Ngôn ngữ và tư duy - trong nỗ lực hướng đến thơ hiện đại
LƯỜNG TÚ TUẤN
Việc lý luận văn học thống nhất coi “ngôn ngữ là chất liệu của văn học”
đã không vì thế mà dành cho cái chất liệu ấy một vị trí xứng đáng trong những
luận thuyết và “diễn giải” của mình.
Nhà ngôn ngữ học
Ferdinand de Saussure - Ảnh: wiki
Tình hình này của văn
học khiến ta liên tưởng đến một thực trạng của ngôn ngữ học khi ngành khoa học
này đã không vì coi “ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài
người” mà đi đến tìm hiểu xem nó được thiết kế như thế nào để có thể đảm
nhận một cách hoàn hảo sứ mệnh cao cả của mình. Nỗi bất tương phùng này đã phải
đợi đến khi ngôn ngữ học chức năng ra đời mới có thể tìm thấy cái cơ chế khớp
nối ấy giữa mục đích phương tiện của ngôn ngữ. Tất nhiên, đối với văn học thì
vấn đề cũng đã được giải quyết. Đó là cuộc bùng nổ của lý thuyết văn học trong
suốt thế kỷ XX mà những người cách mạng đầu tiên là các đại biểu của chủ nghĩa
hình thức Nga, sau đó là những nhà cấu trúc luận, ký hiệu học, và hậu cấu trúc
luận.
Mặc dù vậy, lý luận hay phê bình văn học thường vẫn là kẻ tháp tùng văn học, cùng lắm là chỉ có thể đi song hành với nó mà thôi. Do đó, thi pháp học hiện đại dù đã có lúc chạm đến lý tưởng về một “khoa học văn học chính xác” nhưng nó vẫn không vì thế mà trở thành bệ phóng cho sự phát triển của văn chương. Tất cả những trường phái, những trào lưu, những cách tân của văn chương thế giới trong thế kỉ XX chắc chắn không phải được thành tạo trên những phát kiến chói lọi của thi pháp học thời đại mình.
Vậy thì đâu là căn nguyên? Phải chăng chính cái “chất liệu ngôn ngữ” của văn học đã mang trong nó những sức mạnh bí ẩn tạo nên nền tảng cho mọi sự đổi mới văn học? Triết học ngôn ngữ sau những bước đường thăng trầm của mình cuối cùng cũng dẫn ta tới ánh sáng.
Các triết thuyết lớn của nhân loại đều bàn về bản chất của ngôn ngữ trong những khuynh hướng và quan niệm khác nhau. Nhưng phải đến thế kỷ XX thì triết học ngôn ngữ mới thật sự ra đời cùng với chủ nghĩa hiện sinh mà nền tảng là hiện tượng học của Husserl, chủ nghĩa cấu trúc với cơ sở tư tưởng ngữ học hiện đại của F. de Saussure. Thuyết trò chơi ngôn ngữ của L. Wittgenstein, lý thuyết hậu hiện đại của F. Lyotar… Lùi về thế kỉ XIX, Marx khi bàn về nhận thức luận đã khẳng định “ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Engels cũng đã kết luận “trước hết là lao động và sau đó đồng thời với lao động là ngôn ngữ đã biến bầy vượn thành loài người”. Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, ngôn ngữ là sản phẩm của tinh thần và cái sản phẩm ấy chịu sự chế ước và thống trị của tuy duy. Hay nói theo ngôn ngữ của ngôn ngữ học thì ngôn ngữ là “vị từ” của “chủ từ” tư duy. Nó phụ thuộc hoàn toàn và trở thành phương tiện trong tay tinh thần. Phản ánh luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho ta một hình dung rằng: Ngôn ngữ là một tấm áo trong suốt có thể nhìn xuyên thấu vào bên trong để thấy được khái niệm do tinh thần sao chụp từ hiện thực khách quan, và sau đó cái thực thể được gọi là ngôn ngữ ấy đã quay trở lại làm “vẩn đục” tinh thần dưới dạng một lớp không khí chuyển động mà ta gọi là âm thanh. Cái nhìn biện chứng của chủ nghĩa Marx mặc dù đã cho thấy sự tác động trở lại của ngôn ngữ với ý thức nhưng tư tưởng chủ lưu của nó vẫn là cả quyết cái vị trí và công năng bé nhỏ của ngôn ngữ so với sức mạnh đè nén của tinh thần.
Đi lùi một bước nữa và ngược chiều lịch sử ta gặp Hamboldt với những quan niệm độc đáo về mối quan hệ giữa hiện thực, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này có thể được thể hiện bằng dấu ngang nối (-) như sau: tồn tại - ngôn ngữ - tư duy.
Tuy nhiên cái dấu ngang nối này có một sự khác biệt rất lớn về tư tưởng với quan điểm của chủ nghĩa Marx. Hai công trình lý luận ngôn ngữ học nổi tiếng của Hamboldt là: “về sự hình thành các hình thức ngữ pháp và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển tư duy” (1820) [1, tr.185] và “về sự khác biệt của thể chế ngôn ngữ loài người” (1830 - 1835) [1, tr.185], là nơi tập trung toàn bộ tư tưởng triết học ngôn ngữ của người thầy Đại học Đức. Và ba điểm lớn có thể rút ra từ hai công trình này trong tư tưởng ngôn ngữ học của Humboldt là:
1. Ngôn ngữ chẳng những là phương tiện giao tiếp mà còn là sự phản chiếu trí tuệ con người cũng như nghệ thuật và khoa học. Ngôn ngữ là sự thể hiện hình thức mà qua đấy cá nhân nhìn nhận thế giới và chuyển nó vào nội tâm của mình (chúng tôi nhấn mạnh).
2. Về phương diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh tư duy của dân tộc dùng nó đồng thời nó cũng tác động tới tư duy đó. Ngôn ngữ tổ chức và hướng dẫn thế giới quan người nói. Thế giới quan ấy làm thành hình thức bên trong của ngôn ngữ, trong khi thức “hình thức bên ngoài” là cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp…
3. Ngôn ngữ không phải là một “công trình” đã hoàn thành và bất di bất dịch, mà là một hoạt động đang diễn ra. Trí tuệ làm việc không ngừng để thích ứng âm thanh, chất liệu ngữ âm, với sự thể hiện của tư duy. “Chính hình thức ngôn ngữ với những quy tắc hình thái và cú pháp cho phép nâng đỡ “lao động đó của tư duy” [1, tr.185] Những dòng chúng tôi nhân mạnh có thể giúp ta có được một hình dung sơ lược như sau về mối quan hệ của 3 “thế giới” đã được nói đến trong tư tưởng của Humboldt: Ngôn ngữ là thế giới trung gian, thế giới “ở giữa” hiện thực và tư tưởng. Cuộc hành trình của hiện thực vào tinh thần phải kinh qua miền đất ngôn ngữ; mà khi chuyến đi đã tới đích thì hiện thực đã bị biến dạng. Nó không còn là thế giới tự nó mà đã trở thành vật cho ta. Gần như là con người không nhìn thế giới bằng mắt mà bằng khuôn đúc của ngôn ngữ dân tộc mình. Ngôn ngữ trở thành tấm gương (chứ không phải cấu trúc của não bộ) phản chiến thế giới; con người bị bắt buộc phải tư duy trong hình thức đã đông cứng của ngôn ngữ. Nó trở thành người “tổ chức và hướng dẫn thế giới quan người nói”. Tóm lại, ngôn ngữ trong tư tưởng của Humboldt có tính độc lập và tự trị rất lớn. Nó không đơn thuần là “công cụ” hay phương tiện của một mục đích khác nào bên ngoài mà ngược lại, nó đóng vai trò là kẻ dẫn đường của tư tưởng.
Ngôn ngữ là một thế lực có quyền năng chi phối đến “suy nghĩ” của cá nhân và làm nên đăc trưng tư duy của cộng đồng, nó trở thành “hình thức bên trong” của tư tưởng, nó là tấm lưới laser phân cắt thế giới thành những “mảng” mà trên ấy tinh thần được thành tạo. Ngôn ngữ, vì vậy là một “hiện thực thứ hai” của tinh thần.
Mặc dù bị coi là duy tâm luận nhưng những “đóng góp độc đáo trong ngôn ngữ học của Humboldt đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời sự” [1, tr.183].
Quả vậy, lịch sử nhân loại đã chứng kiến một cuộc trở lại với những quan điểm khởi phát của Humboldt trong suốt thế kỉ XX với những trào lưu luận thuyết bùng nổ khắp châu Âu. Đó là một cuộc phiêu lưu tư tưởng thật sự. Và từ nay người ta đã có đủ thẩm quyền để nói về một “bước ngoặt ngôn ngữ học” hay “quyền lực ngôn ngữ” (Olga Balla).
Thoạt nhìn vào bức tranh tinh thần ấy người ta có cảm giác bị lạc vào một khu rừng nhiệt đới mà không thể tìm được lối ra. Nhưng nếu can đảm, bước hẳn vào trong, họ sẽ nhận ra mình đang trên một mặt đất mà cấu trúc địa chất là ổn định và vững vàng để có thể xây dựng lên những tòa tháp chọc trời, đủ chạm đến nơi ngự trị yên ổn của thượng đế suốt hơn 20 thế kỉ qua. Nền địa chất đó là gì? Và những tòa tháp nào đã được xây dựng? Trong những phát minh trứ danh của mình, có hai quan điểm mà de Saussure đã di chúc lại cho hậu thế để từ đó khoa học nhân văn tiến những bước tiến dài trong lịch sử, đó là quan điểm “ký hiệu học” và quan điểm “hệ thống”. Nếu quan điểm sau là cơ sở cho chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc thì quan điểm trước là nền tảng của ký hiệu học.
Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism/Structuralisme) như sự xác nhận của chính các đại biểu của nó: không phải là một học thuyết, một hệ tư tưởng mà là một phương pháp. “Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn của các vấn đề được nghiên cứu, cả xu hướng muốn sử dụng phân tích cấu trúc làm phương pháp chung cho mọi khoa học và tri thức đã đưa đến những hệ luận triết học” [2, tr.35]. Sau lời ai điếu của Nietzsche cho “Cái chết của thượng đế” vào thế kỷ XIX thì đến giữa thế kỉ XX, chủ nghĩa cấu trúc mà người phát ngôn là M. Foucault đã tống tiễn con người ra khỏi triết học. Đến đây, “toàn bộ sự tò mò của chúng ta chuyển sang vấn đề ngôn ngữ là gì?”. Và từ đó, ngôn ngữ, trong con mắt của các nhà cấu trúc luận, trở thành một lực lượng thống trị tư duy và nhận thức. “Không phải vì tôi là A nên tôi nói theo cách x+1 mà vì tôi nói theo cách x+1 nên tôi là A” [dẫn theo, 2]. Mối quan hệ giữa thực tại và tư duy đã không còn đơn giản là một cơ chế phản chiếu của tấm gương hay những vết hằn trên sáp nến nữa. Ngôn ngữ đã can thiệp vào quá trình này và trở thành con mắt của tư duy. Chúng ta bắt buộc phải nhìn ngắm thế giới theo thiết chế của ngôn ngữ. Bản thân ngôn ngữ không phải là tư tưởng, cũng không phải là âm thanh “mà là trung gian giữa tư duy và ngữ âm trong những điều kiện như thế nào mà sự kết hợp giữa hai cái đó tất nhiên dẫn đến chỗ cái này phân định đơn vị cho cái kia” [3, tr.218]. Và điều sau đây là quan trọng: “chỉ có những sự liên hệ được ngôn ngữ thừa nhận mới được coi là phù hợp với hiện thực”. [3, tr.139]. Như vậy sẽ không bao giờ có một “vật tự nó” tồn tại biệt lập với con người mà sẽ luôn là vật đã được ngôn ngữ hóa; và tư duy, cũng vậy, dù có siêu việt đi nữa thì cũng chỉ có thể tung hoành trên cái “hiện thực trực tiếp” của nó là ngôn ngữ mà thôi.
Sau giai đoạn cấu trúc luận, chính các đại biểu của nó lại là những người tự “giải” tư tưởng của mình để bước vào một cuộc phiêu lưu mới - cuộc phiêu lưu của hậu cấu trúc/ giải cấu trúc (Decontruction). Giải cấu trúc là nơi chứng kiến sự thần thánh hóa ngôn ngữ thật sự, và điều đó trở thành một “sự kiện trọng đại của các tư tưởng trong thế kỉ XX” [86]. Heidegger, Deleuze, Blanchot, Bataille, Faucault, Artaud, Lacan… và đặc biệt là Derrida với khái niệm “Deffirance” của mình đã cho ta những ý niệm về một cuộc đuổi bắt vô tận của ý nghĩa trong cái hệ thống dấu hiệu của những sự phân biệt mà ở đó từ ngữ này gọi dậy từ ngữ khác, âm thanh này kết nối với quan niệm kia tạo thành một chuỗi không bao giờ đi đến chung cục. “Deffirance” mang trong nó cả hai nét nghĩa là “phân biệt” và “trì hoãn”; nếu sự trì hoãn làm cho thế giới không bị trượt vào hư vô và trở thành hữu thể thì sự phân biệt sẽ trở thành một cuộc rượt đuổi chạy mãi về phía trước để đến lúc ngoái nhìn lại thì nơi đã khởi phát chỉ còn là những ký ức xa xăm.
Tư tưởng của hậu cấu trúc không phải được sinh thành ở một nơi bí ẩn nào cả, nó được xây lên từ ngữ học Saussure, mà quan điểm trực tiếp là tính hệ thống của ngôn ngữ. “Nội dung của một từ chỉ thực sự được xác định với sự giúp đỡ của những cái gì tồn tại bên ngoài từ đó” [3, tr.223]. “Khi nói rằng những giá trị đó tương ứng với những khái niệm, người ta muốn nói rằng những khái niệm này có tính chất khu biệt thuần túy, được xác định không phải một cách tích cực do nội dung của nó, mà là một cách tiêu cực do những quan hệ giữa nó với yếu tố khác của hệ thống. Đặc điểm chuẩn xác nhất của nó là ở chỗ nó không phải là cái khác và những cái khác không phải là cái gì thì nó chính là cái ấy” [3, tr.226]. Nếu những luận điểm này đã làm cơ sở cho chủ nghĩa cấu trúc với tính đóng kín của văn bản thì cũng chính nó đã gợi ý cho các nhà hậu cấu trúc phá vỡ cái hệ thống tự trị ấy và mở ra một môi trường liên văn bản khổng lồ; thành ra, trong con mắt của các nhà hậu cấu trúc tất cả đều là văn bản và việc giải nghĩa văn bản là một quá trình quy chiếu liên văn bản bất tận.
Câu hỏi xuyên suốt thế kỉ lại được đặt ra: Ngôn ngữ là gì? Và Grossman mượn lời của các triết gia để trả lời rằng: “Chính xác đó không phải là cái mà người ta vẫn tưởng như trong những thế kỉ trước: “đặc trưng của con người”, cái tạo nên đặc trưng riêng của nó và khiến nó hoàn toàn khác với động vật, nếu không muốn nói thêm là với sỏi đá vô tri. Trái lại, khám phá của thế kỷ XX là: ngôn ngữ chính là bản chất phi nhân của con người. Ngôn ngữ chính là cái chia cắt con người khiến cho con người trở nên khác với chính nó (Freud, Lacan), con người không bao giờ có ngôn ngữ như là “của riêng”, mà con người luôn luôn xa lạ với ngôn ngữ (Derrida, Dezeuze), ngôn ngữ là một cõi vô tận mà tiếng thì thầm vĩnh cửu đe dọa khiến con người phát điên (Blanchot, Artaud). Chắc hẳn từ đó mà có nhiều đam mê dành cho văn học, cho thơ ca mà các nhà tư tưởng này chia sẻ với chúng ta” [4]. Như vậy đến hậu cấu trúc, ngôn ngữ đã tự mình trở thành người “diễn giải” của văn bản. Nhưng một nửa của vấn đề vẫn còn để ngỏ: ai là người kiến tạo? Jean Francois Lyotar sẽ trả lời chúng ta trong lý thuyết hậu hiện đại (postmoderne) của ông. Cuốn sách đánh dấu sự ra đời của thuyết này là “Hoàn cảnh hiện đại” (La Condition postmoderne). Từ sự vận dụng lý thuyết “Trò chơi ngôn ngữ” của Wittgenstein, Lyotar đã đi đến kết luận xem tất cả những văn bản từ Đại tự sự/ truyện lớn (grand récit/ meta récit) đến những vi văn bản (petit récit) đều là những “câu chuyện”. Ở đó, từ những hệ thống triết học khổng lồ, đến những công trình khoa học hay những chuyện kể dân gian đều thực chất là những diễn ngôn (discours), những “tự sự” với những luật chơi riêng của chúng. Trong học thuyết này, “tiền đề” là một khái niệm trung tâm.“Tiền đề trong nghĩa hậu hiện đại là một nhóm quy luật phải chấp nhận để chơi trò chơi tự biện” [5]. Và như vậy triết học Hegel cũng chẳng hơn gì một câu chuyên cổ tích thần kì hay một bài ca dao bởi diễn ngôn triết học dựa trên những tiền đề, những luật chơi riêng của mình cũng giống như truyện cổ tích có luật chơi riêng của nó vậy. Không phải vì nó khách quan hay nghiêm xác mà vì nó dựa trên một số “thỏa ước” mà kẻ tham gia phải mặc nhiên chấp nhận, cái mà người ta gọi là nội hàm và ngoại diên của khái niệm chính là võ đài của khoa học, nếu bước ra khỏi lãnh địa ấy nó sẽ “sai” bởi đã vi phạm luật chơi/ tiền đề.
Cuốn sách thứ 2 đi sâu hơn vào vấn đề này là Le defférend (1983) mà Thụy Khuê dịch là “Bất đồng”, Bùi Văn Nam Sơn dịch là “Sự tranh chấp”. Bất đồng theo quan điểm của Lyotar là bất đồng của ngôn ngữ, và đơn vị ngôn ngữ hiển nhiên được ông khảo sát là câu. Trong một câu luôn luôn tồn tại những “ý” chống đối nhau, tranh chấp nhau, mâu thuẫn nhau và như vậy “không thể đưa ra một luật chơi chung, một thứ siêu ngôn ngữ để áp dụng cho mọi cách hành ngôn được” (Thụy Khuê). Sự kiến tạo hành ngôn, vì vậy trước hết là sự xác định những tiền đề, những luật chơi của từng dạng văn bản, văn chương (récit) để từ đó mà xác lập chân lý (cái đúng) trong lãnh địa của mình (và chỉ trong giới hạn ấy mà thôi). Việc chấp nhận một trò chơi đồng nghĩa với việc ta phải chịu sự chi phối và điều khiển của nó, và ở đây ngôn ngữ đã trở thành kẻ sáng tạo.
Tư tưởng triết học của thế kỉ XX là vô cùng phong phú và phức tạp không thể quy gộp một cách giản đơn về một ý hệ thống nhất nào nhưng gần như tất cả chúng đều được thành tạo trên cơ sở của ngôn ngữ học và cùng trong một nỗ lực khẳng quyết sức mạnh tự trị và chi phối của ngôn ngữ đối với tinh thần. Thi ca hiện đại với tri năng của các nhà tiên cảm, một cách ẩn mặc hay hiển minh, đã nắm bắt được cái bản thể ấy của ngôn ngữ và đi đến những thao tác cách tân triệt để. Thế hệ các nhà thơ Trần Dần, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Thanh Tâm Tuyền… và Lê Đạt, mỗi người một chân trời, cùng lao động trong “ngôi nhà của hữu thể” (Heidegger) đưa thơ Việt nhập vào dòng chảy với thơ hiện đại thế giới chính là xuất phát từ những “sự thức nhận ngôn từ” này. ......................................
[1]. Trúc Thanh (1984), Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục.
[2]. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
[3]. De Saussure F. (2005), Giáo trình ngôn ngữ đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Giáo Dục.
[4]. Evelyne G, Tính phi nhân hiện đại, nguồn http://vanhoanghean.vn.
[5]. Lyotard J. F. (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại (Ngân Xuyên dịch), Nxb Tri Thức.
Mặc dù vậy, lý luận hay phê bình văn học thường vẫn là kẻ tháp tùng văn học, cùng lắm là chỉ có thể đi song hành với nó mà thôi. Do đó, thi pháp học hiện đại dù đã có lúc chạm đến lý tưởng về một “khoa học văn học chính xác” nhưng nó vẫn không vì thế mà trở thành bệ phóng cho sự phát triển của văn chương. Tất cả những trường phái, những trào lưu, những cách tân của văn chương thế giới trong thế kỉ XX chắc chắn không phải được thành tạo trên những phát kiến chói lọi của thi pháp học thời đại mình.
Vậy thì đâu là căn nguyên? Phải chăng chính cái “chất liệu ngôn ngữ” của văn học đã mang trong nó những sức mạnh bí ẩn tạo nên nền tảng cho mọi sự đổi mới văn học? Triết học ngôn ngữ sau những bước đường thăng trầm của mình cuối cùng cũng dẫn ta tới ánh sáng.
Các triết thuyết lớn của nhân loại đều bàn về bản chất của ngôn ngữ trong những khuynh hướng và quan niệm khác nhau. Nhưng phải đến thế kỷ XX thì triết học ngôn ngữ mới thật sự ra đời cùng với chủ nghĩa hiện sinh mà nền tảng là hiện tượng học của Husserl, chủ nghĩa cấu trúc với cơ sở tư tưởng ngữ học hiện đại của F. de Saussure. Thuyết trò chơi ngôn ngữ của L. Wittgenstein, lý thuyết hậu hiện đại của F. Lyotar… Lùi về thế kỉ XIX, Marx khi bàn về nhận thức luận đã khẳng định “ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Engels cũng đã kết luận “trước hết là lao động và sau đó đồng thời với lao động là ngôn ngữ đã biến bầy vượn thành loài người”. Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, ngôn ngữ là sản phẩm của tinh thần và cái sản phẩm ấy chịu sự chế ước và thống trị của tuy duy. Hay nói theo ngôn ngữ của ngôn ngữ học thì ngôn ngữ là “vị từ” của “chủ từ” tư duy. Nó phụ thuộc hoàn toàn và trở thành phương tiện trong tay tinh thần. Phản ánh luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho ta một hình dung rằng: Ngôn ngữ là một tấm áo trong suốt có thể nhìn xuyên thấu vào bên trong để thấy được khái niệm do tinh thần sao chụp từ hiện thực khách quan, và sau đó cái thực thể được gọi là ngôn ngữ ấy đã quay trở lại làm “vẩn đục” tinh thần dưới dạng một lớp không khí chuyển động mà ta gọi là âm thanh. Cái nhìn biện chứng của chủ nghĩa Marx mặc dù đã cho thấy sự tác động trở lại của ngôn ngữ với ý thức nhưng tư tưởng chủ lưu của nó vẫn là cả quyết cái vị trí và công năng bé nhỏ của ngôn ngữ so với sức mạnh đè nén của tinh thần.
Đi lùi một bước nữa và ngược chiều lịch sử ta gặp Hamboldt với những quan niệm độc đáo về mối quan hệ giữa hiện thực, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này có thể được thể hiện bằng dấu ngang nối (-) như sau: tồn tại - ngôn ngữ - tư duy.
Tuy nhiên cái dấu ngang nối này có một sự khác biệt rất lớn về tư tưởng với quan điểm của chủ nghĩa Marx. Hai công trình lý luận ngôn ngữ học nổi tiếng của Hamboldt là: “về sự hình thành các hình thức ngữ pháp và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển tư duy” (1820) [1, tr.185] và “về sự khác biệt của thể chế ngôn ngữ loài người” (1830 - 1835) [1, tr.185], là nơi tập trung toàn bộ tư tưởng triết học ngôn ngữ của người thầy Đại học Đức. Và ba điểm lớn có thể rút ra từ hai công trình này trong tư tưởng ngôn ngữ học của Humboldt là:
1. Ngôn ngữ chẳng những là phương tiện giao tiếp mà còn là sự phản chiếu trí tuệ con người cũng như nghệ thuật và khoa học. Ngôn ngữ là sự thể hiện hình thức mà qua đấy cá nhân nhìn nhận thế giới và chuyển nó vào nội tâm của mình (chúng tôi nhấn mạnh).
2. Về phương diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh tư duy của dân tộc dùng nó đồng thời nó cũng tác động tới tư duy đó. Ngôn ngữ tổ chức và hướng dẫn thế giới quan người nói. Thế giới quan ấy làm thành hình thức bên trong của ngôn ngữ, trong khi thức “hình thức bên ngoài” là cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp…
3. Ngôn ngữ không phải là một “công trình” đã hoàn thành và bất di bất dịch, mà là một hoạt động đang diễn ra. Trí tuệ làm việc không ngừng để thích ứng âm thanh, chất liệu ngữ âm, với sự thể hiện của tư duy. “Chính hình thức ngôn ngữ với những quy tắc hình thái và cú pháp cho phép nâng đỡ “lao động đó của tư duy” [1, tr.185] Những dòng chúng tôi nhân mạnh có thể giúp ta có được một hình dung sơ lược như sau về mối quan hệ của 3 “thế giới” đã được nói đến trong tư tưởng của Humboldt: Ngôn ngữ là thế giới trung gian, thế giới “ở giữa” hiện thực và tư tưởng. Cuộc hành trình của hiện thực vào tinh thần phải kinh qua miền đất ngôn ngữ; mà khi chuyến đi đã tới đích thì hiện thực đã bị biến dạng. Nó không còn là thế giới tự nó mà đã trở thành vật cho ta. Gần như là con người không nhìn thế giới bằng mắt mà bằng khuôn đúc của ngôn ngữ dân tộc mình. Ngôn ngữ trở thành tấm gương (chứ không phải cấu trúc của não bộ) phản chiến thế giới; con người bị bắt buộc phải tư duy trong hình thức đã đông cứng của ngôn ngữ. Nó trở thành người “tổ chức và hướng dẫn thế giới quan người nói”. Tóm lại, ngôn ngữ trong tư tưởng của Humboldt có tính độc lập và tự trị rất lớn. Nó không đơn thuần là “công cụ” hay phương tiện của một mục đích khác nào bên ngoài mà ngược lại, nó đóng vai trò là kẻ dẫn đường của tư tưởng.
Ngôn ngữ là một thế lực có quyền năng chi phối đến “suy nghĩ” của cá nhân và làm nên đăc trưng tư duy của cộng đồng, nó trở thành “hình thức bên trong” của tư tưởng, nó là tấm lưới laser phân cắt thế giới thành những “mảng” mà trên ấy tinh thần được thành tạo. Ngôn ngữ, vì vậy là một “hiện thực thứ hai” của tinh thần.
Mặc dù bị coi là duy tâm luận nhưng những “đóng góp độc đáo trong ngôn ngữ học của Humboldt đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời sự” [1, tr.183].
Quả vậy, lịch sử nhân loại đã chứng kiến một cuộc trở lại với những quan điểm khởi phát của Humboldt trong suốt thế kỉ XX với những trào lưu luận thuyết bùng nổ khắp châu Âu. Đó là một cuộc phiêu lưu tư tưởng thật sự. Và từ nay người ta đã có đủ thẩm quyền để nói về một “bước ngoặt ngôn ngữ học” hay “quyền lực ngôn ngữ” (Olga Balla).
Thoạt nhìn vào bức tranh tinh thần ấy người ta có cảm giác bị lạc vào một khu rừng nhiệt đới mà không thể tìm được lối ra. Nhưng nếu can đảm, bước hẳn vào trong, họ sẽ nhận ra mình đang trên một mặt đất mà cấu trúc địa chất là ổn định và vững vàng để có thể xây dựng lên những tòa tháp chọc trời, đủ chạm đến nơi ngự trị yên ổn của thượng đế suốt hơn 20 thế kỉ qua. Nền địa chất đó là gì? Và những tòa tháp nào đã được xây dựng? Trong những phát minh trứ danh của mình, có hai quan điểm mà de Saussure đã di chúc lại cho hậu thế để từ đó khoa học nhân văn tiến những bước tiến dài trong lịch sử, đó là quan điểm “ký hiệu học” và quan điểm “hệ thống”. Nếu quan điểm sau là cơ sở cho chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc thì quan điểm trước là nền tảng của ký hiệu học.
Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism/Structuralisme) như sự xác nhận của chính các đại biểu của nó: không phải là một học thuyết, một hệ tư tưởng mà là một phương pháp. “Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn của các vấn đề được nghiên cứu, cả xu hướng muốn sử dụng phân tích cấu trúc làm phương pháp chung cho mọi khoa học và tri thức đã đưa đến những hệ luận triết học” [2, tr.35]. Sau lời ai điếu của Nietzsche cho “Cái chết của thượng đế” vào thế kỷ XIX thì đến giữa thế kỉ XX, chủ nghĩa cấu trúc mà người phát ngôn là M. Foucault đã tống tiễn con người ra khỏi triết học. Đến đây, “toàn bộ sự tò mò của chúng ta chuyển sang vấn đề ngôn ngữ là gì?”. Và từ đó, ngôn ngữ, trong con mắt của các nhà cấu trúc luận, trở thành một lực lượng thống trị tư duy và nhận thức. “Không phải vì tôi là A nên tôi nói theo cách x+1 mà vì tôi nói theo cách x+1 nên tôi là A” [dẫn theo, 2]. Mối quan hệ giữa thực tại và tư duy đã không còn đơn giản là một cơ chế phản chiếu của tấm gương hay những vết hằn trên sáp nến nữa. Ngôn ngữ đã can thiệp vào quá trình này và trở thành con mắt của tư duy. Chúng ta bắt buộc phải nhìn ngắm thế giới theo thiết chế của ngôn ngữ. Bản thân ngôn ngữ không phải là tư tưởng, cũng không phải là âm thanh “mà là trung gian giữa tư duy và ngữ âm trong những điều kiện như thế nào mà sự kết hợp giữa hai cái đó tất nhiên dẫn đến chỗ cái này phân định đơn vị cho cái kia” [3, tr.218]. Và điều sau đây là quan trọng: “chỉ có những sự liên hệ được ngôn ngữ thừa nhận mới được coi là phù hợp với hiện thực”. [3, tr.139]. Như vậy sẽ không bao giờ có một “vật tự nó” tồn tại biệt lập với con người mà sẽ luôn là vật đã được ngôn ngữ hóa; và tư duy, cũng vậy, dù có siêu việt đi nữa thì cũng chỉ có thể tung hoành trên cái “hiện thực trực tiếp” của nó là ngôn ngữ mà thôi.
Sau giai đoạn cấu trúc luận, chính các đại biểu của nó lại là những người tự “giải” tư tưởng của mình để bước vào một cuộc phiêu lưu mới - cuộc phiêu lưu của hậu cấu trúc/ giải cấu trúc (Decontruction). Giải cấu trúc là nơi chứng kiến sự thần thánh hóa ngôn ngữ thật sự, và điều đó trở thành một “sự kiện trọng đại của các tư tưởng trong thế kỉ XX” [86]. Heidegger, Deleuze, Blanchot, Bataille, Faucault, Artaud, Lacan… và đặc biệt là Derrida với khái niệm “Deffirance” của mình đã cho ta những ý niệm về một cuộc đuổi bắt vô tận của ý nghĩa trong cái hệ thống dấu hiệu của những sự phân biệt mà ở đó từ ngữ này gọi dậy từ ngữ khác, âm thanh này kết nối với quan niệm kia tạo thành một chuỗi không bao giờ đi đến chung cục. “Deffirance” mang trong nó cả hai nét nghĩa là “phân biệt” và “trì hoãn”; nếu sự trì hoãn làm cho thế giới không bị trượt vào hư vô và trở thành hữu thể thì sự phân biệt sẽ trở thành một cuộc rượt đuổi chạy mãi về phía trước để đến lúc ngoái nhìn lại thì nơi đã khởi phát chỉ còn là những ký ức xa xăm.
Tư tưởng của hậu cấu trúc không phải được sinh thành ở một nơi bí ẩn nào cả, nó được xây lên từ ngữ học Saussure, mà quan điểm trực tiếp là tính hệ thống của ngôn ngữ. “Nội dung của một từ chỉ thực sự được xác định với sự giúp đỡ của những cái gì tồn tại bên ngoài từ đó” [3, tr.223]. “Khi nói rằng những giá trị đó tương ứng với những khái niệm, người ta muốn nói rằng những khái niệm này có tính chất khu biệt thuần túy, được xác định không phải một cách tích cực do nội dung của nó, mà là một cách tiêu cực do những quan hệ giữa nó với yếu tố khác của hệ thống. Đặc điểm chuẩn xác nhất của nó là ở chỗ nó không phải là cái khác và những cái khác không phải là cái gì thì nó chính là cái ấy” [3, tr.226]. Nếu những luận điểm này đã làm cơ sở cho chủ nghĩa cấu trúc với tính đóng kín của văn bản thì cũng chính nó đã gợi ý cho các nhà hậu cấu trúc phá vỡ cái hệ thống tự trị ấy và mở ra một môi trường liên văn bản khổng lồ; thành ra, trong con mắt của các nhà hậu cấu trúc tất cả đều là văn bản và việc giải nghĩa văn bản là một quá trình quy chiếu liên văn bản bất tận.
Câu hỏi xuyên suốt thế kỉ lại được đặt ra: Ngôn ngữ là gì? Và Grossman mượn lời của các triết gia để trả lời rằng: “Chính xác đó không phải là cái mà người ta vẫn tưởng như trong những thế kỉ trước: “đặc trưng của con người”, cái tạo nên đặc trưng riêng của nó và khiến nó hoàn toàn khác với động vật, nếu không muốn nói thêm là với sỏi đá vô tri. Trái lại, khám phá của thế kỷ XX là: ngôn ngữ chính là bản chất phi nhân của con người. Ngôn ngữ chính là cái chia cắt con người khiến cho con người trở nên khác với chính nó (Freud, Lacan), con người không bao giờ có ngôn ngữ như là “của riêng”, mà con người luôn luôn xa lạ với ngôn ngữ (Derrida, Dezeuze), ngôn ngữ là một cõi vô tận mà tiếng thì thầm vĩnh cửu đe dọa khiến con người phát điên (Blanchot, Artaud). Chắc hẳn từ đó mà có nhiều đam mê dành cho văn học, cho thơ ca mà các nhà tư tưởng này chia sẻ với chúng ta” [4]. Như vậy đến hậu cấu trúc, ngôn ngữ đã tự mình trở thành người “diễn giải” của văn bản. Nhưng một nửa của vấn đề vẫn còn để ngỏ: ai là người kiến tạo? Jean Francois Lyotar sẽ trả lời chúng ta trong lý thuyết hậu hiện đại (postmoderne) của ông. Cuốn sách đánh dấu sự ra đời của thuyết này là “Hoàn cảnh hiện đại” (La Condition postmoderne). Từ sự vận dụng lý thuyết “Trò chơi ngôn ngữ” của Wittgenstein, Lyotar đã đi đến kết luận xem tất cả những văn bản từ Đại tự sự/ truyện lớn (grand récit/ meta récit) đến những vi văn bản (petit récit) đều là những “câu chuyện”. Ở đó, từ những hệ thống triết học khổng lồ, đến những công trình khoa học hay những chuyện kể dân gian đều thực chất là những diễn ngôn (discours), những “tự sự” với những luật chơi riêng của chúng. Trong học thuyết này, “tiền đề” là một khái niệm trung tâm.“Tiền đề trong nghĩa hậu hiện đại là một nhóm quy luật phải chấp nhận để chơi trò chơi tự biện” [5]. Và như vậy triết học Hegel cũng chẳng hơn gì một câu chuyên cổ tích thần kì hay một bài ca dao bởi diễn ngôn triết học dựa trên những tiền đề, những luật chơi riêng của mình cũng giống như truyện cổ tích có luật chơi riêng của nó vậy. Không phải vì nó khách quan hay nghiêm xác mà vì nó dựa trên một số “thỏa ước” mà kẻ tham gia phải mặc nhiên chấp nhận, cái mà người ta gọi là nội hàm và ngoại diên của khái niệm chính là võ đài của khoa học, nếu bước ra khỏi lãnh địa ấy nó sẽ “sai” bởi đã vi phạm luật chơi/ tiền đề.
Cuốn sách thứ 2 đi sâu hơn vào vấn đề này là Le defférend (1983) mà Thụy Khuê dịch là “Bất đồng”, Bùi Văn Nam Sơn dịch là “Sự tranh chấp”. Bất đồng theo quan điểm của Lyotar là bất đồng của ngôn ngữ, và đơn vị ngôn ngữ hiển nhiên được ông khảo sát là câu. Trong một câu luôn luôn tồn tại những “ý” chống đối nhau, tranh chấp nhau, mâu thuẫn nhau và như vậy “không thể đưa ra một luật chơi chung, một thứ siêu ngôn ngữ để áp dụng cho mọi cách hành ngôn được” (Thụy Khuê). Sự kiến tạo hành ngôn, vì vậy trước hết là sự xác định những tiền đề, những luật chơi của từng dạng văn bản, văn chương (récit) để từ đó mà xác lập chân lý (cái đúng) trong lãnh địa của mình (và chỉ trong giới hạn ấy mà thôi). Việc chấp nhận một trò chơi đồng nghĩa với việc ta phải chịu sự chi phối và điều khiển của nó, và ở đây ngôn ngữ đã trở thành kẻ sáng tạo.
Tư tưởng triết học của thế kỉ XX là vô cùng phong phú và phức tạp không thể quy gộp một cách giản đơn về một ý hệ thống nhất nào nhưng gần như tất cả chúng đều được thành tạo trên cơ sở của ngôn ngữ học và cùng trong một nỗ lực khẳng quyết sức mạnh tự trị và chi phối của ngôn ngữ đối với tinh thần. Thi ca hiện đại với tri năng của các nhà tiên cảm, một cách ẩn mặc hay hiển minh, đã nắm bắt được cái bản thể ấy của ngôn ngữ và đi đến những thao tác cách tân triệt để. Thế hệ các nhà thơ Trần Dần, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Thanh Tâm Tuyền… và Lê Đạt, mỗi người một chân trời, cùng lao động trong “ngôi nhà của hữu thể” (Heidegger) đưa thơ Việt nhập vào dòng chảy với thơ hiện đại thế giới chính là xuất phát từ những “sự thức nhận ngôn từ” này. ......................................
[1]. Trúc Thanh (1984), Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục.
[2]. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
[3]. De Saussure F. (2005), Giáo trình ngôn ngữ đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Giáo Dục.
[4]. Evelyne G, Tính phi nhân hiện đại, nguồn http://vanhoanghean.vn.
[5]. Lyotard J. F. (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại (Ngân Xuyên dịch), Nxb Tri Thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét