Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025
Chùa và những vỉa tầng văn hóa trong thơ Hoàng Cầm
Chùa và những vỉa tầng
Biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm không chỉ là một phạm trù khách quan của “vật tự nó”, mà còn như một trữ lượng giá trị thăng hoa trong cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ. Tính chất của biểu tượng rất phong phú, phức tạp và sâu xa, bởi ở đó có sự đan xen, hội họp giữa vùng nổi của ý thức và vùng khuất lấp, mờ chìm sâu thẳm của vô thức, tiềm thức, nhưng có thể xâu kết lại thành các chuỗi. Bởi khi Hoàng Cầm sử dụng biểu tượng vào việc tái tạo mô hình thế giới thì cũng đồng thời tước bỏ bớt hiện tượng môi giới, trung gian theo “nguyên tắc logic”, khiến cho biểu tượng trở nên mơ hồ, bất định. Do tính chất nước đôi của văn hóa nên nội hàm ý nghĩa của biểu tượng rất khó nắm bắt vẹn toàn. Nhưng trong cái nhìn gần gũi, quen thuộc của riêng Hoàng Cầm, người đọc rất dễ nhận ra một không gian văn hóa Kinh Bắc trải rộng trên nhiều phía núi, sông, chùa, làng Việt cổ; sinh hoạt diễn xướng, đình đám hội hè, cách giao đãi, vui chơi; cách “ăn”, cách “mặc” phù hợp với hoàn cảnh. Tính chất của biểu tượng là “tiết lộ mà che giấu”. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung giải mã chuỗi biểu tượng chùa trong thơ Hoàng Cầm nhằm góp phần soi tỏ thêm một số khía cạnh của giá trị, ứng xử, bản sắc văn hóa người Việt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ấn tượng tuổi thơ - Nhìn từ phê bình phân tâm học
Ấn tượng tuổi thơ - Nhìn từ phê bình phân tâm học! Ông tổ của phân tâm học (psychanalyse) là Sigmund Freud (1856-1939) có ảnh hưởng đến to...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh3tZPDifFgXWVLLYtLIMojuMbS9TOjOuwmhHWmaMeW_j_R9c8u4Ohe8TOg5yoL8SCi_-ej_M_hyphenhyphenVlkzdobLGY0_9ZVXUhlOcJrlfSqT7dqcECNR29K77KCC9GdzibUvouaDJ8FvCA13X_aSjlTJXeOxhWyT6_GXdh4CjosHeemj6a7MTVPOjWjGYIP4t1w/w134-h200/475908335_2373131666378227_7946893088927160920_n.jpg)
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét