuy nhiên không phải chỉ
vì Simone là con gái của bạn tôi mà thực tế cô trẻ hơn
tôi đến mười tuổi. Tôi không cảm thấy thanh thản với ý nghĩ rằng
Simone thực ra đã trưởng thành hơn nhiều so với những người phụ
nữ tôi biết. Tôi biết - tôi ngại rằng Simone sẽ coi tôi như một ông
già.
Sau khi mọi người đã no bụng, hai
gã mang trống bước vào. Họ bắt đầu chơi những giai điệu nhịp nhàng
cho mọi người nhảy múa. Với tôi hầu hết những điệu múa của người Haiti đều khêu
gợi và nhiều động tác rõ ràng là sự mô phỏng sự quan hệ nam nữ. Họ dạy tôi vài
động tác, thật là khó khăn và mệt nhọc khi dạy một người chập chững như tôi.
Chúng tôi nhảy khoảng chừng hơn một giờ khi những người chơi trống hình như ra
một mệnh lệnh gì đó vì mọi người lần lượt từng người một rời khỏi
sàn nhảy cho tới khi chỉ còn lại tôi và Simone.
Nhịp trống trở nên phức tạp hơn
và Simone nhảy quanh tôi, cô lướt qua lướt lại qua tôi và hông cô, thân thể cô
gây nên sự đụng chạm. Mọi người hoan hô cổ vũ cô tiếp tục. Simone tiến lại gần
tôi hơn và xoay hông mỗi lúc một nhanh hơn trong nhịp điệu mê cuồng đầy phấn
khích. Tiếng trống ngân lên giai điệu cao ngất cuối cùng rồi im bặt. Bữa tiệc
đã chấm dứt.
Từng người một chào tôi lần nữa
trước khi họ đi ngủ. Ông của Simone đã lui về phòng từ lâu.
Simone ướt đẫm mồ hôi vì nhảy. Cô
lấy một đôi Hinanos từ trong thùng và đưa cho tôi một lon. Chúng tôi tắt đèn và
đi ra bậc thềm phía trước và ngồi xuống bên nhau. Có một ngọn gió thổi tới, nó
làm cho cái nóng dịu đi thậm chí trở nên dễ chịu nữa. Trăng đã lên cao và rọi
xuống cảnh vật thứ ánh sáng lạnh làm cho màu sắc tươi sáng của cây cối và những
bông hoa trở nên xám mờ.
Chúng tôi không cảm thấy cần phải
nói gì. Vị bia lạnh thật tuyệt trong buổi tối đầy gợi cảm này. Dư vị
đắng đót của nó gợi nhắc tôi tới nước mắt và mồ hôi. Tôi tôi muốn ôm Simone để
cảm ơn, chỉ thế thôi chứ không có ý gì khác.
Sau chừng giây lát Simone lên tiếng:
“Chúng ta nên vào nhà thôi. Còn có rất nhiều nơi chúng ta phải đi thăm vào
ngày mai”.
Cô dẫn tôi vào căn phòng nơi cô
đã cất ba lô của tôi ở đó, đấy cũng là phòng tôi đã thay quần áo sau khi tắm. “Anh sẽ ngủ ở phòng của em”, Simone nói. Cô trải ra sàn một
chiếc chiếu cọ và đặt chăn, gối lên đó.
“Thế còn em? Em sẽ ngủ ở đâu?”
“Anh nói gì thế? Đây
là phòng của em mà?”
Simone có vẻ ngạc
nhiên khi nghe những lời vô nghĩa ấy của tôi. Cô thản nhiên kéo tuột
chiếc Pareu xuống sàn - trên mình cô chỉ còn lại mảnh bikini.
Cô mặc vào chiếc áo phông có hình
những chú cá heo Miami và nằm xuống phía bên kia chiếc chiếu. Tôi thay chiếc áo
phông mới thay cho chiếc đang mặc đẫm mồ hôi và nằm xuống nửa bên này chiếc chiếu.
“Đây thực ra không còn là phòng của
em nữa. Nó đã trở thành phòng chung khi em đến học tại trường trung học ở
Papeete. Lũ sinh viên chúng em ở trọ tại đó trong suốt năm học. Và em dùng
phòng này vào những kì nghỉ. Hai người em họ của em, những người giúp chăm sóc
ông em dùng nó khi em không có mặt ở đây.”
Cô xích lại gần tôi và tôi cảm thấy
bộ ngực mềm mại chạm vào tay tôi. Simone có mùi Tiare[2], mùi hương gợi cho tôi nhớ về
mùi hương dịu dàng thơm ngát của sampaguitas[3] thời tuổi trẻ. Tôi xoay mình lại và
hấp tấp hôn cô -tôi có cảm giác đấy là lẽ tự nhiên. Lưỡi chúng tôi chạm nhau
và cảm giác thật ngọt ngào. Tôi dò dẫm tìm ngực
Simone qua lần áo phông và sau đó tôi quyết định sẽ tốt hơn nếu tôi đưa tay vào
phía trong ngực áo. Bộ ngực thanh xuân rắn chắn nhưng mềm mại - đôi núm vú nhỏ
biểu hiện của người chưa một lần sinh nở.
Lẽ ra tôi sẽ dừng lại ở đó và bằng
lòng với thắng lợi nho nhỏ nếu như Simone không đưa tay xuống dưới
đùi tôi.
Cả hai chúng tôi đều hiểu chuyện
gì sẽ diễn ra và cởi phăng quần áo. Tôi không hề lóng ngóng mà tự tin di chuyển
như thể tôi đã làm chuyện ấy với Simone trong một thời gian dài. Tôi cảm thấy dễ
chịu khi tôi đi vào trong cô. Tôi giữ yên trong giây lát và không nói lời nào
và Simone giúp tôi trở ra mỗi khi cô cảm thấy tôi đang trở nên điên
cuồng. Lần cuối cùng Simone dẫn tôi đi vào, cô đã sẵn sàng, thân
hình cô căng cứng lại và run lên vài lần trước khi rũ xuống.
Tôi thức dậy ngay khi mặt trời
lên. Simone vẫn còn ngủ. Khi tôi đi ra khỏi phòng, tôi nhìn thấy ông
Simone đã thức dậy và đang uống cà-phê. Tôi cảm thấy ngượng
ngùng khi ông nhìn thấy tôi từ trong phòng đi ra.
“Ia orana”, tôi thận trọng
chào ông lão.
“Bonjour comment allez vous?
Voullez- vous du café?”
“Oui, si’l vous plait.
Noir - sans sucre, sans lait”.
Ông lão quay trở lại bếp và mang
cho tôi một tách cà-phê. Nó mạnh và thật thơm ngon. Lại một tài sản khác có được
từ tiếng Pháp, tôi nhủ thầm. Có vẻ như chúng tôi là hai người duy nhất thức dậy
trên Huahine.
Chúng tôi nhấm nháp cà-phê trong
im lặng. Tôi e sợ không dám cất lời.
“Simone est sédunsante nest-ce
pas? Is nice, yes?“ cuối cùng ông lão cất lời sau một khoảng lặng dài nhưng
không hề biểu lộ rằng những lời ấy nhằm mục đích gì.
“Oui, cô ấy thật xinh đẹp”, có phải
là mình đã “lạy ông tôi ở bụi này” không, tôi nhủ thầm.
“Êtes-vous de Californie?”
“Oui”
“Simone sẽ đến học ở
California”
Vừa lúc ấy Simone bước ra khỏi
phòng và nhập bọn với chúng tôi. Cô vẫn mặc chiếc áo phông nhưng
thêm chiếc quần soóc xám. Tóc cô vẫn còn rối bời nhưng trông cô rất đáng yêu.
Đôi mắt to nâu mỉm cười trước khi môi cô mở rộng. Cô quàng tay qua
vai tôi tự nhiên và chào ông cụ. Sau đó tôi nhận ra rằng tôi đã lớn lên trong một
môi trường hoàn toàn khác Simone - môi trường của tôi thì gượng gạo còn môi trường
của cô lại rất rộng mở. Sự đụng chạm của cô làm tôi không
còn cảm thấy thiếu thoải mái nữa.
Simone đi tới nhà bếp tự lấy cho
mình một tách cà-phê. Cô mang cả bình ra để rót đầy tách cà phê của chúng tôi.
Cô nói với ông lão về kế hoạch của chúng tôi trong ngày hôm nay. Tôi không hiểu
họ đang nói gì nhưng thấy họ cười nghiêng ngả.
Sau đó vào sáng đó, chúng tôi lại
tiếp tục lên đường. Simone yêu cầu tôi bỏ thêm quần áo vào ba lô
phòng trường hợp trời trở lạnh hoặc chúng tôi không trở về nhà trước khi trời tối.
Cô cũng kiểm tra để đảm bảo rằng chúng tôi mang theo quần áo tắm vì sẽ có vài
nơi ở đó chúng tôi có thể bơi.
Cũng không mất nhiều thời gian để
đến được điểm dừng chân đầu tiên- Marae Rauhuru. Tôi đã từng tới một vài maraes[4] khác nhưng tất cả đều rất khác- nơi
này nhỏ hơn nhưng có những hòn đá lớn. Giống như những nơi khác, Maraes này nằm
trên một bệ hình chữ nhật nhô lên được tạo thành bởi những hòn đá và đất. Những
dãy san hô đứng thẳng xung quanh nó. Những tấm san hô khác thì nằm có vẻ như ngẫu
nhiên ở những nơi khác ở giữa bệ.
“Đây là nơi làm lễ hiến sinh, nơi
tổ tiên em xưa kia tiến hành những nghi lễ tôn giáo - chính xác nó là gì thì em
cũng không rõ. Có thể họ dùng động vật để hiến tế mà cũng có thể là người”.
“Những tảng đá đang đứng
đó có liên quan gì đến thiên văn không?”
“Người ta cũng không rõ cho dù
chưa ai tìm thấy mối liên hệ nào. Còn có rất nhiều điều bộ tộc chúng em chưa rõ
về nền văn hóa cổ xưa của mình. Đấy là lý do tại sao em muốn đi học ở Mĩ. Sau
khi lấy bằng xong, em muốn học tiếp tiến sĩ tại đại học Hawaii và nghiên cứu về
quá khứ của bộ tộc”.
“Điều đó thật đáng biểu dương...
chúc em may mắn”. Tôi biết Simone tốt và là người có trách nhiệm nhưng đây là
biểu hiện đầu tiên tôi biết được về dự định lớn lao, về những gì
cô muốn làm trong đời.
“Em hi vọng là anh sẽ không phiền,
anh hãy ở quanh Marae này một lát. Hãy cảm nhận năng lượng từ nơi này. Có rất
nhiều những vị khách du lịch chạy từ nơi này tới nơi khác và không hề biết được đâu
là nơi đáng giá”.
Chúng tôi dạo bước quanh Marae. Một
vài phiến san hô có màu xanh vì địa y, những phiến khác thì phẳng và trơn nhẵn.
“Marae này bao nhiêu tuổi rồi?”
“Có thể là hai trăm năm... Tất
nhiên nó có thể đã bị phá hủy bởi gió lốc và được xây dựng lại một vài lần. Thỉnh
thoảng những con sóng chồm tới rất mạnh cho dù vây xung quanh đây là những rặng
san hô. Những cuộc nội chiến trên đảo cũng có thể phá hủy nó một hai lần gì
đó”.
“Làm sao em biết được những điều
đó?”
“Em đã đọc rất nhiều. Đấy là chủ
đề cuốn hút tâm trí em”.
Chúng tôi ngồi bên mép của Marae,
tắm trong ánh nắng mặt trời và ngắm nhìn đại dương. Sau một vài phút, Simone
kéo tôi đứng dậy và chỉ một mái tranh gần đó thuôn hình chữ nhật và được dựng
trên các cột chôn dưới nước. Nó không có chiếc cửa sổ nào. Đấy là bản sao của
ngôi nhà trong quá khứ nơi những kẻ cai trị hội họp, cô giải thích.
Cô yêu cầu tôi tháo giày trước
khi vào để tỏ ý kính trọng. Tôi ngạc nhiên khi thấy nó thoáng và sáng sủa cho
dù không hề có cửa sổ. Ánh sáng đi vào qua khe hở giữa tường và mái nhà dốc - những
khe hở ấy không lộ ra khi nhìn từ bên ngoài. Chúng tôi ngồi sụp xuống trên
tấm chiếu lá cọ lớn trải trên sàn. Nơi này thật tĩnh lặng và thanh bình.
Ngay sau đó, có đến nửa tá người
bước vào. Những người đàn ông mặc áo phông kiểu Hawai và những người phụ nữ mặc
những chiếc muunuus sặc sỡ. Họ đi vòng quanh và có vẻ như thất vọng
vì không có gì ở để xem ở bên trong. Tôi nhận ra Simone có một chút khó chịu
khi họ không hề cởi giày. Một trong số họ đi tới và hỏi tòa nhà dùng để làm gì
và Simone trả lời. Người đàn ông nói rằng sẽ tốt hơn nếu đưa vào đây những vật
trưng bày vi ở đây chả có thứ gì cho du khách xem cả. Tôi ngạc nhiên trước sự
kiềm chế của cô bạn trẻ tuổi.
Chúng tôi lại lên đường đi về
phía Fare. Đi được chừng một hai ki-lô-mét, Simone dừng lại bên đường và chỉ những cái
bẫy cá bằng đá nằm trong phá. Không ai biết nó đã bao nhiêu tuổi nhưng chúng vẫn
tiếp tục được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
“Anh đã nhìn thấy những cái bẫy
cá bằng tre có kiểu như thế ở Philippin”.
“Tổ tiên chúng em đã đem đến cho
chúng những đặc điểm văn hóa và truyền thống của Philippin và Indonesia. Anh có
thể tìm thấy ở đây nhiều thứ vốn đã biến mất ở hai nơi đó. Em đã từng đọc một
bài báo về tập tục tình dục ở dòng Đô-mi-ních đầy tội lỗi của người Philippin cổ
xưa. Họ nói những người phụ nữ quá bừa bãi. Thật buồn cười nhưng họ không nói
gì về những người đàn ông. Điều đó cần đến cả hai bên chứ?, cô cười.
“Điều đó có đúng không?... ý anh
muốn nói sự chung chạ đó. Em sẽ không biết được cái cách mà các cô gái cư xử
vào thời đó. Sẽ phải làm rất nhiều việc để chỉ tìm ra người cho phép người khác
nắm tay cô ấy”
“Đấy là ảnh hưởng của giáo hội.
Khi những người đàn ông da trắng đầu tiên đến những hòn đảo của chúng em. Họ
nói điều tương tự về những người phụ nữ chúng em. Anh hãy đoán xem điều ấy là
gì nào, em không nghĩ là họ phân biệt được sự khác nhau giữa sự lang chạ và sự
không che giấu những cảm xúc chân thật của mình. Về điểm này có lẽ chúng em đã
không thay đổi nhiều như những người Philipin bọn anh”.
“Những điều mà phía anh làm,
phía em không làm nữa ư?”
“Tổ tiên em mang theo chó - coi
đó là vật nuôi và cũng là nguồn cung cấp prô-tê-in. Chúng em đã không hề ăn thịt
chó nữa.
Simone đỏ mặt và có vẻ lo lắng.
Trông cô có vẻ bớt căng thẳng khi tôi cưới to.
“Một ngày nào đó, em sẽ đọc những
văn bản gốc về dòng Đô-mi-ních và viết một luận văn điều
tra xem những người Cơ-đốc giáo đã thay đổi nền văn hóa ở Philippin và đạo Hồi
đã làm điều đó như thế nào ở Indonesia.
Tôi nghĩ về những ngày tôi còn học
ở trường trung học, khi tôi muốn trở thành nhà văn hay nhà nhiếp ảnh. Tôi đã từ
bỏ những kế hoạch đó vì tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để được mọi người tôn trọng
là có trong tay một công việc thiết thực và có thu nhập cao. Vì thế mà tôi đã
trở thành một kĩ sư. Tôi ghen tị với Simone, người sẽ được làm những điều mình
thích.
Chúng tôi đến Fare vào đúng lúc
đang trưa và trời nóng khủng khiếp. Simone dựng chiếc xe máy dưới tán cây
monkeypod[5] tỏa rộng ở bên bến cảng.
Tôi theo sau cô tới một khách sạn nhỏ nơi thường lâm vào tình trạng
“đói tiền” chả kém gì những vị khách. Bên trong là một nhà hàng, một
nhà hàng có phong cách đặc trưng cho nhà hàng biển phương Nam, thứ mà
tôi đã từng thấy trong phim. Những bức tường của nó trống trơn ngoại trừ một bộ
lịch của ngành hàng không. Trên trần là hai chiếc quạt đang quay chầm chậm.
Nhà hàng phục vụ thức ăn Trung
Hoa. Chúng tôi ăn mì, rẻ nhưng rất ngon, sau đó tráng miệng bằng xoài tươi
chín. Chúng tôi nói chuyện về cuộc sống, về sự khác biệt giữa California và
Huahine và hứa sẽ gặp nhau tại Santa Barbara. Chúng tôi nói về những gì tiếp
theo chúng tôi sẽ làm.
Simone muốn chỉ cho tôi xem Bali
Hai, một khách sạn có giá 400 đô-la một đêm ở ngay bên ngoài thành phố nơi họ
đã tìm ra những công cụ thời xa xưa khi họ tiến hành xây dựng. “Đấy là một nơi
đẹp đẽ nhưng khi nó đang được xây lên em lại có cảm giác rất lạ rằng lẽ ra
chúng ta không nên xây dựng cái gì ở đây”.
Simone đã làm việc tại
điểm khai quật như một tình nguyện viên trong hai mùa hè trước. Một trong những
nhà khảo cổ học đến từ bảo tàng Bishop ở Honolulu đã thực sự bị ấn tượng bởi
lòng nhiệt tình và thái độ của cô nên đã giúp cô kiếm được một suất học bổng tại
U.C Santa Barbara.
Khi chúng tôi rời nhà hàng, có ba
người đàn ông đang đợi chúng tôi ở bên ngoài. Simone có vẻ khó chịu khi nhìn thấy
họ. Cô nói chuyện với một trong số họ và dẫn anh ta tách
ra khỏi những người kia. Họ nói bằng tiếng Tahiti nhưng tôi có thể cảm nhận được
sự giận giữ. Gã đàn ông chỉ ngón tay vào Simone còn
cô thì vung tay một cách điên cuồng.
Đột nhiên tôi cảm thấy đau nhói
và ngã khuỵu xuống. Một trong số những gã còn lại đã đấm mạnh vào sườn tôi. Đấy
là điều thật tệ hại nhưng chiếc ba lô tôi đeo đã làm giảm nhẹ cú đấm. Ngay tiếp
đó tên còn lại đấm vào mặt tôi. Những cú đấm liên tiếp sau đó làm tôi choáng
váng không còn biết điều gì đang diễn ra nữa. Tôi nghe thấy tiếng thét chói tai
của Simone và tôi cảm nhận được cánh tay cô ôm chặt lấy tôi. Cô đã
dùng chính thân mình đỡ đòn cho tôi.
Những người khác chạy tới, kéo những
gã đó ra và đuổi đi. Người phục vụ từ trong nhà hàng chạy
ra đưa cho tôi một cốc nước đá. Tôi lấy lại hơi thở khi Simone đỡ
tôi trong tay. Khi tôi có thể đứng dậy được, Simone bắt tôi đi tới đi lui trên
vỉa hè để chắc rằng tôi đã lấy lại được thăng bằng. Khi Simone cảm
thấy yên tâm, tôi ngồi sau xe ôm chặt cô và chúng tôi lại lên đường.
Simone lái xe thật chậm,
cô lái xe bằng một tay còn tay kia thì quờ lại phía sau để yên tâm rằng
tôi vẫn đang ôm chặt cô ở phía sau. Cô chạy đến Bali Hai khi nó gần như đã đóng
cửa. Cô bảo tôi đứng đợi ở bên chiếc xe còn cô thì vào văn phòng.
Sau mươi phút, cô trở lại với một
chồng khăn mặt và một xô nước đá. Người đàn ông bước ra cùng với
cô giúp chúng tôi dạo bước tới bất cứ nơi nào chúng tôi tới. Rất có
thể anh ta đã nghe Simone kể những điều đã xảy ra vì anh ta biểu hiện sự hối tiếc.
“Tôi rất xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Những người Haiti chúng tôi không phải
là những kẻ cục súc...”.
“Ồ, không, xin anh đừng lo lắng.
Tôi đã gặp những người Haiti rất tốt và tôi sẽ không cho phép những kẻ lúc
nãy phá hỏng chuyến đi hay thay đổi ý nghĩ của tôi về những người ở
đây đâu”.
Chúng tôi đi bộ đến bên chiếc phá
nơi những ngôi nhà tranh nghỉ mát hình tròn được dựng
trên những chiếc cột trên mặt nước sạch sẽ màu xanh lam. Một ngọn
gió nhẹ thổi từ biển vào bờ làm cho không khí dịu đi. Chúng tôi bước qua con đường
dành cho người đi bộ nhô lên trên mặt nước để đi vào một trong những túp lều ấy.
“Tên tôi là Sylvain. Tôi là người
quản lý của khách sạn này.Simone hỏi tôi rằng liệu anh có thể nghỉ ở một phòng
nào đó trong khoảng chừng một giờ để lấy lại sức không. Tôi biết cô ấy đang chở
anh trở lại Fare vì vậy tôi trả lời rằng anh và cô ấy có thể ở lại chừng nào
cũng được, qua đêm cũng không sao, tôi đảm bào điều đó. Đừng lo lắng
về khoản tiền nong. Chúng tôi chả bao giờ được khách hàng đặt kín hết các phòng
nên chúng tôi chả thua thiệt gì lớn trong việc này đâu”.
Anh ta nhìn sự miễn cưỡng của tôi
và tiếp tục “Tôi mang ơn Simone rất nhiều - cô ấy đã giúp chúng tôi cộng tác với
những nhà khảo cổ một vài năm về trước”.
Anh ta đưa cho tôi một chai Côte
du Rhone khi chúng tôi đi vào phòng. “Tôi hy vọng là anh sẽ thích nó”. Anh ta
bắt tay tôi lần nữa trước khi dời đi.
Căn phòng thật tuyệt vời. Trên mặt
nước. Lộng gió. Một tầm nhìn 360 độ. Ở giữa sàn là một lỗ tròn lớn
phủ tấm kính dày, qua lỗ đó bạn có thể nhìn thấy những chú cá sặc sỡ bên dưới
nước. Một lối đi bộ khác dẫn đến một cái nền xa hơn phía ngoài phá,
nơi người ta có thể bơi hay đơn giản là thư giãn. Phần lớn các ngôi nhà nghỉ nằm
cách xa nhau để đảm bảo có không gian riêng.
Simone bảo tôi nằm lên giường và
cởi áo sơ mi. Cô bỏ đá vào khăn mặt và chườm vào những chỗ tôi bị
thương ở bên sườn. Cô đặt một chiếc khác lên má tôi và bảo tôi giữ lấy.
Simone ngồi bên cạnh
tôi và bắt đầu khóc. Cô đã cố nén mọi thứ vào trong cho đến khi cô cảm
thấy ổn và có thể trải lòng mình. Giữa những tiếng nấc, cô nói rằng một trong
những gã đó là bạn trai cũ, người không muốn chấp nhận thực tế rằng
mọi chuyện giữa cô và anh ta đã chấm dứt. “ Anh ta là kẻ hay ghen
ghét và ích kỉ- anh ta nghĩ rằng anh ta có quyền chiếm hữu em. Anh
ta nghe mọi chuyện từ những người em họ em”.
Sau khi Simone bình
tĩnh trở lại, chúng tôi uống rượu vang cho đến khi cơn buồn ngủ ban
trưa kéo đến.
Simone đang ngắm nhìn tôi khi tôi
thức dậy. Tôi nhìn đồng hồ và nhận ra rằng tôi đã ngủ ngon suốt một giờ đồng hồ.
“Em có ngủ được chút nào không?”
“Có chứ. Năm mươi phút”.
Simone lau nước mắt và mỉm cười.
“Đừng buồn vì những chuyện đã
qua. Mọi thứ đã ổn rồi”.
Simone muốn nói thêm điều gì
nhưng tôi đã kéo cô nằm xuống bên cạnh tôi. Khi tôi cố ôm cô đề an ủi
thì một cơn đau nhói phía mạn sườn làm tôi chùn lại. Simone nhận ra điều đó và
cô lại bắt đầu khóc.
Cô nép lại gần tôi. Mùi mồ hôi của
chúng tôi trộn lẫn với mùi thơm tiare trong dầu dừa cô dùng trên tóc. Thân thể
cô ấm áp và dễ chịu. Cô đã nhận ra sự căng cứng của tôi vì ngay sau đó cô nở nụ
cười tinh quái trên khuôn mặt. Nụ cười của cô làm tôi cảm thấy khá hơn.
“Anh muốn chứ?”, tôi
nghĩ cô đang chòng ghẹo tôi.
“Phải, nhưng anh không thể”.
“Anh cứ ở yên, em sẽ tìm ra
cách”.
Cô khỏa thân sau đó cởi đồ cho
tôi. Kéo chân tôi ra, làm tôi căng cứng, dẫn tôi vào một cách thận trọng để sức
nặng cơ thể cô khỏi đè lên người tôi. Những chuyển động chừng mực hóa
ra lại là thứ kích thích tuyệt vời - sự kích thích khởi đầu
không bao giờ kết thúc. Sau khi tôi tới, cô rúc vào tôi không một lời phàn nàn
dù tôi biết cô không thỏa mãn.
Tôi phải cố gắng mới thức dậy được,
cơ bắp tôi đau nhức và cứng lại. Chúng tôi quyết định đi bơi. Chúng tôi đi qua
lối đi bộ để tới chỗ bơi. Nơi ấy có một vài chiếc ghế nhựa và một
chiếc thang dẫn xuống nước.
Nước lạnh và muối khứa vào những
vết thương nhưng xem ra đấy lại là điều hay với những chỗ đau nhất. Tuy nhiên
tôi không thể ở lâu vì tôi không vận động đủ để hâm nóng cơ thể. Tôi
lên bờ, quấn mình trong chiếc khăn mặt và bằng lòng ngắm nhìn Simone từ ghế tôi
ngồi. Cô trông giống như nàng tiên cá đang đùa với sóng- cô đang ở trong chốn
lí tưởng của chính mình. Tôi an ủi rằng cô sẽ không rầu rĩ hay oán
trách bản thân vì những chuyện đã xảy ra.
Khi cô bước ra khỏi nước, tôi đưa
cho cô chiếc khăn mặt và hỏi: “ Sao em lại quá tốt với anh như vậy?”
“Mẹ em bảo anh là một
người đàn ông tốt. Mẹ em luôn đúng”.
Tối đó một người phục vụ đem tới
bữa tối. Anh ta mở nắp chiếc khay để chỉ cho chúng tôi thấy món ăn đầu tiên -
món thịt thăn nướng với nước sốt ngải dấm[6], anh ta nói. Sylvain cũng tới hỏi thăm
xem tôi có cảm thấy đỡ hơn không. Anh ta mở nút một chai rượu vang cho chúng
tôi - một chai St- Stéphe.
Sau đó tôi hiểu điều anh ta thực
sự muốn nói là gì. Lẽ ra anh ta có thể mang đến một chai rẻ hơn và giữ lại chai
Médoc cho những vị khách quan trọng hơn. “Cảm ơn anh Sylvain. Trong đời tôi
chưa từng bao giờ có dịp nếm thử Medóc. Tôi chỉ biết đến Boóc-đô rẻ tiền từ
vùng đó mà thôi”.
Anh ta mỉm cười. Tôi có cảm giác
anh ta hạnh phúc với ý nghĩ rằng chai rượu ngon anh mang đến sẽ
không uổng phí. Anh ta đã để tôi ở lại với nỗi băn khoăn rằng liệu tất
cả những điều đó có phải là một giấc mơ không.
Sau đấy vào tối đó, một người phụ
nữ đến điều trị những vết thâm tím trên mình tôi. Bà xoa bóp cơ bắp tôi với thứ
dầu tổng hợp có mùi gừng. Tôi cảm thấy ấm áp và dễ chịu. Bà dặn tôi giữ ấm vào
buổi tối. Simone mặc thêm cho tôi một chiếc áo phông nữa. Tối đó tôi
ngủ thật ngon.
Ngày tiếp theo là ngày cuối cùng
tôi ở Huahine. Chúng tôi trở lại nhà Simone ở Faie. Mọi người đều biết
những gì đã xảy ra - ngày hôm trước - cô đã gọi điện kể cho mọi người mọi chuyện.
Mọi người xúm lại tôi hỏi han như thể tôi là một kẻ tàn tật làm tôi cảm thấy cực kỳ xấu hổ. Tôi đáp tôi bị đau nhưng đã đỡ hơn rất nhiều. Tôi yêu cầu cậu em họ
của Simone, người muốn trả thù vì danh dự của gia đình đừng làm bất cứ điều
gì nhưng cậu ta không muốn nghe.
Simone và tôi nói chuyện trước
lúc từ biệt rất lâu trên con đồi mà xưa kia vốn là vọng gác quan sát quân thù từ
biển kéo vào. Chúng tôi không nói gì nhiều, cũng chẳng mấy chạm vào nhau. Chúng
tôi ngắm nhìn đại dương, tưởng tượng đến hình ảnh kẻ thù đang tiến về phía
chúng tôi.
Cô tặng tôi một chiếc vòng cổ làm bằng vỏ ốc biển. “Em biết chắc chắc đã có những cô gái trên những
hòn đảo khác tặng anh những món quà như thế này. Đấy là phong tục của chúng em,
vì thế em không ghen đâu. Em đã tự tay làm chiếc vòng này. Tất cả những chiếc vỏ
ốc và san hô trên chiếc vòng đều lấy từ hòn đảo Huahine quê em. Những chiếc mà
anh mua ở chợ làm bằng những chiếc vỏ ốc lấy từ nước anh- hầu hết những
vỏ ốc bán ở đây là từ Philipin”.
Những gì cô nói là đúng - tôi đã
nhìn thấy hàng trăm túi đựng đầy vỏ ốc biển có dòng chữ “thu hoạch ở Philipin” ở
chợ Papeetê. Tôi không thể nói cho Simone biết tại sao người dân chúng tôi lại
bắt và bán bất cứ con ốc nào lọt vào tay họ trong khi người dân ở chỗ cô thả
chúng xuống đại dương và chỉ lấy những gì thật cần thiết. Tôi không thể nói cho
cô ấy biết tại sao người dân chúng tôi không bao giờ coi những con cá chình ở
sông như con vật nuôi yêu quý mà coi đó là nguồn thực phẩm.
Nhưng tôi cảm thấy vui - Simone
yêu tôi và dường như tôi đã chạm tới tinh thần của người Philipin truyền thống
thứ có vẻ như vẫn đang sống dù là ở một nơi rất xa quê hương. Tôi đã trở thành
vị vua của ngọn đồi trong chốc lát - sau đấy thời gian đã điểm, đã đến lúc tôi
phải đi xuống và thuyền sẽ đưa tôi đi.
Teroo đang đợi tôi tại bến cảng
Farepiti khi tôi trở lại Bora Bora. Terroo bật khóc khi trông thấy những vết
thương của tôi giờ tím lại. “Ôi, chàng trai tôi tội nghiệp của tôi. Trông anh
thật là khốn khổ. Simone đã không hề phóng đại. Teroo choàng tay ôm lấy tôi.
“Chị lẽ ra nên gặp một
gã khác”, tôi nói dối khi ôm lại Teroo và cảm thấy an toàn trong vòng tay yêu mến.
ấm áp của chị.
“Anh không sao chứ?”
“Vâng, không sao cả”, tôi quả quyết.
Chị nhìn tôi lần nữa. Rồi mặt chị
sáng lên và nở một nụ cười thật lớn. “ Anh thấy cô con gái tôi thế
nào? Tôi đã nói với anh rằng cô bé thật tuyệt vời. Và đúng là như thế
phải không nào?”.
Chú thích:
[1] Tên một loại hoa phong lan
[2] Tên một loài hoa thơm vốn được coi
là quốc hoa ở quần đảo Haiti.-ND
[3] Tên một loài hoa nổi tiếng ở
Philipin - ND
[4] Những bệ đá lớn ở trên các hòn đảo
được xây dựng nhằm phục vụ cho nhũng hoạt động cộng đồng và tôn giáo - ND
[5] Một loại gỗ cứng quý hiếm ở Hawai,
được dùng để chế tạo các vật dụng trong nhà.
[6] cỏ có lá dùng làm gia vị cho
sa lát và giấm.
28/2/2008
H.O Santos
Nguyễn Quốc Vương dịch
Theo https://www.vanchuongviet.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét