Hà Nội vào Thu
Nhật Thịnh
Ai cũng bảo "Hà
Nội đẹp nhất vào mùa Thu". Mùa Thu có nắng vàng, có gió heo may, có
trời xanh, có mây trắng, có những trảng cỏ mướt mát vào sáng tinh mơ, có mái
nhà rêu phong, có phố cổ trong tranh Bùi Xuân Phái, có những trái sấu, hàng
me...có lá bàng, có lộc vừng bên bờ hồ Gươm thay lá vàng rực...có những làn
sương nhẹ mơn man mặt hồ Tây, hồ Trúc Bach...lao xao từng con sóng...đâu đó dăm
con cá riếc nhảy tanh tách đớp mồi để mắt ai sáng lên, chấp chới, chơi vơi. Mùa
Thu Hà Nội đẹp quyến rũ, gió se se lạnh, để nhiều cô gái đẹp lên trong khăn áo,
trong sắc Thu, và trong mắt người con trai. Mùa Xuân thường ẩm ướt với
những cơn mưa phùn, mùa Hạ trời oi bức, nóng nực, mùa Đông lạnh cắt da thịt,
người già cả run rảy trong những chiếc áo bông. Trong khi đó vào những ngày này
Hà Nội bước vào Thu, trời hơi se lạnh, có thể đi trong gió nhẹ dạo bộ dọc hồ
Tây, hồ Gươm, lang thang trên vỉa hè, hay thảnh thơi ngồi trà chanh gần Nhà thớ
lớn, nghe tiếng chuông vọng ra mà cảm nhận nhịp sống bình yên trôi qua.
Nói đến mùa Thu Hà Nội người ta thường nghĩ đến lá vàng phủ ngập
mặt đất như trong họa phẩm "Mùa Thu vàng" của
Levitan, nhưng đó là mùa Thu xứ tuyết, còn mùa Thu Hà Nội thì sao? Đã có không
biết bao nhiêu nhạc phẩm ca ngợi Hà Nội đầy chất thơ khi Thu sang. Hà Nội mùa
hoa sữa, hương hoa nồng nàn, tỏa ngát có khi cả con đường, còn nhiều thích thú
khác. Hà Nội có bốn mùa rõ rệt, nhưng mùa Thu đẹp nhất, dù không có nhiều hoa
lá, bầu trời xám xịt mầu chì, đôi khi mới có được màu xanh thắm.
Mùa Thu Hà Nội có nhiều nét đẹp thơ mộng, tạo nên những cảm xúc sầu lắng trong thi ca, chinh phục nhiều thế hệ từng gắn bó với Hà Nội, nhưng đó là Hà Nội của những ngày nào xa xưa, không như Hà Nội bây giờ đỏ lòm lòm một màu máu nhày nhụa, tanh tưởi, nhớp nhúa.
Nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, bản "Nhớ mùa Thu Hà Nội" như tiềm ẩn bên trong một cái gì mong manh sương khói: "Hà Nội mùa Thu / cây cơm nguội vàng / cây bàng lá đỏ / nằm kề bên nhau / phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu / Hà Nội mùa Thu / mùa Thu Hà Nội / mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió / mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua." Với đoạn nhạc mở đầu, Trịnh Công Sơn như muốn thâu tóm ấn tượng của mình về Hà Nội bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen trong kỷ niệm của biết bao người nghĩ theo cách riêng của mình, tạo dựng một bức tranh Thu tuyệt đẹp không nơi nào có được. Những hình ảnh đó giúp người ta cảm nhận được một Hà Nội trong sắc Thu thật dịu dàng và đầy quyến rũ. Cũng là cây cơm nguội, cây bàng, nhưng Trịnh Công Sơn khéo léo đặt kề nhau giữa màu vàng và màu nâu đỏ mà chưa ai nghĩ đến. Cũng là phố cổ, ngói xưa mọi người thường vẫn nhận thấy, nhưng dưới mắt Trịnh Công Sơn lại là "mái ngói thâm nâu.". Cũng là cốm nhưng cốm xanh và cốm sữa. Cũng tay chân nhưng là tay nhỏ và chân thơm...
Màu của lời và màu của nhạc như kết hợp gam trưởng và gam thứ đan xen, khiến nó vừa sáng trong vừa mềm mại, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và thanh nhã tựa nét đẹp truyền thống của Hà Nội. Không gian Hà Nội bị dồn nén, được Trịnh Công Sơn mở rộng về phía hồ Tây mênh mông, bát ngát và đầy gợi cảm bằng "màu sương thương nhớ" và cánh chim sâm cầm "vỗ cánh mặt trời." Hồ Tây chiều Thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi, màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm vỗ cánh mặt trời.
Hai câu nhạc trải ra, bay lên tưởng chừng dĩ vãng đang bay dần đến tương lai đầy ánh sáng thơ mộng. Rồi Trịnh Công Sơn lặng lẽ trở về với chính mình, với tình yêu Hà Nội đã chưa bao giờ hiểu hết. Đó là niềm khát khao một tình yêu say đắm, một tiếc nuối thầm lặng:"Hà Nội mùa Thu đi giữa mọi người / lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai / sẽ có một ngày trời Thu Hà Nội trả lời cho tôi / sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi." Và câu nhạc kết thúc như chùng xuống một giọng thứ sâu đằm tha thiết: "Hà Nội mùa Thu, mùa Thu Hà Nội nhớ đến một người...Để nhớ mọi người."
Dường như thoạt đầu Trịnh Công Sơn viết:"Nhớ đến mọi người / Để nhớ một người." Cách nói đó xem ra cũng hay nhưng Trịnh Công Sơn thấy cần nói ngược lại mới mở ra được một biên độ mới cho sự khái quát hợp với tình yêu rộng lớn của mình với Hà Nội yêu dấu. Cuối cùng, nhạc phẩm được kết lại bằng hình ảnh thân thương: "Nhớ đến một người...Để nhớ mọi người."
Kể ra đã trên một phần tư thế kỷ trôi qua, bản"Nhớ mùa Thu Hà Nội" vẫn thao thức lòng người về một tình yêu trong đẹp, tựa một đứa con đi xa còn ấp ủ nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ. Trong bao nhiêu nhạc phẩm viết về quê hương và tình yêu, nhạc phẩm "Nhớ mùa Thu Hà Nội"mang một hơi thở riêng của Trịnh Công Sơn và gần gũi với mọi người. Đây không chỉ là một nhạc phẩm xuất sắc của Trịnh Công Sơn được viết bằng tất cả trái tim yêu thương Hà Nội và những rung động trước cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của mùa Thu nơi đây, đây còn là một ca khúc hay của Hà Nội, bởi mỗi độ Thu về, mọi người lại thấy dấy lên trong lòng mình một giai điệu đầy da diết và quyến luyến của mùa Thu Hà Nội.
Những giai điệu mùa Thu này, Trịnh Công Sơn đã thai nghén trong sương khói mong manh một đêm xa lắc sau ngày sinh nhật Văn Cao 60 tuổi, thu mình lững thững đi bộ cùng mấy người thân từ phố Yết Kiêu về khách sạn Đồng Lợi gần ga Hàng Cỏ, thấm nhập hồn mình vào mùa Thu Hà Nội.
Trước đó, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc phẩm "Dung Hòa ca" nay không còn thấy ai nhắc đến nhưng nó được coi như một nhạc phẩm chuẩn bị cho nhạc phẩm "Nhớ mùa Thu Hà Nội". Dung Hòa, tên của một cô gái Hà Nội có cái giọng khàn khà ma mị, hát nhạc Trịnh Công Sơn thật truyền cảm. Và chính giọng hát của Dung Hòa đã dụ Trịnh Công Sơn vào cõi bồng bềnh của Hà Nội.
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn nổi tiếng với nhạc phẩm"Đoản khúc Thu Hà Nội" mang vẻ nhẹ nhàng, ấm áp giống như nhịp sống lặng lẽ, âm thầm của Hà Nội: "Bởi vì mùa Thu tôi ở lại / Hà Nội mùa Thu, Hà Nội Thu / Hà Nội mùa Thu tràn nỗi nhớ / Không bởi vì em, hay vì em / Hà Nội mùa Thu, Hà Nội gió..." Nếu ở nhạc phẩm"Nhớ mùa Thu Hà Nội", Trịnh Công Sơn thể hiện những rung động trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những hình ảnh đầy mầu sắc của mùa Thu Hà Nội, thì ở ca khúc này hình ảnh về Hà Nội lại là một "mùa Thu tràn nỗi nhớ". Hai nhạc phẩm ra đời vào hai thời điểm khác nhau, hai phong cách riêng biệt, nhưng đều được đón nhận và trở thành hai tác phẩm vô giá của Trịnh Công Sơn dành cho Hà Nội. Điều đặc biệt người thể hiện thành công cả hai ca khúc này đều không ai khác Hồng Nhung, nên mỗi khi giai điệu của "Đoản khúc Thu Hà Nội" vang lên, giọng hát tràn đầy xúc cảm mạnh mẽ của Hồng Nhung đã làm mọi người như thêm yêu Hà Nội hơn.
Trịnh Công Sơn còn hai nhạc phẩm mang tên"Nhìn những mùa Thu đi / Nắng thủy tinh" đều lấy hình ảnh một buổi chiều Thu, nhưng nếu bản "Nắng thủy tinh" là một:"chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm" thì buổi chiều trong bản "Nhìn những mùa Thu đi " lại"đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè nhẹ": "Nhìn những mùa Thu đi / Em nghe sầu trong nắng / Và lá rụng ngoài song / Nghe tên mình vào quên lãng / Nghe tháng ngày chết trong Thu vàng.../ Chiều đã đi vào vườn mắt em / Mùa Thu qua tay đã bao lần / Ngàn cây thắp nến lên hai hàng / Mầu nắng bây giờ trong mắt em."Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng phải đón nhận những mùa Thu đi qua và "nghe tên mình vào quên lãng". Mùa Thu đến và đi đã để lại bao cảm xúc bâng khuâng, ngậm ngùi. Trong một khoảnh khắc Khánh Ly và Lệ Thu hiện trên sàn diễn trình diễn hai nhạc phẩm này là một hình ảnh đẹp đã khắc sâu vào ký ức của quần chúng hâm mộ nhạc Trịnh Công Sơn. Những hoài cảm sâu sắc của biết bao người đã trào dâng mỗi khi những giai điệu êm đềm ấy được ngân vang. Mùa Thu cũng là lúc để người ta hoài niệm về quá khứ, để tâm hồn mình "buồn dâng mênh mang" và lắng đọng theo từng nốt nhạc xưa cũ.
Nhạc Thu được nhiều nhạc sĩ viết, phải chăng đây là một mùa có nhiều sức quyến rũ, nó bâng khuâng, thoáng đãng một cái gì. Nhạc phẩm "Giọt mưa Thu" được Đặng Thế Phong viết vào các ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942, thoạt đầu ca khúc mang tên"Vạn cổ sầu", nhưng theo ý kiến của một vài người thân, Đặng Thế Phong đổi lại là"Giọt mưa Thu"cho bớt sầu thảm, đã gây cảm hứng cho Hoàng Dương viết nên bản "Tiếc Thu". Bản này từng được Thái Thanh, Lệ Thu và Thanh Thúy trình bày thành công. Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng bản "Giọt mưa Thu" cùng hai ca khúc khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu"được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nói đến hoàn cảnh ra đời của bản "Giọt mưa Thu" nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là "Vạn cổ sầu". Chập tối ông Thọ về có dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên "Giọt mưa Thu". Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong-Tuyết phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."Dư luận có người cho rằng ca khúc này có sự tham gia viết lời của cố nhạc sĩ Bùi Công Kỷ, trước sự việc này, nhạc sĩ Phạm Duy viết: "Bùi Công Kỷ là người Nam Định, bạn thân của Đặng Thế Phong. Nó nói nó soạn lời ca cho bài "Giọt mưa Thu", một điều tôi vẫn chưa tin là đúng hoàn toàn, vì Đặng Thế Phong chết đã từ lâu, làm sao mà mình kiểm chứng được? Tôi rất yêu nó vì nó có một lối sống bất cần đời..."Nhận xét về bản "Giọt mưa Thu" nhạc sĩ Phạm Duy viết:"Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là "Vạn cổ sầu". Đó là bài "Giọt mưa Thu": Ngoài hiên giọt mưa Thu thánh thót rơi / Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi / Trong mưa Thu ai khóc ai than hờ..." Bây giờ mùa Thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc. Dương thế trong mùa Thu bao la sầu, gió xa xôi vẫn về, mưa giăng mù lê thê và lũ chim non chiêm chiếp kêu trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì Thu: "Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành / Như nhủ trời xanh / Gió ngừng đi, mưa buồn chi / Cho cõi đời lâm ly / Hồn Thu tới nơi đây gieo buồn lây / Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về / Ai nức nở thương, đời châu buông mau / Dương thế bao la sầu." "Giọt mưa Thu"nghe như bản "Nhạc sầu" trong thơ Huy Cận:"Ai chết đó, nhạc buồn chi lắm thế /Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường.../ Từng tiếng lệ, ấy mộng sầu lá úa / Chim vui đâu, cây đã gãy vài cành..." Trong bài "Giọt mưa Thu", Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa Thu ngoài đời và trong đời mình. Với "Giọt mưa Thu", Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc nước ta loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn trong bài "Giọt mưa Thu" chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. Nếu nghiên cứu theo lối Tây phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm với lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa Thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng."
Ngoài ra Đặng Thế Phong còn là tác giả bản"Con thuyền không bến": "...Đêm nay Thu sang cùng heo may / Đêm nay sương lam mờ chân mây / Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng / Như nhớ thương ai chùng tơ lòng." Nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong là một trong số ít ỏi ba nhạc phẩm, "Con thuyền không bến" cho đến nay vẫn được coi như ca khúc bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Từng giai điệu tê tái, não nề của nhạc phẩm đã để lại dấu ấn khó phai nhòa trong tâm trí người yêu nhạc hơn nửa thế kỷ qua. Bản "Con thuyền không bến" được Đặng Thế Phong sáng tác dành tặng riêng cho người yêu tên Tuyết khi bấy giờ. Trong một đêm trăng vào mùa Thu trên sông Thương, Đặng Thế Phong đã biến nỗi nhớ thương người yêu ở nơi xa thành một tuyệt phẩm. Hình ảnh "Con thuyền không bến" mang đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên dòng nước mênh mang trong một đêm Thu chớm lạnh cùng gió "heo may", "sương lam mờ chân mây","ánh trăng mờ chiếu". Đặng Thế Phong diễn tả tâm trạng nhung nhớ của những ngưởi trẻ tuổi trong thời khói lửa. Tình yêu của họ bơ vơ, lạc lõng giống con thuyền trôi trên sông mùa Thu, không biết đâu là bờ bến. Giọng ca khàn đục đặc trưng của Khánh Ly đã thổi hồn, đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho ca khúc"Con thuyền không bến."
Đến ca khúc "Thu cô liêu" của cố nhạc sĩ Văn Cao người ta thấy dường như mùa Thu có mối duyên nợ kỳ lạ với Văn Cao. Khi sinh thời, Văn Cao từng tâm sự: "Những kỷ niệm về mùa Thu thì có quá nhiều trong cuộc đời, không chỉ mùa Thu "cách mạng" mà còn cả mùa Thu tình ái. Mùa Thu gợi một cái gì đó về nam nữ, có lẽ mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta." Là một trong ba nhạc phẩm viết về Thu của Văn Cao, mà nhạc phẩm "Thu cô liêu" mang giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang khám phá ra vẻ đẹp của buổi chiều Thu. Mùa Thu là mùa thường đem tới những xúc cảm bâng khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh Hồng Nhung duyên dáng cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên gắn liền với nhạc phẩm "Thu cô liêu" trong bao năm qua:"...Thu cô liêu, tịch liêu / Cô thôn chiều, ta yêu Thu, yêu mùa Thu / Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi / Một mùa Thu, một mùa Thu / Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng..."
Năm 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tay "Buồn tàn thu", dành lời tựa cho Phạm Duy: "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn". Có thể coi Phạm Duy như là một người đầu tiên trình diễn ca khúc này trong suốt thập niên 40. Giai điệu buồn da diết, nhịp điệu chậm chạp của nhạc phẩm thể hiện rõ nỗi sầu thương của một thiếu phụ mòn mỏi chờ đợi người yêu, sau nàng đã chết theo mùa Thu: "...Nghe bước chân người sương gió / Xa dần như tiếng Thu đang tàn / Ôi người gió sương em mơ thương ái ân bao lần / Và chờ tin hồng đến / Đêm mùa Thu chết" . Nỗi vấn vương của người thiếu phụ trong nhạc phẩm cứ bay theo những chiếc lá vàng. Ngồi trong nhà đan áo, nàng nhắn nhủ gió, mây và các cánh chim uyên đưa duyên tới người tình trong sự vô vọng. Năm tháng cứ tuần tự trôi qua và trong một đêm mùa Thu chết, tình yêu của nàng đã"rơi theo lá vàng". Những giọng nữ chất ngất cao như Thái Thanh, Kim Tước đã thổi hồn cho ca khúc.
Văn Cao khởi đầu sự nghiệp của mình bằng nhạc phẩm "Buồn tàn Thu" để cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa này cũng tàn theo "Giai Phẩm Mùa Thu" trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm". Văn Cao mất đi trong cảnh khốn cùng để lại cho đời một kho tàng âm nhạc quí giá, cùng sự thương tiếc ngậm ngùi và bao điều suy ngẫm.
Một trong những khúc Thu nổi tiếng mà khi được cất lên, giai điệu của nó có thể khiến cho người ta vỡ oà cảm xúc. Đó là bản "Gửi gió cho mây ngàn bay" của cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh: "...Với bao tà áo xanh đây mùa Thu / Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ / Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh / Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...".
Mùa Thu với bao vẻ đẹp nên thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến Đoàn Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người. "Lá đổ muôn chiều", "Chuyển bến" hay "Tà áo xanh" đều được coi là những kiệt tác của âm nhạc Việt Nam. Trong số những tác phẩm viết về mùa Thu của Đoàn Chuẩn không thể không nhắc tới bản "Gửi gió cho mây ngàn bay". Đây một họa phẩm sinh động về mùa Thu Hà Nội được Đoàn Chuẩn gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn. Đó là một mùa Thu "lá vàng từng cánh rơi từng cánh" khiến Đoàn Chuẩn "thấy hối tiếc nhiều" vì "thuyền đã sang bờ, đường về không lối". Trong suốt cuộc đời, Đoàn Chuẩn viết không nhiều, nhưng những nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn đều được giới hâm mộ yêu thích hơn nửa thế kỷ qua. Hà Nội khi tròn 1000 năm tuổi [2009] cũng vào mùa Thu, giai điệu "Gửi gió cho mây ngàn bay" được các ca sĩ tên tuổi Khánh Ly, Tuấn Ngọc thể hiện thành công, đã vang lên như đem"mùa Thu trần thế" năm xưa trở về.
Đến nhạc phẩm "Thu quyến rũ" của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh chào đời năm 1950, nhưng tới bây giờ, những câu hát ngập tràn cảm xúc của ca khúc vẫn khiến những người yêu nhạc đắm chìm vào một không gian lãng mạn mỗi độ Thu về. Vẻ đẹp của đất trời khi"ngả màu xanh lơ", khi đàn bướm vui đùa trên những bông hồng, khi "mây bay về nơi cuốitrời"khiến Đoàn Chuẩn "tức cảnh sinh tình". Thu trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết qua lời kể của một chàng lãng tử si tình đã"trót yêu" tà áo xanh rực rỡ mà mùa Thu tự khoác lên người. Đoàn Chuẩn nổi tiếng phong lưu, hào hoa, và đã đem cái "chất"đó vào trong những nhạc phẩm của mình. Đoàn Chuẩn không viết ồ ạt nhưng mỗi ca khúc của Đoàn Chuẩn thường gắn một giai thoại khác nhau, mà chủ yếu về mùa Thu bởi "đó là mùa của tình yêu." Dù đã trên nửa thế kỷ bản "Thu quyến rũ" vẫn được nhiều người yêu thích. Nghe Tuấn Ngọc trình diễn bản này người ta thấy thể hiện rõ nhất sự"phiêu bồng"của nhạc phẩm "Thu quyến rũ"
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong ca khúc "Mùa Thu cho em", tình cảm dành cho mùa Thu thể hiện vừa lãng mạn vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong ca khúc nhờ vẻ đẹp "má hồng", "môi em thơm nồng"của mùa Thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, tràn trề yêu thương hy vọng. Thể hiện thành công nhất ca khúc này không ai ngoài Lệ Thu và Ngọc Lan: "...Anh có nghe mùa Thu mưa giăng lá đổ / Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương / Và anh có nghe khi mùa Thu tới / Mang ái ân, mang tình yêu tới / Anh có nghe hồn Thu nói mình yêu nhau nhé." Khi cái nắng gay gắt của mùa Hạ trôi qua đi, mùa Thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường phủ kín lá vàng và khúc yêu thương của những trái tim"vương màu xanh mới". Đó là lời nhắn nhủ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong bản"Mùa Thu cho em". Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng thập niên 70 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người ta rằng mùa Thu đã quay gót trở về.
Nhắc đến mùa Thu, hầu như ai nấy đều hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất nơi chân trời. Hình ảnh đó phảng phất trong bản "Mùa Thu ru em" của Đức Huy:"...Hôm mùa Thu gió hát bài ca cũ / Mùa Thu bay lá vàng / Anh ru em ngủ, bài ca dao ta vẫn hát / Lúc còn ấu thơ / Nắng vàng ấm suối tóc dệt mây Thu / Mùa Thu ru phím đàn..." Ca khúc này nhắc nhở những ai yêu mến nữ ca sĩ bạc mệnh Ngọc Lan nhớ đến video clip bản này của Ngọc Lan vào đầu thập niên 90. Trong vai một cô gái chăn cừu áo rách tả tơi rong ruổi khám phá vẻ đẹp của rừng núi mùa Thu, Ngọc Lan diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người lúc bấy giờ. Lời ca trong sáng, dịu dàng được thể hiện qua chất giọng mượt mà, điêu luyện của Ngọc Lan.
Nhạc sĩ Hữu Xuân trong nhạc phẩm "Hà Nội mùa lá bay" diễn tả cái đẹp của mùa Thu Hà Nội, có những cơn gió heo may nhẹ nhàng, những làn sương khói giăng trên mặt nước Hồ Tây, những con phố tràn ngập lá vàng rơi và những kỷ niệm của thời thơ ấu chợt hiện về:"...Mùa Thu, xanh một trời Hà Nội # Em nghe Thu hát ngang lưng trời # Từng con đường năm xưa # Lối ta đi qua những ngày thơ ấu..." Ca khúc thể hiện hình ảnh một thanh niên đi tìm lại những ký ức của năm tháng cũ giữa mùa Thu của Hà Nội thật giản dị nhưng vô cùng lãng mạn. Anh ta cứ mải miết trong cuộc hành trình tìm lại mùi hương cốm đầu mùa dịu ngọt, hương hoa sữa ngào ngạt, tới cả hình bóng người con gái năm xưa, tà áo dài trắng tung bay trong chiều Thu Hà Nội. Để sau đó bất chợt anh ta nhận ra trong lòng mình đang mang một nỗi buồn man mác không thể gọi tên bởi lẽ mùa Thu cũng là mùa của những hoài niệm.
Nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường viết bản "Nồng nàn Hà Nội" theo phong cách rock unplugged hòa lẫn R & B đầy lôi cuốn, đã chinh phục người yêu nhạc bằng một Hà Nội "dịu dàng và đậm chất thơ" thể hiện qua những hình ảnh Hồ Gươm lung linh vào mỗi buổi chiều tà, các quán ăn ven đường tấp nập người qua lại, dòng người vội vã trên các con phố, hương hoa sữa thơm nồng nàn vào mỗi mùa Thu...Đó là dư vị rất riêng của Hà Nội khiến bất cứ ai đặt chân tới nơi đây vào mùa Thu đều cảm thấy xao xuyến trước một vẻ đẹp bình yên và nhẹ nhàng. Thật đúng như người ta nói, mùa Thu mùa đẹp nhất của Hà Nội và mùa đem đến cho nhiều nhạc sĩ sự cảm xúc của những cung bậc:"Đưa em đi qua thăng trầm, bao tháng năm đã úa mầu # Gọi tên từng phố cổ, chiều nhạt nhòa Hồ Gươm lung linh # Ngọt ngào hoa sữa thơm # Gọi mùa Thu về thật lâu, để ta biết, nồng nàn..."
Tiếp nối dòng nhạc Hà Nội mùa Thu nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ của Phạm Thị Ngọc Liên viết thành nhạc phẩm "Im lặng đêm Hà Nội"mang giai điệu buồn da diết. Lời tâm sự buồn của cô gái trẻ về mối tình đầu tan vỡ diễn ra trong một đêm Thu Hà Nội với "hương hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ", "trăng lạnh mờ sương", "không gian dạ hương sâu thẳm" và"tiếng chim đêm khắc khoải". Đêm, khoảng thời gian mà những trái tim cô đơn thường tìm đến những khoảng lặng trong tâm hồn mình, và lúc những ký ức dĩ vãng ùa về."Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn, trong căn phòng nhỏ # Đêm cuối Thu, trăng lạnh mờ sương # Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya # Không gian dạ hương sâu thẳm"
Đêm cuối Thu Hà Nội đem đến những cơn gió se lạnh, những hạt sương đêm ướt đẫm khiến nỗi cô đơn trở nên mênh mông, quạnh vắng. Lúc này, người con gái đó chỉ mong tìm được một tâm hồn đồng điệu hầu xoa dịu đi sự trống trải mà sao lại phiền phức thế? "Chỉ còn em, còn em im lặng đến tê người"
Ca khúc đi sâu vào lòng người không phải bởi nó buồn mà các giai điệu ấy có thể chạm tới sâu thẳm các cảm xúc lắng đọng trong mỗi con người.
Đến bản "Chiều Hà Nội" của nhạc sĩ Vũ Quang Trung: "Hà Nội trong mắt ai, hay chiều buông góc phố em # Nghe tiếng chuông ban chiều gọi # Hà Nội trong mắt em, hay mùa Thu tiếng lá rơi # Và em đến với tôi một chiều, chiều Hà Nội" . Người ta cảm thấy dư vị ngọt của tình yêu vơi hình ảnh những chiếc lá vàng rơi đầy lãng mạn. Mùa Thu đánh thức những khao khát yêu thương trong mỗi con người, khiến cho những trái tim đồng điệu hòa cùng nhịp đập. Không gì có thể diễn tả được vẻ đẹp của buổi chiều Thu Hà Nội, khi những tia nắng dịu dàng của buổi cuối ngày chiếu rọi qua từng góc phố với tiếng chuông ban chiều ngân vang. Nhạc phẩm sáng tác năm 1993, Vũ Quang Trung gửi gắm vào từng câu ca tâm hồn lãng mạn của một thanh niên Hà Nội. Những giai điệu tuyệt vời đó đem đến sự đắm say cho mùa Thu Hà Nội và những người yêu nhau.
Mùa Thu Hà Nội quyến rũ, nồng nàn hương hoa sữa, đây nhạc sĩ Hồng Đăng đang diễn tả cảm giác đó trong nhạc phẩm"Hoa sữa": "Kỷ niệm ngày xưa, vẫn còn đâu đó # Những bạn bè chung, những con đường nhỏ # Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm # Có lẽ nào, anh lại quên em, có lẽ nào..." Ca khúc này xuất hiện lần đầu trong bộ phim "Hà Nội mùa chim làm tổ"của nữ đạo diễn Đức Hoàn sản xuất năm 1978 đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng trong đời sống âm nhạc. Nội dung nhạc phẩm diễn tả sự chia ly của những đôi nam nữ yêu đương, nỗi mong mỏi của một cô gái, nhưng mỗi khi lời ca "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm" vang lên, người ta nghĩ ngay tới mùa Thu Hà Nội vì chỉ mùa Thu Hà Nội mới có hương hoa sữa bát ngát - nét đặc trưng không nơi nào có. Chính vì vậy bản "Hoa sữa" của Hồng Đăng mãi sống trong tiềm thức của người yêu nhạc coi như một trong những nhạc phẩm xuất sắc về mùa Thu Hà Nội.
Tới nhạc phẩm "Hà Nội đêm trở gió" của Trọng Đài phổ thơ của Chu Lai có thể coi như cuộc hành trình của tác giả tìm về những kỷ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ từng thương yêu Hà Nội cũ, diễn tả bằng những giai điệu trữ tình, tình cảm sâu sắc: "Hà Nội ơi, nhớ về mùa Thu ngày nào # Áo học trò xanh những hàng me # Hà Nội ơi, ta nhớ không quên # Hà Nội ơi, trong trái tim ta." Đó một chiều mùa Thu "gió dọc về trên phố phường, nắng vàng hồng tươi những nụ cười", đó là "áo học trò xanh những hàng me"và đặc biệt "cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng" - hình ảnh thật thân thương để lại ấn tượng cho những ai gắn bó với Hà Nội.
Mùa Thu Hà Nội đẹp bâng khuâng, man mác như thế, thử tưởng tượng nếu không có cảnh sắc Thu liệu con người sẽ buồn ra sao? Đây nhạc sĩ Việt Anh diễn tả cảm giác đó trong nhạc phẩm "Không còn mùa Thu" : "Không còn mùa Thu # Không còn lời ru, mơ trên môi mềm # Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu # Anh làm mùa Thu, cho em mơ màng." Ngoài vẻ đẹp quyến rũ làm sao xuyến lòng người, mùa Thu với những lời ru, ánh trăng thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác man mác. Đó là sự hoài niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chết trong dĩ vãng. Mùa Thu đến và đi quá đột ngột, tương tự chuyện tình dang dở của cô gái trong nhạc phẩm, để lại bao nuối tiếc, thương nhớ. Những ký ức về cuộc tình cũ cứ hiện về tâm trí cô gái ấy mỗi độ Thu sang.
Không riêng các nhạc sĩ tìm thấy cảm hứng trong mùa Thu, nói khác đi, mùa Thu đã được nhiều nhà văn, nhà thơ mượn khung cảnh mùa Thu để sáng tạo và sáng tác. Ca khúc "Có phải em mùa Thu Hà Nội" của nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tô Như Châu. Nguyên văn bài thơ đó: CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI
Tháng tám mùa Thu lá khởi vàng chưa nhỉ.
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm.
Có phải em mùa Thu xưa.
Mùa Thu Hà Nội có nhiều nét đẹp thơ mộng, tạo nên những cảm xúc sầu lắng trong thi ca, chinh phục nhiều thế hệ từng gắn bó với Hà Nội, nhưng đó là Hà Nội của những ngày nào xa xưa, không như Hà Nội bây giờ đỏ lòm lòm một màu máu nhày nhụa, tanh tưởi, nhớp nhúa.
Nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, bản "Nhớ mùa Thu Hà Nội" như tiềm ẩn bên trong một cái gì mong manh sương khói: "Hà Nội mùa Thu / cây cơm nguội vàng / cây bàng lá đỏ / nằm kề bên nhau / phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu / Hà Nội mùa Thu / mùa Thu Hà Nội / mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió / mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua." Với đoạn nhạc mở đầu, Trịnh Công Sơn như muốn thâu tóm ấn tượng của mình về Hà Nội bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen trong kỷ niệm của biết bao người nghĩ theo cách riêng của mình, tạo dựng một bức tranh Thu tuyệt đẹp không nơi nào có được. Những hình ảnh đó giúp người ta cảm nhận được một Hà Nội trong sắc Thu thật dịu dàng và đầy quyến rũ. Cũng là cây cơm nguội, cây bàng, nhưng Trịnh Công Sơn khéo léo đặt kề nhau giữa màu vàng và màu nâu đỏ mà chưa ai nghĩ đến. Cũng là phố cổ, ngói xưa mọi người thường vẫn nhận thấy, nhưng dưới mắt Trịnh Công Sơn lại là "mái ngói thâm nâu.". Cũng là cốm nhưng cốm xanh và cốm sữa. Cũng tay chân nhưng là tay nhỏ và chân thơm...
Màu của lời và màu của nhạc như kết hợp gam trưởng và gam thứ đan xen, khiến nó vừa sáng trong vừa mềm mại, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và thanh nhã tựa nét đẹp truyền thống của Hà Nội. Không gian Hà Nội bị dồn nén, được Trịnh Công Sơn mở rộng về phía hồ Tây mênh mông, bát ngát và đầy gợi cảm bằng "màu sương thương nhớ" và cánh chim sâm cầm "vỗ cánh mặt trời." Hồ Tây chiều Thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi, màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm vỗ cánh mặt trời.
Hai câu nhạc trải ra, bay lên tưởng chừng dĩ vãng đang bay dần đến tương lai đầy ánh sáng thơ mộng. Rồi Trịnh Công Sơn lặng lẽ trở về với chính mình, với tình yêu Hà Nội đã chưa bao giờ hiểu hết. Đó là niềm khát khao một tình yêu say đắm, một tiếc nuối thầm lặng:"Hà Nội mùa Thu đi giữa mọi người / lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai / sẽ có một ngày trời Thu Hà Nội trả lời cho tôi / sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi." Và câu nhạc kết thúc như chùng xuống một giọng thứ sâu đằm tha thiết: "Hà Nội mùa Thu, mùa Thu Hà Nội nhớ đến một người...Để nhớ mọi người."
Dường như thoạt đầu Trịnh Công Sơn viết:"Nhớ đến mọi người / Để nhớ một người." Cách nói đó xem ra cũng hay nhưng Trịnh Công Sơn thấy cần nói ngược lại mới mở ra được một biên độ mới cho sự khái quát hợp với tình yêu rộng lớn của mình với Hà Nội yêu dấu. Cuối cùng, nhạc phẩm được kết lại bằng hình ảnh thân thương: "Nhớ đến một người...Để nhớ mọi người."
Kể ra đã trên một phần tư thế kỷ trôi qua, bản"Nhớ mùa Thu Hà Nội" vẫn thao thức lòng người về một tình yêu trong đẹp, tựa một đứa con đi xa còn ấp ủ nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ. Trong bao nhiêu nhạc phẩm viết về quê hương và tình yêu, nhạc phẩm "Nhớ mùa Thu Hà Nội"mang một hơi thở riêng của Trịnh Công Sơn và gần gũi với mọi người. Đây không chỉ là một nhạc phẩm xuất sắc của Trịnh Công Sơn được viết bằng tất cả trái tim yêu thương Hà Nội và những rung động trước cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của mùa Thu nơi đây, đây còn là một ca khúc hay của Hà Nội, bởi mỗi độ Thu về, mọi người lại thấy dấy lên trong lòng mình một giai điệu đầy da diết và quyến luyến của mùa Thu Hà Nội.
Những giai điệu mùa Thu này, Trịnh Công Sơn đã thai nghén trong sương khói mong manh một đêm xa lắc sau ngày sinh nhật Văn Cao 60 tuổi, thu mình lững thững đi bộ cùng mấy người thân từ phố Yết Kiêu về khách sạn Đồng Lợi gần ga Hàng Cỏ, thấm nhập hồn mình vào mùa Thu Hà Nội.
Trước đó, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc phẩm "Dung Hòa ca" nay không còn thấy ai nhắc đến nhưng nó được coi như một nhạc phẩm chuẩn bị cho nhạc phẩm "Nhớ mùa Thu Hà Nội". Dung Hòa, tên của một cô gái Hà Nội có cái giọng khàn khà ma mị, hát nhạc Trịnh Công Sơn thật truyền cảm. Và chính giọng hát của Dung Hòa đã dụ Trịnh Công Sơn vào cõi bồng bềnh của Hà Nội.
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn nổi tiếng với nhạc phẩm"Đoản khúc Thu Hà Nội" mang vẻ nhẹ nhàng, ấm áp giống như nhịp sống lặng lẽ, âm thầm của Hà Nội: "Bởi vì mùa Thu tôi ở lại / Hà Nội mùa Thu, Hà Nội Thu / Hà Nội mùa Thu tràn nỗi nhớ / Không bởi vì em, hay vì em / Hà Nội mùa Thu, Hà Nội gió..." Nếu ở nhạc phẩm"Nhớ mùa Thu Hà Nội", Trịnh Công Sơn thể hiện những rung động trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những hình ảnh đầy mầu sắc của mùa Thu Hà Nội, thì ở ca khúc này hình ảnh về Hà Nội lại là một "mùa Thu tràn nỗi nhớ". Hai nhạc phẩm ra đời vào hai thời điểm khác nhau, hai phong cách riêng biệt, nhưng đều được đón nhận và trở thành hai tác phẩm vô giá của Trịnh Công Sơn dành cho Hà Nội. Điều đặc biệt người thể hiện thành công cả hai ca khúc này đều không ai khác Hồng Nhung, nên mỗi khi giai điệu của "Đoản khúc Thu Hà Nội" vang lên, giọng hát tràn đầy xúc cảm mạnh mẽ của Hồng Nhung đã làm mọi người như thêm yêu Hà Nội hơn.
Trịnh Công Sơn còn hai nhạc phẩm mang tên"Nhìn những mùa Thu đi / Nắng thủy tinh" đều lấy hình ảnh một buổi chiều Thu, nhưng nếu bản "Nắng thủy tinh" là một:"chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm" thì buổi chiều trong bản "Nhìn những mùa Thu đi " lại"đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè nhẹ": "Nhìn những mùa Thu đi / Em nghe sầu trong nắng / Và lá rụng ngoài song / Nghe tên mình vào quên lãng / Nghe tháng ngày chết trong Thu vàng.../ Chiều đã đi vào vườn mắt em / Mùa Thu qua tay đã bao lần / Ngàn cây thắp nến lên hai hàng / Mầu nắng bây giờ trong mắt em."Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng phải đón nhận những mùa Thu đi qua và "nghe tên mình vào quên lãng". Mùa Thu đến và đi đã để lại bao cảm xúc bâng khuâng, ngậm ngùi. Trong một khoảnh khắc Khánh Ly và Lệ Thu hiện trên sàn diễn trình diễn hai nhạc phẩm này là một hình ảnh đẹp đã khắc sâu vào ký ức của quần chúng hâm mộ nhạc Trịnh Công Sơn. Những hoài cảm sâu sắc của biết bao người đã trào dâng mỗi khi những giai điệu êm đềm ấy được ngân vang. Mùa Thu cũng là lúc để người ta hoài niệm về quá khứ, để tâm hồn mình "buồn dâng mênh mang" và lắng đọng theo từng nốt nhạc xưa cũ.
Nhạc Thu được nhiều nhạc sĩ viết, phải chăng đây là một mùa có nhiều sức quyến rũ, nó bâng khuâng, thoáng đãng một cái gì. Nhạc phẩm "Giọt mưa Thu" được Đặng Thế Phong viết vào các ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942, thoạt đầu ca khúc mang tên"Vạn cổ sầu", nhưng theo ý kiến của một vài người thân, Đặng Thế Phong đổi lại là"Giọt mưa Thu"cho bớt sầu thảm, đã gây cảm hứng cho Hoàng Dương viết nên bản "Tiếc Thu". Bản này từng được Thái Thanh, Lệ Thu và Thanh Thúy trình bày thành công. Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng bản "Giọt mưa Thu" cùng hai ca khúc khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu"được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nói đến hoàn cảnh ra đời của bản "Giọt mưa Thu" nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là "Vạn cổ sầu". Chập tối ông Thọ về có dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên "Giọt mưa Thu". Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong-Tuyết phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."Dư luận có người cho rằng ca khúc này có sự tham gia viết lời của cố nhạc sĩ Bùi Công Kỷ, trước sự việc này, nhạc sĩ Phạm Duy viết: "Bùi Công Kỷ là người Nam Định, bạn thân của Đặng Thế Phong. Nó nói nó soạn lời ca cho bài "Giọt mưa Thu", một điều tôi vẫn chưa tin là đúng hoàn toàn, vì Đặng Thế Phong chết đã từ lâu, làm sao mà mình kiểm chứng được? Tôi rất yêu nó vì nó có một lối sống bất cần đời..."Nhận xét về bản "Giọt mưa Thu" nhạc sĩ Phạm Duy viết:"Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là "Vạn cổ sầu". Đó là bài "Giọt mưa Thu": Ngoài hiên giọt mưa Thu thánh thót rơi / Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi / Trong mưa Thu ai khóc ai than hờ..." Bây giờ mùa Thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc. Dương thế trong mùa Thu bao la sầu, gió xa xôi vẫn về, mưa giăng mù lê thê và lũ chim non chiêm chiếp kêu trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì Thu: "Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành / Như nhủ trời xanh / Gió ngừng đi, mưa buồn chi / Cho cõi đời lâm ly / Hồn Thu tới nơi đây gieo buồn lây / Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về / Ai nức nở thương, đời châu buông mau / Dương thế bao la sầu." "Giọt mưa Thu"nghe như bản "Nhạc sầu" trong thơ Huy Cận:"Ai chết đó, nhạc buồn chi lắm thế /Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường.../ Từng tiếng lệ, ấy mộng sầu lá úa / Chim vui đâu, cây đã gãy vài cành..." Trong bài "Giọt mưa Thu", Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa Thu ngoài đời và trong đời mình. Với "Giọt mưa Thu", Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc nước ta loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn trong bài "Giọt mưa Thu" chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. Nếu nghiên cứu theo lối Tây phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm với lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa Thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng."
Ngoài ra Đặng Thế Phong còn là tác giả bản"Con thuyền không bến": "...Đêm nay Thu sang cùng heo may / Đêm nay sương lam mờ chân mây / Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng / Như nhớ thương ai chùng tơ lòng." Nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong là một trong số ít ỏi ba nhạc phẩm, "Con thuyền không bến" cho đến nay vẫn được coi như ca khúc bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Từng giai điệu tê tái, não nề của nhạc phẩm đã để lại dấu ấn khó phai nhòa trong tâm trí người yêu nhạc hơn nửa thế kỷ qua. Bản "Con thuyền không bến" được Đặng Thế Phong sáng tác dành tặng riêng cho người yêu tên Tuyết khi bấy giờ. Trong một đêm trăng vào mùa Thu trên sông Thương, Đặng Thế Phong đã biến nỗi nhớ thương người yêu ở nơi xa thành một tuyệt phẩm. Hình ảnh "Con thuyền không bến" mang đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên dòng nước mênh mang trong một đêm Thu chớm lạnh cùng gió "heo may", "sương lam mờ chân mây","ánh trăng mờ chiếu". Đặng Thế Phong diễn tả tâm trạng nhung nhớ của những ngưởi trẻ tuổi trong thời khói lửa. Tình yêu của họ bơ vơ, lạc lõng giống con thuyền trôi trên sông mùa Thu, không biết đâu là bờ bến. Giọng ca khàn đục đặc trưng của Khánh Ly đã thổi hồn, đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho ca khúc"Con thuyền không bến."
Đến ca khúc "Thu cô liêu" của cố nhạc sĩ Văn Cao người ta thấy dường như mùa Thu có mối duyên nợ kỳ lạ với Văn Cao. Khi sinh thời, Văn Cao từng tâm sự: "Những kỷ niệm về mùa Thu thì có quá nhiều trong cuộc đời, không chỉ mùa Thu "cách mạng" mà còn cả mùa Thu tình ái. Mùa Thu gợi một cái gì đó về nam nữ, có lẽ mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta." Là một trong ba nhạc phẩm viết về Thu của Văn Cao, mà nhạc phẩm "Thu cô liêu" mang giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang khám phá ra vẻ đẹp của buổi chiều Thu. Mùa Thu là mùa thường đem tới những xúc cảm bâng khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh Hồng Nhung duyên dáng cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên gắn liền với nhạc phẩm "Thu cô liêu" trong bao năm qua:"...Thu cô liêu, tịch liêu / Cô thôn chiều, ta yêu Thu, yêu mùa Thu / Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi / Một mùa Thu, một mùa Thu / Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng..."
Năm 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tay "Buồn tàn thu", dành lời tựa cho Phạm Duy: "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn". Có thể coi Phạm Duy như là một người đầu tiên trình diễn ca khúc này trong suốt thập niên 40. Giai điệu buồn da diết, nhịp điệu chậm chạp của nhạc phẩm thể hiện rõ nỗi sầu thương của một thiếu phụ mòn mỏi chờ đợi người yêu, sau nàng đã chết theo mùa Thu: "...Nghe bước chân người sương gió / Xa dần như tiếng Thu đang tàn / Ôi người gió sương em mơ thương ái ân bao lần / Và chờ tin hồng đến / Đêm mùa Thu chết" . Nỗi vấn vương của người thiếu phụ trong nhạc phẩm cứ bay theo những chiếc lá vàng. Ngồi trong nhà đan áo, nàng nhắn nhủ gió, mây và các cánh chim uyên đưa duyên tới người tình trong sự vô vọng. Năm tháng cứ tuần tự trôi qua và trong một đêm mùa Thu chết, tình yêu của nàng đã"rơi theo lá vàng". Những giọng nữ chất ngất cao như Thái Thanh, Kim Tước đã thổi hồn cho ca khúc.
Văn Cao khởi đầu sự nghiệp của mình bằng nhạc phẩm "Buồn tàn Thu" để cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa này cũng tàn theo "Giai Phẩm Mùa Thu" trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm". Văn Cao mất đi trong cảnh khốn cùng để lại cho đời một kho tàng âm nhạc quí giá, cùng sự thương tiếc ngậm ngùi và bao điều suy ngẫm.
Một trong những khúc Thu nổi tiếng mà khi được cất lên, giai điệu của nó có thể khiến cho người ta vỡ oà cảm xúc. Đó là bản "Gửi gió cho mây ngàn bay" của cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh: "...Với bao tà áo xanh đây mùa Thu / Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ / Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh / Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...".
Mùa Thu với bao vẻ đẹp nên thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến Đoàn Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người. "Lá đổ muôn chiều", "Chuyển bến" hay "Tà áo xanh" đều được coi là những kiệt tác của âm nhạc Việt Nam. Trong số những tác phẩm viết về mùa Thu của Đoàn Chuẩn không thể không nhắc tới bản "Gửi gió cho mây ngàn bay". Đây một họa phẩm sinh động về mùa Thu Hà Nội được Đoàn Chuẩn gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn. Đó là một mùa Thu "lá vàng từng cánh rơi từng cánh" khiến Đoàn Chuẩn "thấy hối tiếc nhiều" vì "thuyền đã sang bờ, đường về không lối". Trong suốt cuộc đời, Đoàn Chuẩn viết không nhiều, nhưng những nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn đều được giới hâm mộ yêu thích hơn nửa thế kỷ qua. Hà Nội khi tròn 1000 năm tuổi [2009] cũng vào mùa Thu, giai điệu "Gửi gió cho mây ngàn bay" được các ca sĩ tên tuổi Khánh Ly, Tuấn Ngọc thể hiện thành công, đã vang lên như đem"mùa Thu trần thế" năm xưa trở về.
Đến nhạc phẩm "Thu quyến rũ" của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh chào đời năm 1950, nhưng tới bây giờ, những câu hát ngập tràn cảm xúc của ca khúc vẫn khiến những người yêu nhạc đắm chìm vào một không gian lãng mạn mỗi độ Thu về. Vẻ đẹp của đất trời khi"ngả màu xanh lơ", khi đàn bướm vui đùa trên những bông hồng, khi "mây bay về nơi cuốitrời"khiến Đoàn Chuẩn "tức cảnh sinh tình". Thu trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết qua lời kể của một chàng lãng tử si tình đã"trót yêu" tà áo xanh rực rỡ mà mùa Thu tự khoác lên người. Đoàn Chuẩn nổi tiếng phong lưu, hào hoa, và đã đem cái "chất"đó vào trong những nhạc phẩm của mình. Đoàn Chuẩn không viết ồ ạt nhưng mỗi ca khúc của Đoàn Chuẩn thường gắn một giai thoại khác nhau, mà chủ yếu về mùa Thu bởi "đó là mùa của tình yêu." Dù đã trên nửa thế kỷ bản "Thu quyến rũ" vẫn được nhiều người yêu thích. Nghe Tuấn Ngọc trình diễn bản này người ta thấy thể hiện rõ nhất sự"phiêu bồng"của nhạc phẩm "Thu quyến rũ"
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong ca khúc "Mùa Thu cho em", tình cảm dành cho mùa Thu thể hiện vừa lãng mạn vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong ca khúc nhờ vẻ đẹp "má hồng", "môi em thơm nồng"của mùa Thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, tràn trề yêu thương hy vọng. Thể hiện thành công nhất ca khúc này không ai ngoài Lệ Thu và Ngọc Lan: "...Anh có nghe mùa Thu mưa giăng lá đổ / Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương / Và anh có nghe khi mùa Thu tới / Mang ái ân, mang tình yêu tới / Anh có nghe hồn Thu nói mình yêu nhau nhé." Khi cái nắng gay gắt của mùa Hạ trôi qua đi, mùa Thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường phủ kín lá vàng và khúc yêu thương của những trái tim"vương màu xanh mới". Đó là lời nhắn nhủ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong bản"Mùa Thu cho em". Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng thập niên 70 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người ta rằng mùa Thu đã quay gót trở về.
Nhắc đến mùa Thu, hầu như ai nấy đều hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất nơi chân trời. Hình ảnh đó phảng phất trong bản "Mùa Thu ru em" của Đức Huy:"...Hôm mùa Thu gió hát bài ca cũ / Mùa Thu bay lá vàng / Anh ru em ngủ, bài ca dao ta vẫn hát / Lúc còn ấu thơ / Nắng vàng ấm suối tóc dệt mây Thu / Mùa Thu ru phím đàn..." Ca khúc này nhắc nhở những ai yêu mến nữ ca sĩ bạc mệnh Ngọc Lan nhớ đến video clip bản này của Ngọc Lan vào đầu thập niên 90. Trong vai một cô gái chăn cừu áo rách tả tơi rong ruổi khám phá vẻ đẹp của rừng núi mùa Thu, Ngọc Lan diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người lúc bấy giờ. Lời ca trong sáng, dịu dàng được thể hiện qua chất giọng mượt mà, điêu luyện của Ngọc Lan.
Nhạc sĩ Hữu Xuân trong nhạc phẩm "Hà Nội mùa lá bay" diễn tả cái đẹp của mùa Thu Hà Nội, có những cơn gió heo may nhẹ nhàng, những làn sương khói giăng trên mặt nước Hồ Tây, những con phố tràn ngập lá vàng rơi và những kỷ niệm của thời thơ ấu chợt hiện về:"...Mùa Thu, xanh một trời Hà Nội # Em nghe Thu hát ngang lưng trời # Từng con đường năm xưa # Lối ta đi qua những ngày thơ ấu..." Ca khúc thể hiện hình ảnh một thanh niên đi tìm lại những ký ức của năm tháng cũ giữa mùa Thu của Hà Nội thật giản dị nhưng vô cùng lãng mạn. Anh ta cứ mải miết trong cuộc hành trình tìm lại mùi hương cốm đầu mùa dịu ngọt, hương hoa sữa ngào ngạt, tới cả hình bóng người con gái năm xưa, tà áo dài trắng tung bay trong chiều Thu Hà Nội. Để sau đó bất chợt anh ta nhận ra trong lòng mình đang mang một nỗi buồn man mác không thể gọi tên bởi lẽ mùa Thu cũng là mùa của những hoài niệm.
Nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường viết bản "Nồng nàn Hà Nội" theo phong cách rock unplugged hòa lẫn R & B đầy lôi cuốn, đã chinh phục người yêu nhạc bằng một Hà Nội "dịu dàng và đậm chất thơ" thể hiện qua những hình ảnh Hồ Gươm lung linh vào mỗi buổi chiều tà, các quán ăn ven đường tấp nập người qua lại, dòng người vội vã trên các con phố, hương hoa sữa thơm nồng nàn vào mỗi mùa Thu...Đó là dư vị rất riêng của Hà Nội khiến bất cứ ai đặt chân tới nơi đây vào mùa Thu đều cảm thấy xao xuyến trước một vẻ đẹp bình yên và nhẹ nhàng. Thật đúng như người ta nói, mùa Thu mùa đẹp nhất của Hà Nội và mùa đem đến cho nhiều nhạc sĩ sự cảm xúc của những cung bậc:"Đưa em đi qua thăng trầm, bao tháng năm đã úa mầu # Gọi tên từng phố cổ, chiều nhạt nhòa Hồ Gươm lung linh # Ngọt ngào hoa sữa thơm # Gọi mùa Thu về thật lâu, để ta biết, nồng nàn..."
Tiếp nối dòng nhạc Hà Nội mùa Thu nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ của Phạm Thị Ngọc Liên viết thành nhạc phẩm "Im lặng đêm Hà Nội"mang giai điệu buồn da diết. Lời tâm sự buồn của cô gái trẻ về mối tình đầu tan vỡ diễn ra trong một đêm Thu Hà Nội với "hương hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ", "trăng lạnh mờ sương", "không gian dạ hương sâu thẳm" và"tiếng chim đêm khắc khoải". Đêm, khoảng thời gian mà những trái tim cô đơn thường tìm đến những khoảng lặng trong tâm hồn mình, và lúc những ký ức dĩ vãng ùa về."Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn, trong căn phòng nhỏ # Đêm cuối Thu, trăng lạnh mờ sương # Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya # Không gian dạ hương sâu thẳm"
Đêm cuối Thu Hà Nội đem đến những cơn gió se lạnh, những hạt sương đêm ướt đẫm khiến nỗi cô đơn trở nên mênh mông, quạnh vắng. Lúc này, người con gái đó chỉ mong tìm được một tâm hồn đồng điệu hầu xoa dịu đi sự trống trải mà sao lại phiền phức thế? "Chỉ còn em, còn em im lặng đến tê người"
Ca khúc đi sâu vào lòng người không phải bởi nó buồn mà các giai điệu ấy có thể chạm tới sâu thẳm các cảm xúc lắng đọng trong mỗi con người.
Đến bản "Chiều Hà Nội" của nhạc sĩ Vũ Quang Trung: "Hà Nội trong mắt ai, hay chiều buông góc phố em # Nghe tiếng chuông ban chiều gọi # Hà Nội trong mắt em, hay mùa Thu tiếng lá rơi # Và em đến với tôi một chiều, chiều Hà Nội" . Người ta cảm thấy dư vị ngọt của tình yêu vơi hình ảnh những chiếc lá vàng rơi đầy lãng mạn. Mùa Thu đánh thức những khao khát yêu thương trong mỗi con người, khiến cho những trái tim đồng điệu hòa cùng nhịp đập. Không gì có thể diễn tả được vẻ đẹp của buổi chiều Thu Hà Nội, khi những tia nắng dịu dàng của buổi cuối ngày chiếu rọi qua từng góc phố với tiếng chuông ban chiều ngân vang. Nhạc phẩm sáng tác năm 1993, Vũ Quang Trung gửi gắm vào từng câu ca tâm hồn lãng mạn của một thanh niên Hà Nội. Những giai điệu tuyệt vời đó đem đến sự đắm say cho mùa Thu Hà Nội và những người yêu nhau.
Mùa Thu Hà Nội quyến rũ, nồng nàn hương hoa sữa, đây nhạc sĩ Hồng Đăng đang diễn tả cảm giác đó trong nhạc phẩm"Hoa sữa": "Kỷ niệm ngày xưa, vẫn còn đâu đó # Những bạn bè chung, những con đường nhỏ # Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm # Có lẽ nào, anh lại quên em, có lẽ nào..." Ca khúc này xuất hiện lần đầu trong bộ phim "Hà Nội mùa chim làm tổ"của nữ đạo diễn Đức Hoàn sản xuất năm 1978 đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng trong đời sống âm nhạc. Nội dung nhạc phẩm diễn tả sự chia ly của những đôi nam nữ yêu đương, nỗi mong mỏi của một cô gái, nhưng mỗi khi lời ca "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm" vang lên, người ta nghĩ ngay tới mùa Thu Hà Nội vì chỉ mùa Thu Hà Nội mới có hương hoa sữa bát ngát - nét đặc trưng không nơi nào có. Chính vì vậy bản "Hoa sữa" của Hồng Đăng mãi sống trong tiềm thức của người yêu nhạc coi như một trong những nhạc phẩm xuất sắc về mùa Thu Hà Nội.
Tới nhạc phẩm "Hà Nội đêm trở gió" của Trọng Đài phổ thơ của Chu Lai có thể coi như cuộc hành trình của tác giả tìm về những kỷ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ từng thương yêu Hà Nội cũ, diễn tả bằng những giai điệu trữ tình, tình cảm sâu sắc: "Hà Nội ơi, nhớ về mùa Thu ngày nào # Áo học trò xanh những hàng me # Hà Nội ơi, ta nhớ không quên # Hà Nội ơi, trong trái tim ta." Đó một chiều mùa Thu "gió dọc về trên phố phường, nắng vàng hồng tươi những nụ cười", đó là "áo học trò xanh những hàng me"và đặc biệt "cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng" - hình ảnh thật thân thương để lại ấn tượng cho những ai gắn bó với Hà Nội.
Mùa Thu Hà Nội đẹp bâng khuâng, man mác như thế, thử tưởng tượng nếu không có cảnh sắc Thu liệu con người sẽ buồn ra sao? Đây nhạc sĩ Việt Anh diễn tả cảm giác đó trong nhạc phẩm "Không còn mùa Thu" : "Không còn mùa Thu # Không còn lời ru, mơ trên môi mềm # Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu # Anh làm mùa Thu, cho em mơ màng." Ngoài vẻ đẹp quyến rũ làm sao xuyến lòng người, mùa Thu với những lời ru, ánh trăng thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác man mác. Đó là sự hoài niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chết trong dĩ vãng. Mùa Thu đến và đi quá đột ngột, tương tự chuyện tình dang dở của cô gái trong nhạc phẩm, để lại bao nuối tiếc, thương nhớ. Những ký ức về cuộc tình cũ cứ hiện về tâm trí cô gái ấy mỗi độ Thu sang.
Không riêng các nhạc sĩ tìm thấy cảm hứng trong mùa Thu, nói khác đi, mùa Thu đã được nhiều nhà văn, nhà thơ mượn khung cảnh mùa Thu để sáng tạo và sáng tác. Ca khúc "Có phải em mùa Thu Hà Nội" của nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tô Như Châu. Nguyên văn bài thơ đó: CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI
Tháng tám mùa Thu lá khởi vàng chưa nhỉ.
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm.
Có phải em mùa Thu xưa.
Có bóng mùa Thu thức ta lòng sang mùa.
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Ngày sang Thu anh lót lá em nằm,
Bên trời xa sương gió bay.
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Ngày sang Thu anh lót lá em nằm,
Bên trời xa sương gió bay.
Thôi thì có em đời ta hy vọng.
Thôi thì có em sương khói môi mềm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh.
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát.
Thôi thì có em sương khói môi mềm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh.
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát.
Có chắc mùa Thu lá rơi vàng tiếng gọi,
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về.
Ôi mùa Thu của ước mơ.
Được biết Tô Như Châu sinh năm 1935, mất năm 2000, quê ở Đà Nẵng. Thuở nhỏ, trong xóm nhỏ Tô Như Châu ở nằm trên bờ biển Sơn Trà, Đà Nẵng, có nhiều cô gái Hà Nội di cư vào Nam. Họ thật xinh xắn, dễ thương, làm Tô Như Châu mơ tưởng về một Hà Nội, nhưng khi đó đã quá xa xôi, vì ở mãi bên kia vĩ tuyến 17. Tô Như Châu sáng tác bài thơ trong tâm trạng đó vào năm 1972. Trần Quang Lộc, người phổ nhạc bài thơ này, quê ở Quảng Trị. Khi biết Tô Như Châu và Trần Quang Lộc đều chưa được đến Hà Nội, người ta mới hiểu rằng Hà Nội ở đây là Hà Nội trong trái tim trìu mến, thiết tha của những người con dân đất Việt, Huỳnh Văn Nghệ đã cảm hứng viết:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
Họ dù ở phương trời nào vẫn hướng về Hà Nội, vẫn mang trong máu thịt của mình tình yêu Hà Nội. Một áng văn đẹp, một bài thơ hay, một giọng nói của người Hà Nội, một món ăn mang hương vị Hà Nội...cũng bất chợt chạm vào nỗi nhớ, thổi bùng tình yêu ấy, thăng hoa thành nhạc, thành thơ. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi trong thơ, trong nhạc, trong tranh, trong tác phẩm"Thương nhớ mười hai" tuyệt hay của Vũ Bằng...Hà Nội hiện lên lộng lẫy, kiêu sa qua bao cơn binh lửa. Được lọc qua lăng kính của tình yêu, Hà Nội khúc xạ trong niềm thương nỗi nhớ thành muôn mảnh, mảnh nào cũng đong đầy bịn rịn, nhớ nhung...
Một ai đó đã viết rằng không có một thành phố nào trên hành tinh lại hiện diện trong văn, trong thơ, trong nhạc, trong họa...nhiều hơn Hà Nội. Đó bởi Hà Nội luôn chiếm một góc thiêng liêng trong trái tim của người Việt, cả những người sống trong lòng Hà Nội và những người chưa được đến Hà Nội bao giờ. Dù ai sống ở đâu đi chăng nữa, nếu đã một lần đến Hà Nội, sống trong tiết Thu Hà Nội sẽ cảm nhận được một sự diệu kỳ, một khoảng khắc sâu thẳm chợt đến của tâm hồn, và khi đi bên hồ Gươm nhìn Tháp Rùa in bóng xuống mặt hồ trong chiều Thu Hà Nội, người ta sẽ cảm thấy như đang đi trên con đường rợp hàng cây sao trong cơn mưa chợt đến chợt đi của Sài Gòn, hay các cây muồng vàng đang đổ hoa trên hè đường bên bờ sông Hương với các tà áo dài tha thướt của các cô gái một thời trung học đã qua đi không trở lại, hay thảm hoa ti-gôn trải dài trên triền cát cạnh nhà thờ bên bờ biển Nha Trang.
Ngày qua ngày, trong cái nắng chói chang và những cơn mưa dông khắc nghiệt của mùa hạ. Bỗng dưng một buổi sáng đi trên đường, chợt cảm thấy một làn gió mát lạnh thoáng qua và một không gian tinh khiết mờ hơi sương. Nhìn lên bầu trời, có một cảm giác lạ lùng khi giờ đây đã trở nên trong veo và xanh thẳm, các đám mây trắng bay nhởn nhơ...Nếu đi ngang qua Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ thấy vườn cây cổ thụ già lá xanh thẫm và những đám cỏ trong vườn có một mầu xanh mát rượi, hương cây lá lan tỏa ra mùi thơm lạ nhưng thật quen thuộc. Trong giây phút đó, khi làn gió heo may thổi ngang qua vườn làm lay động những chiếc lá già, nó khơi gợi con người nhớ đến những nỗi niềm thiết tha đã đến, đã đi qua đời mình. Cảm xúc thương yêu đầu đời, bài thơ đầu tay...và những nuối tiếc dâng đầy.
Mùa Thu Hà Nội bàng bạc một sự quyến rũ kỳ diệu, đem tới cho người ta những gì tưởng đã mất đi trong dĩ vãng, những phút giây ngây thơ, vụng dại của tuổi hoa niên bỗng dưng trở về sống động nghẹn ngào...Và người ta muốn tiếp nối những gì còn dang dở...Sẽ ra sao đây, con người sẽ hành động như nó từng xảy ra hay làm khác đi như bây giờ người ta muốn...
Con người chợt nhìn xuống mặt hồ trong xanh, những làn tơ liễu thướt tha, những đám mây rong chơi soi bóng ngang qua mặt hồ và những luống hoa vàng rực rỡ...Điều đó gợi nhớ một câu nói của nhà văn Nga Anton Pavlocich Chekhov trong tập truyện ngắn "Mối tình đầu":"Hạnh phúc không có trong quá khứ, không có trong hiện tại, không có ở tương lai. Hạnh phúc chỉ là khoảng khắc."Cái khoảnh khắc trở thành thiên thu.
Người ta cảm thấy dường như những gì tưởng chừng mất đi giờ đây đã trở về với mình, thấy sao mà gắn bó với mùa Thu, với đất trời, với cuộc đời này, nó đã lưu giữ những điều thiêng liêng thầm kín không bao giờ mất đi trong ký ức của mình. Và khi mùa Thu trở lại nó sẽ trở về sưởi ấm trái tim tưởng đã lãng quên tự bao giờ. Ai đã một lần đến Hà Nội sẽ thấy mùa Thu Hà Nội với những cơn gió heo may se lạnh, các làn sương mong manh giăng ngang mặt hồ và bầu trời trong xanh vời vợi.
Hà Nội thế đó, nên đã có nhiều thơ nhạc ca ngợi Hà Nội lãng mạn, chất ngất chất thơ khi Thu sang. Bà huyện Thanh Quan có "Thăng Long hoài cổ", "Thơ tình cuối mùa Thu" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh bị cộng sản thanh toán cùng chồng, kịch sĩ Lưu Quang Vũ, vì khác chính kiến với Đảng, trên đường từ Hải Phòng trở về Hà Nội, "Hà Nội trong mắt ai"của Nguyễn Khải, truyện "Ngày khai trường" của Bùi Hiển thời tiền chiến:"Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..."
Bên cạnh nét đẹp cổ kính, Hà Nội vào mùa hoa sữa, hoa nở nhiều con đường, nồng nàn hương hoa, Hà Nội còn nhiều sự thú vị để người ta khám phá. Ngoài hoa sữa, có cây lộc vừng bên bờ Hồ coi như báu vật của Hà Nội. Mỗi biến chuyển của cây đều thu hút sự quan tâm của các tay săn hình. Nếu cuối đông, lộc vừng thay lá vàng rực thì cuối Thu, cây trổ hoa đỏ như những tấm màn buông bên mặt nước.
Cốm Vòng đi sâu vào nhiều bài hát, bài thơ. Trong những món quà tiêu biểu của Hà Nội, người ta nói nhiều đến sấu chín và cốm Vòng. Nhìn các quả sấu chín vàng ruộm và túi muối ớt thì không bà nào cô nào có thể cầm lòng. Đi dọc các con phố Hà Nội thấy những cô gái làng Vòng mộc mạc ưa nhìn, "đầu trùm nón lá" vắt vẻo đi từ tinh mơ lên phố bán cốm cho khách Hà Nội có tiếng sành ăn, hạt cốm dẹp, ăn dẻo bùi. Cốm gói trong lá khoai ráy, ngoài bọc lá sen, buộc bằng rơm để tránh khô.
Hoa sữa không biết có tự bao giờ nhưng có một câu chuyện nói về khởi nguồn của cốm làng Vòng: Từ đã lâu, một năm thời tiết khắc nghiệt, lụt lội nước ngập mênh mông làm dân chúng đói kém. Có gia đình nọ ở làng Vòng gặt chạy được ít lúa nếp non, đói quá phải đem rang lên ăn, cảm thấy hương vị thơm ngon lạ lùng. Nhà nọ truyền nhà kia và cốm Vòng truyền từ đó. Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội, truyền vào đến Thanh-Nghệ, Huế-Quảng, đưa xuống Nam Định, Hải Phòng và vào tới Sài Gòn.
Xưa kia đường sá diệu vợi, phương tiện lưu thông còn hạn chế, một người ở Nghệ An ra thăm Hà Nội khi trở về muốn đem ít cốm Vòng làm quà cho bà con, thật vất vả. Cốm phải tải ra trên một cái mâm đồng sấy thật kỹ bằng hơi nước sôi để khỏi mốc, xong cho vào cái thùng sắt tây đậy kín. Người ta kể chuyện thời nhà Nguyễn, người làng Vòng mang cốm tiến vào tới Huế dâng lên vua, còn công trình khó nhọc hơn nhiều. Cốm không đóng vào thùng sắt tây, nhưng gánh bằng quang, hai bên hai cái thúng, trong mỗi thúng có một cái hỏa lò âm ỉ đặt hai cái nồi đất đựng cốm. Hơi nước bốc lên làm cốm được dẻo dù phải lặn lội năm bảy ngày đường. Bấy giờ sự đi lại dễ dàng, người ở các tỉnh gần Hà Nội nhớ cốm vẫn thường về Hà Nội mua ăn vào những ngày đầu Thu. Hàng năm hễ thấy gió heo may nổi sóng trên đồng lúa nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng, cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa đồng quê. Cốm thực thể chỉ là thứ lúa non nhưng bao vùng quê bạt ngàn những cánh đồng lúa mà không có cốm. Chỉ Hà Nội mới có cốm ăn. Những lúc tản cư, mỗi khi mây Thu phủ ngang trời, hễ gặp nhau bất cứ ở đâu, người ta chỉ nói một câu: "Bây giờ Hà Nội mùa cốm đây". Và nhìn nhau không nói gì nữa, ai cũng thấy lòng mình chùng xuống, chan chứa biết bao nhiêu buồn. Khi những cây sấu dọc hai bên đường Hà Nội bắt đầu lộp bộp rụng xuống những trái sấu chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra hình ảnh những cô gái gánh cốm đi bán rong.
"...Đầu trùm nón lá nhớ kinh thành
Anh vẫn vui đi trên những nẻo đường đất nước
Lúc xanh xanh, núi trùng điệp, đèo mấp mơ...
Qua muôn cảnh vẫn sen Tây Hồ
Sông vẫn sông Lô, cốm cốm Vòng"
(Hoàng Tuấn)
Trái với thói thường của người bán hàng rong, các cô gái bán cốm, váy sồi quét đất, áo tứ thân, yếm thắm cứ êm ả nhẹ nhàng đi, không cất tiếng rao hàng. Hình dáng cô gái bán cốm phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo, hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế. Đứng trên ban-công nhìn xuống, trong nhà, trong ngõ nhìn ra mà nhận được gánh cốm thì tức khắc gọi mua cho mau. Cái gánh cốm Vòng cổ truyền đã quá quen với con mắt của nhiều người đã chết đi sống lại với Hà Nội. Không ai thể lầm được cái gánh cốm Vòng có chiếc đòn gánh dị thường một đầu thẳng, một đầu cong vút như ngọn chiếc hia tuồng Bình Định. Cái đòn gánh ấy là một thân tre đánh cả gốc, đầu cong chính là cái phần gốc cây, mà có khi phải chọn hàng chục ngọn tre mới tìm đúng được chiếc đòn gánh cốm vừa ý. Cho nên đã có những cái đòn gánh được truyền đi từ vai người này đến vai người khác có hàng mấy đời liền. Trong thúng để cốm, bên trên trên để một mớ cọng rơm tươi con xanh mầu mạ và những sấp lá sen cắt từ Hồ Tây Hà Nội. Đã từ lâu đời, cứ mỗi lần Hồ Gươm lăn tăn ánh vàng nắng Thu, mỗi lần những chòm mây mùa Thu của dãy núi Ba Vì và dãy núi Tam Đảo soi vào lòng sóng Hồ Tây thì 36 phố phường Hà Nội lại xuất hiện những bóng dáng êm ả của các cô gái làng Vòng gánh cốm tiến vào Hà Nội theo đường cửa ô Cầu Giấy.
Đây là lúc khắp mọi nơi nắng Thu điểm những đốm trứng cuốc vào trái chuối tiêu vuốt cong lên màu vàng ngọt, và nắng mùa Thu cũng đang làm bóng lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng trứng vểnh hết tai hồng lên. Không hiểu đây là sự dàn xếp của mùa Thu hay sự hẹn hò của thời trân phẩm quả mà chuối tiêu trứng cuốc thường gặp mùa cốm và cốm lại gặp hồng trứng.
Chất nó ăn ý với nhau mà màu sắc nó còn gắn bó với nhau hơn nữa. Đây quả thật một diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri mọi nỗi niềm biết ơn của mình đối với lượng cả giàu tươi của đất nước đang ban lộc cho cuộc sống của lúa, của quả và của con người. Ai khó tính và cầu kỳ mầu sắc muốn nói gì thì nói nhưng đều phải công nhận rằng cái màu xanh của cốm Vòng đẹp hơn cái màu xanh của ngọc thạch. Cốm xanh đậm ấy đi với lá sen xanh phấn dùng thay cho đĩa đựng mới thấy con người và tạo vật gắn bó nhau chan hòa. Cốm rờn lên niềm vui bất tận xanh, trên mặt chằng một múi lạt chữ thập nhuộm phẩm đỏ cánh sen, gửi cho người yêu, trong đám hỏi màu xanh tức màu của nguyện vọng hạnh phúc. Vì thế cốm trở thành thứ quà trang trọng dùng để biếu xén, lễ lạt, sêu Tết nhau. Nam nữ gặp gỡ nhau, trao đổi tâm tình, biết cá đã cắn câu vội hứa:"Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu", đem hồng, đem cốm sang nhà gái thì coi như chuyện đã xong!
Từ tháng Tám trở đi, Hà Nội bắt đầu mùa cưới. Gió heo may động màn the, giục lòng người ân ái. Cũng đôi khi chàng trai đưa hồng và cốm sang nhà gái để sêu mới bất ngờ biết nàng đã có nơi có chốn:
"Không ngờ em đã lấy chồng
Để cốm anh mốc, để hồng long tai,
Tưởng là long một long hai
Không ngờ long cả trăm hai quả hồng".
Nhìn mẹt cốm mới giã xong, suy nghĩ miên man người ta mới hiểu về giống lúa nếp và nghề làm cốm. Nếp làm cốm có nhiều giống, phải đặt mua rải rác ở nhiều cánh đồng, nhiều khi không phải đồng làng. Nào nếp sớm Bắc, nếp sớm ta, nếp Phùng, nếp Chẩm, nếp mộ. Cuối mùa cốm là thứ "nếp dụt", đứng đầu hạng không hơn thứ nếp hoa vàng. Khi lúa sắp chín, trước đó chừng mười ngày, đi cắt bông về làm cốm là vừa. Cây lúa lớn lên trổ hoa, kết hạt, từ lúa con gái, lúa dậy thì trổ bông, đậu sữa, ngậm hạt thành trắt và cái hạt lúa tuốt từng bông đem chế biến cốm.
Một câu hỏi được đặt ra, cho đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa mãn, tại sao đồng quê thiếu gì những ruộng lúa mà chỉ làng Vòng có cốm ngon? Có dư luận cho rằng sở dĩ cốm làng Vòng thơm ngon vì nghệ thuật truyền thống rất tinh vi, phương pháp bí truyền giữ kín, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai, nhất thiết không truyền cho con gái vì sợ khi đi lấy chồng phương xa sẽ đem phương pháp làm cốm đi nơi khác, tai hại cho làng Vòng.
Lúa ngắt ở đồng về, nếu hạt thóc vừa vặn thì dẻo, hơi già ăn cứng mình mà non quá, còn nhiều sữa thì quánh lại với nhau thành từng mảng, thứ cốm sau cùng gọi "cốm dót". Lúa không được vò hay đập, mà phải tuốt cho các hạt thóc vàng rơi ra.
Người ta cho rằng bí quyết của cốm Vòng ở giai đoạn đảo trong nồi rang, cần nhiều kinh nghiệm tích lũy từ lâu đời, và sự khéo tay của người đàn bà làng Vòng, đảo cốm muốn dẻo lửa phải đều, dùng thứ củi gỗ cháy âm, tránh dùng củi rơm hay củi đóm.
Công việc xay giã phải gượng nhẹ, chày giã không nặng quá, giã cho đều tay, không được chậm vì cốm nguội đi, cần nhất đảo từ dưới lên, từ trên xuống cho đều, không lỏi. Thóc giã xong đem sàng, trấu bay ra cùng những hạt cốm nhẹ nhàng nhất, người ta gọi cốm đầu nia. Còn các cốm khác gọi cốm thường, không cần sàng sảy đã ăn được ngay. Giai đoạn chót người ta giã mạ hòa với nước thành thứ phẩm xanh mầu lá cây, đem hồ cốm cho đều tay. Cốm đang mộc mạc bỗng nổi hẳn mầu lên, duyên dáng như một cô gái dậy thì tự nhiên đẹp trội lên trong sáng mùa xuân.
Hơn nữa, người ta cho rằng đất làng Vòng được tưới bón bằng một phương pháp riêng, nên ruộng đất của họ sản xuất được thứ lúa đặc biệt để chế biến cốm. Làng Vòng cách xa Hà Nội chừng 6, 7 cây số gồm các thôn Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung, nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở làm được cốm quý. Cốm sản xuất từ hạt non của thóc nếp hoa vàng. Những ngày đầu tháng tám, nếu đi dạo những vùng trồng lúa đó, người ta ngửi được mùi lúa chín ngào ngạt xen với mùi cỏ, mùi đất quê hương. Hạt thóc nếp hoa vàng trông giống hạt thóc nếp thường, nhưng nhỏ hơn một chút và tròn trặn hơn. Nhấm thử một hạt ở đầu lưỡi thấy ngọt như sữa người. Người ta ngắt lúa ngoài đồng về và nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ phải chế hóa ngay hạt thóc thành cốm.
Ngoài cốm Vòng, miền Bắc còn có cốm "Lũ" và cốm"Mễ Trì" nhưng không quý bằng và kém ngon hơn. Cốm Lũ tức cốm làng Kim Lũ cách Hà Nội 3 cây số, ở vùng Thanh Trì, Hà Đông. Còn cốm Mễ Trì tức cốm sản xuất ở làng Mễ Trì, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Nói đến cốm mà không nói đến rươi thật vô cùng thiếu sót. Trời đang nắng bỗng mưa: rươi, đang ấm bỗng rét: rươi, đang mưa bỗng nắng: ruơi. Một năm chỉ mấy ngày có rươi, người ta gọi những con sâu trời, ăn ngon không thể ngờ. Ngồi trong nhà nghe tiếng rao lanh lảnh của người đàn bà: "Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!" người ta bỗng thấy lòng rộn rã, vội vàng chạy ra cửa gọi mua:"Rươi! Rươi!". Người bán rươi rất vội vàng, bán phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà. Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến quá trưa rươi sẽ bị ôi, nhiều con chết, ăn không ngon bằng thứ rươi mua sớm. Là bởi ai nấy đều biết, rươi không sản xuất ở Hà Nội hay các vùng ngoại ô, nhưng từ các tỉnh gần miền biển như Hải Phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An đem về. Tính từ lúc đơm được rươi, qua một chặng buôn đi bán lại rồi chở xe hơi về tới Hà Nội bán đã mất khá lâu thì giờ, nếu không bán nhanh, rươi chồng chất lên nhau trong hai cái thúng của người bán hàng, bị chết nhiều, mà nếu mua không làm ngay thì rươi ôi, không còn ngon.
Người ta nói rươi là giống hải trùng ở đồng bằng, sống dưới những chân lúa, cuống rạ, ăn những con bọ vi ti dưới nước. Đến mùa, đất vỡ ra, người ta bảo nứt lỗ rươi, rươi hiện lên trên mặt ruộng về đêm, không lên ban ngày, nên người ta chỉ bắt rươi về đêm. Đã có người liệt rươi vào loại "đông trùng hạ thảo" và cho rằng chất bổ béo của rươi không quá những con dế mèn, châu chấu. Sự xuất hiện của rươi vào mấy ngày nhất định, phù hợp với một câu vè:
"Con gì bé tí tì ti
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời
Một năm mấy bận đi chơi
Đi thời lở đất, long trời mới yên?" Sự thật, rươi xuất hiện theo ảnh hưởng của tuần trăng. Vào dịp trăng thượng huyền, tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống, những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó nằm dưới đất sâu chừng bốn, năm mươi phân. Đến tuần trăng hạ huyền, ngày 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5 nước thủy triều tràn vào ruộng, trứng rươi nở con nhô ở dưới đất lên, đứt từng đoạn thành con rươi. Những cánh ruộng, gần biển, lúc đó đầy rươi, con cái bụng căng những trứng, thèm khát tình yêu như giống vật đến ngày "con nước", không thể ở yên một chỗ, nhởn nha đi dạo chơi để kiếm người giương cung bắn cho phát tên...tình. Còn rươi đực mặc sức tán tỉnh, gạ gẫm...nhưng không mất công lắm, vì xã hội rươi hao hao thế giới loài người có nạn trai thiếu gái thừa. Mười rươi cái mới có một rươi đực, chạy chung quanh, lượn lờ uốn éo, rươi cái xúc động tâm tình, bài tiết trứng ra ngoài. Rươi đực rạo rực cõi lòng, tiết ra một thứ nước bao bọc những trứng đó, tiếp tục đi tìm mối tình duyên khác mới hơn nhưng chưa chắc đã lạ hơn. Kết cục "kiếp nam nhi có mong manh", rươi đực chết, tuy nhiên có một điều an ủi, rươi đực đã để lại cho đời một kỷ niệm, những trứng chìm sâu xuống đất, năm tới sinh ra rươi khác, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và dùng làm...món ăn đặc biệt cho những người Hà Nội sành ăn. Chả rươi, rươi hấp rươi nấu, rươi đúc trứng, nhưng hấp dẫn nhất phải kể tới món rươi xào với niễng thái chỉ, thịt dọi đã luộc qua thái chỉ, ít vỏ quít thái nhỏ.
Cảnh vật diễm ảo của mùa Thu nhiều điều kỳ thú khiến nhiều nhà thơ sinh tình sáng tác nhiều bài thơ tuyệt tác. Bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến nằm trong chùm ba bài thơ Thu:"Thu điếu", "Thu ẩm" và "Thu vịnh" xuất sắc nhất về thơ nôm, nói lên nét Thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê, biểu lộ mối tình Thu đẹp mà cô đơn của một nhà nho nặng tình quê hương được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi cáo lão từ quan lui về quê nhà ở ẩn (1884):
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bức tranh Thu mở rộng, thoạt đầu cho thấy một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc Thu đồng quê, chiếc ao "nước trong veo", không còn cái se lạnh đầu Thu, tiếp đến, người ta thấy không gian hai chiều, màu sắc hòa hợp có "sóng biếc" và "lá vàng", gió thổi nhẹ làm chiếc lá Thu vàng "sẽ đưa vèo" làm sóng biếc lăn tăn "hơi gợn tí", phép đối làm nổi bật nét Thu, cuối cùng bức tranh thoáng đãng, trời Thu "xanh ngắt" bao la, tầng mây lơ lửng nhẹ trôi, đó là nét Thu đẹp, thân thuộc của làng quê.Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong bài"Thu Điếu", có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo...và chỉ có màu vàng của chiếc lá Thu "đưa vèo". Mỗi nét Thu, một sắc Thu, tiếng Thu gợi tả cái hồn Thu đồng quê tha thiết. Vần thơ: "veo - teo - vèo - teo - bèo", phép đối tạo sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng...thể hiện bút pháp nghệ thuật điêu luyện.
Ở Việt Nam, nếu hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác # đạp trên lá vàng khô" làm nên tên tuổi Lưu Trọng Lư trong thế giới thi ca, thì bên Pháp bài thơ "Les Feuilles Mortes" đã khắc sâu tên tuổi Jacques Prévert trong lòng người yêu thơ. Chế Lan Viên, tên thật Phan Ngọc Hoan, làm thơ khá sớm và được chú ý với tập "Điêu Tàn", chối từ thực tại, quay về thế giới hư ảo, quái dị của những giấc mơ. Bao trùm lên tất cả là một băn khoăn siêu hình về "cái tôi" và một dự cảm hãi hùng về sự hủy diệt của cuộc sống. Đến tập "Vàng sao" còn lạc bước xa hơn vào những bế tắc về nhân sinh và nghệ thuật thần bí, nhuốm đậm màu sắc bi quan, hư vô của tư tưởng tôn giáo. Đây mùa Thu của Chế Lan Viên:
Chao ơi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao
Hà Nội vào Thu, gió heo may rì rào trong rặng liễu lao xao ven hồ Gươm, những ngày Thu êm dịu này, ai nấy đều cảm thấy rung động khi tình cờ gặp lại nỗi niềm trăn trở năm xưa. Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh có "Thơ tình cuối mùa Thu"thật đẹp: Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa Thu đi cùng lá
Mùa Thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa Thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
...Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
-Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
Mùa Thu, mùa tang tóc, sầu thương. Nhà thơ nữ Tương Phố đó, tên thật Đỗ Thị Đàm, bước chân vào làng văn năm 1928. Giọng văn thơ buồn thảm của Tương Phố biểu hiện hiện tượng của một cõi lòng tan nát khi duyên tình đứt đoạn. Tương Phố có chồng chừng hai năm, chồng bị tuyển mộ vào quân y, đưa sang Pháp tham dự thế chiến, nhưng chỉ mấy tháng sau vì không chịu nổi thời tiết giá lạnh, mắc bệnh phổi về nước, mất tại Huế. Đau khổ cảnh đời Tương Phố đem nỗi niềm bi thương ký thác vào thơ. Tập "Giọt lệ Thu" khóc chồng mùa Thu năm 1920, sáng tác năm 1923, kết thúc mùa Thu năm 1928:
Trời Thu ảm đạm một màu,
Gió Thu hiu hắt thêm rầu lòng em;
Trăng Thu bóng ngả bên thềm
Tình Thu ai để duyên em bẽ bàng
Mọi nỗi buồn đều có thời gian để phai tàn, chứ mối thương tâm của người quả phụ thật buồn âm thầm trọn kiếp. Khăn tang rồi đoạn, mà không đoạn nỗi lòng. Đường đời éo le có mấy khi để cho con người được yên với cái tâm sự đã thôi đành chịu não nề. Ngày Tương Phố vì hoàn cảnh phải đổi áo bước đi bước nữa, thêm tang tóc, giọt lệ xưa lại tuôn trào:
Thu về đẹp lứa duyên Ngâu,
Năm năm ô thước bắt cầu Ngân giang;
Đôi ta ân ái lỡ làng,
Giữa đường sinh tử doạn trường chia hai;
Anh vui non nước tuyền đài,
Cõi trần hương lửa riêng ai lạnh lùng,
Nhân gian khuất nẻo non Bồng,
Trăm năm não thiếp tấm lòng bơ vơ
Thu này đi, Thu khác về, thật não nề cho số kiếp một quả phụ, giọt lệ khóc Thu không chịu ngưng:
Sầu Thu nặng, lệ Thu đầy,
Vi lau san sát, hơi may lạnh lùng;
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Ai đem Thu cảnh họa cùng Thu tâm...
Những chiếc lá mùa Thu đã nhuộm vàng phần lớn thơ nhạc. Và dường như nếu không có mùa Thu thì những cuộc tình không còn đượm chất lãng mạn, và thế gian này không còn bóng dáng các nghệ sĩ.
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm.
Có phải em là mùa Thu Hà Nội.
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về.
Ôi mùa Thu của ước mơ.
Được biết Tô Như Châu sinh năm 1935, mất năm 2000, quê ở Đà Nẵng. Thuở nhỏ, trong xóm nhỏ Tô Như Châu ở nằm trên bờ biển Sơn Trà, Đà Nẵng, có nhiều cô gái Hà Nội di cư vào Nam. Họ thật xinh xắn, dễ thương, làm Tô Như Châu mơ tưởng về một Hà Nội, nhưng khi đó đã quá xa xôi, vì ở mãi bên kia vĩ tuyến 17. Tô Như Châu sáng tác bài thơ trong tâm trạng đó vào năm 1972. Trần Quang Lộc, người phổ nhạc bài thơ này, quê ở Quảng Trị. Khi biết Tô Như Châu và Trần Quang Lộc đều chưa được đến Hà Nội, người ta mới hiểu rằng Hà Nội ở đây là Hà Nội trong trái tim trìu mến, thiết tha của những người con dân đất Việt, Huỳnh Văn Nghệ đã cảm hứng viết:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
Họ dù ở phương trời nào vẫn hướng về Hà Nội, vẫn mang trong máu thịt của mình tình yêu Hà Nội. Một áng văn đẹp, một bài thơ hay, một giọng nói của người Hà Nội, một món ăn mang hương vị Hà Nội...cũng bất chợt chạm vào nỗi nhớ, thổi bùng tình yêu ấy, thăng hoa thành nhạc, thành thơ. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi trong thơ, trong nhạc, trong tranh, trong tác phẩm"Thương nhớ mười hai" tuyệt hay của Vũ Bằng...Hà Nội hiện lên lộng lẫy, kiêu sa qua bao cơn binh lửa. Được lọc qua lăng kính của tình yêu, Hà Nội khúc xạ trong niềm thương nỗi nhớ thành muôn mảnh, mảnh nào cũng đong đầy bịn rịn, nhớ nhung...
Một ai đó đã viết rằng không có một thành phố nào trên hành tinh lại hiện diện trong văn, trong thơ, trong nhạc, trong họa...nhiều hơn Hà Nội. Đó bởi Hà Nội luôn chiếm một góc thiêng liêng trong trái tim của người Việt, cả những người sống trong lòng Hà Nội và những người chưa được đến Hà Nội bao giờ. Dù ai sống ở đâu đi chăng nữa, nếu đã một lần đến Hà Nội, sống trong tiết Thu Hà Nội sẽ cảm nhận được một sự diệu kỳ, một khoảng khắc sâu thẳm chợt đến của tâm hồn, và khi đi bên hồ Gươm nhìn Tháp Rùa in bóng xuống mặt hồ trong chiều Thu Hà Nội, người ta sẽ cảm thấy như đang đi trên con đường rợp hàng cây sao trong cơn mưa chợt đến chợt đi của Sài Gòn, hay các cây muồng vàng đang đổ hoa trên hè đường bên bờ sông Hương với các tà áo dài tha thướt của các cô gái một thời trung học đã qua đi không trở lại, hay thảm hoa ti-gôn trải dài trên triền cát cạnh nhà thờ bên bờ biển Nha Trang.
Ngày qua ngày, trong cái nắng chói chang và những cơn mưa dông khắc nghiệt của mùa hạ. Bỗng dưng một buổi sáng đi trên đường, chợt cảm thấy một làn gió mát lạnh thoáng qua và một không gian tinh khiết mờ hơi sương. Nhìn lên bầu trời, có một cảm giác lạ lùng khi giờ đây đã trở nên trong veo và xanh thẳm, các đám mây trắng bay nhởn nhơ...Nếu đi ngang qua Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ thấy vườn cây cổ thụ già lá xanh thẫm và những đám cỏ trong vườn có một mầu xanh mát rượi, hương cây lá lan tỏa ra mùi thơm lạ nhưng thật quen thuộc. Trong giây phút đó, khi làn gió heo may thổi ngang qua vườn làm lay động những chiếc lá già, nó khơi gợi con người nhớ đến những nỗi niềm thiết tha đã đến, đã đi qua đời mình. Cảm xúc thương yêu đầu đời, bài thơ đầu tay...và những nuối tiếc dâng đầy.
Mùa Thu Hà Nội bàng bạc một sự quyến rũ kỳ diệu, đem tới cho người ta những gì tưởng đã mất đi trong dĩ vãng, những phút giây ngây thơ, vụng dại của tuổi hoa niên bỗng dưng trở về sống động nghẹn ngào...Và người ta muốn tiếp nối những gì còn dang dở...Sẽ ra sao đây, con người sẽ hành động như nó từng xảy ra hay làm khác đi như bây giờ người ta muốn...
Con người chợt nhìn xuống mặt hồ trong xanh, những làn tơ liễu thướt tha, những đám mây rong chơi soi bóng ngang qua mặt hồ và những luống hoa vàng rực rỡ...Điều đó gợi nhớ một câu nói của nhà văn Nga Anton Pavlocich Chekhov trong tập truyện ngắn "Mối tình đầu":"Hạnh phúc không có trong quá khứ, không có trong hiện tại, không có ở tương lai. Hạnh phúc chỉ là khoảng khắc."Cái khoảnh khắc trở thành thiên thu.
Người ta cảm thấy dường như những gì tưởng chừng mất đi giờ đây đã trở về với mình, thấy sao mà gắn bó với mùa Thu, với đất trời, với cuộc đời này, nó đã lưu giữ những điều thiêng liêng thầm kín không bao giờ mất đi trong ký ức của mình. Và khi mùa Thu trở lại nó sẽ trở về sưởi ấm trái tim tưởng đã lãng quên tự bao giờ. Ai đã một lần đến Hà Nội sẽ thấy mùa Thu Hà Nội với những cơn gió heo may se lạnh, các làn sương mong manh giăng ngang mặt hồ và bầu trời trong xanh vời vợi.
Hà Nội thế đó, nên đã có nhiều thơ nhạc ca ngợi Hà Nội lãng mạn, chất ngất chất thơ khi Thu sang. Bà huyện Thanh Quan có "Thăng Long hoài cổ", "Thơ tình cuối mùa Thu" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh bị cộng sản thanh toán cùng chồng, kịch sĩ Lưu Quang Vũ, vì khác chính kiến với Đảng, trên đường từ Hải Phòng trở về Hà Nội, "Hà Nội trong mắt ai"của Nguyễn Khải, truyện "Ngày khai trường" của Bùi Hiển thời tiền chiến:"Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..."
Bên cạnh nét đẹp cổ kính, Hà Nội vào mùa hoa sữa, hoa nở nhiều con đường, nồng nàn hương hoa, Hà Nội còn nhiều sự thú vị để người ta khám phá. Ngoài hoa sữa, có cây lộc vừng bên bờ Hồ coi như báu vật của Hà Nội. Mỗi biến chuyển của cây đều thu hút sự quan tâm của các tay săn hình. Nếu cuối đông, lộc vừng thay lá vàng rực thì cuối Thu, cây trổ hoa đỏ như những tấm màn buông bên mặt nước.
Cốm Vòng đi sâu vào nhiều bài hát, bài thơ. Trong những món quà tiêu biểu của Hà Nội, người ta nói nhiều đến sấu chín và cốm Vòng. Nhìn các quả sấu chín vàng ruộm và túi muối ớt thì không bà nào cô nào có thể cầm lòng. Đi dọc các con phố Hà Nội thấy những cô gái làng Vòng mộc mạc ưa nhìn, "đầu trùm nón lá" vắt vẻo đi từ tinh mơ lên phố bán cốm cho khách Hà Nội có tiếng sành ăn, hạt cốm dẹp, ăn dẻo bùi. Cốm gói trong lá khoai ráy, ngoài bọc lá sen, buộc bằng rơm để tránh khô.
Hoa sữa không biết có tự bao giờ nhưng có một câu chuyện nói về khởi nguồn của cốm làng Vòng: Từ đã lâu, một năm thời tiết khắc nghiệt, lụt lội nước ngập mênh mông làm dân chúng đói kém. Có gia đình nọ ở làng Vòng gặt chạy được ít lúa nếp non, đói quá phải đem rang lên ăn, cảm thấy hương vị thơm ngon lạ lùng. Nhà nọ truyền nhà kia và cốm Vòng truyền từ đó. Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội, truyền vào đến Thanh-Nghệ, Huế-Quảng, đưa xuống Nam Định, Hải Phòng và vào tới Sài Gòn.
Xưa kia đường sá diệu vợi, phương tiện lưu thông còn hạn chế, một người ở Nghệ An ra thăm Hà Nội khi trở về muốn đem ít cốm Vòng làm quà cho bà con, thật vất vả. Cốm phải tải ra trên một cái mâm đồng sấy thật kỹ bằng hơi nước sôi để khỏi mốc, xong cho vào cái thùng sắt tây đậy kín. Người ta kể chuyện thời nhà Nguyễn, người làng Vòng mang cốm tiến vào tới Huế dâng lên vua, còn công trình khó nhọc hơn nhiều. Cốm không đóng vào thùng sắt tây, nhưng gánh bằng quang, hai bên hai cái thúng, trong mỗi thúng có một cái hỏa lò âm ỉ đặt hai cái nồi đất đựng cốm. Hơi nước bốc lên làm cốm được dẻo dù phải lặn lội năm bảy ngày đường. Bấy giờ sự đi lại dễ dàng, người ở các tỉnh gần Hà Nội nhớ cốm vẫn thường về Hà Nội mua ăn vào những ngày đầu Thu. Hàng năm hễ thấy gió heo may nổi sóng trên đồng lúa nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng, cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa đồng quê. Cốm thực thể chỉ là thứ lúa non nhưng bao vùng quê bạt ngàn những cánh đồng lúa mà không có cốm. Chỉ Hà Nội mới có cốm ăn. Những lúc tản cư, mỗi khi mây Thu phủ ngang trời, hễ gặp nhau bất cứ ở đâu, người ta chỉ nói một câu: "Bây giờ Hà Nội mùa cốm đây". Và nhìn nhau không nói gì nữa, ai cũng thấy lòng mình chùng xuống, chan chứa biết bao nhiêu buồn. Khi những cây sấu dọc hai bên đường Hà Nội bắt đầu lộp bộp rụng xuống những trái sấu chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra hình ảnh những cô gái gánh cốm đi bán rong.
"...Đầu trùm nón lá nhớ kinh thành
Anh vẫn vui đi trên những nẻo đường đất nước
Lúc xanh xanh, núi trùng điệp, đèo mấp mơ...
Qua muôn cảnh vẫn sen Tây Hồ
Sông vẫn sông Lô, cốm cốm Vòng"
(Hoàng Tuấn)
Trái với thói thường của người bán hàng rong, các cô gái bán cốm, váy sồi quét đất, áo tứ thân, yếm thắm cứ êm ả nhẹ nhàng đi, không cất tiếng rao hàng. Hình dáng cô gái bán cốm phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo, hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế. Đứng trên ban-công nhìn xuống, trong nhà, trong ngõ nhìn ra mà nhận được gánh cốm thì tức khắc gọi mua cho mau. Cái gánh cốm Vòng cổ truyền đã quá quen với con mắt của nhiều người đã chết đi sống lại với Hà Nội. Không ai thể lầm được cái gánh cốm Vòng có chiếc đòn gánh dị thường một đầu thẳng, một đầu cong vút như ngọn chiếc hia tuồng Bình Định. Cái đòn gánh ấy là một thân tre đánh cả gốc, đầu cong chính là cái phần gốc cây, mà có khi phải chọn hàng chục ngọn tre mới tìm đúng được chiếc đòn gánh cốm vừa ý. Cho nên đã có những cái đòn gánh được truyền đi từ vai người này đến vai người khác có hàng mấy đời liền. Trong thúng để cốm, bên trên trên để một mớ cọng rơm tươi con xanh mầu mạ và những sấp lá sen cắt từ Hồ Tây Hà Nội. Đã từ lâu đời, cứ mỗi lần Hồ Gươm lăn tăn ánh vàng nắng Thu, mỗi lần những chòm mây mùa Thu của dãy núi Ba Vì và dãy núi Tam Đảo soi vào lòng sóng Hồ Tây thì 36 phố phường Hà Nội lại xuất hiện những bóng dáng êm ả của các cô gái làng Vòng gánh cốm tiến vào Hà Nội theo đường cửa ô Cầu Giấy.
Đây là lúc khắp mọi nơi nắng Thu điểm những đốm trứng cuốc vào trái chuối tiêu vuốt cong lên màu vàng ngọt, và nắng mùa Thu cũng đang làm bóng lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng trứng vểnh hết tai hồng lên. Không hiểu đây là sự dàn xếp của mùa Thu hay sự hẹn hò của thời trân phẩm quả mà chuối tiêu trứng cuốc thường gặp mùa cốm và cốm lại gặp hồng trứng.
Chất nó ăn ý với nhau mà màu sắc nó còn gắn bó với nhau hơn nữa. Đây quả thật một diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri mọi nỗi niềm biết ơn của mình đối với lượng cả giàu tươi của đất nước đang ban lộc cho cuộc sống của lúa, của quả và của con người. Ai khó tính và cầu kỳ mầu sắc muốn nói gì thì nói nhưng đều phải công nhận rằng cái màu xanh của cốm Vòng đẹp hơn cái màu xanh của ngọc thạch. Cốm xanh đậm ấy đi với lá sen xanh phấn dùng thay cho đĩa đựng mới thấy con người và tạo vật gắn bó nhau chan hòa. Cốm rờn lên niềm vui bất tận xanh, trên mặt chằng một múi lạt chữ thập nhuộm phẩm đỏ cánh sen, gửi cho người yêu, trong đám hỏi màu xanh tức màu của nguyện vọng hạnh phúc. Vì thế cốm trở thành thứ quà trang trọng dùng để biếu xén, lễ lạt, sêu Tết nhau. Nam nữ gặp gỡ nhau, trao đổi tâm tình, biết cá đã cắn câu vội hứa:"Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu", đem hồng, đem cốm sang nhà gái thì coi như chuyện đã xong!
Từ tháng Tám trở đi, Hà Nội bắt đầu mùa cưới. Gió heo may động màn the, giục lòng người ân ái. Cũng đôi khi chàng trai đưa hồng và cốm sang nhà gái để sêu mới bất ngờ biết nàng đã có nơi có chốn:
"Không ngờ em đã lấy chồng
Để cốm anh mốc, để hồng long tai,
Tưởng là long một long hai
Không ngờ long cả trăm hai quả hồng".
Nhìn mẹt cốm mới giã xong, suy nghĩ miên man người ta mới hiểu về giống lúa nếp và nghề làm cốm. Nếp làm cốm có nhiều giống, phải đặt mua rải rác ở nhiều cánh đồng, nhiều khi không phải đồng làng. Nào nếp sớm Bắc, nếp sớm ta, nếp Phùng, nếp Chẩm, nếp mộ. Cuối mùa cốm là thứ "nếp dụt", đứng đầu hạng không hơn thứ nếp hoa vàng. Khi lúa sắp chín, trước đó chừng mười ngày, đi cắt bông về làm cốm là vừa. Cây lúa lớn lên trổ hoa, kết hạt, từ lúa con gái, lúa dậy thì trổ bông, đậu sữa, ngậm hạt thành trắt và cái hạt lúa tuốt từng bông đem chế biến cốm.
Một câu hỏi được đặt ra, cho đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa mãn, tại sao đồng quê thiếu gì những ruộng lúa mà chỉ làng Vòng có cốm ngon? Có dư luận cho rằng sở dĩ cốm làng Vòng thơm ngon vì nghệ thuật truyền thống rất tinh vi, phương pháp bí truyền giữ kín, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai, nhất thiết không truyền cho con gái vì sợ khi đi lấy chồng phương xa sẽ đem phương pháp làm cốm đi nơi khác, tai hại cho làng Vòng.
Lúa ngắt ở đồng về, nếu hạt thóc vừa vặn thì dẻo, hơi già ăn cứng mình mà non quá, còn nhiều sữa thì quánh lại với nhau thành từng mảng, thứ cốm sau cùng gọi "cốm dót". Lúa không được vò hay đập, mà phải tuốt cho các hạt thóc vàng rơi ra.
Người ta cho rằng bí quyết của cốm Vòng ở giai đoạn đảo trong nồi rang, cần nhiều kinh nghiệm tích lũy từ lâu đời, và sự khéo tay của người đàn bà làng Vòng, đảo cốm muốn dẻo lửa phải đều, dùng thứ củi gỗ cháy âm, tránh dùng củi rơm hay củi đóm.
Công việc xay giã phải gượng nhẹ, chày giã không nặng quá, giã cho đều tay, không được chậm vì cốm nguội đi, cần nhất đảo từ dưới lên, từ trên xuống cho đều, không lỏi. Thóc giã xong đem sàng, trấu bay ra cùng những hạt cốm nhẹ nhàng nhất, người ta gọi cốm đầu nia. Còn các cốm khác gọi cốm thường, không cần sàng sảy đã ăn được ngay. Giai đoạn chót người ta giã mạ hòa với nước thành thứ phẩm xanh mầu lá cây, đem hồ cốm cho đều tay. Cốm đang mộc mạc bỗng nổi hẳn mầu lên, duyên dáng như một cô gái dậy thì tự nhiên đẹp trội lên trong sáng mùa xuân.
Hơn nữa, người ta cho rằng đất làng Vòng được tưới bón bằng một phương pháp riêng, nên ruộng đất của họ sản xuất được thứ lúa đặc biệt để chế biến cốm. Làng Vòng cách xa Hà Nội chừng 6, 7 cây số gồm các thôn Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung, nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở làm được cốm quý. Cốm sản xuất từ hạt non của thóc nếp hoa vàng. Những ngày đầu tháng tám, nếu đi dạo những vùng trồng lúa đó, người ta ngửi được mùi lúa chín ngào ngạt xen với mùi cỏ, mùi đất quê hương. Hạt thóc nếp hoa vàng trông giống hạt thóc nếp thường, nhưng nhỏ hơn một chút và tròn trặn hơn. Nhấm thử một hạt ở đầu lưỡi thấy ngọt như sữa người. Người ta ngắt lúa ngoài đồng về và nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ phải chế hóa ngay hạt thóc thành cốm.
Ngoài cốm Vòng, miền Bắc còn có cốm "Lũ" và cốm"Mễ Trì" nhưng không quý bằng và kém ngon hơn. Cốm Lũ tức cốm làng Kim Lũ cách Hà Nội 3 cây số, ở vùng Thanh Trì, Hà Đông. Còn cốm Mễ Trì tức cốm sản xuất ở làng Mễ Trì, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Nói đến cốm mà không nói đến rươi thật vô cùng thiếu sót. Trời đang nắng bỗng mưa: rươi, đang ấm bỗng rét: rươi, đang mưa bỗng nắng: ruơi. Một năm chỉ mấy ngày có rươi, người ta gọi những con sâu trời, ăn ngon không thể ngờ. Ngồi trong nhà nghe tiếng rao lanh lảnh của người đàn bà: "Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!" người ta bỗng thấy lòng rộn rã, vội vàng chạy ra cửa gọi mua:"Rươi! Rươi!". Người bán rươi rất vội vàng, bán phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà. Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến quá trưa rươi sẽ bị ôi, nhiều con chết, ăn không ngon bằng thứ rươi mua sớm. Là bởi ai nấy đều biết, rươi không sản xuất ở Hà Nội hay các vùng ngoại ô, nhưng từ các tỉnh gần miền biển như Hải Phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An đem về. Tính từ lúc đơm được rươi, qua một chặng buôn đi bán lại rồi chở xe hơi về tới Hà Nội bán đã mất khá lâu thì giờ, nếu không bán nhanh, rươi chồng chất lên nhau trong hai cái thúng của người bán hàng, bị chết nhiều, mà nếu mua không làm ngay thì rươi ôi, không còn ngon.
Người ta nói rươi là giống hải trùng ở đồng bằng, sống dưới những chân lúa, cuống rạ, ăn những con bọ vi ti dưới nước. Đến mùa, đất vỡ ra, người ta bảo nứt lỗ rươi, rươi hiện lên trên mặt ruộng về đêm, không lên ban ngày, nên người ta chỉ bắt rươi về đêm. Đã có người liệt rươi vào loại "đông trùng hạ thảo" và cho rằng chất bổ béo của rươi không quá những con dế mèn, châu chấu. Sự xuất hiện của rươi vào mấy ngày nhất định, phù hợp với một câu vè:
"Con gì bé tí tì ti
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời
Một năm mấy bận đi chơi
Đi thời lở đất, long trời mới yên?" Sự thật, rươi xuất hiện theo ảnh hưởng của tuần trăng. Vào dịp trăng thượng huyền, tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống, những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó nằm dưới đất sâu chừng bốn, năm mươi phân. Đến tuần trăng hạ huyền, ngày 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5 nước thủy triều tràn vào ruộng, trứng rươi nở con nhô ở dưới đất lên, đứt từng đoạn thành con rươi. Những cánh ruộng, gần biển, lúc đó đầy rươi, con cái bụng căng những trứng, thèm khát tình yêu như giống vật đến ngày "con nước", không thể ở yên một chỗ, nhởn nha đi dạo chơi để kiếm người giương cung bắn cho phát tên...tình. Còn rươi đực mặc sức tán tỉnh, gạ gẫm...nhưng không mất công lắm, vì xã hội rươi hao hao thế giới loài người có nạn trai thiếu gái thừa. Mười rươi cái mới có một rươi đực, chạy chung quanh, lượn lờ uốn éo, rươi cái xúc động tâm tình, bài tiết trứng ra ngoài. Rươi đực rạo rực cõi lòng, tiết ra một thứ nước bao bọc những trứng đó, tiếp tục đi tìm mối tình duyên khác mới hơn nhưng chưa chắc đã lạ hơn. Kết cục "kiếp nam nhi có mong manh", rươi đực chết, tuy nhiên có một điều an ủi, rươi đực đã để lại cho đời một kỷ niệm, những trứng chìm sâu xuống đất, năm tới sinh ra rươi khác, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và dùng làm...món ăn đặc biệt cho những người Hà Nội sành ăn. Chả rươi, rươi hấp rươi nấu, rươi đúc trứng, nhưng hấp dẫn nhất phải kể tới món rươi xào với niễng thái chỉ, thịt dọi đã luộc qua thái chỉ, ít vỏ quít thái nhỏ.
Cảnh vật diễm ảo của mùa Thu nhiều điều kỳ thú khiến nhiều nhà thơ sinh tình sáng tác nhiều bài thơ tuyệt tác. Bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến nằm trong chùm ba bài thơ Thu:"Thu điếu", "Thu ẩm" và "Thu vịnh" xuất sắc nhất về thơ nôm, nói lên nét Thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê, biểu lộ mối tình Thu đẹp mà cô đơn của một nhà nho nặng tình quê hương được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi cáo lão từ quan lui về quê nhà ở ẩn (1884):
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bức tranh Thu mở rộng, thoạt đầu cho thấy một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc Thu đồng quê, chiếc ao "nước trong veo", không còn cái se lạnh đầu Thu, tiếp đến, người ta thấy không gian hai chiều, màu sắc hòa hợp có "sóng biếc" và "lá vàng", gió thổi nhẹ làm chiếc lá Thu vàng "sẽ đưa vèo" làm sóng biếc lăn tăn "hơi gợn tí", phép đối làm nổi bật nét Thu, cuối cùng bức tranh thoáng đãng, trời Thu "xanh ngắt" bao la, tầng mây lơ lửng nhẹ trôi, đó là nét Thu đẹp, thân thuộc của làng quê.Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong bài"Thu Điếu", có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo...và chỉ có màu vàng của chiếc lá Thu "đưa vèo". Mỗi nét Thu, một sắc Thu, tiếng Thu gợi tả cái hồn Thu đồng quê tha thiết. Vần thơ: "veo - teo - vèo - teo - bèo", phép đối tạo sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng...thể hiện bút pháp nghệ thuật điêu luyện.
Ở Việt Nam, nếu hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác # đạp trên lá vàng khô" làm nên tên tuổi Lưu Trọng Lư trong thế giới thi ca, thì bên Pháp bài thơ "Les Feuilles Mortes" đã khắc sâu tên tuổi Jacques Prévert trong lòng người yêu thơ. Chế Lan Viên, tên thật Phan Ngọc Hoan, làm thơ khá sớm và được chú ý với tập "Điêu Tàn", chối từ thực tại, quay về thế giới hư ảo, quái dị của những giấc mơ. Bao trùm lên tất cả là một băn khoăn siêu hình về "cái tôi" và một dự cảm hãi hùng về sự hủy diệt của cuộc sống. Đến tập "Vàng sao" còn lạc bước xa hơn vào những bế tắc về nhân sinh và nghệ thuật thần bí, nhuốm đậm màu sắc bi quan, hư vô của tư tưởng tôn giáo. Đây mùa Thu của Chế Lan Viên:
Chao ơi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao
Hà Nội vào Thu, gió heo may rì rào trong rặng liễu lao xao ven hồ Gươm, những ngày Thu êm dịu này, ai nấy đều cảm thấy rung động khi tình cờ gặp lại nỗi niềm trăn trở năm xưa. Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh có "Thơ tình cuối mùa Thu"thật đẹp: Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa Thu đi cùng lá
Mùa Thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa Thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
...Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
-Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
Mùa Thu, mùa tang tóc, sầu thương. Nhà thơ nữ Tương Phố đó, tên thật Đỗ Thị Đàm, bước chân vào làng văn năm 1928. Giọng văn thơ buồn thảm của Tương Phố biểu hiện hiện tượng của một cõi lòng tan nát khi duyên tình đứt đoạn. Tương Phố có chồng chừng hai năm, chồng bị tuyển mộ vào quân y, đưa sang Pháp tham dự thế chiến, nhưng chỉ mấy tháng sau vì không chịu nổi thời tiết giá lạnh, mắc bệnh phổi về nước, mất tại Huế. Đau khổ cảnh đời Tương Phố đem nỗi niềm bi thương ký thác vào thơ. Tập "Giọt lệ Thu" khóc chồng mùa Thu năm 1920, sáng tác năm 1923, kết thúc mùa Thu năm 1928:
Trời Thu ảm đạm một màu,
Gió Thu hiu hắt thêm rầu lòng em;
Trăng Thu bóng ngả bên thềm
Tình Thu ai để duyên em bẽ bàng
Mọi nỗi buồn đều có thời gian để phai tàn, chứ mối thương tâm của người quả phụ thật buồn âm thầm trọn kiếp. Khăn tang rồi đoạn, mà không đoạn nỗi lòng. Đường đời éo le có mấy khi để cho con người được yên với cái tâm sự đã thôi đành chịu não nề. Ngày Tương Phố vì hoàn cảnh phải đổi áo bước đi bước nữa, thêm tang tóc, giọt lệ xưa lại tuôn trào:
Thu về đẹp lứa duyên Ngâu,
Năm năm ô thước bắt cầu Ngân giang;
Đôi ta ân ái lỡ làng,
Giữa đường sinh tử doạn trường chia hai;
Anh vui non nước tuyền đài,
Cõi trần hương lửa riêng ai lạnh lùng,
Nhân gian khuất nẻo non Bồng,
Trăm năm não thiếp tấm lòng bơ vơ
Thu này đi, Thu khác về, thật não nề cho số kiếp một quả phụ, giọt lệ khóc Thu không chịu ngưng:
Sầu Thu nặng, lệ Thu đầy,
Vi lau san sát, hơi may lạnh lùng;
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Ai đem Thu cảnh họa cùng Thu tâm...
Những chiếc lá mùa Thu đã nhuộm vàng phần lớn thơ nhạc. Và dường như nếu không có mùa Thu thì những cuộc tình không còn đượm chất lãng mạn, và thế gian này không còn bóng dáng các nghệ sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét