Thứ Năm, 13 tháng 2, 2025
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật giáo như thế nào
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo. Theo giáo lý của đức Đạo sư thì nền tảng căn bản của việc học Phật được đặt trên ba học Giới-Định-Tuệ, cho nên Thiền định được coi như là một pháp môn tu học chung cho cả hai thừa Đại và Tiểu trong việc hoàn thiện ba nghiệp thâ-khẩu-ý thanh tịnh để chấm dứt khổ đau mà đức Đạo sư đã căn cứ vào những hiện tượng duyên khởi-hiện hữu-vô thường-biến dịch của nhân sinh và vũ trụ mà xác nhận rằng: “Thế gian là giả tạm, bất toàn, trống rỗng, là đau khổ”. Ngay đến những trạng thái mà người đời cho rằng hạnh phúc an vui cũng luôn bị luật vô thường chi phối nên chúng chỉ là những trạng thái có được giả tạm không thật hữu, nên chúng cũng thuộc về đau khổ. Do đó, đau khổ bao gồm tất cả mọi ý nghĩa được quan niệm có được phát xuất từ ba phương diện: Khổ-khổ (Dukkha-dukkha), hoại-khổ (viparināma-dukkha), và hành-khổ (samkhāra-dukkha) [ba phương diện này chúng tôi đã giải thích phẩn dẫn nhập], bằng vào giải thoát khổ đau do ba nghiệp sinh ra, khi hành giả đạt được giải thoát hoàn toàn khổ đau thì tự nhiên an lạc hạnh phúc hiển bày.
[1] 以心傳心。不立文字(Đ.T. 48, trang 03713b13 Huyết mạch luận, Thiếu thất lục môn).
Trước hết, từ khi cụ nhìn ra được hiện tượng và bản chất của mọi sự vật trên cõi đời này rồi thì, tư tưởng muốn xuống tóc ẩn tu làm người vô sự đã đưa cụ đến việc học Phật và thực hành theo những lời Phật dạy tùy căn cơ có được của mình. Thật ra ở đây không ai biết được cụ đã học Phật từ bao giờ và học ở đâu? để đẻ ra cái kết quả là cụ đã trở thành một hành giả tu tập Thiền, đề có thời gian huân tập và ngộ đạo qua bài thơ: “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” nhân chuyến làm sứ đi Trung Quốc. Việc học kinh Phật cũng giống như cụ đã học Nho giáo vậy. Không biết cụ học Nho giáo vào lúc nào và học những kinh sách nào, học ở nơi đâu? với cuộc đời năm chìm bảy nổi lênh đênh từ nơi này đến nơi khác, lo toan vì miếng cơm manh áo cũng đủ đứt hơi rồi huống chi là học hành; thế mà theo như tiểu sử của cụ cho chúng ta biết rằng cụ đã từng đi thi và đỗ tam trường trong một kỳ thi Hương và sau đó cụ không đi thi tiếp nữa! Thì việc học Phật của cụ cũng vậy, chỉ biết qua bài thơ chính cụ làm ra qua bài “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” Như vậy cụ đã tập Thiền Công án qua hàng nghìn lần độc tụng về Kinh Kim Cương và cũng đã ngộ được bản Kinh này qua “Vô tự” thị chân kinh. Theo chúng tôi nghĩ thì có thể cụ bắt đầu học Phật Khoảng thời gian từ 1786-1795, đây là khoảng thời gian mười năm giang hồ gió bụi của cụ. Vì bài thơ cụ làm ra để tỏ tâm sự chán đời muốn xuống tóc vào rừng ẩn tu cũng trong khoảng thời gian này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ngần ấy ước mong
Ngần ấy ước mong Kỉnh tính toán hôm nay còn hai ngàn đồng không biết mua gì đây! Số tiền này chỉ có thể mua đậu hũ hoặc cá khô mà thôi. Mua ...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiqPk_zofOIzWZ4GuGH4IdGKtTyq6JXiAOFb_ZDoEW_xLDi_QVwKf7Hh3rxNv-ja68DqemBuOOho3DdXkypwkuzCa2OczdLTVsntTmpCyk9yG0GTfViDCxodJARfKDQhRhc4znBbpxdYYk_EFjRLFzjDCzUgL_NoFQmZDigjsSqREcFv5P9v8NGMYLseyHn/w200-h144/HoaQuynh1.jpg)
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét