Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025
28 ngày Việt Nam
Chương 1
Ấp Ánh Sáng là một địa danh lịch sử nổi tiếng. Dân còn nghèo
nhưng chắc chắn có thể trở nên giàu có nếu biết biến nơi này thành một khu du lịch
ẩm thực với đặc sản Huế. Cần sửa sang lại cơ sở hạ tầng. Không nên xây theo kiến
trúc mới mà chọn kiến trúc cổ xưa, ấm cúng như Hội An chẳng hạn. Chính phủ nên
tạo điều kiện cho dân vay tiền xây nhà và quảng cáo rộng rãi thương hiệu ấp Ánh
Sáng. Chỗ nào du khách ghé, chỗ đó làm ăn nên. Làm ăn nên, người dân thừa khả
năng trả được nợ. Có lợi đôi bên: Dân sung túc, thành phố Đà Lạt nổi tiếng thêm
nhờ ấp Ánh Sáng với món ăn ngon.
Tôi cho rằng lời phê phán ấy có lẽ hơi quá đáng. Tiếp viên ở
đây ăn mặc vậy là bình thường. Từ xưa đến giờ, chiếc áo ba ba hay chiếc áo dài
đều phải xẻ bên eo để tránh bị rách khi ngồi xuống. Các loại áo này nhiều khi
cũng bó, tuỳ người thích hay không. Tựu trung, chẳng có gì đáng phê phán. Đáng
phê phán chăng là lối ăn mặc kiểu Tây hở hang ở nhiều quán nhằm "câu
khách" đàn ông. Du khách nước ngoài tới thăm Việt Nam, họ thích chiếc áo
dài, áo bà ba của Việt Nam vì lạ. Quần tây, áo đầm đối với họ rất bình thường,
không có gì đặc sắc. Vả lại dáng người Á châu mặc Âu phục khó đẹp bằng người
Tây phương.
Việt Nam không nên đứng mãi ở vị trí chỉ biết làm những cái dễ
mà phải biết vươn lên, chế tạo được sản phẩm phức tạp. Điều này đòi hỏi càng
nhiều máy móc tương ứng và nhất là tri thức cơ khí chế tạo của kỹ sư. Kỹ sư phải
biết chế tạo một sản phẩm mới giống như lập trình vậy. Thời xưa, muốn thiết kế
một một sản phẩm, phải nói là rất cực. Phải tự tính bằng tay, vẽ bằng tay, gôm
xoá,... rất mất công. Thời nay đã có sẵn chương trình, có thể vẽ thẳng trên
máy, muốn tính gì, chỉ cần đẩy thông số vào là xong, rất nhanh chóng, tiện lợi.
Người kỹ sư có thể ngồi thử tới thử lui, làm giả (simulate) mô hình trên máy. Đến
khi vừa ý, anh ta có thể biến kết quả thành một chương trình NC, đưa thẳng vào
máy cho chế tạo thử vật dụng vừa thiết kế, xem mặt mũi nó ra sao. Tất nhiên
cũng cần sửa đổi. Phương pháp MDA cho phép làm công việc này trực tiếp nơi máy.
Rất tiện lợi.
Tôi không phải là người đi sưu tầm đồ cổ. Tôi chỉ muốn tìm
mua một cái bình lư bàn thờ nhưng mà phải hơi cũ cũ, chứ đừng sáng choang như đồng
vàng mới đánh, tôi không thích lắm.
Chỉ cần quan sát sơ cũng đủ thấy cái tính dã chiến phổ biến của con người hôm nay xuất hiện khắp nơi, không chỉ ngoài đường phố mà còn trong đại học. Đáng lý đại học phải là một nơi gương mẫu, nơi đào tạo con người gương mẫu về mọi mặt chân thiện mỹ để phụng sự xã hội mai sau. Xã hội có tốt đẹp hay không là tuỳ thuộc vào lớp sinh viên trẻ này, giới lãnh đạo tương lai này. Nhân xấu cho quả xấu. Không thể giải quyết vấn đề bằng cách cấm đoán, giấu nhẹm những cái xấu do tự ái mặc cảm, thiếu tự tin mà phải đưa nó ra ngoài ánh sáng, phân tích, nhận diện, nhận thức cho thấu cái sự thật và tìm giải pháp dứt điểm nó. Ngay một chuyện quá nhỏ rất dễ làm mà không làm được là chỗ phơi quần áo cho sinh viên. Bởi không có chỗ, các em mới phơi bừa bãi như vậy. Tại sao không biết làm ra một vật dụng dành cho việc này. Ví dụ, một cái dàn phơi quần áo hình chữ X. Nguyên tắc của nó giống như chiếc ghế bố có thể mở ra xếp vào, thay vì tấm bố thì là những sợi dây. Khi mở dàn, dây sẽ căng ra, có thể phơi quần áo trong phòng. Không cần nữa thì xếp lại, cất đi. Một dụng cụ bằng nhôm hết sức đơn giản, Việt Nam thừa sức chế.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Truyện Kiều" nhìn từ những giấc mơ
"Truyện Kiều" nhìn từ những giấc mơ “Truyện Kiều” - Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một cái tên quen thuộc với n...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZlZwKuI5mXZwEpqT0AS5okyC7nR8ssS9fIbhIq2D5Ynl5cwWwJynSwEJdBcoCjA3hIC9LhtpE-8F1FUj96aHylbQlq96dj6sjnJBY8DwrJsgqXrzV1qBwjURh5bxbULrtQuHTsdb4jnZyDEtZTui98v_ZetlfjnjpKH0Y2DGPt7wgrf_K2dwpVP2nchDy/w200-h166/000000000000000000000.jpg)
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét