Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Đường Lên Sơn Cước

Đường Lên Sơn Cước
Đường Lên Sơn Cước - Khánh Ly
Tác giả: Lê Bình
Đường lên núi rừng sao hãi hùng!
Ôi! gió lộng, muôn lá động, cành trong bóng thê lương
Chiều nay gió ngừng bên suối rừng
Giăng nước bạc, nghe tiếng nhạc hồn vương bóng cố hương
Mây bay về đâu ? Chim bay về đâu ?
Xin cho tôi nhắn tới nàng đôi câu
"Ra đi vì đâu ? Chia ly vì đâu ?
Khăn tay còn thắm lệ sầu!"
Tôi mơ giọng hát thanh thanh những chiều
Tôi mơ bóng dáng yêu kiều
Xa trông rừng núi, trời sương khói mờ
Sầu vương vấn trên đường tơ
Chiều nay hướng về mái tóc huyền
Đôi mắt đẹp, đôi mắt đẹp làm xao xuyến tim tôi
Và đây những lời tôi nhắn người
Đang ước mộng xây đắp một trời hoa ngát hương đời


Khanh Ly
 Ngoc Minh
Ngoc Lan

Thanh Lan

Đường Lên Sơn Cước - Lê Bình 

Guitar Phạm Ngọc Lân

Đường Lên Sơn Cước - Thanh Lan 

Đường Lên Sơn Cước - Ngọc Lan 

Mỹ nhân sơn cước

Những cô gái sơn cước e thẹn mỉm cười, rồi lại cúi mặt thoăn thoắt gặt nốt vạt lúa óng vàng trên thửa ruộng bậc thang đầu xuân. Tôi đã tình cờ mang một chút thành thị huyên náo về núi rừng yên ả của các cô. Chiều giao mùa lãng đãng khói sương, nét mày cong vút trên gương mặt trắng ngần của các cô như giao hòa lẫn cánh chim én rập rờn về tổ. 

Lần đầu độc hành ngược miền Tây Bắc, tôi đã được anh bạn nhà thơ ở Hà Nội dặn dò: “Coi chừng say, quên mất đường về đấy”. Đi rồi tôi mới hiểu ẩn ý anh dặn không chỉ say rượu mà say cả con người miền đại ngàn kỳ vĩ này. Đó là những mỹ nhân sơn cước mà kẻ đến từ miền nắng gió phương Nam như tôi nhiều phen đã ngẩn ngơ, quyến luyến chẳng muốn quay gót trở về.



Thiếu nữ Mông Đỏ ở Lai Châu - Ảnh: Hoài Linh 

Nét mày tựa cánh chim

Không thể nhớ nổi đã bao lần rong ruổi đại ngàn Tây Bắc, nhưng nhiều kỷ niệm tôi chẳng thể quên được. Một buổi chiều lang thang buồn ở miền biên viễn Phong Thổ, Lai Châu, tôi tình cờ gặp nghệ nhân đàn tính tẩu Lò Văn Nhay đang ngồi so dây đàn chuẩn bị đêm múa xòe. Ông già núi rừng đã ngoài tuổi 70 nháy mắt tinh quái: “Này, cậu vào bản chơi với tớ chút nhé. Quê tớ có nhiều hoa lắm đấy”.

Tôi vui vẻ theo chân ông băng qua dòng Nậm So thượng nguồn Đà giang, rồi dừng chân trước ngôi nhà sàn lớn nằm khuất dưới tán hoa ban ở bản Mường So. Ông già vui vẻ vỗ đàn tính tẩu báo hiệu gọi chủ nhà. Tôi ngẩn ngơ nhìn cả đoàn thiếu nữ trong nhà ùa ra đón khách. Mỗi cô mỗi vẻ, nét mỹ nhân sơn cước vừa mơ màng ẩn hiện vừa lồ lộ trên vóc dáng khỏe mạnh, nước da trắng ngần và giọng líu lo như chim. Nhưng tôi mê mẩn nhất là đôi mắt họ, những đôi mắt đen lấp lánh, hoang thẳm như bóng núi chiều hôm mà đôi mày thì đen tuyền, cong vút tựa cánh chim rừng đang chao liệng về tổ.
Nhìn tôi dựa gốc hoa ban như mất hồn, ông già Lò Văn Nhay cười tinh quái: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn. Chẳng điểm trang cũng đẹp như ai. Cậu đang ở sân nhà xào mỗ Vàng Thị Hới, vũ công sủng ái của chúa đất Đèo Văn Ơn đấy”. Từ lâu đã nghe danh tiếng thiếu nữ dân tộc Thái dáng dỏng cao như cây lau núi, nước da trắng mịn sánh hoa ban, giọng nói quyến rũ tựa tiếng chim rừng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới được gần gũi nhiều cô như vậy. Cảm giác thật thú vị khi đây lại là buổi tập chuẩn bị đêm hội xòe. Nhiều cô mới đi hái măng rừng, gặt lúa nương về, trán vẫn rịn mồ hôi, người còn vương hoa cỏ phấn, tinh tuyền nét đẹp nguyên sơ.
Nhìn các mỹ nhân sơn cước chân trần lả lướt vũ điệu xòe trong tiếng đàn tính tẩu bập bùng của nghệ nhân Lò Văn Nhay, tôi chưa kịp cạn ly rượu Sán Lùng của xào mỗ Vàng Thị Hới mời mà đã cảm giác chếnh choáng say. Hình như đó là cái say hương vị núi rừng và nhan sắc mỹ nhân. Sương khói chiều hôm lãng đãng trong ánh vàng gần tắt. Bóng các cô gái múa duyên dáng ẩn hiện lúc như chập chờn e thẹn, khi lại phảng phất nét quyến rũ gọi mời. Ngược xuôi Tây Bắc, tôi đã được nghe kể và chứng kiến nhiều nét đẹp thiếu nữ dân tộc Thái. Họ quần cư dọc các bờ sông Đà, sông Thao, sông Mã, sông Gâm như  Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang… Người Thái cũng chia làm hai nhánh Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Bản làng thường quần tụ trong các thung lũng và canh tác lúa nước, nên phụ nữ dân tộc Thái có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Họ chính là chủ nhân của các tấm thổ cẩm mà danh tiếng đã lan ra cả thế giới.  
 Mỹ nhân người Thái bên khung cửi Tây Bắc - Ảnh: Tô Hợp 
Người đẹp như hoa trên rừng
Có lần độc hành ngược miền biên viễn Lào Cai, tôi đã bị níu chân ở Lũng Pô, nơi dòng suối lớn trong xanh xuôi chảy từ dải Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, rồi uốn lượn như con rồng trước khi hòa với dòng nước Hồng hà đỏ đục phù sa đổ vào đất Việt. Anh lính biên phòng A Mú Sung tâm sự: “Chẳng phải mình anh lạc lối núi rừng Tây Bắc đâu. Còn nhiều khách tình si quên mất thời gian ở đây lắm”. Theo chân anh lính biên phòng trẻ đến từ quê biển Hải Phòng, tôi dạo chơi bản người Dao, người Mông, Hà Nhì. Đang mùa thu hoạch khóm, các cô gái tíu tít lên nương. Tiết đông se sắt lạnh. Má các cô đỏ hồng như cánh đào e ấp nở trên gương mặt mịn màng.
Đêm ngủ lại thôn Nậm Mít, bản làng người Hà Nhì trên triền núi nhìn xuống Lũng Pô, tôi lặng lẽ mải mê nhìn cô gái Hà Nhì xinh đẹp đang cặm cụi sửa áo cho người yêu. Cô có tên ngồ ngộ Vù Cá Chý mà tôi phải hỏi mãi mới đánh vần được. Nhà nghèo nhưng cô gái Hà Nhì này có nét đẹp kiêu sa của núi rừng với dáng dong dỏng và chiếc mũi cao trên gương mặt thanh thoát. Dân tộc cô hiện đang quần cư ở biên viễn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, có nhóm người từng sống du cư trên các triền núi cao, nhưng phần lớn định cư trong những ngôi nhà trình tường đắp bằng đất dày. Họ thạo nghề nương và có kỹ thuật nhuộm đặc biệt bằng các loại cây rừng để làm trang phục màu chàm sẫm và nẹp xanh trang nhã. Rong ruổi Tây Bắc, tôi ít nghe nhắc đến mỹ nữ Hà Nhì, nhưng phải khẳng định họ có nét quyến rũ rất riêng.
Nhìn dáng dong dỏng với mũi cao trên gương mặt thanh của Vù Cá Chý và các bạn cô làm tôi ngờ ngợ nét “Tây”. Đến buổi sáng ghé chơi phiên chợ Trịnh Tường bên bờ sông Hồng, được gặp thêm nhiều thiếu nữ Hà Nhì, tôi mới tin cảm giác mình. Nhiều cô có dáng dong dỏng với gương mặt thanh mảnh, mũi cao dài. Sinh sống trên các triền núi cao nên các thiếu nữ lộ rõ nét khỏe mạnh qua từng bước đi dài, nhanh nhẹn. Anh lính biên phòng A Mú Sung từng sống mấy năm gần gũi với người Hà Nhì cười: “Mắt ngắm mỹ nhân của anh quả chính xác. Người ngoài ít nói đến vẻ đẹp các cô gái Hà Nhì nhưng thật sự họ rất xinh đấy. Dáng cao mảnh của các cô khác hẳn nét thấp đậm của một số dân tộc miền núi khác”. Có nhiều lý giải cho nét riêng của mỹ nhân Hà Nhì như tổ tiên của họ là dân tộc phương Bắc cao lớn, nhưng tôi thích quan điểm cho rằng vóc dáng họ được sinh ra từ chính cuộc sống trên triền núi cao. Địa hình buộc họ phải có sức khỏe, sự dẻo dai và phát triển cơ thể.  
Đại ngàn Tây Bắc còn bao chuyện mỹ nhân sơn cước để nhớ nhung, luyến tiếc. Thuở mới độc hành lên đây, tôi mơ màng cố tìm những “động đào tiên”, những ngôi làng mỹ nữ hiếm lạ. Nhưng đi mãi, tôi mới cảm nhận được chuyện đó chỉ đúng một phần. Người đẹp núi rừng có thể nhiều ở Phong Thổ (Lai Châu) hay ở Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang), Thanh Sơn (Phú Thọ)…, nhưng chắc chắn đó không phải là “đặc sản” riêng dân tộc nào. Lang thang Tây Bắc, lữ khách bất chợt lúc nào cũng có thể ngẩn ngơ trước trang tuyệt sắc giai nhân của đồng bào dân tộc Thái, Tày, Dao, Giáy, Cao Lan, Pà Thẻn, Mông... Như hoa dại trên rừng, như cánh chim tự do trên trời, mỗi cô đều có nét đẹp e ấp, mặn mà riêng mình.
Bậc vua chúa với mỹ nhân


Các thiếu nữ Thái quyến rũ trên dòng suối Tây Bắc - Ảnh: Tô Hợp
Những lữ khách sơn cước đến rồi đi như tôi được nghe kể nhiều giai thoại nét đẹp thiếu nữ Thái. Có những chuyện hiện tại vẫn nóng bỏng như bờ môi hồng mỹ nhân, nhưng có những câu chuyện đã đi vào lịch sử đầy quyến rũ của miền đại ngàn này. Nghệ nhân Lò Văn Nhay và xào mỗ Vàng Thị Hới lúc lơi tay đàn, tay múa đã kể cho tôi nghe Lai Châu thuở xưa là “kinh đô” của các chúa đất Đèo Văn Ơn, Đèo Văn Long. Mà từ xưa đến nay, bậc vua chúa nào không lắm mỹ nhân. Họ ở đâu, gái đẹp cũng phải theo quần tụ ở đó. Xào mỗ Vàng Thị Hới kể rằng thuở xuân sắc bà chỉ là một trong hàng trăm vũ nữ của chúa đất Đèo Văn Ơn. Ông ta mê múa xòe và mê mỹ nữ đến mức đã cử gia nhân lặn lội đi dọc các bờ sông Đà, sông Mã tìm gái đẹp về sống ở “kinh đô” Mường So, Phong Thổ, Lai Châu. Và truyền nhân của các cung phi, vũ nữ với chúa đất đó chính là các cô gái Thái xinh đẹp hiện nay.
Theo Tuổi Trẻ

Đường Lên Sơn Cước - Minh Tâm


 Đường Lên Sơn Cước - Hải Lý


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...