Hương vườn cũ 2
11.
Ngày xưa phái nữ lưu ở nước ta không được học. Một số rất ít,
may mắn được học chăng, cũng chỉ học về đạo đức để trau dồi ngôn hạnh mà thôi.
Tuy vậy vẫn sản xuất nhiều tay cân quắc phong tao còn giai phẩm truyền thế. Như
ngoài Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan mà thanh danh và sự
nghiệp đã được nhiều người biết, còn có nhiều vị khác rất được hàng thượng lưu
trí thức nể vì:Bên Hán văn:- Ngô Chi Lan đời Lê Thánh Tông. (1460-1497)- Phạm Lam Anh đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635).- Thường Sơn Công Chúa (con vua Minh Mạng)- Nguyệt Đình Công Chúa (con vua Minh Mạng)- Lại Đức Công Chúa
(con vua Minh Mạng)vân vân…Bên Quốc âm:- Nguyễn Thị Ngọc Vinh, vương phi của Minh Đô Vương Trịnh
Oanh (1740-1767) có bài Tự Tình Vãn thể lục bát và một bài luật Đường còn truyền
tụng.- Trương Quỳnh Như có Quỳnh Như Thi Tập.- Ngọc Hân Công chúa có Ai Tư Vãn.- Trương Thượng Hòa có Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu Diễn Ca, là những
nữ sĩ đời Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống (1740-1788).- Còn nhiều người có một ít câu lưu truyền như Nguyễn Thị Du
có một tập thơ thất luật nhan là Ni Tần Thi Tập, văn chương bình đạm khả ái.
Hoàng Vinh Vĩnh, Trương Thị Ngọc Chữ, bà Bang Nhãn Phan Quy… vân vân…Các tác giả thơ Hán văn, xin nhượng cho quí ngài giỏi Hán học.
Chỉ xin nói đến quí bà giỏi thơ văn Quốc âm.Trước hết xin nói về TRƯƠNG QUỲNH NHƯ, để được gần gũi Phạm
Thái.TRƯƠNG QUỲNH NHƯCon gái Kiến Xuyên hầu TRƯƠNG ĐĂNG QUỸ, trung thần nhà Lê,
quán Thanh Nê xứ Sơn Nam (Nam Định hiện tại).Lúc bé mặc quần áo con trai đi học, nổi tiếng thông minh mẫn
ngộ.Đến tuổi cập kê thì gặp Phạm Thái. Sắc tài đôi lứa, keo sơn mối
tình. Thi tài ngày thêm nẩy nở. Khi Phạm Thái vì hoàn cảnh phải ra đi, ra đi với
hy vọng sẽ trở lại, nàng có năm vần tặng biệt:Sắt đá lòng này có biết chăng?Xe duyên mong mượn gió cung ĐằngVườn đào sực thấy oanh đưa tínDặm liễu ai xui én cách chừng?!Vàng ngọc ví không cùng một ướcNước non thề đã có hai vầng.Ai sang cậy hỏi tri âm vớiChớ phụ cầm thư đợi dưới trăng.Mối tình dang dở, nàng uất ức thành bệnh mà chết, để lại một
tập thơ ghi chép mối tình giữa nàng và Phạm Thái: Quỳnh Như Thi Tập. [1]Trong tập có một ít thơ cảnh, còn bao nhiêu đều là thơ tình.
Xin trích đôi bài xuất sắc nhất:SƠN ÂM CỔ TƯThích nhàn từng trải thú sơn hàPhong cảnh am mây mới gọi là…Doành chở bè từ vờn sắc ngọcĐỉnh in trăng tuệ tỏ màu hoaVéo von kệ sớm câu chim gióngÊm ái đàn xuân khúc gió hòa.Dù chẳng thần tiên nhưng chẳng tụcMới hay rằng Phật cũng là ta.VỊNH GIỜ SỬUĐằng đẵng canh dài khá trách đêmĐìu hiu giờ sửu giấc nào êmTiếng hàn châm nện hơi sương lạnhLò hỏa than nung dạ sắt mềmEo óc giục người gà nội quạnhNỉ non gọi bạn dế ven thềmVắt tay ngang mặt nằm mong sángThấy sáng sầu tư chất chứa thêm.VỊNH GIỜ MÙIĐong thảm giờ mùi chẳng đấu thưngVì ai nên nỗi? Cũng vì chưng…Mượn tranh sơn thủy làm khuây tạmDập lửa tương tư kẻo cháy bừngCách điệu dịu dàng nào kẻ biếtÁo khăn xôi xốc dễ ai nâng!Những là rầu rĩ là buồn bực,Trăm vẻ đào hồng cũng dửng dưng.Tứ thơ không có gì mới lạ, lời thơ cũng chưa được già dặn. Đó
cũng vì nàng mất sớm quá, thi tài chưa phát triển được bao nhiêu. Nếu tuổi thọ
dài thêm, thi pháp luyện thêm, thì sự nghiệp văn chương chắc là huy hoàng đồ sộ.NGUYỄN THỊ NGỌC VINHNgười làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, được chúa Trịnh là Minh
Đô Vương phong làm Vương phi. Cậy được chúa yêu, lộng hành nơi cung cấm, bị bắt
giam ngoài thành Thăng Long. Vương phi hối hận, làm bài Tự Tình Vãn dâng lên
Minh Đô Vương. Vương cảm động, cho rước vào cung đoàn loan trở lại.Bài vãn dài 72 câu lục bát, văn chương trôi chảy, lắm câu
thanh tao:Trời cao muôn dặm thẳm xaQuảng Hàn nở để Hằng Nga lạnh lùngTưởng nguồn cơn luống chạnh lòngTrách duyên dám trách cửu trùng thắm phai...Tưởng khi cầm sắt khúc hòaTrăm năm cù mộc một nhà trúc maiBây giờ tin diễn vãng taiCửa ngăn dây gió, nguyệt cài then sương...Ngập ngừng kể lể gót đầuBút hoa mấy vận lệ châu đôi hàngCả lòng xin trước nhà vàngCậy gương nhật nguyệt rõ ràng chiếu lâmNghìn năm khắc cốt minh tâmKẻo nông nổi chữ tình thâm thế cườiNền vương sáng rỡ giữa trờiMay nhờ hồng phúc muốn đời lâu xa.Thơ thất luật của Vương phi có phần lão luyện hơn:Mọn mảy muốn trông đức cửu trùngTrời cao đất rộng kể khôn cùngTrâm gieo bệ ngọc còn e lệHương bén phòng tiêu những ngại ngùngĐếm tóc chưa đền ơn thánh đứcChắp tơ thầm cậy sức thiên côngKhuôn trinh ước vẹn niềm trung áiNgỏ thỏa công sau đạo thuận tòng.Bài này cũng là bài dâng lên Minh Đô Vương, mong vương cảm ngộ,
lúc bà bị giam ngoài thành Thăng Long.Minh Đô Vương phi nổi tiếng hay chữ và sành Nôm. Tác phẩm Hán
văn cũng như Quốc âm có nhiều, song sau bao phen dâu bể, chỉ còn sót lại chút
lòng ngỏ cùng Minh Đô Vương.TRƯƠNG THƯỢNG HÒANgười làng Như Quỳnh, xứ Kinh Bắc, sung làm cung tần chúa Trịnh
Sâm. Nổi tiếng về thơ Quốc âm. Cảm tài đức của Ỷ Lan hoàng hậu đời Lý, Thượng
Hòa đem sự tích của hoàng hậu ra soạn thành diễn ca:Phương phi mày liễu mặt hoaMá đào mỗi hạnh da ngà lưng ongQuỳnh tư diệu chất lạ lùngMiệng cười muôn tía nghìn hồng nở raCàng nhìn càng một nõn nàThu ba thua sắc xuân hoa thẹn màuMẹ cha mừng rỡ xiết đâuNâng niu vàng ngọc thể âu khác thường...Huyên hoa vừa tiết thanh minhĐoàn loan lũ phượng khoe xinh đòi ngườiDập dìu thôi hán lại hàiKẻ khoe cốt cách người phơi tinh thầnLiễu xanh bày nét thanh tânĐào hồng bớn tớn đọ thân tươi màuChan hòa sánh ngọc đua châuTầm thường hội trước thấy âu xa vời…Văn chương có công phu khắc hoạch, song lời chưa được nhuyễn,
chữ chưa được trong, đọc chưa thật khoái tâm khoái khẩu.Thơ trong tập NI TẦN cũng chưa được già dặn chải chuốt. Vẻ chất
phác của thời Thịnh Lê vẫn còn thấy trong việc luyện tự luyện cách:ĐÔNG NGÂMKể đã ba trăng chốn ngọc đàiLần lần ngày vắng lại đêm dàiVội nằm trướng cuốn thường quên rũNgái ngủ trâm rơi những biếng càiSớm mặc hoa rơi bên khóm liễuKhuya dầu trăng ngã dưới cành maiKhông ai ghen cũng không ai ghétMà có ghen ai có ghét ai.THU NHẬT NHÀN TỌATrướng gấm màn the trải nệm làTơi bời phấn sáp lại hương hoaNgỡ trong đền Hán màu cung kiếmSá tưởng cung Tần thói lệ xaTiết sạch lòng ưa cô tuyết trẻMàu thanh tính hợp chị trăng giàChút niềm cách trở là khi mớiSau rặt như ngày mới xuất gia.Lời trực chớ không khúc, nên không có dư vị của chung trà Vũ
Di Sơn trong sương sớm.Văn chương tuy chưa được thanh lịch, nhưng đã thoát được vẻ nặng
nề khô cứng của thi gia đời Thuận Thiên…, Hồng Đức…NGUYỄN THỊ DUNgười làng Kiệt Đặc tỉnh Hải Dương. Lúc nhỏ giả trai đi học.
Niên hiệu Hưng Trị (1588-1590) nhà Mạc, thi Hội thi Đình đều trúng tuyển. Trông
thấy dung nhan kiều diễm, Mạc Mậu Hợp biết là hàng nữ giới bèn sung vào cung,
phong làm hoàng phi.Lúc ấy bà mới 17 tuổi.Nhà Mạc mất ngôi, bà trốn vào núi. Sau bị bắt nạp cho chúa Trịnh
Bình An Vương Trịnh Tùng (1570-1620), được chúa sủng ái. Sau ít lâu xin đi tu.
Sang đời Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, lại được vời vào cung làm chức giáo thụ để
dạy các cung nữ. Những quyển đình thí, nhà chúa đều giao cho bà xét định.Bà giỏi cả thơ Hán tự lẫn Quốc âm.Sáng tác nhiều, song bị thất truyền, chỉ còn sót lại tập Ni Tần
và đôi ba câu lục bát:Hiềm vì một chút đảo điênSong le Bạc thị vốn duyên Hán thần.Nữ nhi dù đặng có lềẮt là tay thiếp kém gì trạng nguyên.Tập Ni Tần soạn lúc làm cung tần thời Bình An Vương Trịnh
Tùng. Những câu lục bát ở trong tập Gia Ký của bà.HOÀNG VINH VĨNHNgười Kim Động, xứ Sơn Nam, dòng dõi thế phiệt, vợ thứ viên
quận công triều Lê Cảnh Hưng (1740-1786). Vua Lê chúa Trịnh đều kính nể tài đức.Thơ Quốc âm cũng như Hán tự, bà làm nhiều, song còn truyền
không được mấy:- Thảo mao dám đọ nơi hoàng cácCù mộ đành hơn phận tiểu tinh.- Ngào ngạt tin xuân hoa đón cửaRỡ ràng vẻ thúy nguyệt in rèm.Xem qua đôi câu, cũng đoán biết được bút pháp đã lão luyện.
Cách rèn câu đúc chữ thuần thục hơn các bà trước. Rất tiếc là không tìm được
nhiều để trang điểm cho vườn thơ Hàn luật được thêm sắc thêm hương.TRƯƠNG THỊ NGỌC CHỮNgười Như Quỳnh (Kinh Bắc) là một cung tần, sinh ra An Đô
Vương Trịnh Cương (1709-1729).Văn chương nổi tiếng trong cung cấm.Song chỉ còn nghe truyền hai câu lục bát bà khẩu chiếm lúc
còn ở nhà lo việc đồng áng, tình cờ gặp xa giá chúa Trịnh đi tuần chiêm:- Tay cầm bán nguyệt xuê xangMột trăm thức cỏ lai hàng tận tay.- Mặc ai che tán che tànTay đây tùy thích nghênh ngang cõi bờ.Tả việc cắt cỏ như thế thật đã khéo. Tuy là một cô gái nhà
quê, tác giả đã tự thấy mình có đủ tài đức để làm nên danh giá sự nghiệp.Nhưng văn chương có thể sánh cùng Đoàn Thị Điểm thì chỉ
riêng:NGỌC HÂN CÔNG CHÚACông chúa là con thứ 21 của vua Lê Hiển Tông (1770-99) được
vua Quang Trung lập làm Bắc Cung hoàng hậu năm Kỷ Dậu (1789) và mất sau vua
Quang Trung 7 năm, tức năm Kỷ Vị (1799).Khi vua Quang Trung thăng hà, Công chúa có bài Ai Tư Vãn, văn
chương lâm ly bi thống.Bên cạnh bài Ai Tư Vãn lại có bài văn tế vua Quang Trung cũng
truyền là của công chúa.Có người ngờ rằng bài văn tế cũng như bài vãn không phải tự
tay Ngọc Hân công chúa soạn mà do người khác thác từ. Chỉ đúng với bài văn tế.
Vì trong lúc chua xót về cảnh tử biệt, không ai còn gan ruột để ngồi đúc chữ
chuốt lời, cân câu biền gióng câu ngẫu. Những bài văn tế trong lúc thành phục đều
do người ngoài làm hộ, người có tang dù muốn tả nỗi lòng cùng người quá cố cũng
phải đợi ít ra đến tuần bá nhật, đến ngày tiểu tường, để cho nỗi đau thương lắng
dịu bớt, lòng lấy lại được bình tĩnh để nghĩ đến văn chương. Còn bài Ai Tư Vãn
thì dám quả quyết là của Công Chúa, vì không phải người trong cuộc không thể thốt
ra những lời bi ai thống thiết như lời Ai Tư Vãn được.Ai Tư Vãn làm theo thể song thất lục bát, gồm 41 chu kỳ, 164
câu.Thể song thất là thể thơ thịnh hành thời Lê mạt.Hai áng văn kiệt tác, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm sản
xuất trong triều đại này.Văn Cung Oán Ngâm Khúc kỳ cổ.Văn Chinh Phụ Ngâm thanh tao.Văn Ai Tư Vãn trang nhã nhưng không đài các, có một vẻ đẹp
cao quí một cách tự nhiên.Trên 60 năm sau, ra đời bài Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhã, giọng
văn phảng phất ít nhiều.Bài Ai Tư Vãn đã được phổ biến sâu rộng. Ở đây chỉ xin trích
dẫn đôi ba đoạn điển hình:Gió hiu hắt buồng tiêu lạnh lẽoTrước thềm cung lan huệ héo don.Xe rồng thẳm thẳm bóng loan rầu rầuNỗi lai lịch dễ hầu than thởTrách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?!Sầu sầu thảm thảm xiết baoSầu tràn giạt bể thảm cao ngất trời.Tự cờ đỏ trỏ vời cõi BắcNghĩa tôn phù vằng vặc bóng dươngXe dây vâng mệnh phụ hoàngThuyền lan chèo quế thuận đàng vu quy...Lòng đùm bọc thương hoa đoái cộiKhắp tôn thân cùng đội ơn sangNhờ hồng phúc gội cành hòe quếĐượm hơi sương dây rễ cùng tươiCuộc tụ tán bi loan kíp bấyKể sum vầy đã mấy năm nayLênh đênh chút phận bèo mâyDuyên kia đã vậy thân này nương đâu?!Trằn trọc luống đêm thâu ngày tốiBiết nhờ ai dập nỗi bi thươngTrông mong luống những mơ màngMơ hồ nhường mộng bàng hoàng như say!Khi trận gió hoa bay thấp thoángNgỡ hương trời bảng lảng còn đâu…Vội vàng sửa áo lên chầuThương ôi! Quạnh quẽ trước lầu nhện giăng!Khi bóng trăng lá in lấp lánhNgỡ tàn vàng mở cảnh ngự chơiVội vàng rảo bước tới nơiThương ôi! Vắng vẻ giữa trời sương sa!…Nghe trước có đấng vương Thanh VõCông nghiệp dày tuổi thọ thêm caoMày nay áo vải cờ đàoGiúp dân dựng nước biết bao công trìnhNghe rành rành trước vua Nghiêu ThuấnCông đức dày ngự vận càng lâuMà nay lượng cả ơn sâuMóc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuầnCông dường ấy mà nhân dường ấyCõi thọ sao hẹp bấy? Hóa công!Rộng cho chuộc được tuổi rồngĐổi thân ắt hẳn bỏ lòng tôi ngươi…Buồn thay nhẽ sương rơi gió lọtCảnh đìu hiu, thánh thót châu saTưởng lời di chúc thiết thaKhóc nào nên tiếng thức mà cũng mê!Buồn thay nhẽ xuân về hoa ởMối sầu riêng ai gỡ cho xongQuyết liều mong vẹn chữ tòngCòn trứng nước thương vì đôi chútChữ tình thâm chưa thoát được điVậy nên nấn ná đòi khiHình tuy còn ở phách thì đã theo…Tưởng linh sảnh nhơn nhơn còn dấuNỗi sinh cơ có thấu cho khôngCung xanh đương tuổi ấu xungĐầu mũ mao mình tấm áo gaiU ơ ra trước hương đàiTưởng quang cảnh ấy chua cay dường nào!...Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấyTiệc vui mừng còn thấy chi đâuPhút giây bãi bể nương dâuCuộc đời là thế biết hầu nài sao!Chữ tình nghĩa trời cao đất rộngNỗi đoạn trường còn sống còn đauMấy lời tâm sự trước sauĐôi vầng nhật nguyệt trên đầu chứng cho.Âm đạm trầm thống, văn chương do ở chí tình. Rõ là thốn tâm
thiên cổ, khiến người mấy trăm năm sau không ngăn nổi lòng bùi ngùi khi xem đến,
nghe đến.Vua Quang Trung là bậc anh hùng cái thế.Ngọc Hân Công Chúa là trang quốc sắc thiên tài.Duyên trời tác hợp. Đó là chí thiện, chí công.Nhưng hạnh phúc không cho hưởng trọn trăm năm là cốt để cho
ân tình được nghìn muôn thu thơm thắm.Tình giữa vua Ngu Thuấn và Song Nga theo lệ mà thấm mãi vào
lòng trúc vàng bến sông Tương.Tình giữa vua Quang Trung và Ngọc Hân theo văn mà còn mãi
trong hồn thơ nước Việt.Nếu Ngọc Hân Công Chúa cũng như Nga Hoàng Nữ Anh, không vương
mối thương tâm, thì làm sao có được khúc Ai Tư Vãn đìu hiu gió trúc sông Tương,
khiến dù cách dù xa, người sau vẫn cảm thông cùng người trước.BÀ BANG NHÃNĐối với các vị cân quắc phong tao trên đây, thuộc hàng hậu bối.Bà là vợ ông PHAN QUY một tay thi nhân về Hán văn, đất Quảng
Nam, sống vào khoảng Đồng Khánh Thành Thái (1885-1907). Bang là chức vụ, Nhãn
là tên tục của ông Phan. [10]Khi ông Phan Quy còn tại thế, thì bà chỉ là một nội tướng đảm
đương. Nhưng sau khi chồng mất được ít lâu thì thốt nhiên bà trở nên giỏi thơ
Quốc âm, và thường cùng các danh sĩ đương thời xướng họa.Có người cho thế là ra ngoài nữ tắc, thích thực câu tục ngữ
“Phụng hoàng đua bìm bịp cũng đua, Mâm thau nhịp mo nang cũng nhịp” gởi đến tặng
bà. Bài thơ tám câu, còn truyền được câu trạng:Vuốt ve lông cánh theo ngàn nhẫnChung chạ thanh âm đủ tám nghề.Nhưng bà không lấy làm điều, cứ ung dung trong làng phong
nhã.Thơ bà có tiếng công xảo. Nhưng chỉ thấy truyền có hai bài: QUA CỬA HÀN CẢM TÁCRầm rầm ngựa lại lại xe quaNhượng địa là đây, có phải là…?Liếc mắt nhìn quanh hoa kiểng lạNhững trang hồ thỉ đi đâu vắng?Để cuộc tang thương tủi lắm mà!Nào vua Hạ Võ ở mô na? [14]NGŨ HÀNH SƠN TỨC CẢNH.Cảnh trí nào hơn cảnh trí nàyBồng Lai âu hẳn cũng là đâyKhói lồng sắc đá non phơi gấmChùa nức hơi hương biển kéo mâyNgư phủ gác cần ngơ mặt nướcTiều phu chống búa dựa lưng câyNhìn xem phong cảnh ưa lòng kháchVút mắt Trường Sơn ác xế tây!Tiểu sử của bà Bang Nhãn chưa được biết rõ. Nhưng theo văn
chương mà đoán thì bà là một bậc nữ lưu có chí khí trượng phu. Làm ra thơ không
phải để khoe khoang tài ba hoặc để mua vui ngày tháng, mà chính để gởi tâm sự
trăm năm không biết ngỏ cùng ai. Lòng ưu ái của bà hình hiện nơi bài Qua Cửa
Hàn Cảm Tác và ẩn ước trong bài Ngũ Hành Sơn.Câu:Nhìn xem phong cảnh ưa lòng kháchVút mắt Trường Sơn ác xế tây.Không phải là câu thơ tả cảnh suông.Trường Sơn là xương sống của Trung Việt, tượng trưng cho toàn
cõi Việt Nam. Chữ “ác xế” ngậm ý ngã về. “Tây” ám chỉ bọn xâm lăng Pháp.Đại ý nói: phong cảnh nước non trông xinh đẹp dường ấy, mà đất
nước Việt Nam nay đã thuộc về giặc Tây rồi!Nỗi đau thương buồn tủi không nói mà nói!Tình thơ thật là thâm thiết! Tứ thơ thật là bao la!Câu kết bài Ngũ Hành Sơn là một cửa sông đón nước từ nguồn xa
chảy xuống để đưa ra ngoài biển cả mây sóng thương mang!Tinh thần bài thơ đều dồn nơi câu kết, mà tâm sự của tác giả
cũng dồn nơi câu kết. Đương đọc thì hưởng được mùi ngon trong vị, đọc xong lại
hưởng thêm tiếng đàn ngoài dây tơ. Tình bất tận, ý vô cùng. Tuyệt thú!Thế mà trong các sách hiện hành đều chép:Nhìn xem phong cảnh ưa lòng kháchKhen bấy thợ trời khéo đắp xây.Ý tứ đã tầm thường mà văn chương lại non nớt không xứng với
những câu vừa đẹp vừa mạnh ở trên. Chắc là người sau sợ động thời văn, nên sửa
lại như thế để tránh cửa ngục văn tự khi cao hứng ngâm nga. Chớ một cây bút lão
luyện như bà Bang Nhãn không thể phạm lỗi “tượng đầu tý vỹ”. Câu kết bài Qua Cửa
Hàn Cảm Tác là một bằng chứng.Cặp trạng bài Ngũ Hành cũng thấy nhiều sách chép:Non chen sắc đá màu phơi gấmChùa nức hơi hương khói lẫn mây.Câu này chỉ được vẻ trang nhã. Lời không hùng bằng, cảnh
không cao rộng, không nhiều hình ảnh màu sắc bằng câu:Khói lồng sắc đá non phơi gấmChùa nức hơi hương biển kéo mây.Chúng ta thấy vẽ ra trước mắt cảnh vĩ đại của dãy núi bằng đá
cẩm vân đứng gần mé biển, và biển kéo mây để hợp cùng khói đá cùng hương chùa hầu
điểm tô cho núi được thêm tình thêm thú.Tình cảnh trong câu này đã hơn câu kia, mà bút pháp cũng vững
vàng hơn: Chữ “biển” trong câu trạng làm chỗ tựa cho chữ “ngư phủ” trong câu luận,
khiến kẻ sống với nước không bị lạc lõng nơi đá mọc khói tuôn.Câu thơ vừa làm cho phong cảnh thêm giàu sang, vừa làm cho
bài thơ có hô có ứng, hô ứng theo nhau như bóng với hình như vang với tiếng.Cho nên tôi chắc câu tôi nghe truyền đúng nguyên bổn, ít ra
cũng gần nguyên bổn hơn câu trong các sách hiện hành.Và xem hai bài thơ thượng dẫn, chúng ta cũng đủ thấy bà Bang
Nhãn là một nhà thơ thi cốt hùng, thi học vững, thi tài cao. Giai tác của bà hẳn
còn nhưng chưa gặp thiện duyên để phổ biến.Trong Ngũ Hành Sơn, nơi hòn Dương Hỏa Sơn có một thạch động.
Xưa kia có một công chúa em vua Minh Mạng đến ở tu. Nhà vua triệu về gả lấy chồng.
Công chúa bèn dâng lên một bài thơ luật Đường, hứa hễ có người họa hay hơn thì
sẽ hoàn tục:Thế sự nhìn xem rối cuộc cờCàng nhìn càng ngắm lại càng nhơ!Đánh tan tục niệm hồi chuông sớmGõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưaChu tử ngán mùi nên vải ấmĐỉnh chung lợm giọng hóa chay ưaLên đài cứu khổ toan quay lạiBể ái trông ra nước đục lờ!Nhà vua xem thơ, biết chí bà đã quyết đầu Phật, nên không ép
nữa.Bài thơ bị bệnh điệp sàng giá ốc: câu ba câu bốn ý trùng
nhau, câu năm câu sáu ý cũng trùng nhau nữa.Tứ cũng không có gì mới lạ.Nhưng lời thơ êm đẹp, nếu không phải là tay lão luyện, thì
không thể làm nên.Trong giới nữ lưu từ xưa tới nay, người làm thơ đã ít mà thơ
còn truyền thế cũng không được nhiều. Cho nên bài thơ trên đây tuy không phải
là viên ngọc Biện Hòa, chúng ta vẫn phải giữ gìn cho khỏi bị mai một.Những nữ sĩ kể trên đều là người Trung Việt và Bắc Việt. Ở
Nam Việt có bà NGUYỆT ANH thanh danh nổi khắp Lục Tỉnh.Bà là con gái cụ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, sống vào khoảng cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Tên là NGUYỄN THỊ KHUÊ.NGUYỆT ANH là tự.Quê nhà ở An Bình Đông, tỉnh Bến Tre. Quê chồng ở Rạch Miễu tỉnh
Mỹ Tho.Phẩm hạnh cao. Văn chương nhã.Trước bà cũng như sau bà, Miền Nam không có một bậc nữ lưu
nào tài đức sánh kịp.Thân thế và sự nghiệp văn chương của bà đã có nhiều người viết.
Áo gấm không cần thêm hoa, nên ở đây chỉ nói đại lược về tiểu sử và giới thiệu
đôi vần thơ điển hình:Bài thơ được nhiều người thuộc và nhiều sách trích dẫn nhất
là bàiVỊNH BẠCH MAI TRÊN NÚI ĐIỆN BÀ TÂY NINHNon linh đất nước trổ hoa thầnRiêng chiếm vườn hồng một cảnh xuânTuyết đượm nhành tiên in sắc trắngSương pha bóng nguyệt ánh màu ngânMây lành gió lạnh nương hơi chánhVóc ngọc mình băng bặt khói trầnSắc nước hương trời nên cảm mếnNon linh đất nước trổ hoa thần.Đó là mai núi Điện Bà mà cũng là tinh thần cốt cách của tác
giả. Đó là mượn vật tả lòng. Trực tiếp tả lòng thì như bài:TIỄN BẠN ĐỔI ĐI SA ĐÉC:Ngàn xưa dễ mấy hội tao phùngSa Đéc nay thầy tách cõi đôngPhong cảnh mặc dầu chia đất khácNắng mưa đâu cũng đội trời chungQuê người tạm gởi nhành dương liễuĐường hoạn xin tròn phận kiếm cungCái tác râu mày thì phải vậyNặng bằng non Thái nhẹ bằng lông.Và bài:VỊNH CẢNH THÀNH THÁI NGỰ GIÁ SÀI THÀNHNgàn thu may gặp hội minh langThiên hạ ngày nay trí mở mangTấc đất ngọn rau tràn dưới mắtĐai cơm bầu nước chật ven đàngVui lòng thánh đế trên xe ngựa!Xót dạ thần dân chốn lửa than!Nước mắt cô thần trời đất biếtBiển dâu một cuộc nghĩ mà thương! Lòng thương nước yêu nòi, lòng thiết tha cùng thời cuộc chan
chứa trong lời thơ.Nhưng riêng nói về mặt văn chương, bà Nguyệt Anh có phần kém
hơn bà Huyện Thanh Quan, bà Bang Nhãn và Hồ Xuân Hương. Thơ bà lời trực chớ
không khúc lại ít công trác mà phanh luyện. Cho nên sức truyền cảm không được mạnh,
sức trì hứng không được bền.Nói một cách bình dân: Thơ bà kém phần nhưng nhị, không mấy hấp
dẫn.Tuy vậy vẫn là những áng văn chương hiếm hoi đáng quý.Thi ca của bà hẳn nhiều. Nhưng mới được thấy một số trong THI
SĨ TRUNG NAM của Vũ Ngọc Phan thời Tiền Chiến và NỮ THI HÀO VIỆT NAM của Phạm
Xuân Độ thờ hậu chiến.Trong Nữ Thi Hào Việt Nam thấy lục bài CHINH PHỤ TỪ bằng Hán
văn:Đình thảo thành sào liễu hựu tyChinh phu hà nhật thị quy kỳ?Bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạNhất chẩm đề quyên lạc lệ thì.Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnhGiang Nam xuân tận lão nga miTác lai kỷ độ tương tư mộngTằng đáo quân biên tri bất tri.Ông Phạm Xuân Độ bảo rằng:- “Trong hồi chiến tranh 1914-1918, bà ngậm ngùi dự những cuộc
ra đi của quân lính Việt Nam, - những người bị đưa ra ngoài ngàn dặm, để tranh
đấu cho ngoại bang, những kẻ chẳng được phụng sự quê hương, mà gia đình cũng quạnh
hiu, nheo nhóc…-, Bà kín đáo mượn lời chinh phụ, gián tiếp tỏ nỗi căm hờn, bằng
một bài Hán tự (bài thượng dẫn).Ông Nguyễn Đình Chiêm, bào đệ bà, thấy ý tưởng tiêu tao, thấm
thía, tự dịch ra Quốc âm.Đây, bài thơ dịch:Cỏ rạp sân thềm liễu rũ hoaChàng đi bao thuở lại quê nhà?Nửa rèm trăng xế lòng ngao ngánChiếc gối quyên gào lụy nhỏ saẢi bắc mây giăng che bóng nhạnVườn xuân nắng tạt ủ mày ngaNhớ nhau mấy lúc chiêm bao thấyNgàn dặm lang quân biết chẳng là?”Bài Chinh Phụ đó không phải của bà Nguyệt Anh. Đó là của Thái
Thuận đời Lê Thánh Tông. Trong Lữ Đường di cảo thi tập in bảng gỗ từ đời Lê có
chép bài thơ đó dưới nhan đề là CHINH PHỤ NGÂM và câu thứ bảy, chữ thứ nhất là
chữ Sạ “Sạ lai kỷ độ tương tư mộng”. Trong bảng dịch tập Lữ Đường của quí cụ Lê
Thước, Hà Văn Đại…, cũng có bài đó:Cỏ tốt đầy sân liễu rủ mànhNgày nào về hỡi kẻ tòng chinh?Rèm thưa lòng não trăng tàn bóngGối lạnh châu tràn cuốc gọi canhẢi bắc mây bay con nhạn lẻGiang Nam xuân hết nét mày xanhTương tư mấy độ đêm thường mộngCó thấu tình chăng anh hỡi anh?Tập thơ Lữ Đường di cảo thi tập của Thái Thuận tôi hiện có.
Bài Chinh Phụ Ngâm là một trong những bài xuất sắc trong tập. Âm tiết thật
không nhượng Đường thi. Tôi có dịch thử:Cỏ đã vun sân liễu lại chồiNgười ra chiến địa thuở nào lui?Nửa rèm trăng xế đêm quằn quạiĐầy gối quyên kêu lệ sụt sùiXuân lụn trời Nam mày thúy nhạtMây vần ải bắc bóng nhàn côiTương tư! Biết chẳng? Hồn theo mộngTìm đến bên nhau mấy độ rồi!Bà Nguyệt Anh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ
XX (1863-1921). Ông Thái Thuận sống vào thời Lê Thánh Tông (1460-1479), khoảng
giữa thế kỷ thứ XV, tức gần năm thế kỷ trước bà Nguyệt Anh. Bài Chinh Phụ Ngâm
lại thấy trong Lữ Đường Di Cảo Thi Tập của Thái Thuận. Như thế thì Chinh Phụ
Ngâm là tác phẩm của Thái Thuận, chớ không phải của Nguyệt Anh. Có lẽ bà Nguyệt
Anh thích bài này, thường mượn ngâm khi xúc cảnh. Người ngoài không biết, tưởng
là thơ của bà làm ra. Đó là việc thường. Nhưng nếu tôi không có sẵn tập Lữ Đường
Di Cảo Thi Tập xuất bản đã lâu đời trong tay, thì dù có biết đi nữa cũng không
dám quả quyết bài Chinh Phụ Ngâm là của Thái Thuận chớ không phải của Nguyệt
Anh.Thơ bên nữ giới còn nhiều. Nhưng ở đây tôi chỉ nói đến quí vị
đã qua đời mà tôi được đọc qua tác phẩm. Còn quí vị lưu danh thiên cổ nhưng tôi
chưa được may mắn xem di cảo, như:- Nguyễn Thị Quỳnh Hương tức Nguyễn Hạ Huệ đời Lê.- Nguyệt Đình Công Chúa, con vua Minh Mạng.- Mộng Liên đời Thành Thái Duy Tân.- Nhàn Khanh. vân
vân…Chú thích:[1] Kiến Xuyên hầu muốn gả cho Phạm Thái, bà vợ không chịu, ép gả cho một
nhà quý tộc, Quỳnh Như ôm hận mà thác.[2] Cầu Tiên: Lăng vua Quang Trung ở Linh Đường, gần Cầu Tiên, thuộc
huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.[3] Chưng thường: Lễ tế về mùa đông là chưng, lễ tế về mùa thu là thường. [4] Tùng thu: hai giống cây trồng nơi mộ (saule pleureur).[5] Non Nam: Thọ tỉ Nam sơn.[6] Thiên bảo: tên một thiên trong Kinh Thi chép lời chúc tụng thiên tử.
Hoa Phong: tên núi. Vua Nghiêu đi chơi ở Hoa Phong, một lão trượng chúc vua được
tam đa (đa thọ, đa phúc, đa nam).[7] Chữ Rường nói việc thắt cổ chết. Nhiều bản chép là rừng, là Gường đều
sai.[8] Di mưu: Chữ trong Kinh Thi (Di quyết tôn mưu): để lại những lời dặn
bảo.[9] Lân chỉ: cũng chữ trong Kinh Thi - trỏ các con vua Quang Trung.
(Gót lân).[10] Bang là Bang tá, Bang biện, một chức thuộc quan. Ông Phan có làm việc
công một lối.[12] Có sách chép: Liếc mắt nhìn xem phong cảnh lạÔm lòng chạnh tưởng nước non ta.[13] Ấp tổn (hay ấp tốn): Vua nhượng ngôi cho người hiền. Vua Đường
Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn lập nên nhà Ngu. Vua Thuấn nhường ngôi cho vua
Vũ lập nên nhà Hạ.[14] Vua Hạ Võ có công trị thủy cứu dân khỏi nạn ngập lụt. Câu kết còn
nghe truyền:Nhớ
đến người xưa thương đất cu Gấm
gan riêng giận bấy trời già.12.Nôm na là cha bá láp.Đó là lời nói mới sản xuất từ năm bảy mươi năm, tám chín mươi
năm trở lại đây. Chớ trước kia chữ Nôm nói chung, thơ Nôm nói riêng, rất được
ông cha chúng ta yêu chuộng. Nơi triều đường, nơi công phủ cũng như ngoài dân
gian, chữ Nôm, thơ Nôm vẫn chen hàng cùng chữ Hán thơ chữ Hán.Có nhiều bằng chứng còn ghi trong sử sách:Đời Trần Nghệ Tông (1370-1372), để ban thưởng công lao cho Hồ
Quý Ly, nhà vua sai đúc một thanh gươm báu và thêu một lá cờ có tám chữ vàng rực
rỡ: “Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức”. Hồ Quí Ly dâng tạ bằng một bài thơ
chữ Nôm. Nhà vua rất hoan hỷ.Sau khi Nghệ Tông thăng hà, Quí Ly làm phụ chánh cho thiếu
quân, dùng chữ Nôm dịch sách để dạy vua và các cung nữ.Đến năm Canh Thìn (1400) Quý Ly phế Trần Thiếu Đế, lên ngôi
thiên tử, viết thủ chiếu bằng chữ Nôm để phủ ủy nhân dân. [1]Nhà Minh mượn tiếng khôi phục nhà Trần, sai Trương Phụ kéo
quân sang đánh họ Hồ. Diệt được nhà Hồ, Trương Phụ chiếm cứ Việt Nam làm đất đô
hộ. Hào kiệt nổi dậy chống cự và Trần Quý Khoách dựng nên nhà Hậu Trần. Được ít
lâu Quý Khoách liệu không đương nổi giặc, bèn sai Nguyễn Biểu mang lễ vật đến
dinh Trương Phụ cầu phong.Lúc tiễn hành, Trần Quý Khoách tặng Nguyễn Biểu:Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoaTrịnh trọng rày nhân dắng khúc caChiếu phượng muôn hàng tơ cặn kẽVó câu nghìn dặm tuyết xông phaTang bồng đã bấm lòng khi trẻGừng quế thêm cay tính tuổi giàViệc nước một mai công ngõ vẹnGác lân danh tiếng dõi lâu xa.Nguyễn Biểu phụng họa:Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoaNgóng tai đồng vọng thuở thi caĐường mây vó ký lần lần trảiẢi tuyết cờ mao thức thức phaHá một cung tên lồng chí trẻBội mười vàng đá đúc gan giàHổ mình vả thiếu tài chuyên đốiDịch lộ ba ngàn dám ngại xa.Nguyễn Biểu đến, Trương Phụ sai dọn rượu thết, mà vị nhấm là
chiếc đầu người. Nguyễn Biểu thản nhiên ngồi cầm đũa, vừa nhấm vừa ngâm:Ngọc thiện trân tu đã đủ mùiGia hào thêm có cỗ đầu ngườiNem công chả phụng mùi thua béoTay gấu đùi lân kém vị tươiĐọ yến lộc minh sang cũng mộtDòm mâm thố thủ trội hơn mườiKìa kìa ngon ngọt tày vai lợnTráng sỹ như Phàn tiếng để đời. [2]Trương Phụ có ý nể. Đến khi bàn đến quốc sự, Nguyễn Biểu khẳng
khái chỉ trích dã tâm của nhà Minh. Trương Phụ giận sai bắt trói dưới chân cầu,
đêm đến nước thủy triều lên ngập chết.Vua Hậu Trần được tin, thương xót, làm văn truy điệu, lời rất
tha thiết biểu lộ tấm chân tình giữa vua tôi:… Lấy chi báo chưng hậu đức, rượu kim tương một lọ, vơi vơi
nâng chuốc ba tuần;Lấy chi ủy thửa phương hồn, văn dụ tế mươi hàng, thẳm thẳm ngỏ
thông chín suối…Tiễn người đi sứ là việc hệ trọng, truy điệu một bậc trung
nghĩa đã hy sinh vì nước là hệ trọng. Thế mà thơ tặng biệt, vắn điếu tế đều
dùng Quốc âm. Xem thế đủ biết văn Nôm đời xưa giữ một vị trí cao sang trên nền
văn học. Chẳng những ở đời Trần, qua đời Lê, đời Tây Sơn, đời Gia Long, văn Quốc
âm vẫn thường được dùng trong việc lớn của quốc gia, nhất là trong việc tế lễ.
Nhiều bài văn tế kiệt tác còn lưu truyền, những bài văn tế do những bậc quyền
quý đứng tế, như văn Ngọc Hân Công Chúa tế vua Quang Trung, văn vua Cảnh Thịnh
cùng đình thần, cung nhân… tế Ngọc Hân Công Chúa…, văn vua Gia Long tế Võ Tánh,
Ngô Tùng Châu, tế Giám Mục Bá Đa Lộc…, vân vân…Đến đời Minh Mạng (1820-1840), nhà vua cấm dùng chữ Nôm trong
việc biểu sớ, trong các giấy tờ nơi công môn. Chữ Hán từ ấy trở thành độc tôn,
văn Quốc âm mới trở thành “cha bá láp”.Xem mấy bài thơ đời Hậu Trần, chúng ta nhận thấy thơ Hàn luật
lúc bấy giờ đã vững lắm. Cách dùng chữ luyện câu đã già dặn, cách dùng điển cố
đã khéo.Trong bài của Trần Quý Khoách có chữ Hoàng Hoa. Nhiều bạn lầm
tưởng hoàng hoa là hoa cúc, và giảng rằng Nguyễn Biểu đi sứ vào mùa thu.Không phải thế. Chữ HOÀNG trong câu thơ không phải chữ Hoàng
là vàng mà Hoàng là tốt đẹp rực rỡ. Chữ mượn trong Kinh Thi:Hoàng hoàng giả hoaVu bỉ nguyên thấpSằn sằn chinh phuMối hoài mỹ cập.Nghĩa là: “Những đóa hoa rực rỡ đơm khắp gò cao trũng sâu. Những
người bề tôi phải đi xa kéo nhau ruổi giong đông đảo rầm rộ. Nỗi lo nghĩ trong
lòng có điều lo nghĩ không kịp.”Đó là một chương trong thiên HOÀNG HOÀNG GIA HOA thác lời vua
khuyên dạy sứ thần lúc tiễn biệt và tả tấc lòng sứ thần khi lâm hành.Trong bài CỖ ĐẦU NGƯỜI của Nguyễn Biểu cũng có chữ mượn ở
Kinh Thi. Đó là chữ LỘC MINH và THỐ THỦ.Lộc Minh là một thiên trong Tiểu Nhã. Chương đầu:Ao ao lộc minhThực dã chi bìnhNgã hữu gia tânCổ sắt xuy sinh.Xuy sinh cổ hoàngThừa khuông thị tươngNhân chi háo ngãThi ngã chu hàng.Nghĩa là: “Con hươu kêu ao ao gọi nhau ăn cỏ ở đồng nội. Ta
có khách quý, hãy đánh đàn sắt thổi ống sinh, hòa với ống sáo, và bưng rổ hàng
lụa để tặng cho khách. Những người mến thích ta, hãy chỉ cho ta những đường lối
rộng lớn để ta noi theo”.Thơ LỘC MINH là bài nhạc của vua làm ra để dùng lúc đãi yến
tân khách (bầy tôi trong triều hoặc sứ thần chư hầu).Thố thủ là đầu thỏ, chữ mượn trong thiên Hồ Điệp trong Tiểu
Nhã, chương thứ nhì:Hữu thố tự thủBào chi phàn chiQuân tử hữu tửuChước ngôn hân chi.Nghĩa là: “Có một đầu thỏ để làm món ăn, phải làm sạch lông rồi
nướng cho chín. Người quân tử có rượu, rót dâng mời tân khách dùng”.Thơ Hồ Điệp nói sự vui thích của chủ khách ăn uống với nhau.Chữ LỘC MINH mượn tên bài thơ. Chữ THỐ THỦ mượn chữ trong bài
thơ.Điển dùng thật sát. Nhưng cũng như điển trong bài vua Hậu Trần,
hai điển này chỉ dùng để trang sức cho câu thơ và làm cho ý thơ khắng khít với
hoàn cảnh, chớ không ngụ ý gì sâu sắc như câu:Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợnTráng sĩ như Phàn tiếng để đời.Câu này dùng điển Hồng Môn Hội ẩm: Hạng Võ mời Lưu Bang đến dự
tiệc, mục đích là để giết cho tuyệt hậu họa. Phàn Khoái xách mộc xông đến Hồng
Môn giữa mấy trùng gươm giáo mà không chút nao núng kiêng dè… Hạng Võ thấy Phàn
Khoái tướng mạo phi thường ban cho một vai lợn và rượu. Khoái lấy gươm cắt thịt
ăn uống một cách tự nhiên. Hạng Võ rất mến phục.Văn chương câu này có phần thô phác, đối với sáu câu trên kém
hẳn phần thôi xao. Song sáu câu trên dùng ý so sánh vị tươi béo của đầu người với
nem công chả phụng, vẻ sang trọng của bữa tiệc đầu người với bữa yến Lộc Minh bữa
tiệc thố thủ, so sánh như vậy cốt để làm gia vị cho công việc chính là ĂN ở câu
kết mà thôi. Và trong câu kết, tác giả đem tích Phàn Khoái được ăn vai lợn của
Hạng Võ ví với việc mình được ăn đầu người của Trương Phụ, cũng chỉ để trang sức
bề ngoài, chớ chủ đích là ngụ ý chê trách nhà Minh đối với nhà Trần gian ác
không khác Hạng Võ đối với Lưu Bang, và cũng để tỏ chí bất khuất của mình trước
uy vũ của Trương Phụ.Đó là ý tại ngôn ngoại.Trong thơ cổ nhân để lại, có nhiều bài lời giản mà ý súc, lời
thiển mà ý thâm, như câu của Nguyễn Biểu là một. Cho nên người xem thơ lắm lúc
phải đào sâu xuống một tầng, vói cao lên một tầng, thì mới thấy được chỗ dụng
công thác ý của tác giả. bằng chỉ đứng trên nghĩa đen của chữ, thì vị ngon ngọt
của thức ăn, tiếng trong đục của đường tơ, còn không nhận thức được trọng, chứ
đừng nói đến vị trong vị, tiếng ngoài dây.Hai bài thơ của Trần Quý Khoách và Nguyễn Biểu là thơ CANH HỌA,
thường gọi là thơ Xướng Họa.Trong Úc Viên Thi Thoại, ông bạn Đông Hồ đã nói rõ về thơ xướng
họa.Tôi xin nói thêm để cho “đông có mây tây có sao”.Thơ Canh Họa có ba thể:- Một là THỨ VẬN, tức là họa theo nguyên vận, vần trước họa
trước, vần sau họa sau.- Hai là DỤNG VẬN, tức là dùng những vần trong bái xướng,
nhưng không cần theo thứ tự trước sau.- Ba là Y VẬN, tức là dùng những vần khác hơn những vần
nguyên xướng, miễn những vần ấy đồng vận là được. [3]Thứ vận khó nhất. Người Trung Hoa, nhất là người đời Đường đời
Tống không mấy khi dùng. Thỉnh thoảng có dùng chăng thì y vận hay dụng vận.Trái lại người Việt Nam, nhất là những khách thơ Hàn luật, lại
ít dùng dụng vận y vận mà thích dùng thứ vận.Bài thơ của Nguyễn Biểu là thứ vận bài của Trần Quý Khoách.Đó là về hình thức.Còn về nội dung thì cũng có ba lối:- Cùng với tác giả bài xướng một lập trường một chí hướng…
Nương theo tình ý bài xướng mà phát triển hay bổ túc, nếu bài xướng phục thì
bài họa khởi, nếu bài xướng hô thì bài họa ứng.- Không cùng với tác giả bài xướng một lập trường, nhưng
không trái nhau, mà chỉ đi song song với nhau, như dòng sông và con đường thiên
lý trên bờ sông, như đường hỏa xa và đường quốc lộ số 1. Bài xướng nói ý chí
tâm sự của mình, bài họa cũng nói ý chí tâm sự của mình, nói để cho có đôi có bạn
cho vui, cho thú.- Tư tưởng cũng như lập trường tương phản hẳn. Xướng với họa
nghịch nhau như nước với lửa, như đêm với ngày… Chúng ta thường thấy trong những
cuộc bút chiến.Các sách dạy thơ thường khuyên người làm thơ không nên ham xướng
họa. Bởi làm thơ là để phát tiết những gì mình không thể giữ kín trong tâm hồn,
chớ không phải để khoe khoang tài nghệ. Huống nữa người làm thơ là do đắc tình
đắc cảnh mà sáng tác, đó là chân bước theo ý muốn, là tình sai khiến tài, tài
sai khiến nghệ, trong ngoài tương thân, tương ái tương y, tương y, mà làm nên
thơ, khiến bên trong được chân thật, bên ngoài được thung dung. Còn họa thơ là
do vận sanh văn, văn sanh tình, đó là đem cày đặt trước trâu, là bước theo dấu
chân của người mà đi, là len lỏi dưới chân người mà biết, cho nên trừ những bậc
phi thường không gì làm chướng ngại nổi như Lý Bạch, Đông Pha, thì không làm
sao tránh khỏi gò ép gượng gạo, không làm sao tạo được chân thú vị cho thơ.Cố Linh Nhân nói:- Người khéo họa thơ là người trong bụng không thơ, tự nói
cái vụng của mình ra cùng thiên hạ.Tùy Viên Thi Thoại luận:- Người họa thơ như đoàn trẻ đấu thảo [4], tuy nhiều nhưng không ích chi.Không phải cổ nhân tuyệt đối cấm. Chỉ vì sợ khách làng thơ lạm
dụng làm sai lạc ý nghĩa của việc làm thơ, làm cho thơ giảm mất sanh thú, nên
phải ngăn ngừa. Chớ trong chỗ bạn bè giao du với nhau, thỉnh thoảng có kẻ xướng
người họa, thì đời văn chương mới thêm sắc thêm hương. Nhưng đồ gia vị không
nên dùng nhiều. Lúc mua vui cũng nên nhớ lời cổ nhân dạy.Họa vận, đôi khi nhờ chỗ khó mà sanh ra những xảo tứ tạo nên
những diệm từ. Tác giả Tùy Viên Thi Thoại đã công nhận điều ấy và đã chứng
minh:“Kẻ cư sĩ châu Tô là Trương Chỉ Nguyên vịnh bạch đào, câu thứ
8 dùng vần KIM. Kẻ họa đến vài mươi người, song không có một câu hay. Ta cũng
biết khó nên lui. Chẳng ngờ Lưu Hà Thường họa rằng:Lưu lang khứ hậu tình hoài giảmBất khẩn hồng trang trực đáo kim. [5]Ta khen là độc tuyệt. Nếu kẻ họa không phải họ Lưu cũng đã
hay rồi, phương chi tác giả lại họ Lưu! Nếu không bỏ vần KIM e không có những
chỗ xảo diệu đó.”Đưa cây chuyện này ra, trước là để chứng minh rằng cổ nhân
ngăn ngừa chớ không cấm hẳn việc xướng họa, sau là để làm bằng cho lời nói “đôi
khi nhờ khó mà sanh xảo”.Bây giờ trở lại cùng hai bài xướng họa của Trần Quý Khoách và
Nguyễn Biểu.Cả hai văn chương đều thanh lão. Thật xứng kép xứng đào. Bài
xướng nhờ theo lòng mình mà đi nên lời văn tuy trang trọng mà vẫn tự nhiên. Bài
họa phải dẫm lên dấu chân người mà bước, nên lời văn tuy lưu loát song không giấu
nổi dáng cẩn thận giữ gìn. Nhưng đến câu chuyển kết thì vụt bước ra ngoài, biểu
hiện phong độ kính cẩn nhưng hiên ngang, cương quyết nhưng khiêm tốn.- Việc nước một mai công ngõ vẹn Gác lân danh tiếng dõi lâu xa.- Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối Dịch lộ ba nghìn dám ngại xa.Cả từ lẫn ý của câu họa vượt hẳn câu xướng. Vần câu xướng
“lâu xa” có phần gượng ép. Vần câu họa “dám ngại xa” vừa sống động vừa thảnh
thơi. Câu xướng lấy công danh ra mà cầu chúc. Câu họa đem phận vụ ra tạ lòng,
khuyên mình. Chỗ cao thấp cả trong lẫn ngoài thật rõ rệt.Cho nên họa đôi khi cũng lấn xướng.Nhưng phải là kẻ có tài. Không tài hoặc kém tài thì tốt hơn
là nên thủ phận.Hai bài xướng họa của Trần Quý Khoách và Nguyễn Biểu cho thấy
thi tài của họ Trần họ Nguyễn. Tác phẩm hẳn có nhiều và hẳn có nhiều giai tác.
Nghĩ vậy cho vui vậy thôi, chớ biển nước trời mây đã trăm nghìn lần thay xanh đổi
biếc, thì Hợp Phố dù còn đó mà Châu đâu nữa để mong có ngày về!Chú thích:[1] Sách Việt Nam Cổ Văn Học Sử của Nguyễn Đổng Chi
có nói rõ.[2] Sách Việt Nam Cổ Văn Học Sử của Nguyễn Đổng Chi và Thi
văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hân chép khác một ít:Câu 3, 4: - Nem công chả phượng còn thua béoThịt gụ gan lan
hẳn kém tươiCâu 5, 6: - Ca lối lộc minh so cũng mộtVật
bày thố thủ bội hơn mười. [3] Đó là thơ Canh Họa tục gọi là Họa vận. Họa vận dù theo thể
nào cũng ở trong một đầu đề. Còn lấy vận một bài dùng làm dùng làm một bài đề
tài khác như dùng vận bài Từ Thứ Qui Tào để làm thơ vịnh Hát bội, gọi là bộ vận
hay tác vận.[4] Đấu thảo: đua nhau mà khoe sự vụng sự dối của mình ra.[5] Nghĩa là: Sau khi Lưu Thần đi khỏi Thiên Thai rồi thì
tình ôm ấp trong lòng giảm lần, nên từ đó đến nay chẳng khứng điểm hồng nữa.
(Đào vốn hồng, không điểm hồng tức trắng).13.
[3] Chưng thường: Lễ tế về mùa đông là chưng, lễ tế về mùa thu là thường.
Nhớ
đến người xưa thương đất cu
Thơ Vịnh Cổ mà nhất nhất dẫn sự tích trong sử, nhất nhất theo lời khen chê của người trước, không có gì mới, không có nghĩa gì mới, thì chẳng khác bà lão kể chuyện đời xưa, ông lý tường việc làng, lời thơ dẫu trơn ngọt đến đâu cũng không gây được hứng thú. |
Như VỊNH HÁN CAO TỔ, người đời Thịnh Lê có bài:
Một mình khi ẩn núi Mang Đường [1]
Năm thức mây che điềm đế vương [2]
Cuồn cuộn rồng bay ngàn Bái ấp [3]
Đùng đùng hươu chạy bãi Hàm Dương [4]
Cất quân nhân nghĩa yêu đòi chốn [5]
Lấy đức khoan hòa trị bốn phương [6]
Chói chói gây nên công nghiệp Hán
Vì hay thu đãi kẻ hiền lương.
Bài thơ, lời trang nhã, ý xác thực, khai thừa chuyển hiệp
phân minh, và tự sự, phê bình hợp cách. Thật đúng phép vịnh sử. Song không thấy
dư vị khi đọc xong.
Đó là do không quét được lớp bụi cũ để đưa ý mới vào thơ. Thấy
cái cũ trong sử đã nhàm rồi, mà còn thấy nữa trong thơ thì làm sao khoái mục nổi.
Sao bằng được bài của người thời Lê mạt:
Vế tả bảy mươi hai nút ruồi
Gươm thiêng ba thước tuốt cầm chuôi [7]
Trông sang Hàm Cốc hươu co cổ [8]
Ngoảnh lại Ô Giang khỉ cúp đuôi [9]
Bái tướng không hề anh nhủi háng [10]
Phong hầu còn nhớ chị cào môi [11]
Bốn trăm Hán nghiệp sao dài bấy?
Quá Lỗ vì chưng chén bãi buôi. [12]
Thơ vịnh cổ dù chê dù khen, lời văn thường trang nghiêm. Ở
đây câu nào cũng pha giọng hí hước.
Hán Cao là một ông vua rất có danh trong Bắc sử. Nghe đến
tên, ai chẳng tưởng là người tướng mạo đường đường, uy phong lẫm lẫm. Thế mà có
gì đâu! Chỉ khác người ở chỗ nhiều nút ruồi nơi vế tả, và hơn người do sẵn có
ba thước gươm thiêng! Song thử xem ba thước gươm thiêng đó có làm cho con người
nhiều nút ruồi thêm vẻ uy nghi? Không! Vì con người ấy tuốt gươm ra chỉ để mà cầm
nơi chuôi! Cầm nơi chuôi như mọi kẻ khác chớ không có chi lạ!
Tướng mạo tầm thường, khí phách tầm thường.
Còn đức nghiệp?
Dẹp nước Tần, thắng được Hạng, gồm thâu non sông Trung Quốc
vào một tay. Công nghiệp xưa nay ít người sánh kịp. Lại không nệ chuyện luồn
trôn của Hàn Tín mà trao tướng ấn cho, ấy là kiến thức rộng. Không thù bà chị
dâu cào nồi lúc hàn vi vào xin ăn bữa cơm, mà phong hầu cho người con, người
cháu, đó là độ lượng. Sử sách đều khen.
Tác giả cũng nêu những đức nghiệp kia ra. Song lại điểm những
chữ “hươu co cổ, khỉ cúp đuôi, anh nhủi háng, chị cào môi” để giễu dợt những
nhân vật quan trọng ở quanh mình Hán Cao, khiến người đọc cảm thấy những kẻ đó
không có giá trị gì cao quí. Hán Cao nên danh nên phận là nhờ công người nhiều
hơn công mình. Thế mà bọn người quanh Hán Cao không ra gì thì công đức của Hán
Cao có ra sao!
Chê bằng cách khen! Thật mới mà cũng thật thâm!
Vô học như Hán Cao, không nhận thấy thâm ý của tác giả, chắc
mừng rằng mình được người Việt Nam ca tụng!
Nhưng khi đọc đến câu:
Bốn trăm Hán nghiệp sao dài bấy?
hẳn là tỉnh ngộ. Vì nếu khen sao lại trở hỏi: “sao dài bấy?”
và rồi tự trả lời: “Ấy là nhờ lễ thái lao tế đền đức Khổng Phu Tử”, nghĩa là nhờ
Đạo Nho chớ không phải vì tài an bang tế thế của Hán Cao cùng các vua nối tiếp.
Mà tế đền đức Phu Tử để tỏ lòng sùng đạo nào phải do chỗ chí
thành. Đó là một việc làm “chẳng dừng được”, và làm một cách bãi buôi cho có
hình thức bên ngoài.
Sao biết được?
Vì khi nhà Hán đã thành lập, Đổng Trọng Thư đến khuyên Hán
Cao nên dùng đạo Nho làm nền tảng cho việc trị quốc. Hán Cao đáp:
- Ta lấy được thiên hạ là nhờ thanh gươm cật ngựa chớ đâu phải
nhờ ba quyển sách nát của nhà Nho.
Trọng Thư nói:
- Đúng vậy: muốn có thiên hạ thì vế không rời yên ngựa tay
không rời chuôi kiếm. Song muốn giữ thiên hạ thì phải rời chúng ra.
Hán Cao không nghe. Ngót mấy năm trời dùng quân sự đánh đông
dẹp tây mà trong nước vẫn không hết loạn. Sau mới theo lời Trọng Thư qua nước Lỗ
làm lễ thái lao tế đền đức Phu Tử rồi xuống chiếu chấn hưng Khổng học. Đám sỹ
phu cho rằng Hán Cao tuy không biết chữ mà biết trọng đạo Thánh hiền, bèn đua
nhau ra phò tá. Từ ấy nước yên.
Chỉ có một chén bãi buôi mà đổi được bốn trăm năm Đế nghiệp!
Bái Công thật là con buôn đại tài, tài hơn Lữ Bất Vi thập bội! Lữ Bất Vi buôn
vua, Bái Công buôn thánh. Buôn vua chỉ lợi có một đời, buôn thánh lợi được nhiều
đời!
Câu kết thật hàm súc, thâm thúy. Trực tiếp thì vừa khen vừa
chê Hán Cao, gián tiếp thì nhắn thầm những người nhờ võ công mà nắm kỷ cương đất
nước:
- Chỉ đem tấc lòng bãi buôi thi hành chánh đạo mà còn thu được
nhiều kết quả như Bái Công, huống hồ trải trọn niềm chí thành ra phụng sự.
Bài thơ nói sát việc, dàn ý khéo. Từ đầu chí cuối đều nêu những
ưu điểm của Hán Cao Tổ, những điểm đã được sử sách ca tụng. Đọc qua thì tưởng rằng
nêu ra để khen. Nhưng nhìn kỹ vào những chữ hóm hỉnh, nhưng bông đùa thì nhận
thấy rõ những ý mỉa mai chua chát ẩn hiện ở sau ngấn mực.
Bài Vịnh Hán Cao Tổ này, từ cách lập ý đến cách hành văn
không giống một bài vịnh sử nào ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc mà tôi đã được
đọc. Cho nên theo tôi thì là một bài vịnh sử độc tuyệt.
Vịnh Hán Cao, một thi nhân đời Thanh có câu:
Cáp tiếu thủ đề tam xích kiếm
Trảm xà dung dị cát kê nan
Nghĩa
là: Nực cười tay nắm
gươm ba thước
Chém rắn như chơi khó mổ gà!
Chuyện Lưu Bang chém rắn lúc dấy binh, chuyện Lữ Hậu can dự
việc chánh mà sách gọi là “tẩn kê tư thần” tức gà mái gáy sáng, là chuyện cũ ai
ai cũng biết. Thế mà đọc câu thơ, chúng ta thấy mới mẻ lạ thường! Đó là do chuyện
cũ mà nghĩa mới, ý cũ mà tứ mới. Cho nên cổ nhân khen là “phiên trần xuất tân”,
tức lật ngược cái cũ để lộ cái mới.
Nhưng lời thơ vẫn nghiêm chỉnh chớ không có giọng hí lộng như
bài thơ Việt Nam.
Cho nên gọi bài Việt Nam là Độc Tuyệt, không phải quá đáng vậy.
Đọc Hán Cao Tổ chợt nhớ đến Tần Thủy Hoàng, vì một bên là
nhân một bên là quả.
Tần Thủy Hoàng là một ông vua đã làm nhiều việc hy hữu làm
giàu cho kho thi liệu Á Đông:
Đốt sách chôn học trò để trừ nạn trí thức;
Đắp thành dài muôn dặm để ngăn họa ngoại xâm;
Xây cung A Phòng để chứa người xinh, của báu;
Cho người lên núi tìm thuốc tiên để cho thân được trường sanh
bất lão…
Suốt đời cằm cằm cụi cụi lo cho hạnh phúc bản thân, được trường
cửu. Thế mà rồi thân cũng tàn dưới bóng cỏ Ly Sơn, ngôi cũng lọt vào tay viên
trùm trưởng ấp Bái!
Vịnh Tần Thủy Hoàng, thi nhân đời Thanh có nhiều câu ý vị.
Châu Bài Sơn vịnh:
Thi thư hà khổ tao phần kiếp
Lưu Hạng đô phi thức tự nhân
Nghĩa là: Kiếp kinh Thi kinh Thư sao lại gặp cái nạn lửa
đốt? Như vậy thật là oan, bởi vì họ Lưu họ Hạng là hai họ đứng lên diệt nhà Tần
đều là những người không biết chữ.
Thôi Niêm Lăng vịnh:
Hạng Lưu sanh trưởng Trường thành lý
Uổng dụng dân cao trúc vạn lý.
Nghĩa là: Họ Hạng họ Lưu là kẻ sanh trưởng ở bên trong Vạn
Lý Trường Thành. Cho nên dùng mỡ dân để đổ đầy muôn dặm hầu mong tránh nạn mất
ngôi thì thật là uổng phí.
La Lưỡng Phong có câu:
Phần thư tảo chủng A Phòng hỏa
Thầu thiết hoàn lưu Bát Lãng chùy.
Nghĩa là: Đốt sách là sớm gieo giống lửa để đốt cung A
Phong; thu hết đồ kim khí trong nước nhưng vẫn còn sót lại mũi chùy Bát Lãng. [13]
Châu Khâm Lai có câu:
Bồng lai mích đắc trường sinh dược
Nhãn kiến chư hầu tận nhập quan.
Nghĩa là: Nếu tìm được thuốc trường sanh nơi Bồng Lai,
thì mắt đã trông thấy chư hầu léo nhau vào ải Hàm Cốc.
Phê phán như thế đều là mới mẻ và sắc bén.
Bên Quốc âm chưa tìm thấy thơ vịnh Tần Thủy Hoàng, mà mới thấy
những câu dùng điển tích Tần Thủy Hoàng. Như trong bài KHÓC TRƯƠNG GIA MÔ của
Phan Sào Nam, có câu:
Lánh Tần may có nguồn đào nữa
Tìm Tống e không mảnh đất nào.
Để ghẹo một anh chàng trông dáng nho nhã mà trong bụng không
có một chữ cả Á lẫn Âu, người Bình Định có câu:
Kiếp xưa gặp phải đời Tần Thủy
Chung số nhà nho oan biết bao!
Trong Cung Oán Ngâm khúc của Ôn Như Hầu có câu:
Tiếc thay cái én ba nghìn
Một cây cù mộc biết chen cành nào.
Và sau đây là một đoạn nhỏ trong bài Tần Cung Nữ oán Bái
Công:
Cung Thái Dịch lúc nỉ non tiếng dế, trướng xuân phong lạc bước
quản huyền xưa;
Cửa Hàm quan khi chói lói ngọn cờ, mành tà nguyệt ấy mùi la ỷ
cũ.
Quá ngán nhẽ! Bạch câu một nhoáng;
Nực cười thay! Thương cẩu trăm hình!
Con hươu bách nhị lạc loài đâu, hoa cỏ u ê vườn thượng uyển!
Cái én tam thiên ngơ ngẩn đấy, mây mưa bát ngát đỉnh Vu
Phong…
Như vậy danh Tần Thủy Hoàng, kẻ mất ngôi, cũng như Hán Cao Tổ,
kẻ được ngôi, được sống mãi chẳng những trong lịch sử mà còn cả trong văn
chương. Đó là thân tuy không trường sanh mà danh vẫn bất tử. Cho nên Tào Tháo bảo
rằng làm trai không lưu phương được thì lưu xú, là phải lắm. Nhưng lưu phương
không dễ, mà lưu xú cũng không phải dễ dàng. Cho nên tự cổ chí kim đâu có nhiều
Bái Công… mà cũng đâu có nhiều Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo…
Chú thích:
[1] Hán Cao Tổ tức là Lưu Bang, người đất Bái Thượng, tục gọi
là Bái Công. Lúc còn hàn vi thường nương náu ở khoảng núi Mang núi Đường.
[2] Truyền rằng ở những nơi Bái Công ẩn náu thường có mây năm
sắc phủ giăng.
[3] Lưu Bang khởi binh đánh Tần tại ấp Bái.
[4] Hàm Dương là kinh đô nhà Tần. Hươu chỉ nhà Tần, vì sử có
câu: Nhà Tần sổ hươu, người người đuổi bắt.
[5] Vì nhà Tần tàn bạo, Lưu Bang cử binh đánh dẹp, nên quân
Lưu Bang được gọi là quân nhân nghĩa.
[6] Sử khen Hán Cao tổ trị nước biết dùng chánh sách rộng rãi
ôn hòa F nên chinh phục được lòng người.
[7] Bài này cũng như bài trên chỉ biết được thời đại sáng tác
chớ không biết tên tác giả.
[8] Hàm Cốc là ải Hàm Cốc, yếu điểm của kinh đô nước Tần.
[9] Hạng Võ chết ở Ô Giang. Khỉ là chỉ Hạng Võ, bởi người nước
Sở gọi Hạng Võ là “khỉ đột đội mão” (Mộc hầu nhi quan).
[10] Hàn Tín lúc còn hàn vi chịu luồn trôn một tên vô lại,
sau được Bái Công lập đàn bái tướng trước khi trao ấn soái.
[11] Lúc nghèo, Bái Công đến nhà chị, chị cho ăn cơm, Bái
Công còn muốn ăn nữa nhưng chị cào môi để từ khéo. Sau Bái Công phong cho con
người chị tước Giát Hiệt hầu và phong cho cháu chị tước Giát Canh hầu.
[12] Bãi buôi là làm cho có chuyện.
[13] Lấy tích Trương Lương thuê lực sĩ dùng chùy đánh xe Tần
Thủy Hoàng tại Bát Lãng. Thủy Hoàng sợ người trong nước đúc binh khí chống lại
mình bèn ra lệnh thu hết đồ kim khí.
14.
Vịnh sử cũng như dụng điển [1], khách làng thơ Việt Nam thiên về Trung Hoa. Cho nên điển
tích Việt Nam sự kiện nhân vật lịch sử Việt Nam trong thơ Quốc âm lưa thưa
như sao gần sáng. |
Trong bài ĐỀ NGHĨA LƯ của Phạm Thái, câu kết:
Dệt gấm Thanh Nê câu nhất tiếu
Thêu nền Thúy Ái chữ tam tùng.
Thanh Nê và Thúy Ái là địa danh của nước nhà.
Thanh Nê là quê hương của Thanh Xuyên Hầu, chồng bà Long Cơ
là người thủ tiết trong Nghĩa lư, thuộc trấn Sơn Nam tức tỉnh Nam Định bây giờ.
Thúy Ái là tên con sông thuộc huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông,
nơi bà Phan Thị Thuấn tuẫn tiết theo chồng là Ngô Cảnh Hoàn đời Hậu Lê. [2]
Vế trên dùng cảnh trước mắt để nói về dung.
Vế dưới mượn tích bà Phan Thị Thuấn để nói về hạnh.
Bà Phan Thị Thuấn là vợ bé Ngô Cảnh Hoàn.
Ngô Cảnh Hoàn vâng lệnh vua Lê đem quân đi đánh quân Tây Sơn,
bị tử trận tại sông Thúy Ái. Người nhà được tin ai nấy đều thương khóc, riêng
bà vẫn cười nói như thường. Có người hỏi, bà đáp:
- Được chết vì nước còn chi hơn nữa mà buồn.
Người chung quanh cạn nghĩ chê rằng không thương chồng. Bà
không chút quan tâm. Đến tuần bá nhật, cúng tế xong, bà trang điểm lịch sự, sai
bơi thuyền ra nơi Ngô Cảnh Hoàn tuẫn quốc, ung dung tự trầm. Lúc ấy bà mới 20
tuổi, chưa con.
Nhân dân địa phương thương người tiết nghĩa, lập đền thờ ở
bên sông. Sau vua Tự Đức sắc phong là TIẾT NGHĨA PHU NHÂN và sai dựng bia đá ở
trước đền.
Phạm Thái là người đồng thời cùng bà Phan Thị Thuấn, mà trong
thơ lại dùng tích bà tiết nghĩa họ Phan. Như thế là:
- Họ Phạm rất khâm phục họ Phan.
- Họ Phạm là người đầu tiên dùng điển Việt Nam mà lại dùng
sanh điển.
Dùng điển Phan Thị Thuấn, Phạm Thái còn muốn cho người đọc thấy
rằng:
- Long Cơ cũng như Phan Tiết Nghĩa đều một hoàn cảnh giống hệt
nhau: trẻ tuổi, không con và vợ thứ.
- Ngô Cảnh Hoàn chết vì nhà Lê, Thanh Xuyên hầu cũng chết vì
nhà Lê, mà mình đây cũng vì nhà Lê mà thương người đã khuất, kính người còn giữ
vẹn lòng thủy chung.
Dụng điển như thế là tuyệt.
Bài ĐỀ NGHĨA LƯ [3] cũng thuộc loại thơ vịnh sử, mặc dù nhân vật trong thơ là
người tại thế. Bởi trong thơ bên cạnh những lời đề tặng bà Long Cơ có chen những
ý nói đến Thanh Xuyên Hầu là con người đã hy sinh vì quốc sự. Nhưng chỉ “thuộc
về” tức là bà con, chớ không phải “đích thị”, không phải “chính cống”.
Sự tích bà Long Cơ, ngoài Phạm Thái ra, không thấy có
người thứ hai dùng làm thơ.
Về bà Phan Thị Thuấn thì thấy có nhiều thơ vịnh.
Cổ nhất có lẽ là bài khuyết danh tác giả sau đây:
Mặc ai chê trách mặc ai cười
Dạ đá gan vàng sẽ sẽ nguôi
Chín suối cũng tìm cho thấy mặt
Trăm năm trót hẹn dám sai lời
Riêng nhau nhà nước đường đôi ngả
Chung lại non sông mả một ngôi
Thúy Ái nghìn thu dòng nước biếc
Làm gương cho khách thế gian soi.
Bài này chỉ có cặp luận là thật hay.
Dương Bá Trạc cũng có một bài:
Chàng đi theo nước thiếp theo chồng
Thiếp chết trinh mà chàng chết trung
Đến thế ân tình đôi trọn vẹn
Việc chi cười nói chẳng thung dung
Ma chay đã đủ trên trần thế
Đào đỏ thôi về dưới thủy cung
Giã họ giã hàng giã thôn xóm
Cương thường để lại với non sông.
Văn chương nhất khí quán hạ, song chưa bằng bài của Tản Đà
tiên sinh:
Chàng trung cho thiếp mới nên trinh
Nửa vị giang san nửa vị tình
Má phấn môi son làn nước biếc
Gan vàng dạ ngọc đá bia xanh
Sô gai thiên hạ âu thừa nhĩ
Gió bụi nhân gian chẳng bợn mình
Qua lại thuyền ai sông Thúy Ái
Còn chăng sóng gợn với hương thanh.
Vẻ thanh lịch của giai nhân hiển hiện trên nét bút.
Câu thơ Đề Nghĩa Lư của Phạm Thái là một bức gấm. Bài thơ của
Tản Đà là một làn hương. Hân hạnh thay giai nhân!
Năm Giáp Thìn (1044), vua Thái Tông nhà Lý kéo quân vào đánh
nước Chiêm Thành, phá kinh đô Phật Thệ, giết quốc vương Sạ Đẩu và bắt Vương phi
Mỹ Ê đem về nước.
Đến sông Lý Nhân, Thái Tông đòi Mỹ Ê sang hầu bên thuyền ngự.
Mỹ Ê giữ tiết, không chịu sang, lấy chiên quấn khắp mình rồi lăn đùng xuống nước
mà tự tử.
Hiện nay ở phủ Lý Nhân tỉnh Nam Định vẫn còn đền thờ.
Người đời Hồng Đức (1460-1497) có thơ vịnh rằng:
Thờ chúa thờ chồng hết tấc thương
Một mình trọn đạo việc cương thường
Non thiêng dễ hóa hồn Tinh Vệ
Nước biếc khôn nhìn mặt Phạn vương
Dòng bạc thề cùng thu có nguyệt
Sử xanh chép để bút còn hương
Rày mừng thấy tin rồng đến
Phủ mưa dào khắp bốn phương.
Sáu câu trên nói về bà Mỹ Ê. Câu bảy tám nói về việc vua Lê
Thánh Tông đến thăm miếu thờ và phong tặng.
Cặp trạng tuyệt diệu. Buổi thịnh thời của thơ Hàn luật sau
này, trong thơ vịnh sử, không thấy câu nào có thể so.
Cặp luận thật hay!
Câu “Dòng lạc… Sử xanh…” đời Le, cao sang, làm nổi bậc đức hạnh
và phong độ của bà Mỹ Ê.
Người cận đại là Hoàng Cao Khải có tập VỊNH NAM SỬ, chọn các
danh nhân trong nước, mỗi người có một bài tiểu sử, một bài thơ vịnh và một bài
bàn. Trong tập cũng có bài Vịnh Mỹ Ê:
Thuyền rồng không dựa dựa thuyền chài
Khắng vó vì chưng trót một hai
Tiết nghĩa mảnh chiên trời ấm lạnh
Cương thường giọt lệ nước đầy vơi
Chứng minh đã có mười phương Phật
Sống thác cùng nhau một giống Hời
Sử sách nghìn năm ghi chép đó
Thương ai mà lại thẹn cho ai.
Câu “Tiết nghĩa… Cương thường…” bi thiết, tả rõ cảnh đau
thương và lòng chung thủy của bà Mỹ Ê.
Câu kết bài của họ Hoàng chê vua nhà Lý không chính đáng,
nghìn thu còn để tiếng nhơ.
Câu kết bài đời Lê cũng nói đến vua, nhưng thay vua đương kim
vào, đó là cố ý tránh nói đến nết xấu của ông vua đời trước. Tránh nói xấu ông
vua đời trước, nhưng kỳ thật lại dụng ý đề cao vua của mình thờ: Đọc sử ai lại
không biết bà Mỹ Ê chết là vì tà tâm của vua nhà Lý. Đối với bà, vua Lý Thái
Tông là kẻ thù, thù nước, thù chồng, thù bản thân, còn vua Lê Thánh Tông là người
ân, bởi việc nhà vua đến viếng đền và phong tặng làm cho danh tiếng bà bấy lâu
nhờ nhân dân địa phương mà sáng tỏ, lại càng sáng tỏ thêm. Tác giả không nhắc đến
thù oán xưa, mà chỉ nêu rõ ân huệ mới. Độc giả đã biết rõ sự tích mà bà Mỹ Ê,
chỉ lưu tâm một chút là thấy rõ trắng đen. Mà trắng để chồng lên đen thì trắng
tự nhiên nổi bật. Thế là không chỉ trích mà chỉ trích, không đề cao mà đề cao.
Thật thâm mà cũng thật khéo!
Đó là về ý. Còn về lời thì 6 câu điếu cổ dùng thể thất ngôn,
hai câu luận kim dùng thể lục ngôn. Đó là cố ý làm cho người đọc dễ thấy cũ mới.
Cũ mới rõ ràng, mà ý vẫn chuyền, lời vẫn tiếp. Bài thơ, khí không đứt mà thế rất
vững vàng. Rõ là bút pháp của bậc đại gia.
Hai bài Vịnh Mỹ Ê đều là hai bài thơ giá trị. Mỗi bài có một
vẻ hay. Bài của Hoàng Cao Khải chẳng khác một cô gái chốn khuê môn, chững chàng
duyên dáng. Bài của người thời Hồng Đức như một chàng trai có sức và có học, lễ
độ nhưng hiên ngang.
Đọc lên thấy hứng thú. Đọc rồi còn dư vị.
Bài Vịnh Mỹ Ê trên đây và bài Vịnh Hán Cao Tổ ở trước là thơ
trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập. Trong tập này thơ vịnh sử chiếm một phần quan
trọng. Nhiều nhân vật có danh ở Trung Quốc và ở Việt Nam được đề cập đến. Xin
trích thêm một ít:
TRƯNG VƯƠNG
Giúp dân dẹp loạn trả thù mình
Chị rủ cùng em kết nghĩa binh
Tô Định bay hồn vang một trận
Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành
Mới đầy bảo vị gia ơn rộng
Đã đội hoa quan xuống phúc lành
Còn nước còn non còn miếu mạo
Nữ trung đệ nhất đứng tài danh.
TRIỆU BÀ VƯƠNG
Cao một trượng cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng vú chấm sừng
Hợp chúng rừng xanh oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vẩy tan đàn giặc
Ngôi cả lăm le học họ Trưng
Ví có anh hùng duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng.
Bài vịnh bà Trưng hơn hẳn bài vịnh bà Triệu. Chắc là hai người
làm trong một thời - thời Hồng Đức - rồi người làm sách xếp loại để vào một
môn - môn Nhân Đạo, trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập.
Bài vịnh bà Trưng nói lên được phần nào công nghiệp và ân đức
lúc bà còn sống và lúc đã về thần. Lời văn lại trang nghiêm biểu thị lòng sùng
kính của người vịnh sử.
Bài vịnh bà Triệu kém cả từ lẫn ý.
Hai câu đề lời khiếm trang, nhất là câu thừa đề. Ba chữ “vú
chấm sừng” có vẻ hài hước. Đối một vị cân quắc anh hùng mà toàn dân ngưỡng mộ,
thì rõ là phạm thượng dù cho tác giả là một vĩ nhân.
Bà Triệu về hình thức bên ngoài có hai điểm đặc biệt là đôi
vú dài và việc cỡi voi ra trận. Khách vịnh sử ai nấy cũng đều dùng hai đặc điểm
này khi nói đến bà, chớ không phải đem ra để giễu cợt.
Trong Quốc sử diễn ca có câu:
Vú dài ba thước giắt lưng
Cỡi voi đánh trống trong rừng bước ra.
Kề vai gánh vác sơn hà
Cho Ngô rõ mặt đàn bà nước Nam…
Câu vú chấm sừng lại còn một khuyết điểm nữa là “sừng” ở đâu
để “vú chấm”? Có lẽ tác giả muốn chỉ đôi ngà voi. Ngà voi mà gọi là sừng thì chỉ
có những người ngớ ngẩn chưa từng thấy voi:
Con chi to lớn trắng đôi sừng
Lỗ mũi lòng thòng tận dưới chân…
Cặp trạng:
Hợp chúng rừng xanh oai náo nức
Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng.
Việc “hợp chúng rừng xanh, cỡi đầu voi trắng” có gì lạ đâu mà
“oai náo nức, tiếng vang lừng”? Uy danh bà lừng lẫy là do việc chống xâm lăng
chớ đâu phải việc hợp chúng việc cỡi voi. Điểm quan trọng không nói lại nói điểm
phụ thuộc. Tinh thần không biểu dương lại lo phô trương hình thức. Văn như thế
là có tượng mà không khí, có xác mà không hồn.
Cặp luận:
Mác dài trỏ vẩy tan đàn giặc
Ngôi cả lăm le học họ Trưng.
Vế trên dụng ý thái quá: Cầm mác trỏ vẩy mà tan được giặc thì
chẳng khác đức Quan Thế Âm vẩy cành dương liễu mà xua hết đám tà ma… Huống nữa
bà Triệu chưa dẹp được quân cướp nước và cuối cùng bị thất bại vì hổ thẹn trước
cảnh dã man.
Vế dưới chỉ sự bất thiệt: Bà Triệu dấy nghĩa binh là cốt để cứu
dân chớ đâu phải nhắm vào ngôi đế vương? Ba chữ “lăm le học” lại khiếm nhã. Sao
vế trên khen quá đáng, mà vế dưới lại thất kính như thế?
Trong phép làm thơ Đường luật, có “tứ bất nhập cách” là bốn
điều không đúng cách thức làm thơ là:
- Khinh trọng bất đẳng (nặng nhẹ không đồng đẳng).
- Dụng ý thái quá (dùng ý quá đáng).
- Chỉ sự bất thiệt (chỉ việc không đúng sự thật).
- Dụng ý thiên khô (dùng ý thiên lệch khô khan).
Cặp luận trong bài Vịnh Bà Triệu phạm đến hai lỗi trong bốn.
Nếu là quyển thi ở trường ốc thì bị quan trường đánh “bất nhập cách” rồi loại
ra ngoài.
Chỉ còn có câu kết là khả thủ! [4]
Thơ vịnh bà Trưng và Triệu, từ khi chữ Quốc Ngữ thịnh hành,
thường thấy đăng ở sách báo. Có hai bài được nhiều người thuộc là bài của Hoàng
Cao Khải và của Dương Bá Trạc. Hoàng Cao Khải vịnh bà Trưng, Dương Bá Trạc vịnh
bà Triệu. Hai bài này được nhiều người thuộc là nhờ Giáo sư Dương Quảng Hàm đem
vào sách Quốc Văn Trích Diễm rồi nhà trường bắt học sinh Trung Học học thuộc
lòng.
TRƯNG VƯƠNG [5]
Tượng đá trời Nam dãi tuyết sương
Nghìn năm công đức nhớ Trưng Vương
Tham tàn trách bởi quân gây biến
Oanh liệt khen cho gái dị thường
Liều với non sông hai má phấn
Giành nhau nòi giống một da vàng
Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy
Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương.
VỊNH TRIỆU ẨU 3
Khí thiêng Lô Tản đúc nên người
Chẳng những trai hay gái cũng tài
Vùng vẫy non sông ba thước vú
Xông pha tên đạn một đầu voi
Thằng Ngô gan thỏ kinh gần rụng
Cửa tướng con dòng đích chẳng sai
Thua được sự thường chi sá kể
Nữ nhi ái quốc tiếng muôn đời.
Hai bài này nếu không nhờ thế lực học đường thì kẻ ham thích
thơ và biết thưởng thức thơ có thấy cũng chỉ đọc qua mà thôi.
Bài TRƯNG VƯƠNG được hai câu đầu và hai câu cuối. Bốn câu này
có thể gọi là giai tác.
Còn bốn câu giữa, ý thiển cận, lời không được trang nhã
nghiêm túc. Câu “Oanh liệt khen cho gái dị thường” là lời bề trên khen kẻ dưới!
Ba chữ “khen cho gái” có thể nói là xấc xược đối với bậc có “nghìn năm công đức”
của dân tộc. Câu “Giành nhau nòi giống một da vàng” nghĩa là sao? Bà Trưng khởi
nghĩa đánh đuổi xâm lăng, sao gọi là “giành nhau”. Còn quân cướp nước dã man
kia tuy cùng một màu da vàng với ta, nhưng đâu phải là nòi giống? Rõ là nhận giặc
làm bà con! Thật sai lầm quá đỗi!
Bài thơ này tưởng không nên cho học sinh học làm gì. Nếu có
cho học thì nên nêu những điểm khuyết những điểm sai ra cho học sinh biết, chớ
đừng theo sách Quốc Văn Trích Diễm của giáo sư Dương Quảng Hàm.
Bài VỊNH TRIỆU ẨU cũng có nhiều điểm đáng chỉ trích.
Trước hết là đầu đề. Triệu ẩu là mụ Triệu. Đó là tiếng kẻ thù
dùng để gọi bà Triệu, một tiếng ngậm ý kỳ thị khinh khi. Kẻ thù gọi kẻ thù thì
gọi chi cũng được. Cớ sao chúng ta cũng bắt chước kẻ thù như thế? Đến cụ Dương
mà còn sơ xuất thế ấy huống hồ các em học sinh. Cho nên phải vạch rõ thị
phi. [6]
Không khỏi có người thắc mắc:
- Thế thì gọi thế nào cho phải?
Xin thưa:
- Một là gọi tên thật của bà TRIỆU THỊ TRINH. Hai là gọi danh
xưng của bà NHỤY KIỀU TƯỚNG QUÂN. Ba là gọi theo tiếng tôn xưng của ông cha
chúng ta ngày trước TRIỆU BÀ VƯƠNG.
Còn về mặt văn chương thì bài này chỉ hay có cặp trạng. Đọc
lên thấy được khí tượng anh hùng của bà Triệu. Nhưng nhiều người chê ba chữ “ba
thước vú” đặt không đúng chỗ, bởi ba thước vú có liên quan chi đến việc vùng vẫy
non sông. Đánh như thế kể cũng phải nhưng quá nghiêm khắc. “Ba thước vú” là người
có ba thước vú. Tác giả cùng một đặc điểm để “đại diện” cho toàn thể con người
đó thôi, chớ không phải ý muốn nói rằng “với ba thước vú, bà Triệu vẫy vùng non
sông”. Có người nghĩ như thế nên đã đề nghị cùng tác giả sửa “ba thước vú” ra
“ba thước kiếm”.
Vùng vẫy non sông ba thước kiếm
Xông pha tên đạn một đầu voi.
Văn thông ý thuận. Song không có gì đặc biệt về bà Triệu. Câu
thơ có thể dùng để vịnh Trưng Vương, hoặc bà Bùi Thị Xuân, hoặc vua Quang
Trung…, vì các vị đều vung kiếm diệt thù, cỡi voi ra trận.
Cặp luận:
Thằng Ngô gan thỏ kinh gần rụng
Cửa tướng con dòng đích chẳng sai.
Vế trên văn non, ý cạn. Chữ “Thằng Ngô” quê quá! Và mặc dù gọi
quân nhà Ngô bằng thằng để tỏ ý khinh khi, cũng không làm tăng nổi giá trị của
bà Triệu là vì gan chúng là gan thỏ chớ nào phải vì tài sức của bà. Nói vậy thì
ra nếu giặc không “đeo thỏ bên lưng” thì tình thế lật ngược ư? Rõ khen mà thành
chê vậy!
Vế dưới ba chữ “đích chẳng sai” có vẻ ba lơn quá! Bà Triệu là
em ông Triệu Quốc Đạt, người đã cùng bà khởi nghĩa đánh giặc Ngô. Điều ấy có ai
chối cãi đâu mà phải nói “đích chẳng sai”. Đọc câu này tôi liên tưởng đến bài
thơ hài hước “Mừng sanh con trai” của người xưa:
Đích thị của mình chẳng của ai
Mừng nay anh chị đẻ con trai…
Còn khởi thừa chuyển kết chỉ là lời nói thông thường chớ
không có gì đặc sắc.
Bài này Tản Đà tiên sinh đã phê bình ở An Nam Tạp chí. Sau
khi nêu những khuyết điểm của nguyên tác [7], Tiên sinh sửa lại rằng:
Mê Linh khuất bóng gái còn ai?
Bà Triệu nhà ta cũng tướng tài
Vùng vẫy non sông ba thước vú
Xông pha tên đạn một đầu voi
Duyên trần chẳng chút tơ vương mối
Nợ nước riêng mình gánh nặng vai
Thua được cũng cho Ngô biết mặt
Lam Sơn còn có kẻ tài trai.
Ban đầu tiên sinh khen cặp trạng là hay nên để y. Nhưng rồi
sau có người gởi thư đến chỉ trích, nên tiên sinh sửa lại là:
Chiên đỏ quấn ngang ba thước vú
Rừng xanh nhô dọc một đầu voi.
Câu này chỉ tả được hình trạng chớ không nói được khí tượng
anh hùng. Thà để như cũ còn hơn.
Bài thơ của Tản Đà tiên sinh hơn bài của Dương Bá Trạc, song
chưa phải là một bài xuất sắc trong môn vịnh sử: Khí tượng anh hùng của Triệu
Bà Vương không bừng dậy trong thơ.
Cũng như thơ vịnh bà Trưng bà Triệu, những bài vịnh các đấng
anh hùng dân tộc như Phù Đổng Thiên Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Lê Thái Tổ,
Quang Trung… đều không diễn đạt được hùng tâm hùng khí của quí ngài. Đó cũng vì
ý chí quật cường, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam mà các vị anh hùng
là đại biểu, không được các thi nhân un đúc làm hồn thơ. Thi nhân nặng về sự kiện
lịch sử và ý kiến cá nhân, nên thơ thiếu khí hào hùng không hưng khởi được lòng
người đọc. Đó là một khuyết điểm lớn trong thơ vịnh sử của chúng ta. Không biết
có ai đủ tài năng để bổ sung điểm khuyết hám?
Thơ trong tập VƯƠNG TƯỜNG đời Trần - một tập truyện bằng thơ
luật nói về sự tích Chiêu Quân cống Hồ - cũng thuộc về loại thơ Vịnh sử. Văn
chương chỉnh tề thanh lịch. Nhiều câu hoa lệ du dương.
Xin trích đôi bài xuất sắc nhất:
VƯƠNG TƯỜNG RỜI CUNG HÁN
Từ giã xưa sau chửa hết lời
Thềm hoa nường đã rén chân dời
Mây tràn cung quế ba canh nguyệt
Gió thốc cờ mao mấy dặm khơi
Lãng Uyển xuân tàn tin én dứt
Hành Dương non thẳm chiếc nhàn khơi [8]
Ngân hà cách trở còn phen hợp
Hồ Hán đôi phương biết mấy đời.
VƯƠNG TƯỜNG TỰ ẢI
Căm giận tanh hôi chốn bất mao [9]
Suối vàng nên lụy khách thơ đào
Quanh rường một bức khăn là rũ
Treo nguyệt ba canh bóng quế cao
Gương đã lạnh lùng mờ cẩm trướng
Châu còn thánh thót quện la bào
Khá thương tiếc ngọc gan vàng ấy
Tôi Hán ngồi xem mặt mũi nào!
Lời thơ trang nhã, luyện câu luyện chữ công phu nhưng không mất
vẻ tự nhiên.
Bài trên bốn câu giữa tả cảnh ra đi vô cùng linh động. Mỗi
câu gợi một hình ảnh mang một tâm sự, và cứ một câu nói về cung nhà Hán, một
câu nói về cảnh dọc đường, ngoảnh lại buồn thương, trông ra chua xót! Cảnh
trong tình, tình trong cảnh! Lòng người đọc bị lôi cuốn theo lòng người trong
thơ!
Bài sau tả cảnh thắt cổ thật tài tình. Bốn câu giữa rất điêu
luyện, nhất là câu 3, 4, văn chương bóng bẩy êm dịu, trông như ánh trăng dưới
nước, cành hoa trong gương. Nhưng câu thơ trong quá đẹp quá, người đọc không
còn thấy vẻ rùng rợn của cảnh chết treo. Câu 5, 6 cũng thế: nét kiều diễm của
văn chương gây thích thú cho óc thẩm mỹ của người đọc hơn là làm cho người đọc
rung cảm trước cái chết thương thảm của giai nhân.
Bài trên là một cô gái tơ đa sầu.
Bài sau là một pho tượng tuyệt mỹ.
Cả hai đều là những áng văn chương hiếm có trong loại thơ vịnh
cổ của Việt Nam.
Và xem đó thấy rõ rằng thơ vịnh cổ về giai nhân dễ tinh xảo
hơn về anh hùng hào kiệt.
Chú thích:
[1] Xem chương “Dụng điển cố” số 53 ở sau.
[2] Tang thương ngẫu lục chép là Đoàn phu nhân vợ bé Ngô Phúc
Du.
[3] Xem ở trước, bài số 10.
[4] Bài thơ chỉ được có một câu mà cũng đem ra bàn tán. Đó là
dụng ý muốn cùng các bạn mới tập làm thơ vạch đôi chỗ sơ hở của người trước, hầu
mong tránh vết xe đổ.
[5] và 3 Đề bài của hai tác giả đã lựa và sách Quốc
Văn Trích Diễm đã dùng. Tiếng Triệu Ẩu bất ổn. Ẩu là mụ. Bọn cướp nước đối với
bà Triệu là kẻ thù nên mới gọi thế. Người mình vô ý thức dùng theo thành quen!
[6] Thời Tiền Chiến đã có báo đề cập đến vấn đề này. Người
đưa vấn đề ra không nhớ là cụ Huỳnh Thúc Kháng hay cụ Phan Khôi.
[7] Tôi không nhớ rõ lời phê bình của tiên sinh. Nhưng đọc
bài nhuận sắc cũng đủ biết rằng tiên sinh chỉ chấm có cặp trạng. Nhưng rồi lại
sửa cặp trạng nữa thì bài thơ hoàn toàn mới. “Vật liệu” cũ chỉ còn có “ba thước
vú” và “một đầu voi”
[8] Lãng Uyển: Vườn nơi tiên cảnh - Vườn trong cung vua.
Hành Dương: Một trong năm trái núi cao nhất Trung Hoa,
tức là núi Hành Sơn. Núi có 72 ngọn, đứng đầu là ngọn Hồi Nhạn. Ngọn này cao
vút mây. Chim nhạn bay đến đó không thể qua khỏi phải bay lộn về, con nào qua
được thì bay đi luôn chớ không trở lại được. Núi do đó mà mệnh
danh.
[9] Bất mao: Không trồng trỉa gì được, nên đất trơ trụi như vật
không lông.
Đất Hồ là vùng sa mạc.
Người Hán tộc cho người Hồ là mọi rợ tanh hôi.
15.
Nguyễn Trãi, |
Lê Thánh Tông,
Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Là ba đại biểu của làng thơ Quốc âm thời Lê - Mạc.
Tác phẩm của Lê Thánh Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được phổ
biến sâu rộng.
Còn về Nguyễn Trãi thì phần đông chỉ biết những bài Gia Huấn
Ca và bài Tự Thán “Chiếc thuyền lơ lững bên sông” là những bài làm theo thể lục
bát và song thất lục bát. Tập thơ Hàn luật trong bộ Ức Trai Di Tập [1] chỉ có một số nhà khảo cổ được xem!
Nguyễn Trãi là một đại gia văn chương. Nhưng cũng như Triệu
Nghiêu Phu đời Tống, cụ làm thơ không phải vì say đắm vị thơ, mà làm thơ để tải
đạo, để ngôn chí, chí của một nhà Nho nhiệt thành với dân với nước, một nhà nho
luôn luôn theo đúng lời dạy của thánh hiền xưa.
Thơ chữ Hán của cụ được các nhà viết sách ca tụng. Nguyễn Dữ
đời Lê Hồng Đức, tác giả Truyền Kỳ Mạn Lục, khen là “đầy lời trung ái có thể
chen vào môn hộ của Đỗ Thiếu Lăng”.
Thơ Quốc âm của cụ không sánh kịp thơ chữ Hán. Cách dụng tự,
luyện cú, hòa điệu… chưa được thuần thục:
Đạo đức hiền lành được mọi phương
Tự nhiên cả muốn chúng suy nhường
Lợi tham hết lấy nhiều thì cạnh
Nghĩa phải đem cho ít chẳng phương
Sự thế sá phòng khi được mất
Lòng người tua đoán thuở mừng thương
Chẳng nhàn xưa chép rầy truyền bảo
Khiến chớ cho qua một đạo thường.
- Con cờ quẩy rượu đầy bầu
Đòi nước non chơi quản đâu
Đạp áng mây ôm bó củi
Ngồi bên suối gác cần câu
Giang san mặt thấy nên quen thuộc
Danh lợi lòng nào ước chuốc cầu
Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi
Lèo phơi phới thấy tiên đâu?
Có nhiều câu đọc nghe ngượng ngập lạ tai:
- Tranh treo vách nài chi bức
Đình thưởng sen năng có gian.
- Thờ cha lấy thảo làm phép
Rập chúa hằng ngay mấy cần.
- Đông về tiết muộn mai nhiều bạc
Thu nẻo tin truyền cúc có vàng.
- Xa hoa lơ lãng nhiều hay hết
Hà tiện đâu đang ít hãy còn. vân vân…
Về hình thức thì thơ Ức Trai còn thật thà chất phác. Về nội
dung thì đượm mùi giáo huấn, tình lợt vị khô. Kẻ yêu thơ đọc xong Quốc Âm Thi Tập,
không mấy thỏa mãn về bên tâm, mà bên trí cũng không mấy thỏa mãn, bởi ngoài những
tư tưởng phổ thông về ngũ luân ngũ thường, về tu nhân xử thế…, không tìm thấy
những tư tưởng mới lạ, cao sâu. [2]
Thơ trong Quốc Am Thi Tập phần nhiều là thế, chớ không phải tất
cả đều thế. Cũng có lắm câu thanh nhã ý vị:
- Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
- Bến liễu mới dời thuyền đón nguyệt
Gác vân còn chứa bút đeo hương.
- Lòng một tấc son còn nhớ chúa
Tóc hai phần bạc bởi thương thu.
- Sách cũ ngày tìm người hữu đạo
Trì thanh đêm quyến nguyệt vô tâm.
Văn luyện, vị thanh, thú nhã. Hình thức lẫn nội dung giàu
sang không kém những vần giai tác thời thi ca toàn thịnh là thời Lê mạt Nguyễn
sơ sau này.
Thơ Ức Trai gây nhiều ảnh hưởng đến các thi gia kế hậu.
Như trong Ức Trai thi tập có bài Thuật Hoài:
Mấy phen lần bước dặm thanh vân
Đeo lợi làm chi luống nhục thân
Nhớ chúa lòng còn son một tấc
Âu thời tóc đã bạc mười phân
Trì thanh cá lội in vầng nguyệt
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân
Dầu phải dầu chăng mặc thế
Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
Thì trong bài “Lời mẹ Vương Lăng tiễn sứ thần” của Lê Thánh
Tông, cũng có câu:
Nhớ Hán lòng còn son một tấm
Thương Lăng đầu đã bạc mười phân. [3]
Trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, bài Vịnh Trăng có câu:
Hồ thuở thuyền chơi lòng Phạm Lãi
Đài khi câu rủ thú Nghiêm Lăng.
Cách điệu không khác câu của Ức Trai:
Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ
Tay còn lựa hái cúc Uyên Minh.
Trong Lê Triều Ngự Chế Quốc Âm Thi, bài Vịnh Bồ Đề Thắng Cảnh
có câu:
Cửa trúc màng xem mai điểm tuyết
Thềm hoa nhác thấy nguyệt ngang đầu.
Phong thú phảng phất câu “Bến liễu… Gác vân…” thượng dẫn, hoặc
câu:
Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc
Ngày vắng chim kêu cuối khóm hoa. vân vân…
Ảnh hưởng của Ức Trai thấy rõ rệt nhất ở trong tập Bạch Vân
Quốc Ngữ Thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Trượng phu non vắng là tri kỷ
Tiên khách nguồn êm ấy cố nhân.
(Ức Trai)
Trăng trong gió mát là tương thức
Nước biếc non xanh ấy cố tri.
(Bạch Vân)
Rợ nọ có dai nào có dứt
Cây kia toan đẵn lại toan đo.
(Ức Trai)
Vị nọ có bùi không có ngọt
Sắc kia chầy thắm lại chầy phai.
(Bạch Vân)
Nhiều khi Bạch Vân trùng cả ý lẫn lời của Ức Trai:
Nhà ngặt bằng ta ai kẻ vì
Khó khăn phải lụy đến thê nhi
Đắc thời thân thích chen chân đến
Thất sở láng giềng ngoảnh mặt đi
Lu tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ
Đường cùng Nguyễn Tịch khóc làm chi
Thư song vắng vẻ nhàn vô sự
Tai chẳng còn nghe tiếng thị phi.
(Ức Trai)
Vụng khéo nào ai chẳng có nghề
Khó khăn phải lụy đến thê nhi
Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi
Thớt có tanh tao ruồi tới đỗ
Gan không mật mỡ kiến bò chi
Đời nay những trọng người nhiều của
Lặng đến tay không ai kẻ vì.
(Bạch Vân)
Ức Trai Quốc Am Thi Tập và Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập thật chẳng
khác hai anh em thúc bá ruột. Chẳng những nét mặt có nhiều nét giống nhau, mà
tánh tình cũng có nhiều điểm giống hệt:
Cả hai đều:
- Ca tụng thú nhàn, thú nhàn của người ẩn dật chớ không phải
cảnh ăn không ngồi rồi của hạng du lại.
- Diễn tả niềm ưu ái luôn luôn đầy đặn trong sáng như trăng rằm
in nước thu.
- Chỉ trích nhân tình thế thái, chỉ trích với mục đích dạy dỗ
khuyên răn.
Nhưng xét về mặt văn chương, thì Bạch Vân hơn Ức Trai. Chữ
dùng đã luyện, câu đặt không còn có vẻ trái trấp, điệu gióng đã uyển chuyển
nhịp nhàng:
Một mai cuốc một cần câu
Thong thả nào ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.
(Bạch Vân)
Thơ trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập, phần nhiều đều có giọng
nhẹ nhàng trôi chảy như thế. Trong Ức Trai cũng như trong Hồng Đức Quốc Âm, thỉnh
thoảng cũng có bài có câu tương tợ, song không được nhiều và được đều như trong
Bạch Vân. Điều này chứng tỏ rằng từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Hàn
luật đã tiến được một bước vừa dài, vừa vững. [4]
Và đọc thơ Bạch Vân, tôi có cảm giác ăn cơm gạo lúa nhe giã
trắng với rau muống luộc chấm tương đỗ nành: thanh đạm mà ngon. Đọc thơ Ức Trai
chẳng khác ăn cơm gạo lứt với muối mè: phải nhai cho kỹ và nhai thong thả mới
thấy vị ngọt và ráng ăn lâu ngày mới thấy ngon.
Những người quen dùng cao lương mỹ vị chắc không mấy thích.
Chú thích:
[1] Sau khi Nguyễn Trãi bị án vườn Lệ Chi, văn nghiệp bị hủy
hết. Lê Thánh Tông lên ngôi mới rửa oan cho cụ và truyền sưu tầm thơ văn Ức
Trai trở lại. Trần Khắc Kiệm mất 13 năm mới thu lại được một phần lớn. Nhưng rồi
chiến tranh làm thất lạc hết. Đến thế kỷ thứ XIX Dương Bá Cung mới thu nhặt được
một ít, soạn thành bộ Ức Trai Di Tập xuất bản năm 1868.
[2] Xem thêm chương 42 ở sau, nói về thơ Lục Ngôn.
[3] Xem trọn bài ở chương 5, nói về thơ Lê Thánh Tông.
[4] Đã nói kỹ trong tập GIỌNG HÀN THUYÊN nên ở đây chỉ nói đại
lược.
16.
Buổi sanh tiền, cùng các thân hữu luận thi, Tiên nghiêm thường
nói: |
- Đọc thơ không phải để cho vui lòng, mà chính để cho lòng
sanh cảm. Những bài thơ không rung cảm lòng người không phải thơ hay.
Lại nói:
- Thơ cổ nhân để lại có nhiều bài hay, nhưng riêng thích ngâm
thơ cụ Phan Thanh Giản. Thơ cụ nhã đạm ôn hậu. Không cần đọc tiểu sử, chỉ xem
văn chương, cũng biết rằng là một người có đức độ có tài năng.
Từ khi biết xem thơ, tôi luôn luôn lấy lời nói của Tiên
nghiêm làm khuôn thước. Riêng hềm chưa được đọc nhiều thơ của Phan Lương Khê.
Tôi được đọc thơ Phan Lương Khê không quá mươi bài. Nhiều bài
sách này chép thế này sách kia chép thế kia. Có thể tin là đúng với nguyên văn,
chỉ có hai bài:
KÝ NỘI
Từ thuở vương xe mối chỉ hồng
Lòng này ghi tạc có non sông
Đường mây cười tớ ham giong ruổi
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng
Ơn nước nợ trai đành nỗi bận
Cha già nhà khó cậy nhau cùng
Mấy lời dặn bảo khi lâm biệt
Rằng nhớ rằng quên lòng hỡi lòng.
DI BÚT
Non nước tan tành hệ bởi đâu
Một vùng mây bạc cõi Ngao châu [1]
Ba triều công cán đôi hàng sớ [2]
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
Ải Bắc ngày trông tin nhạn vắng
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh tinh chín chữ lòng con tạc [3]
Trời đất từ đây bặt gió thu.
Hai bài đó cũng là hai bài hay nhất trong những bài tôi được
đọc. Văn chương do chỗ chí tình mà ra, nên tự nhiên mà thấm thía. Rõ là tấc
lòng gởi vào thiên cổ, chớ không phải ngấn mực của tài ba. Tiên nghiêm khâm phục
là phải lắm.
Các cụ ngày xưa làm thơ Nôm ít hay chép lại. Do đó những bài
còn lưu thế, phần nhiều bị tam sao thất bổn khiến kẻ khảo cổ lắm lúc hao công tốn
sức mà không thể phân biệt được thị phi.
Như bài DI BÚT trên đây, hầu hết những người có học ở Trung
và Nam đều biết là của cụ Phan Thanh Giản. Nhà thơ Đông Hồ, người đáng tin cậy
nhất, đã lục đăng bài đó ở Nam Phong số 110 năm 1926 và ghi rõ tác giả là cụ
Phan. Thế mà trong sách Văn Học Việt Nam của Dương Quảng Hàm lại chép là thơ của
cụ Nguyễn Đình Chiểu viếng thăm cụ Phan Thanh Giản. Vì sách của ông Dương là sách
giáo khoa soạn từ 1939 và từ ấy đến nay các trường Trung Học trong nước đều
dùng nên đã cấy mầm sai lầm vào óc con em một cách vững chắc, vững chắc đến nỗi
cha anh trong gia đình muốn nhổ cũng không đủ sức nhổ lên! Chính tôi đã bị “cái
nạn” ấy!!
Đó là trường hợp có bằng chứng chắc chắn, mà còn phải chịu
thua người nói có sách, nhất là sách giáo khoa, huống hồ gặp những trường hợp
còn có chỗ hồ nghi. Như trường hợp những bài sau đây:
ĐI SỨ QUA ẢI ĐỒNG QUAN
Buổi sứ trình đêm mưa dặm tuyết
Bạn cố tri mảnh nguyệt quan san
Rạng ngày đến cửa Đồng Quan
Tiếng xưa “thập khứ nhất hoàn” là đây. [4]
KHI TÀU ĐÃ CẬP BẾN
Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt
Cụm tỏa ngô đồng lá lá sương.
Thuyền mọn năm canh người Bích Hán [5]
Địch dài một tiếng khách Tầm Dương [6]
Sách Văn Đàn Bảo Giám chép là của Phan Lương Khê. Nhưng tôi
được nghe các bậc tiền bối cho biết rằng bài “Qua ải Đồng Quan” là một đoạn
trong bài “Bắc Hành” của Lý Văn Phức, còn bài “Tàu cập bến” là một bài tức cảnh
của Nguyễn Tư Giản lúc đi sứ sang Trung Hoa. Tôi chưa được đọc bài “Bắc Hành” của
Lý Văn Phức, cũng chưa được đọc thi phẩm của Nguyễn Tư Giản, nên không dám quả
quyết lời của các vị tiền bối là đúng hay sai.
Cụ Phan Thanh Giản đi sứ nhiều lần. Dưới triều Minh Mạng, cụ
đi sứ sang Hạ Châu (Tân Gia Ba) và Trung Quốc (1832). Dưới triều Tự Đức sang
Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Việt (1863).
Nếu hai bài trên quả là của Phan Lương Khê thì là tác phẩm sản
xuất thời Minh Mạng chớ không phải thời Tự Đức như Văn Đàn Bảo Giám đã “ngầm bảo” [7]. Bởi vì:
- Sang Pháp, không đi qua ải Đồng Quan.
- Bến tàu một nước rầm rộ máy móc như nước Pháp thì không làm
gì có những cảnh mơ mộng “cành trăng dương liễu, lá sương ngô đồng”, “thuyền mọn
năm canh, địch dài một tiếng” là những cảnh chỉ có thể hiển hiện trong những
nơi yên tịnh cõi Đông Phương.
Đó là nội dung. Còn hình thức thì thơ cụ Phan, như chúng ta
đã thấy ở hai bài trước, bình dị tự nhiên. Hai bài thơ đây, lời trau chuốt sửa
soạn trái với tánh tình của cụ Phan. Cho nên tôi không tin rằng là tác phẩm của
cụ. Còn của ai thì cũng chưa biết được rõ ràng.
Còn một bài nữa, một bài giá trị rất cao, mà kẻ thì bảo là của
cụ Phan, kẻ lại bảo của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa:
LAI KINH THỌ TỘI
Trải bảy mươi hai trạm tới kinh
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình
Hồn quê muôn dặm mây lòn núi
Dạ khách năm canh sóng bủa ghềnh
Gió bụi đất từng quen với mặt
Nắng mưa trời cũng biết cho mình
Lá lay chỉ bởi nơi con tạo
Ghen ghét nhau vì một chữ danh.
Bảo là của cụ Phan không phải là không có cớ, mà bảo là của
ông Bùi cũng không phải là “nói giữa trời”.
Về cụ Phan:
Năm Nhâm Tuất (1862) vua Tự Đức phong cụ làm Chánh sứ Toàn
quyền Đại thần, Lâm Duy Nghĩa làm phó sứ, vào Gia Định thương thuyết cùng thực
dân Pháp về ba tỉnh miền Đông Nam Việt bị xâm lăng. Sau mấy ngày bàn cãi, cụ
Phan buộc lòng phải ký hòa ước cùng tướng Bonard của Pháp và tướng Palanca của
Y-Pha-Nho (5-6-1862). Nội dung hòa ước trái ngược với chủ trương của vua Tự Đức
và Triều đình Huế. Cho nên cụ Phan trở về triều, tưởng chắc là phải bị tội nặng.
Nỗi lo sợ tả trong thơ rõ là nỗi lo sợ của con người biết rằng mình là kẻ có tội
đương nằm nơi dịch đình đợi ngày xét xử của bề trên. May thay! “Nắng mưa trời
cũng biết cho mình”, nên nghe kết quả cuộc đi sứ, vua Tự Đức chỉ than:
- Ôi! Con dân mấy triệu, tội gì đến thế! Đau lòng thay! Hai
ngươi chẳng những là tội nhân của bản triều mà còn là tội nhân của muôn đời nữa.
Về ông Thủ Khoa Bùi: Ông Bùi đã đậu thủ khoa rồi, nhưng chưa
được bổ dụng. Vì nhà túng thiếu nên khoa thi nọ vác lều chiếu vào thi mướn cho
một thí sinh. Công việc bị phát giác, ông bị bắt giải về Kinh đô Huế để triều
đình định tội. Bài “lai kinh…” làm vào lúc tới kinh, nằm nơi ngục đợi án.
Bài truyền là của ông Bùi, câu trạng lại có người đọc là:
Cảnh nhà túng rối nên quyền biến
Việc nước răn he dám dễ khinh.
Cụ Phan và ông Bùi là người đồng thời, đồng xứ. Bài thơ lại
chỉ tả tâm trạng chớ không nói cảnh ngộ. Cho nên thật khó biết là của vị nào nếu
không nắm được bằng cớ chắc chắn.
Những bài thơ trên đều là những bài quý giá. Tên tác giả rất
cần để đi sâu vào nội dung. Các nhà khảo cổ sống lâu ngày ở miền Nam bộ chắc đã
có nhà biết rõ trắng đen. Rất mong được sớm công bố.
Chú thích:
[1] Ngao châu: Bãi Ngao ở làng Bảo Thạnh thuộc tỉnh Vĩnh Long
ngày xưa, tỉnh Kiến Hòa ngày nay, quê hương cụ Phan.
[2] Ba triều: Cụ Phan làm quan trải ba triều: Minh Mạng, Thiệu
Trị, Tự Đức.
[3] Minh tinh: Cây triệu đưa linh. Trước khi nhắm mắt, cụ dặn
con đề chữ triệu và khắc nơi bia chín chữ: Hải Nhai thư sinh Phan Lương Khê chi
cữu (nơi triệu thì để “chi cữu” nơi mả thì đề “chi mộ”) chớ không cho để chức
tước.
[4] Thấp khứ nhất hoàn: Mười người đi may được một người về.
[5] Bích Hán: sông Ngân Hán - Mượn tích Trương Khiên đi sứ lạc
lên sông Ngân.
[6] Tầm Dương: Nơi Bạch Cư Dị gặp người kỵ nữ, cảm hứng soạn
ra khúc Tỳ Bà hành bất hủ.
[7] Trong Văn Đàn Bảo Giám không ghi rõ hai bài kia làm thời
Tự Đức, nhưng để chung cùng những bài của cụ Phan làm lúc nhận sứ mệnh sang
Pháp và trên đường bể sang Pháp:
Mây nước sang qua cùng Pháp quốc
Rước đưa mừng rỡ cuộc hòa ninh.
Bài “Khi tàu cập bến” chép ngay ở sau bài “Mây nước sang qua
cùng Pháp quốc”.
17.
Nền văn học đời Tự Đức triều Nguyễn thạnh vượng không kém đời
Hồng Đức triều Lê. Đó là nhờ ảnh hưởng nhà vua. |
Vua DỰC TÔNG cũng như vua Thánh Tông, là một nhà vua rất hay
chữ và sành thơ Quốc âm.
Sỹ phong hà thường, do thượng sở cổ. Hễ nhà vua ham học, sính
thơ, thì trong quần thần ngoài lê thứ cũng đều noi gương nhà vua. Nền văn học
nhờ đó mà phát đạt.
Và cũng như vua Lê Thánh Tông, vua Dực Tông có những điểm dị
biệt trong văn chương. Thánh Tông thì hay dùng lối “khẩu khí đế vương”. Dực
Tông lại ưa sự cầu kỳ hiểm quái.
Thi phẩm của nhà vua còn để lại được nhiều. Phần nhiều là thơ
Hán tự. Thơ Quốc âm không được biên chép, nên chỉ sót lại chừng vài ba chục
bài. Năm xưa tạp chí Thần Kinh đã sưu tầm và đăng tải được một số. Xém kỹ thì
thấy Dực Tông không phải là một nhà thơ có tâm hồn phong phú, mà là một thợ thơ
có hoa tay. Cho nên nói đến thơ Dực Tông thì chỉ thích nói đến những nét tiểu xảo,
cách vận dụng từ ngữ tài tình…, nghĩa là những gì có phần đặc biệt về hình thức.
Không phải vô ích, vì những điểm đó gây nhiều hứng thú cho những khách nghiện
thơ và cũng có thể giúp những bạn tập làm thơ đôi phần về kỹ thuật.
Vua Dực Tông có biệt tài về lối Thuận Nghịch độc, nghĩa là lối
thơ đọc xuôi rồi đọc ngược, và ngược cũng như xuôi đều thành bài thơ đúng cách
và đủ ý. Như:
VÔ ĐỀ
Gương tà nguyệt xế đã ngoài song
Hắt héo sao trông quá sức trông.
Thương bấy thiết tha lòng héo liễu
Nhớ thêm vàng vọ má phai hồng.
Vương sầu xiết tưởng chi nguôi bắc,
Đoạn thảm xui buồn vã chạnh đông.
Chàng hỡi biết chăng ai bực bội,
Loan hàng viết thảo tả tình chung.
Bài này chẳng những đọc xuôi đọc ngược thành văn, mà có thể đọc
được sáu cách:
- Đọc xuôi
- Đọc ngược
- Bỏ hai chữ đầu đọc xuôi và ngược
- Bỏ hai chữ sau đọc xuôi và ngược.
Có lẽ vua Dực Tông là người đầu tiên làm lối thơ đọc được sáu
cách này. Vì trước nhà vua chỉ thấy truyền tụng những bài đọc được hai cách.
Làm được một bài thơ xuôi ngược đều thông đã là khó, huống hồ
độc trôi chảy được sáu cách, thì không phải nhà thơ nào cũng có thể làm nên.
Bài XUÂN HỨNG sau đây, đọc xuôi là một bài thơ chữ Hán, đọc
ngược là một bài chữ Nôm, và bài Nôm lại diễn nghĩa bài Hán:
Thi đàn tế liễu lộng hoa hài
Khách bộ tùy sương ẩn bích đài
Kỳ cục đả phong thanh áp trận
Tửu biểu nghinh tuyết bạch hòa bôi
Sơ liêm thấu nguyệt hương lung trúc
Tuyết án lăng ba vị áp mai
Phi phất thảo am đầu tĩnh điếm
U tình cố nại thuộc quyên ai. [1]
Đọc ngược:
Ai quen thuộc nấy có tình ư?
Điếm tĩnh đầu am cỏ phất phơ.
Mai ướp vị hoa lừng án tuyết,
Trúc lồng hương nguyệt thấu rèm sưa.
Bôi hòa bạch tuyết nghiêng bầu rượu,
Trận áp thanh phong đánh cuộc cờ.
Rêu biếc ẩn sương theo bước khách
Hài hoa lỏng lẻo túi đàn thơ.
Bài đọc ngược thật lưu loát, không có chữ gượng ép, không có
chỗ gò gẫm, so với bài đọc xuôi chẳng những không kém thua mà còn có phần hơn vậy.
Nhà vua còn một bài nữa bằng chữ Hán, cùng một đầu đề Xuân Hứng,
và cùng một lối thuận nghịch độc:
Lương huyền ngọc thố điểm trang nghiêm
Cảnh vật tường thiên nhất biến chiêm.
Sương nhiễm liễu hoàng ba bế hộ
Tuyết phân mai bạch yến khuy liêm.
Hương phi các lộng ngâm thu xúc,
Địch xụy lầu cao hứng tửu thiệm.
Trương phiến ảnh tùy xa hưỡn hưỡn
Tường đông chức cẩm trúc sơ thiềm.
Nhà vua tự dịch ra Quốc âm, chữ nào nghĩa nấy mà lời thơ trôi
chảy chải chuốt, và cũng đọc được hai cách xuôi người như bài Hán văn:
Rường treo thỏ ngọc chấm trang nghiêm
Cảnh vật đều trời một khắp xem.
Sương nhuộm liễu vàng hoa đóng ngõ,
Tuyết chia mai trắng ém dòm rèm.
Hương bay gác nhộn thơ ngâm nhặt,
Địch thổi lầu cao rượu hứng thêm.
Trương quạt bóng theo xe chậm chậm,
Tường đông dệt gấm trúc sưa thềm.
Lối thơ thuận nghịch độc cũng gọi là lối thơ Hồi Văn, cổ nhân
gọi là “Hồi văn cách”.
Truyền rằng thơ Hồi Văn khởi đầu từ bức gấm nàng Tô Nhược
Lan, tức Tô Huệ, vợ Đậu Thao đời nhà Tiền Tần. Đậu Thao đi thú lâu năm không về,
Nhược Lan dệt một bài thơ thành một bức gấm, đem dâng lên vua. Nhà vua thương
tài bèn xuống chiếu cho Đậu Thao xuất ngũ. Bức gấm ấy theo truyền thuyết thì gồm
812 chữ, đọc ngang đọc dọc thành 3.752 thủ, tam ngôn tứ ngôn có, ngũ ngôn, lục,
thất ngôn có, phản phúc một cách tinh diệu. Nhưng người sau chỉ đọc được có hai
cách thuận nghịch. Đó là theo truyền thuyết. Bài “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” chép
trong các sách lưu hành ở Việt Nam, thấy chỉ có 280 chữ, đọc tráo trở đoanh lộn
thành một bài nhất ngôn trường thiên cổ thể, từ ý thâm diệu. Và từ xưa đến nay
người Việt Nam chỉ đọc được một cách: Đọc thuận. Không biết bài 280 chữ này có
đúng của Tô Huệ chăng, hay là một bản rút ngắn của nguyên đồ.
Theo Tùy Viên Thi Thoại thì Hồi Văn Cách do thiên Nguyên Đạo
sản xuất trước thời Đậu Thao, chớ không phải mới phát sinh từ bức gấm của Tô Huệ.
Nhân nói về thơ Hồi Văn của Dực Tông, nói leo đến nguồn gốc lối
Hồi Văn để mua vui cùng các bạn đọc.
Lối thơ Hồi Văn tuy có từ nghìn xưa, nhưng không phải lối thơ
thông dụng. Vua Dực Tông hay dùng cốt để khoe khoang tài nghệ cùng quần thần mà
phần đông là những tay hay chữ nổi tiếng.
Để thử thách các danh sĩ trong triều, nhà vua thường làm những
bài thơ vịnh những vật tầm thường với những chữ lắc léo và dấu đầu đề, rồi đọc ảm
tả cho các quan viết. Như bài sau đây:
Tiêu hà tá hán khởi ư phong
Sấn nhập trùng vi nhiễu trướng trung
Bất luận huân tiêu phàn khoái lực
Hốt văn hàn tín tự tiêu không.
Đọc lên ai lại không chắc là thơ vịnh cổ, vì có những là Tiêu
Hà, Phàn Khoái, Hàn Tín, Hán, Phong… là những tên tướng tên đất của nhà Hán.
Nên các quan cứ xuống bút viết một hơi. Nhà vua xem cười ngất! Trong khi các
quan còn ngơ ngác, nhà vua đưa bản ngự bút ra cho xem. Thì ra đó là bài thơ VỊNH
MUỖI!
Tiêu hà là chuối và sen chớ không phải ông Tiêu Hà.
Phong là gió chớ không phải là đất Phong.
Phàn khoái là phung phí chớ không phải là ông Phàn Khoái.
Hàn Tín là tin lạnh chớ không phải là ông Hàn Tín.
Những chữ đó tự dạng đều khác hẳn nhau, viết sai tự dạng là
sai hẳn ý nghĩa.
Bài VỊNH MUỖI của nhà vua nghĩa là:
Chuối sen nương cánh gió tuôn bay
Màn trướng xông vô mãn quấy rầy.
Lọ đốt lọ xông cho nhọc sức
Chợt nghe tin lạnh rã rời ngay.
Chép theo các quan thành một bài vịnh cổ nghe cũng có nghĩa
chớ chẳng không. Nghĩa là:
Tiêu Hà giúp nhà Hán nổi dậy nơi đất Phong.
Khi thì sấn vào trùng vây khi thì đoanh nơi trướng.
Chẳng luận sức vào của Phàn Khoái hừng hẫy hay tiêu tan,
Chợt nghe tiếng Hàn Tín thì bỗng nhiên rã rời hết.
Vì ý nghĩa hàng hai, lại giấu đề bài, thì viết sai mặt chữ là
phải lắm. Nếu cho biết đề bài thì nhất định không thể sai được. Nhưng để cho
các quan viết đúng thì còn gì thú vị, và còn ai dư công ghi nhớ bài thơ. Nghĩa
là bài thơ trên chỉ có giá trị ở điểm chơi chữ. Nhưng cũng phải hay chữ lắm mới
chơi chữ kiểu ấy nổi.
Nhà vua lại còn xướng nhiều bài thơ tử vận thách họa. Mỗi lần
thắng cuộc rất là làm thỏa lòng. Lại thường nói cùng đình thần:
- Trẫm không ứng thí, chớ nếu ứng thí tất trúng Trạng Nguyên.
Để trắc nghiệm lời nói của mình, nhà vua cùng các nhà đại
khoa chọn đề tài, rồi cùng những tay danh sỹ nổi tiếng trong nước đua nhau tỷ
thí. Đoạn rọc phách các quyển thi, gởi sang Trung Hoa nhờ chấm. Nhà vua cầm chắc
rằng không ai lấn nổi mình. Nhưng sau một thời gian khá lâu, bài chấm xong gởi
hoàn lại thì nhà vua đứng gần chót! Tuy thế lòng vẫn mừng thầm, vì được khen là
“có khí tượng đế vương” mà các bài khác không có.
Truyền rằng trong cuộc thi này Cao Bá Quát chiếm được khôi
nguyên. Và nghe đâu cũng vì cái vinh dự ấy mà họ Cao bị nhà vua ghét thêm một bậc
nữa.
Nói “ghét thêm một bậc nữa” là vì trước kia họ Cao đã bị ghét
nhiều rồi. Bị ghét là vì thường tìm cách tỏ lòng bất phục đối với nhà vua. Ví dụ:
Một hôm nhà vua làm được một câu thơ chữ Nôm chèn cùng chữ
Hán, rất lấy làm đắc ý, đem đọc cho đình thần nghe và bảo rằng “mộng trung đắc
cú”:
Chi đầu hảo điểu khề khà ngữ
Dã ngoại kỳ ba lấm tấm khai.
Các quan đều tán thưởng. riêng Cao Bá Quát quì tâu:
- Chính hạ thần cũng nằm chiêm bao thấy Hoàng Thượng đọc câu ấy.
Nhưng Hoàng Thượng đọc cho hạ thần nghe đến tám câu. Có lẽ Hoàng Thượng chỉ còn
nhớ có hai câu.
Nói xong, không đợi xem nhà vua phản ứng như sao, họ Cao liền
cao giọng đọc:
Bảo mã tê phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
Chi đầu hảo điểu khề khà ngữ
Dã ngoại kỳ ba lấm tấm khai
Thiên thượng sạ văn lôi lộp độp
Địa trung hốt kiến vũ lài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài. [2]
Biết rằng họ Cao chê khéo mình, nhà vua rất giận. Giận nhất
là câu:
Khù khờ thi tứ đa nhân thức.
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nhưng không thể nào bắt tội được, đành phải làm ngơ.
Câu chuyện không mấy chốc đã bay khắp đó đây, và trở thành một
câu giai thoại trong làng văn chương.
Bài thơ trên chép theo lời truyền khẩu. Một số sách quốc văn
cũng thấy chép tương tợ như thế.
Nhưng vừa rồi, một vị túc nho đã viết và đọc lại bài ấy như
sau:
Bửu mã tê phong tích tác lai
Oanh oang xa tự thác đề hồi.
Chi đầu hảo điểu hê hà xướng,
Dã ngoại kỳ ba bí bẩm khai.
Thiên thượng sạ văn lôi phẩu hẩu,
Sơn trung hốt kiến võ bài sai.
Khì khù thi tứ đa nhân thức,
Bỉnh bổng tương lai vấn tú tài.
Ý nghĩa bài thơ không có gì thay đổi, có khác những tiếng đôi
Việt Nam. Có lẽ vì chữ Nôm mượn tự dạng và thanh âm tương tợ của chữ Hán để viết
và đọc, nên mỗi người đọc mỗi khác đó thôi.
Trong bài thứ nhất, những chữ đôi đều hoàn toàn là chữ Việt.
Không cần nhìn vào mặt chữ, chúng ta cũng nhận thấy rõ chỗ tiểu xảo của tác giả.
nhưng đối với bài nhì, chúng ta phải nhìn vào mặt chữ mới phục tài chơi chữ của
tác giả là “tuyệt đại vô song”.
Trong hầu hết các câu, những chữ kép đọc thành Nôm đều gồm ba
và bốn tự dạng của một chữ nào đó trong câu. Ví dụ:
Ở câu đầu chữ “Tích tác” gồm ba và bốn chữ “Mã”.
Ở câu thứ hai chữ “oanh oang” gồm ba và bốn chữ “Xa”.
Ở bốn câu giữa những chữ kép Nôm lại đi liền với chữ Hán mượn
tự dạng. Như:
- “Hê hà” gồm ba và bốn chữ “Điểu”.
- “Bí bẩm” gồm ba và bốn chữ “Ba”.
- “Phẩu hẩu” gồm ba và bốn chữ “Lôi”.
- “Bài sai” gồm ba và bốn chữ “Võ”.
Còn trong câu 7, 8, tuy không có những chữ “phối ngẫu” như
sáu câu trên, song vẫn có chỗ lắc léo, là những chữ “Khì khù, bỉnh bổng”, mỗi
chữ thiếu một cái chấm, chữ thì thiếu ở bên mặt, chữ thì thiếu ở bên trái, dụng
ý chê học lực của nhà vua còn thiếu sót, thi tài của nhà vua còn bấp bênh.
Nghệ thuật chạm trổ đến thế là tuyệt!
Nội dung bài thơ tuy không có gì đáng chú ý. Nhưng hình thức
thật là tân kỳ. Đây là một lối thơ đặc biệt do vua Tự Đức khởi xướng, Cao Bá
Quát phụ họa và phát triển. Trước đó không có, sau này cũng không có. Cho nên từ
xưa đến nay bài “Khì khù thi tứ” chiếm địa vị độc tôn trong xóm thơ Chơi Chữ.
Trên đời cái gì hiếm cũng quí.
Lại thêm những người rành đồ xưa thường nói “nhất kỳ nhì cổ”.
Bài “Khì khù” vừa kỳ vừa cổ, cho nên đối với người háo cổ, giá trị thật vô
song.
Nhưng, không phải vua Tự Đức chỉ để lại cho chúng ta những
bài thơ “điêu trùng tiểu kỷ” chỉ dùng để gia vị cho những câu chuyện phong tao
lúc trà dư tửu hậu. Trong số thơ lưu thế của nhà vua, vẫn có bài, có câu, ngoài
đáng yêu, trong đáng trọng. Như trong bài Mừng Được Mưa, có câu:
Tràn đồng hạt ngọc nhờ no đủ,
Một giọt cân vàng thỏa khát khao. [3]
Nhất là bài KHÓC BẰNG PHI mà không mấy người không thuộc, có
thể gọi là tuyệt tác:
Ớ Thị Bằng ơi! Đã mất rồi!
Ớ tình! Ớ nghĩa! Ớ duyên ơi!
Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi…
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.
Mối tình muốn đứt càng thêm bận,
Lẽo đẽo theo hoài chẳng phút lơi. [4]
Văn thật là luyện, tình thật là thâm! Đọc lên lòng người nghe
không sao giữ được khỏi rung cảm.
Trong bài hay nhất là cặp luận:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.
Nhưng có người chê là “có vẻ con nít” nhất là câu “đập cổ
kính ra tìm lấy bóng”.
Vâng “có vẻ con nít thật”. Đọc câu ấy khiến những nhiều người
nhớ lại những cảnh “rình bắt bóng sau gương” hoặc “lấy thúng úp mặt trăng dưới
giếng” buổi thiếu thời. Song nên biết rằng thi nhân là kẻ “bất thất kỳ xích tử
chi tâm”, như lời Viên Mai, tác giả Tùy Viên Thi Thoại, đã nói.
Thẩm Thạch Điều, đời Thanh, vịnh Lạc Ba, có câu:
Hạo kiếp tín ư kim nhật tận,
Si tâm nghi hữu biệt gia khai.
Nghĩa là:
Kiếp lớn những tin nay đã hết,
Lòng si lại tưởng nở vườn ai.
Người đời Tống có câu:
Lão tăng chỉ khủng vân phi khứ,
Nhật ngọ tiên gia yểm tự môn.
Nghĩa là:
Tăng già chỉ sợ mây bay mất,
Đứng bóng lo sai đóng cửa chùa.
Đề bức họa mỹ nhân ngồi xây lưng, Trần Sở Nam đời Thanh, có
bài tuyệt cú rằng:
Mỹ nhân bối ỷ ngọc lan can
Trù trướng ba dung nhất kiến nan.
Kỷ độ hoán tha tha bất chuyển,
Si tâm dục trạo họa đồ khan.
Nghĩa là:
Người xinh ngồi tựa câu lan,
Mặt hoa mong thấy muôn vàn khó khăn.
Mấy phen kêu luống nhọc nhằn,
Họa đồ lật ngó mới bằng lòng si.
Tác giả Tùy Viên Thi Thoại khen là “Diệu”, và “Diệu tại nơi lời
nói như trẻ con” (Diệu tại giai hài tử ngữ giả).
Câu “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng” cũng thế.
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.
Câu trên thì ngây câu dưới thì si. Mà si và ngây đều là tâm
tính của khách đa tình vậy.
Nghe Hồ Xuân Hương khóc quan phủ Vĩnh Tường:
Nắm xương dưới ván cau mày khóc,
Hòn máu trên tay mỉm miệng cười.
Thì thảm cho cảnh. Nghe vua Tự Đức khóc Bằng Phi thì thương
cho tình! Bên cảnh bên tình khéo vấn vương! Cho nên đối với khách đa tình, những
bài thơ có tình như thơ Khóc quan phủ Vĩnh Tường, Khóc Bằng Phi đều là những vần
tuyệt diệu.
Nhưng có người bảo rằng câu “Đập cổ kính… Xếp tàn y…”, vua Tự
Đức đã lấy của Ôn Như Hầu rồi sửa lại đôi chữ làm của mình. Câu của Ôn Như Hầu
rằng:
Đập mảnh gương xưa tìm lấy bóng
Xếp manh áo cũ để dành hơi.
Và câu này đã dịch câu Hán văn của Trần Danh Án:
Phá tổi lăng ba tầm cựu ảnh,
Trùng phong khâm tử hộ dư hương.
Không biết những câu ấy vô tâm mà trùng hợp nhau, hay cố ý
vay mượn của nhau.
Vô tâm mà trùng hợp nhau là chuyện thường có xưa nay. Như đời
Thanh, Đào Hoàng Thôn, bài Ngẫu Thành có câu:
Đa tình chỉ hữu tiêu tiêu trúc
Thời đới tà dương lục đáo song.
Nghĩa là:
Đa tình riêng ánh trúc hoa,
Ngày ngày đeo bóng dương tà vào song.
Diêu Cơ Truyền cũng có câu:
Nhân tích bất như tu trúc ảnh
Mỗi tùy minh nguyệt đáo trung đình.
Nghĩa là:
Dấu người thua bóng trúc xanh,
Đêm đêm theo ánh trăng thanh vào thềm.
Hai người tuy đồng thời, nhưng ở cách nhau ngàn trùng non nước
và chưa hề quen biết nhau. Văn chương của hai người lúc bấy giờ cũng chưa được
phổ biến. Nhờ có Mai Viên đi đây đi đó tình cờ thu thập được mới đem vào tập
Tùy Viên Thi Thoại. Từ ấy nhiều người mới biết danh hai nhà thơ, và hai câu thơ
mới được truyền tụng.
Đừng nói đâu xa, ở Việt Nam ta những cuộc “không hẹn mà gặp”
vẫn không hiếm. Như Tương An Quận Vương, trong bài Hoài Cổ có câu:
Bốn dây ứa máu tỳ bà.
Một câu thơ quỉ khốc thần kinh. Một câu thơ siêu thực xưa nay
chưa từng thấy trong văn thơ Việt Nam. Ai cũng phải khen là tân kỳ. Nhưng có ngờ
đâu một thi nhân bên trời Âu cũng có một câu tương tợ:
L’archet mord jusqu’au sang du violon.
Một người ở đầu thế kỷ thứ XIX, một người ở đầu thế kỷ thứ
XX, và một người ở Âu một người ở Á. Thế hệ khác nhau, dân tộc tính khác nhau,
mà ý tứ còn trùng nhau thế ấy, huống hồ vua Tự Đức, Ôn Như Hầu và Trần Danh Án.
Còn nếu cố ý mượn của nhau, thì người xưa cũng thường có. Tự
Khương Nhạc có câu:
Thiên nham thạnh trở trích
Vạn hác thế oanh hồi.
Nghĩa là: “Ngàn núi thạnh ngăn chứa, muôn hố thế đoanh lộn”.
Lý Thái Bạch bình sanh rất thích họ Tạ, cũng có câu:
Thiên nham tuyền sái lạc
Vạn hác thọ oanh hồi.
Nghĩa là: “Nghìn núi suối tuôn xối, muôn hố cây đoanh lộn”.
Mà chẳng riêng gì Lý Thái Bạch, các đại thi gia khác cũng vậy.
Như Đỗ Phủ tập thơ của Dũ Tử Sơn, Âu Dương Tu tập thơ của họ Hàn. Có người chê
là “thâu đạo” tức “ăn trộm”.
Nhà văn hào Lưu Cống Phủ cười đáp:
- Du đạo nhưng không làm thiệt hại sự chủ. [5]
Câu nói ý vị làm sao!
Nhưng nếu kết tội “ăn trộm” thì quyển Đoạn Trường Tân Thanh của
Nguyễn Du còn có giá trị gì?
Còn ở đây, dù cố ý dù vô tâm, hai câu trong bài vua Tự Đức vẫn
hay hơn những câu của Ôn Như Hầu, Trần Danh Án. Trong câu của Ôn Như Hầu, mấy
chữ “mảnh gương” gợi ý “không tròn vẹn”, ý “đã sứt mẻ”; mấy chữ “manh áo” nghe
tục vì gây cho người đọc người nghe một cảm giác rằng áo kia không được
lành lẽ cũng không được sạch sẽ. Do đó câu thơ giảm tình tứ, kém “dung nhan”.
Câu của Trần Danh Án, văn chương thanh nhã, nhưng bình thản quá, không đủ sức
rung cảm lòng người.
Vua Tự Đức dùng chữ “cổ kính” chữ “tàn y” thật vừa nhã toàn vừa
trang nhã. Lại thêm tiết điệu câu thơ thể hiện được nỗi lòng của tác giả: vế
trên diễn tả niềm uất hận, vế dưới nói lên niềm thổn thức nghẹn ngào. Đọc lên,
một vế thì gợi cho chúng ta thấy thái độ nóng nảy hấp tấp của tấm lòng bị ray rứt,
một vế thì để lộ ra thái độ tiêu cực của tấm lòng tuyệt vọng sau khi hành động
tích cực của mình không đem lại kết quả mong muốn.
Cả ba tác giả đều cùng nói một ý. Nhưng nhờ từ điệu mà câu
thơ của vua Tự Đức thành công. Và bài thơ “Khóc Bằng Phi”, nhất là hai câu ngũ
lục, trở nên bất hủ.
Nhưng lại có người bảo rằng bài thơ thượng dẫn nhan đề là
“Khóc Thị Bằng” và đó là tác phẩm của Ôn Như Hầu chớ không phải của vua Tự Đức.
Lời nói này tôi nhớ đã đọc trong một quyển sách hay một tờ báo nào đó mà lâu
ngày quên tên. Sách hay báo ấy còn thêm rằng “Thị Bằng là một người hầu yêu quí
của Ôn Như”. Chỉ nói trổng thế thôi, chớ không đưa ra bằng cớ chính xác, nên
không dám tin.
Năm 1957, ra Huế gặp ông bạn Phan Văn Dật, tôi đem bài thơ ra
chất chính. Phan quân cười:
- Thơ Nôm của vua Tự Đức dở “không thể chê” thì làm gì có được
một bài thơ hay như thế. Huống nữa dưới triều Tự Đức không có người cung phi
nào gọi là Thị Bằng. Cho nên nhất định bài “Khóc Thị Bằng” không phải của vua Tự
Đức.
Phan Văn Dật là một thi nhân có biệt tài và thực học. Tánh
người lại rất thận trọng. Thường thường không hề quả quyết một điều gì mà chính
mình chưa biết tường tận. Bởi vậy nghe Phan quân nói, lòng tôi hết sức phân
vân!
- Từ trước đến giờ phần đông những người yêu thơ đều bảo là
thơ của vua Tự Đức. Các bậc tiền bối mình được hầu chuyện cũng đều xác nhận rằng
quả là của nhà vua. Sao nay lại có chuyện bảo rằng “không phải”. Ai nói thì có
thể không tin, chớ Phan Văn Dật nói thì không thể không tin được.
Từ ấy lòng thường nhủ lòng:
- Mình có cảm tình cùng vua Tự Đức do bài “Khóc Bằng Phi”. Nếu
thật sự bài thơ không phải của nhà vua, thì… uổng lắm!
Sau cuộc chính biến năm 1963, tình cờ gặp cụ Tôn Thất Hối tại
nhà cụ Tôn Thất Toại ở Nha Trang, tôi “hâm” trở lại câu chuyện Thị Bằng. Cụ Tôn
cho biết:
- Triều Tự Đức có hai cung phi được sủng ái là Bằng Phi và
Thúy Phi. Nhưng sau xét ra thì Thúy Phi đối với nhà vua có ít nhiều liên hệ về
huyết thống, nên nhà vua phải bấm bụng mà đoạn tình. Bởi vậy thời bấy giờ trong
cung có câu “Duyên Bằng nợ Thúy”.
Hỏi về bài thơ, cụ đáp:
- Trong Hoàng gia vẫn truyền là của vua Tự Đức.
Cụ Tôn Thất Hối là một hưu quan triều Nguyễn lại một người
trong Hoàng tộc. Lời nói của cụ về những việc trong cung vua không thể không
chính xác.
Như thế nên tin lời cụ Tôn hay tin lời họ Phan?
Để dứt khoát tư tưởng tôi lấy “cân lòng” ra cân: Lời cụ Tôn cộng
thêm những lời của các bậc tiền bối tôi đã được nghe trước kia thấy nặng hơn lời
của họ Phan mà tôi luôn luôn yêu kính. Nên tôi cố giữ vững mối cảm tình cố hữu
đối với nhà thơ Hoàng Đế cho đến lúc có bằng cớ đích xác chứng minh rằng bài
“Khóc Bằng Phi” không phải của Ngài.
Còn một bài nữa cũng tương truyền là của vua Tự Đức nhan là:
CẢM TÁC
Chuyện đời càng nghĩ lại càng ghê,
Sống gởi dương gian thác lại về.
Khôn dại cùng chung ba thước đất,
Giàu sang chưa chín một nồi kê.
Đua chen trước mắt mây mờ mịt,
Đày đọa sau thân núi nặng nề.
Cũng muốn hỏi tiên tìm chẳng gặp,
Thôi đành nói phải có trời nghe.
Bài thơ không mang chút đỉnh “hơi hám” chút đỉnh “bóng dáng”
nào của nơi quyền quý. Người ta có thể ngờ là tác phẩm của một người bình dân.
Bài “Khóc Bằng Phi” là thơ tình cảm. Bài “Cảm tác” này là thơ
tư tưởng. Tình cảm trong “Khóc Bằng Phi” có nhiều nét đặc sắc. Tư tưởng trong
“Cảm tác” là những tư tưởng thông thường, phổ biến, không có gì mới lạ hay sâu
sắc.
Còn về văn chương thì bài trước chải chuốt công phu, bài sau
tự nhiên trôi chảy. Những điểm cầu kỳ của nhà vua không in đậm vào nét bút khiến
niềm cảm xúc, mối suy tư biểu hiện một cách chân thật, bài thơ chứa đựng được vị
thơ.
Nhưng nếu chúng ta xem kỹ thì nhận thấy bài Cảm Tác vẫn có
đôi nét tiểu xảo. Đó là những chữ “mây mờ mịt” đối với “núi nặng nề”. Ba chữ
trên đều khởi đầu bằng mẫu tự M. Ba chữ dưới khởi đầu bằng mẫu tự N. Tức là
dùng một nhóm chữ đồng âm để đối chọi cùng một nhóm chữ đồng âm. Nhóm M. thuộc
về loại Thần âm (âm môi). Nhóm N thuộc loại chữ Thiệt âm (âm lưỡi). Đó là một
cách chơi chữ. Mà chơi chữ là sở trường của vua Tự Đức vậy.
Cụ Nguyễn Khoa Vy trong Hương Bình Thi Xã ở Huế có bài thơ
dùng toàn những chữ khởi đầu bằng mẫu tự CH:
Chạy chữa chai chân chẳng chịu chừa
Chín chiều chua chát chán chê chưa!
Cha chài chú chớp chơi chung chạ,
Chả chính chuyên chi chớ chực chờ.
Lối thơ này mệnh danh là lối “Độc âm”. Không biết có phải cụ
Nguyễn nhân những chữ “mây mờ mịt, núi nặng nề” của nhà vua Tự Đức mà sáng chế
ra lối thơ này chăng?
Đó cũng là một lối mới, đọc nghe cũng vui vui. Nhưng thỉnh
thoảng dùng mà chơi thì được, chớ không nên hao sức hao công. Bởi những tiểu xảo
của hình thức thường làm mất làm sai diện mục của nội dung, dù lời văn có khéo
có đẹp đến đâu cũng không gây được hứng thú cho người đọc. Những bài thơ “hữu
cách vô thú” đối với hàng tri thức không có giá trị bao lăm. Cho nên làm nhiều
bất lợi.
Riêng về lối dùng ba tiếng đồng âm liên tiếp trong hai câu
thơ của vua Tự Đức trên đây, chúng ta phải công nhận là tài tình. Chẳng những mấy
nét tiểu xảo ấy không làm thương tổn nội dung, mà âm hưởng của những chữ “mây mờ
mịt”, “núi nặng nề” còn gợi cái cảm giác liên miên của bóng mây mờ mịt, cái cảm
giác chồng chất của sức núi nặng nề… Không biết đó là do ngẫu nhiên mà nên, hay
nhờ công phu mà có? Cổ nhân đã về cùng quá khứ, cái hay còn ở lại với hiện
tại, nay chúng ta tìm thấy được thì chúng ta cứ thưởng thức theo sở thích của
chúng ta. Và thành thật mà phê bình: Bài “Cảm tác” không phải là một tuyệt phẩm,
nhưng cũng là một giai tác đáng yêu.
Bài thơ này được nhiều người họa. Nhưng vì nguyên xướng có những
vần khó, nên các bài họa đều bị gò ép kém duyên. Còn nhớ trong một bài, họa giả
muốn khỏi đại bại, phải noi gương Nguyễn Ánh, cầu cứu đến Pháp Lang Sa. Đó là
câu họa vần “kê”:
Chưa từng chín họ đừng bôn bả,
Đâu thấy ba đời dám mổ kê.
“Mổ kê” là phiên âm chữ “Moquer” nghĩa là chê bai, nhạo báng.
Ý nói: xưa nay chưa thấy ai giàu chín họ, ai khó ba đời đâu mà bôn chôn mà chê
nhạo.
Và có một bài vần nghe họa thoát lắm:
Cơ trời ai hỏi mà ai nói?
Ai nói mà ai đã muốn nghe!
Câu này ngụ ý chỉ trích vua Tự Đức đã ở trong tình thế khẩn
trương của đất nước mà không biết nghe lời phải của những nà thấy rộng nghe xa,
cứ bo bo giữ chánh sách bế môn tỏa cảng…
Theo lời của các vị tiền bối thì bài Cảm Tác trên sản xuất
vào khoảng cuối triều Tự Đức. Lòng bi quan của nhà vua trước thời cuộc biểu lộ
hẳn trên lời thơ. Cho nên bài họa kia mới có lời chỉ trích.
Nói tóm lại: Vua Tự Đức là một bậc hay chữ và sính thơ. Xét số
thơ - riêng nói về thơ Quốc âm - còn truyền lại, ai nấy đều công nhận rằng vua
Tự Đức quả có tài, nhưng tài của một thi công (versificateur) chớ không phải
tài của một thi gia (poète), tài của một thủ công (artisan) chớ không phải tài
của một nghệ sĩ (artiste).
Nhưng đừng coi thường: Tài ấy không phải dễ có. Phải trăm rèn
nghìn luyện mới có thể nên công. Học vấn cạn, công phu ít mà đi khinh khi tài
làm thơ của vua Tự Đức thì sẽ bị kẻ thức giả cười là “Tỉnh để luận thiên”.
Có người hỏi:
- Trên thi đàn, địa vị của vua Tự Đức như thế nào?
Xin thưa:
- Cũng như vua Lê Thánh Tông sở trường về lối thơ “khẩu khí”,
Hồ Xuân Hương sở trường về lối thơ “tinh quái”, vua Tự Đức sở trường về lối thơ
“cầu kỳ”, trước kia cũng như sau này, ngồi riêng một mình một chiếu. Và trong
công cuộc xây dựng nền Văn Học Việt Nam, vua Tự Đức đã chung phần đóng góp đáng
kể vậy.
Chú thích:
[1] Bài này trong “Giai Thoại Làng Nho” Lãng Nhân chép là của
Vũ Duy Thanh. Có đôi chữ khác: Câu 5, 6, 7:
Sơ liêm thấu nguyệt hương lụy cúc
Yến
tịch lăng hoa vị áp mai
Phi phất lĩnh đầu chiêm tĩnh điếm.
[2] Bài này ý nghĩa không có gì lạ:
Con ngựa quí hí gió, huếch hóa lại,
Người cũng huênh hoang dắt dây theo vào.
Đầu cành chim tốt nói khề khà,
Ngoài đồng hoa lạ nở lấm tấm.
Trên trời thoát nghe sấm lộp độp
Trong đất vụt thấy mưa lài nhài
Tứ thơ khù khờ nhiều người biết
Còn khệnh khạng đem đi hỏi thầy tú.
Câu kết ngụ ý chê thơ nhà vua không ra gì.
[3] Trong tạp chí THẦN KINH ở Huế thấy lục đăng nhiều bài khả
ái. Tôi chỉ còn nhớ có một câu!
Câu Mừng Được Mưa có người đọc:
Tràn đồng giọt ngọc vừa no đủ
Một giọt cân vàng khó ước ao.
[4] Nhiều sách chép:
Lẽo đẽo theo hoài cứ chẳng thôi.
[5] Viết theo Tùy Viên Thi Thoại.
18.
Vua MINH MẠNG là một ông vua giàu chữ và cũng giàu con hơn
tất cả nhà vua Việt Nam từ trước đến giờ. |
Nói về nhà vua, thi nhân có câu:
Nhất dạ ngũ giao tam kiết tử. [1]
Nghĩa là:
Một đêm vui thú năm lần
Mà ba lần để nợ nần thế gian.
Như thế làm gì không nhiều con. Nghe đâu nhà vua có đến một
trăm mấy chục ông hoàng bà chúa. Thật là nòi rồng tiên chính cống!
Trong các ông hoàng bà chúa, có nhiều vị rất hay chữ và giỏi
thơ. Nổi tiếng nhất là:
- Tùng Thiện Vương.
- Tuy Lý Vương.
- Tương An Quận Vương.
Vua Tự Đức có câu:
Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy trúc Thịnh Đường.
Nghĩa là:
Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán,
Thơ đến Tùng Tuy trúc Thịnh Đường.
TÙNG TUY là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương.
TÙNG THIỆN VƯƠNG là hoàng tử thứ 10.
TUY LÝ VƯƠNG là hoàng tử thứ 11.
Cổ nhân có câu: “Đường thi, Tấn tự, Hán văn chương, nhân gian
tuyệt phẩm”. Nghĩa là “Thơ đời Đường, chữ đời Tấn, văn chương đời Hán, đó là những
nghệ phẩm tuyệt diệu trong thế gian”.
Như thế nói về Thơ thì thơ Đường hay đến cực điểm vậy.
Vậy mà bảo rằng:
Thơ hay hay đến Tùng Tuy,
Tài đem so sánh còn chi Thịnh Đường.
Thì không biết Thơ của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương còn hay
đến bậc nào nữa?
Vua Tự Đức khen thơ Tùng Tuy hay hơn thơ Đường là khen về thơ
chữ Hán. Chớ thơ Quốc âm của hai hoàng tử không nghe truyền được nhiều. Gom góp
tất cả không quá 10 bài. Và những bài còn lưu thế, xem ra cũng không lấy gì làm
hay. Về thơ Đường luật, thì Tùng Thiện Vương có một bài đề tập “Nữ Phạm Diễn
Nghĩa Từ” bằng Quốc âm của Tuy Lý Vương soạn và kể những sự tích các người đàn
bà xưa giữ trọn lòng trinh tiết. Bài đó nhan đề là:
PHỤNG SẮC KÍNH ĐỀ NGUYỄN HẬU
Họ Lưu bầy gái đã anh hùng
Dịch lại khen ai cũng có công.
Trải suốt mười thiên dâng điện Bắc,
Chép dần ba phẩm nối tường Đông.
Vẽ bầu theo dạng tài chưa dễ,
Lấy sách làm gương ý chẳng cùng.
Liền chuyện nhớ chừng ngươi Tử Chính,
Một biên liệt nữ bấy nhiêu trung.
Còn Tuy Lý Vương, thì thấy được ba bài, hai bài bát cú và một
bài tứ tuyệt. Bài “Đề Nữ Phạm Diễn Nghĩa từ” của Tùng Thiện Vương, rất ít người
biết. Còn ba bài của Tuy Lý Vương trong làng thơ không mấy người không đọc qua,
có lắm người thuộc lau lảu. Đó là những bài:
THƠ HỌA VẦN KHOAI
Cũng phải xơi ngơi cũng phải chơi
Làm người nào phải bụt lo đời.
Ngày dài dễ đặng ba muôn sáu,
Tháng chẵn lần qua một chục hai.
Việc phủ vua quan giờ có phép,
Tiệc thơ hầu hạ dám nhường ai.
Mua vui ngàn lượng xin đừng tiếc,
Đã thấy co ro cất củ khoai.
ĐỀ NHÀ MÁT
Cửa cỏ rèm lau mặt tả tơi
Sông Hương nội Lách ấy là nơi.
Dẫu cơn mưa gió ta cùng thích,
E nỗi trăng hoa khách khó chơi.
Ghế đá giường tre không chút bợn,
Quần là áo lượt chẳng màng thơi.
Dù ai tưởng tới qua mà nhởi,
Thiếu thốn tôi đâu dám rước mời.
Những bài thơ trên, của Tuy cũng như của Tùng, về thi pháp
thì thật già dặn. Rõ là tay thợ tay thầy. Nhưng thi chất không mấy dồi dào, nên
đọc xong không còn thấy dư vị.
Dư vị là yếu tố khiến người đọc ưa đọc đi đọc lại bài thơ,
khiến bài thơ được lưu truyền và bất tử.
Hai bài của Tuy Lý Vương được nhiều người thuộc, nhiều người
đọc, là nhờ có giọng đặc biệt, giọng hoàng phái mà tục gọi là “giọng các mệ”,
nhất là nhờ chỗ dụng công khéo léo nơi câu kết.
Trong bài “Thơ họa vần KHOAI”, câu kết mượn chữ và ý trong
câu tục ngữ “Chưa lo ngày mai, đã lo cất củ khoai để mốt”. Vận họa đã thoát, mà
ý lại vừa tiếp câu chuyển vừa vói khởi thừa, một cách sít sao. Thật là khéo mà
cũng thật là tài vậy.
Còn về bài “Đề nhà mát”, muốn thấy rõ cái hay trong câu kết,
tưởng nên biết rõ rằng nhà mát của Vương vốn bằng tranh, có mái có chái nhưng
không có khu đĩ. Vì không có khu đĩ, nên gọi là “thiếu thốn” và vì “thiếu thốn”
nên không dám rước mời khách làng chơi, dù có “tưởng tới qua mà nhởi”. Thật là
tế nhị mà cũng thật là mỉa mai.
Nhưng đọc hai câu ấy chúng ta không đến nỗi ớn lạnh như khi
Lao Sùng Quang, một vị Tiến sỹ Trung Quốc sang sứ Việt Nam, đọc thơ “Hà Thượng
của Tùng Thiện Vương, đến câu:
Thân tự bạch âu tuy xứ túc,
Giao như hoàng diệp nhập thu sơ.
Mà cụ Ưng Trình dịch là:
Người được an nhàn,
Âu trắng ung dung theo ngọn nước.
Bạn dầu sơ khoáng,
Lá vàng tán lạc với hơi thu.
Đọc hai câu ấy, Lao sứ giả than:
Độc đáo “bạch âu hoàng diệp” cú
Mãn hoài tiêu sắc đái thu hàn.
Nghĩa là:
Đọc đến câu “bạch âu hoàng diệp”
Lòng tri âm hiu hắt trời thu.
Khen như thế thật là “hết lời”. Phải chi thơ Quốc âm của Tùng
Tuy cũng hay như thơ Hán văn, để mình cũng hết lời khen cho sướng miệng.
Còn bài Tứ Tuyệt là một bài thơ tức cảnh. Rằng:
Mây xây núi túi chim làm tổ,
Khách cách đường trường nốt cột lau.
Lỏng khỏng đào cao nường phậu xấu,
Lơ thơ liễu yếu chị đàu đau.
Nội dung không có gì lạ, nhưng hình thức có chỗ mới. Thể tuy
vẫn là thể thất ngôn luật thi, mà cách dùng song thanh điệp vận gây thành một
âm điệu mới mẻ, trước chưa có người chủ trương. Lối thơ này, khách làng thơ gọi
là “Song thanh điệp vận”.
TUY LÝ VƯƠNG là người khởi xướng ra lối thơ này vậy.
Có mấy câu thơ tuyệt tác sau đây cũng tương truyền là của
Tùng Tuy, nhưng không biết có đúng chăng, và cũng không ai biết câu nào của
Tùng câu nào của Tuy:
- Ngọn nước chảy xuôi trời lật ngửa,
Mảnh gương úp sấp đất nằm nghiêng.
- Sông e biển cạn bù thêm nước,
Non sợ trời nghiêng đỡ lấy mây.
Hai câu trên đẹp nhưng thuộc hàng tiểu xảo. Hai câu dưới thật
hùng hồn, có khẩu khí một bậc đống lương trung hậu.
Một thi nhân danh tiếng đời Thanh là Bồ Tương Xuân có câu:
Cựu tháp vị khuynh lưu thủy bảo
Cô phong dục đảo loạn văn phò.
Nghĩa là:
Tháp cũ chưa nghiêng dòng nước giữ
Non côi muốn ngã đám mây phò.
Rất được truyền tụng, song so với câu “Sông e… Non sợ…” thì
câu này hùng hậu hơn.
Tôi còn nghe truyền một bài nữa của Tùng Thiện Vương:
TRE TRỐC GỐC
Nghĩ mình đã ẩn chốn cao sâu
Đến lúc trời xô cũng chỏng râu
Trảy mắt những lăm đương rổ cá
Vẹt gai khôn ngóng uốn cần câu
Quản bao chú lính qua cào mặt
Thương hại ông quan phải cúi đầu
Những tưởng ngã ra đà tận số
Ai hay dựng lại sống càng lâu.
Đây là thơ ký thác.
Nguyên dưới triều vua Tự Đức, Vương kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn.
Năm Bính Dần (1866) rể của Vương là Đoàn Trưng cùng em là Đoàn Trực và các đồng
chí âm mưu đảo chính. Đại sự bất thành, Đoàn Trưng cùng đồng đảng bị tử tội.
Vương bị liên lụy, nhưng vua Tự Đức chỉ cách chức và phạt không cho ăn bỗng
trong một năm. Được ít lâu nhà vua lại cho phục chức. Vương cố thoái thác nhưng
không được.
Bài cây tre trốc gốc làm lúc trở lại Phủ Tôn Nhơn.
Ngoài những vần thơ thất ngôn, Tùng Tuy còn để lại một bài
song thất lục bát, liên ngâm cùng Tương An Quận Vương, nhan đề là “Hòa Lạc ca”.
“Hòa Lạc” là tên một chiếc ngự thuyền của vua Minh Mạng. Năm
Canh Dần (1830) nhà vua cùng các Hoàng tử ngự chiếc Hòa Lạc đi đến cửa Thuận An
duyệt binh. Ngự thuyền gặp giông sắp chìm, nhưng nhờ tiếp cứu cập thời nên
thoát nạn. Lúc trở về được bình an, Tùng Tuy Tương cùng nhau liên ngâm để “giúp
tiếng chèo xuôi gió về kinh”. Bài này dài đến 64 câu kể lại việc “thuyền rồng
đi tuần hạnh Thuận An”, tả cảnh có, tả tình có, ký sự có. Văn chương trang nhã
đài các. Xin trích đoạn đầu làm vui:
Trời Nam vừa thuở thái bình,
Non hùm bặt dấu, biển kình biệt tăm.
Ngày hôm rằm, tiết hà đang thạnh,
Vâng chiếu rồng tuần hạnh Thuận An.
Pháo đài bảy tiếng sấm vang,
Thuyền chèo tách nước, cờ phang cuốn trời.
Dậy giữa vời trạo cao một khúc,
Trấn hải thành bỗng chốc đã lên.
Theo chầu sánh hiệp bạn tiên,
Đầy thuyền Hòa Lạc chỉ miền thương ba…
Các đoạn sau văn chương cũng trác luyện như thế.
Bài ca do ba người liên ngâm. Tùng Thiện Vương khởi hai câu,
rồi đến Tuy Lý Vương, tiếp theo Tương An Quận Vương… Thế mà giọng văn thuần nhất,
khí văn liên tục, như do một người soạn ra. Nghe truyền rằng lúc bấy giờ ba
hoàng tử tuổi mới chừng 10, 11, 12!
Không thể nghi ngờ. Vì:
Tùng Thiện Vương sanh năm Kỷ Mão (1819)
Tuy Lý Vương sanh năm Canh Thìn (1820)
Tương An cũng sanh năm Canh Thìn (1820).
Còn năm chiếc “Hòa Lạc” bị bão là năm Canh Dần (1830). Như vậy
thì lời truyền quả đúng sự thật vậy. Điều này chứng tỏ rằng ba hoàng tử có sở
trường về quốc văn từ lúc nhỏ. Nhưng khi lớn lên, Tùng và Tuy thiên hẳn về Hán
văn. Riêng TƯƠNG AN QUẬN VƯƠNG luôn nặng lòng cùng tiếng mẹ đẻ.
TƯƠNG AN QUẬN VƯƠNG là Hoàng tử thứ 12 của vua Minh Mạng,
cùng với Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương là anh em khác mẹ (Tùng, Tuy cũng là
anh em khác mẹ).
Về bên Hán văn, học lực và thi tài của Tương An đối với Tùng,
Tuy, hơn kém như thế nào không được rõ. Nhưng về bên Quốc âm thì Tương An hơn hẳn
hai anh.
Thơ Quốc âm của Tương còn truyền tụng được khác nhiều, và hầu
hết đều có câu tuyệt thú. Hay nhất là những bài sáng tác thời Tự Đức, sau khi
hoàng tử Hồng Bảo bị bức tử.
Hoàng tử HỒNG BẢO là con trưởng vua Thiệu Trị. Nhà vua băng
hà, đáng lẽ Hồng Bảo được kế vị. Nhưng phụng hành di chiếu, đình thần lập hoàng
tử HỒNG NHẬM, em Hồng Bảo lên ngôi, lấy niên hiệu Tự Đức. Bất mãn về sự phế lập
bất công, Hồng Bảo cùng một số người tâm phúc âm mưu giành lại ngai vàng. Việc
lớn không thành, Hồng Bảo bị bắt bỏ ngục.
Tương An Quận Vương đối với Hồng Bảo và Hồng Nhậm, đã là vai
hoàng thúc, lại là tay giáo đạo, nên rất được kính nể. Khi Hồng Bảo bị nạn,
Tương An năn nỉ cùng vua Tự Đức niệm tình. Vua Tự Đức nhận lời. Hồng Bảo được
tha tội chết, chỉ bị hạ ngục. Nhưng sau đó Hồng Bảo tự ải. Người đương thời
nghi rằng không phải hoàng tử tự sát mà bị vua Tự Đức bức tử để dứt hậu họa.
Tương An giận vua không giữ lời hứa, có làm bài thơ “Trách
Tình Nhân sai hẹn” rằng:
Như nguyện ai ngờ nguyện chẳng như,
Lần lừa canh một đến canh tư!
Chùa thanh cảnh vắng chim kêu rốn,
Sương lọt trăng lồng gió thổi nư
Đoạn thẳm khôn ngăn dài dặc dặc,
Mối tình sao khéo buộc khư khư!
Nghĩ buồn mượn rượu làm khuây khỏa,
Ai bảo say sưa rứa cũng ừ.
Cái chết của Hồng Bảo làm cho Quận Vương vừa đau thương vừa uất
hận.
Trước kia, văn chương của Quận Vương cũng có giọng phong lưu
đài các như Tùng, Tuy. Ví dụ bài đề tập “Nữ Phạm diễn nghĩa” của Tuy:
Lần hồi chữ lạ hỏi Dương Hùng
Đuôi ký theo đòi dám tiếc công.
Sóng dợn tờ quyên vơi biển Bắc,
Bút dằn ngòi thỏ rạch non Đông.
Khương Nhâm đức trước ngàn thu rạng,
Nghiêu Thuấn nhân nay tám cõi cùng.
Đâu đó chăng là nhuần nhã hóa,
Hóa nhà con thảo, nước tôi trung.
Bài này họa vận bài của Tùng Thiện V. từ khí có phần hơn bài
xướng. Nhưng đọc vẫn không hứng thú bằng bài VỊNH TRĂNG NON sau đây:
Khen ai cắc cớ bấm trời tây,
Tỉnh giấc Hằng Nga mới kẻ mày.
Một mảnh lênh đênh chìm đáy nước,
Nửa vành lững thững dợn chân mây.
Cá ngờ câu thả tơi bời lội,
Chim ngỡ cung trương dáo dác bay.
Khuyên chúng chớ chê rằng chếch mác,
Một mai tròn vạnh bốn phương hay.
Tình vui, lời sáng. Người đọc thấy rõ lòng thỏa mãn của người
làm thơ. Nhưng sau cái án Hồng Bảo, giọng thơ của Tương An trở nên lâm ly và ý
thơ chứa đầy nỗi bi phẫn. Để gói ghém nỗi lòng, ngõ hầu tránh nạn búa rìu của kẻ
nắm quyền sanh sát, Tương An đã tạo nên những câu thơ khi thì bóng bẩy xa xôi,
khi thì chìm lắng cô đọng. Như:
QUAN CÔNG CƯ TÀO
Tôi chúa đôi phương cảnh quạnh hiu,
Cũng vì một chút nghĩa liu điu.
Ơn Tào dẫu chất nghìn cân nặng,
Nợ Hán còn mang một gánh trìu.
Đuốc ngọc canh khuya trời một góc,
Vườn đào thề cũ ruột trăm chìu.
Ví ai muốn thấu nguồn cơn ấy
Xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khiu.
Bài này hay nhất là cặp luận: Lời óng chuốt, tình sâu đậm, sức
truyền cảm mạnh mẽ, nhưng dụng ý kín nhẹm, hiểm hóc, cay độc thì là cặp trạng
và chuyển kết.
Ơn Tào dẫu chất nghìn cân nặng,
Nợ Hán còn mang một gánh trìu.
Lời nghe nhẹ nhàng, đọc qua khó thấy được hậu ý. Nhưng dừng
nghĩa lại, và tự hỏi:
- Tào là ai? Hán là ai?
Có phải:
- Tào là kẻ đoạt quyền? Hán là kẻ thất thế? Mà kẻ đoạt quyền
lúc bấy giờ có ai khác hơn vua Tự Đức, và kẻ thất thế có ai khác hơn là hoàng tử
Hồng Bảo, kẻ đáng được làm vua mà bị truất ngôi!
Câu ấy cho người đọc thấy rõ Tương An đem lòng thương tiếc Hồng
Bảo và tỏ ý oán trách Tự Đức, coi Tự Đức là kẻ soán nghịch như Tào A Man.
Còn câu:
Ví ai muốn thấu nguồn cơn ấy,
Xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khiu.
Có người cạn cợt chê rằng “lầm lấy rồi”. Thật ra thì là một
câu rất hiểm độc.
Trước hết thử hỏi:
- Chàng Trương đây là ai?
Có người không nghĩ kỹ đáp rằng là Trương Phi. Nói thế là
sai, vì lúc Quan Công ở với Tào Tháo, Trương Phi đâu có đó mà rõ được sự tình?
Chàng Trương đây là Trương Liêu vậy. Và chính Trương Liêu đã bày mưu cho Tào
Tháo biệt đãi Quan Công, hầu mong lấy tình để cầm chân người trọng nghĩa,
Trương Liêu đã hiểu thấu đáo cảnh ngộ cùng tâm sự của họ Quan.
Đó là “chàng Trương” về nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng thì là
Trương Đăng Quế.
Trương Đăng Quế được phong tước Quận Công [2], đứng đầu triều, có thế lực, được xuất nhập bất cấm nơi cung
điện nhà vua. Có dư luận rằng Hồng Nhậm cũng do họ Trương mưu sử. Nhưng mọi việc
đều ở trong vòng bí mật.
Ví ai muốn biết nguồn cơn ấy
Xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khiu.
Giá một nơi đánh một ngả, đương sự dù biết thấu cũng đành ngậm
đắng nuốt cay.
Bài này chắc chắn Tương An làm sau khi Tự Đức lên ngôi và trước
khi Hồng Bảo bị nạn. Cho nên giọng văn chưa phải là tiếng đau thương của con
người tuyệt vọng. Trong ánh “đuốc ngọc canh khuya” còn hé đôi tia hy vọng, hy vọng
được gặp lại Lưu Hoàng Thúc, hy vọng thực hiện được lời thề “đồng sanh đồng tử”
chốn đào viên. “Người còn thời của vẫn còn”. Tương An chỉ tuyệt vọng sau khi Hồng
Bảo chết. Lúc bấy giờ văn chương của Tương mới thật ai oán não nùng. Như:
THIÊN MỤ HOÀI CẢM
Thiên Mụ rày xem cỏ lướt mây,
Xe loan qua lại dấu còn đây.
Ngọc Hoàng điện trước ngằn rêu lấp,
Di Lặc chùa sau tiếng dế vây.
Thảm lấp Phủ Câu sông một dải,
Sầu giăng Long Thọ núi liền dây.
Cảnh trời sương khói thêm buồn bã,
Còn thiếu quyên kêu xó gốc cây!
Thật là ảm đạm! Tất cả đều nhuộm sắc tang thương! Chỉ còn thiếu
có tiếng cuốc kêu nữa thì hoàn toàn là cảnh mất nước! Nghĩa là chỉ còn có người
đứng ra tuyên bố rằng “nước đã mất rồi” để minh chứng thực tế hiển nhiên nữa
thôi.
Vì sao Tương An lại thốt ra lời nói ấy?
Bởi vì - như trên kia đã nói - Người trong hoàng tộc phần
đông ngờ rằng vua Tự Đức không phải dòng Nguyễn Phúc. Mà dòng khác lên nối ngôi
nhà Nguyễn tức là nhà Nguyễn đã mất rồi, và theo quan niệm người xưa, vua là nước!
Ngôi vua đã về tay kẻ khác tức là nước cũng mất vào tay người khác, chớ còn
đâu!
Trong bài này, lòng sầu thảm tuy lai láng nhưng vẫn không che
kín được niềm uất hận cố đè nén, cố giấu giếm. Lòng phẫn uất tan hòa theo lòng
thương thảm, và phát ra tiếng khóc não nhân, thì như bài VÔ ĐỀ sau đây là một:
Bên cảnh bên tình khéo vấn vương
Sầu thu đưa hạ chạnh trăm đường!
Tiếng ve dài dặc nghe thêm thảm,
Mặt nguyệt tròn hin ngó dễ thương!
Vàng thếp giếng ngô sa lá gió,
Bạc xuy giậu cúc nảy chồi sương.
Dầu chong trắng dĩa chưa yên giấc,
Lăm phá thành sầu đã hết phương!
Thật là não ruột! Người xưa bảo “những khúc hát đau thương nhất
là những khúc hát đẹp nhất”. Bài Vô Đề của Tương An Quận Vương là một bằng chứng
hùng hồn. Và đẹp nhất là cặp luận:
Vàng thếp giếng ngô sa lá gió,
Bạc xuy giậu cúc nảy chồi sương.
Văn chương vừa diễm lệ vừa cổ kính, tình ý vừa thâm viễn vừa
tế nhị. Đọc qua thì dường như một câu thơ tả cảnh mùa thu, một cảnh huy hoàng lộng
lẫy, vàng thếp bạc xuy, cúc đâm chồi, ngô trải lá… Nhưng gẫm lại thì là một câu
thơ tả tình, một mối tình đau xót buồn thương ngấm ngầm ở dưới lớp vàng son rực
rỡ!
Cảnh huy hoàng của giếng, thử hỏi nhờ đâu mà có? Có phải nhờ
cảnh tàn tạ của ngô? Và nhìn ánh rực rỡ của hàng giậu phủ sương, có ai tưởng tới
nỗi lạnh lùng của cúc?
Câu “vàng thếp…” ám chỉ vua Tự Đức.
Câu “bạc xuy…” ngụ ý than cảnh ngộ của Quận Vương.
Hai câu thơ cảnh mà tình, tình mà cảnh. Nếu bảo là cảnh thì cảnh
ấy đã biến thành tình. Nếu bảo là tình thì tình kia đã hiện thành cảnh. Hai câu
nầy cũng như hai câu:
Thảm lấp Phủ câu sông một dải,
Sầu giăng Long Thọ núi liền dây.
trong bài “Thiên Mụ…”, có thể gọi là “tâm cảnh nhất như”. Đó
là những câu thơ thượng thừa vậy.
Phải mạnh dạn nói rằng:
- Thơ Đường luật của Tương An Quận Vương như những câu trên
thật ít người sánh kịp.
Thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát của Quận Vương cũng rất điêu
luyện. Và những bài được truyền tụng cũng là những bài thương đau về cảnh cốt
nhục tương tàn vì ngôi báu. Như bài:
HOÀI CỔ NGÂM
Sắc trời Tống Ngọc buồn thu,
Mượn tình gió Nữ mưa Ngâu sụt sùi.
Cảnh tự nhiên ai xui nên thế?
Nguyệt dòm song tiếng dế gióng canh.
Sầu kia ai đắp nên thành?
Giao chan đũa ngọc tằm đoanh khúc vàng.
Giấc hoàng lương mơ màng cũng lạ!
Cõi hồng trần hả hả cười khan!
Ghê cho con Tạo đa đoan,
Quây người múa rối, rũ màn chiêm bao.
Thấy đâu nào sớm còn tối mất,
Cánh phù du rật rật những bay.
Nghìn xưa tình nặng nghĩa dày,
Trời già đất rục non thay biển mòn.
Thấy đâu còn thể ngồi hầu kể,
Khéo léo đâu ai để phù danh?
Cơ chi có đá ba sinh,
Dập sầu lấp thảm cho đành dạ nhau.
Mở quyển vàng trước sau gắm ghé,
Chạnh ngàn xưa nhớ kẻ tri âm:
Xiết bao khóc tủi buồn thầm,
Tiếng tiêu Ngũ Tử, khúc cầm Ung Môn. vân vân…
Khúc ngâm dài 100 câu kể lại những sự tích của những người có
tài có đức, nhưng thân phận hẩm hiu, phải chịu nhiều nỗi đau khổ, những trung
thần, liệt nữ, tài tử giai nhân… bị “tình đời chưa trưa đã nắng” làm lụy thân
danh…
Khúc Hoài cổ, Quận Vương soạn sau khi Hồng Bảo chết. Giọng
văn thật lâm ly. Rõ là tiếng than não nuột của con người ruột đứt từng cơn!
Thể văn tuy dùng thể song thất lục bát, nhưng có đôi đoạn xuống
hai hoặc ba cặp lục bát liên tiếp. Như:
Hoa chào thu, khuynh thành nhan sắc,
Người vì đâu thắc mắc sầu đoanh!
Phân tay bốn giọt lệ tình,
Lầu cao trăm thước xem mình như không.
Non Hầu tiếng hạc mênh mông,
Cửa qua bóng ngựa người trong hoa đèn…
Bố cục không được chỉnh đốc. Tác giả nhớ đến người nào nói
người nấy. Đương nói đến người trung nghĩa, tiếp đến người tình chung, rồi lại
sang đến người hy sinh vì rồi lại trở lui nói chuyện những gái hiếu vợ hiền…
Tình cảnh không tương quan, ý tứ không liên lạc. Tuy vậy lời thơ cuồn cuộn như
những đợt sóng đuổi theo nhau, tiếp tiếp liền liền không đứt, và có sức hấp dẫn
lạ lùng… khiến người đọc mãi theo dòng thơ mà không để ý đến sự lộn xộn trong
cách xếp đặt. Nhiều câu tuyệt hay, nhiều câu hay một cách độc đáo. Như:
Mã Ngôi muôn dặm thẳng giong,
Thuyền quyên hồn tắt, anh hùng lệ sa!
Bốn giây ứa máu tỳ bà,
Ngỡ ngàng trăng Hán, phôi pha gió Hồ.
Trong Đoạn Trường Tân Thanh có câu:
Một cung gió tủi mưa sầu,
Bốn dây giỏ máu năm đầu ngón tay.
Ai cũng khen là hay. Nhưng đọc đến câu:
Bốn giây ứa máu tỳ bà,
Ngỡ ngàng trăng Hán, phôi pha gió Hồ.
Thì nhận thấy câu của Tiên Điền lùi lại đến năm bước. Câu này
nếu là của một nhà thơ Tân học thì nhất định bị ngờ rằng đã mượn ý của một nhà
thơ Pháp (quên tên), tác giả câu:
“L’archet mord jusqu’au sang du violon.”
Nghĩa là “Dây cung cắn thấu vào máu cây vĩ cầm”.
Một bên thì ăn vào, một bên thì ứa ra. Nhưng có ứa ra vì đã
ăn vào, và có ăn vào lẽ tất nhiên rồi sẽ ứa ra… Ngó thì khác song thật ra chẳng
khác. Đối với nhau không khác, nhưng đối với câu của Tiên Điền thì khác hẳn:
Câu của Tiên Điền gợi hình ảnh thường: đầu ngón tay giỏ máu. Câu của Tương An,
cũng như câu của nhà thơ Pháp, gợi hình ảnh phi thường: Dây đàn ứa máu! Một bên
là người. Một bên là quỉ. Thơ của Tiên Điền chỉ gợi cảnh đau thương Câu của
Tương An vừa gợi cảnh đau thương vừa khiến cho người đọc phải rùng rợn! Hay đến
thế thật là “sơn cùng thủy tận”!.
Trong bài có nhiều câu thoát ý như những câu thơ cổ. Và cũng
như Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, Tương An Quận Vương đã biến chế
thành những giọt mật ong ngon thơm hơn cả mật hoa nguyên chất. Như:
Chốn sa trường đống xương trắng nhẽ,
Người diễn khơi hồn ghé khuê môn.
Thoát ý câu thơ Đường:
Khả lân Vô Định hà biên cốt,
Do thị xuân khuê mộng lý nhân.
Nghĩa là “Khá thương đống xương ở bờ sông Vô Định! Đó đều là
những người trong mộng của khách phòng xuân”.
Hoặc như:
Biết đâu gan ruột gởi mình,
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân.
Thoát ý câu:
Bất tri can đảm hướng thùy thị,
Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
Nghĩa là “chẳng biết đem gan mật gởi cho ai, khiến người lại
nhớ đến Bình Nguyên Quân”. Bình Nguyên Quân là tướng nước Triệu đời Chiến Quốc,
đãi khách rất hậu, trong nhà lúc nào cũng có trên ba nghìn khách khứa đủ hạng
người.
Những câu thơ Việt có phần bóng bẩy, tha thiết hơn những câu
thơ chữ Hán. Thật là tài tình!
Bài TRĂM THƯƠNG sau đây cũng là một áng văn chương có giá trị.
Bài này làm ra cũng để trút bớt nỗi u hoài. Tác giả dùng thể
lục bát, thỉnh thoảng chen vào đôi câu song thất. Và tuy để là “Trăm thương”
nhưng bài dài chỉ có 36 câu [3], nghĩa là dù khéo gói ghém đến đâu cũng không đủ “trăm thương”
vậy. Xin trích đôi đoạn làm duyên:
Lao xao như buổi chợ đông,
Kẻ qua người lại, đi không về rồi!
Thương ôi! Chi xiết… Thương ôi!
Trăng tròn cũng khuyết bể vơi khôn đầy!
Thương ôi! Như vượn lìa cây,
Như chim vỡ tổ, như mây xa ngàn.
Thương ôi! Chiếc nhạn lìa đàn,
Như uyên chích cánh, như loan giao đầu.
Thương ôi! Bóng ngã ngàn dâu,
Ngựa qua cửa hé, sao sầu ban mai.
Thương ôi! Xuân bất tái lai,
Kẻ tài người sắc còn ai đó chừ?
Thương ôi! Nay khóc người xưa,
Người xưa biết có bây giờ mà thương!...
Gẫm thân chừ ta chưa thương hết,
Hết chi thương đi một thương ai!
Thương ai thương hủy thương hoài,
Thương thầm thương kín thương dài thương dông!
Thương sao thương khéo lông bông,
Thương chi cảnh có người không, thương gì?!
Thương là thương sinh ly tử biệt,
Khiến người dưng thảm thiết lọ ta.
Thương thay con tạo khéo ngoa,
Thấy người nằm đó biết ta đời nào!
Thương thay đổi vật dời sao,
Biển sâu cũng cạn non cao cũng bằng…
Văn chương “Trăm Thương” đối với “Hoài Cổ ngâm” tuy không chải
chuốt bằng, song vẫn có sức rung cảm mạnh. Vẫn là tiếng kêu thương của tấm lòng
đau xót, tấm lòng cần phải “kêu lên một tiếng cho dài kẻo căm”.
Mượn thi văn trút bớt nỗi đau buồn, nhưng nỗi đau buồn vẫn
không vợi bớt! Tương An Quận Vương bèn đóng cửa tạ khách, một mình vò võ với “mối
tình buộc chặt” và “đoạn thảm khôn ngăn”. Không bao lâu nhuốm bệnh nặng rồi mất!
Mất năm Tự Đức thứ 7 (1854) hưởng dương được 35 tuổi, tuổi đương nẩy nở tài
năng!
Bình sinh Quận Vương sáng tác nhiều. Thơ chữ Hán có, thơ Quốc
âm có. Thơ chữ Hán được chép lại thành tập, nhan đề là “Khiêm Trai Thi Tập”.
Còn thơ Quốc âm, vì không chép để, nên chỉ còn truyền chừng mươi bài. Nhưng chỉ
xem những bài thượng dẫn, chúng ta cũng đủ thấy rõ thi tài của Quận Vương.
Không kể đến lượng, chỉ nói về phẩm, thì bấy nhiêu bài còn sót lại đó cũng đủ
đưa tác giả lên hàng ghế nhất trên Tao đàn Việt Nam. Riêng nói về thơ Đường luật,
từ đời Trần đến đời Tự Đức, sản phẩm tuy nhiều, song không có mấy nhà vượt qua
Tương An, nhất là về mặt âm điệu. Hiện nay tuy chưa được nhiều người tán thưởng,
vì chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng rồi đây ngọc Biện Hòa ra khỏi đá thì giá
liên thành há mất đi đâu mà lo.
Chú thích:
[1] Có người đọc: Nhất dạ ngũ dâm tam hữu dựng.
[2] Triều Nguyễn chỉ Trương Đăng Quế được ba nhất: - Tước Quận
Công. - Diệu hàm cầu chánh. - Cung hàm Thái Tử Thái Sư. Còn những người khác
như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hiển Bắc… đều chỉ hai là: Quận Công, cầu
chánh còn cung hàm đều chỉ Thái Tử Thái Phó.
[3] Tôi ngờ rằng bài nguyên tác dài đến trăm câu hoặc hơn nữa
song người sau chỉ còn nhớ bấy nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét