Gió heo may đã về (Truyện ngắn)
Cô
ta đẹp thật, chị thầm thừa nhận. Nhưng điều chị đang cay đắng không phải là sắc
đẹp của cô ta mà lại là vẻ trẻ trung chín thắm của người đàn bà đã qua một lần
sinh nở. Đẹp ư? Chị cũng đã từng là một người đàn bà đẹp, đến bây giờ vẫn đẹp,
chỉ vẻ trẻ trung thì không.
Tùng đang mải đón khách, tay bắt mặt mừng, miệng cười không ngớt. Sinh nhật lần nào anh cũng tổ chức ở nhà hàng, nhưng chỉ có vài người bạn thân của Thảo và của anh, mà anh vẫn bảo “toàn bên ta cả”. Nhưng năm nay anh tổ chức hoành tráng hơn, có mời thêm một số quan khách và vài đối tác làm ăn. “Để nhân cơ hội mở rộng mối quan hệ”. Anh bảo vậy, Thảo chỉ thở dài nhớ đến những sinh nhật trước ấm cúng biết bao. Anh nhận chức Tổng giám đốc mới được có mấy tháng sau hàng chục năm ở chân Phó tổng, ấm ức vì ông Tổng chỉ nhỉnh hơn anh vài tuổi do khai lậu lý lịch. Đến lượt anh không khéo cái tuổi nó đuổi cái chức đi mất. Từ hôm ngồi vào ghế Tổng anh bận liên miên, nhưng chủ yếu là các cuộc nhậu để “rửa ghế”.
Anh bảo: “Tốn chút đỉnh nhưng bao cái móng cho chắc”. Chẳng biết cái móng chắc thì Thảo có được hưởng gì không? Nhưng tự nhiên Thảo thấy buồn. Trước kia Thảo cũng mong ngày mong đêm để anh được toại nguyện, Thảo nghĩ: Nếu anh công thành danh toại, anh sẽ được thanh thản bên Thảo mỗi khi gặp nhau. Song, hình như mọi tưởng tượng của Thảo đều không như mong muốn. Bằng chứng là hôm nay có thêm bà vợ “bê tông” của Tùng. Và điều đáng sợ hơn, đó là vị khách mời chưa rõ “tung tích” tươi mát như một bông hoa trên bàn tiệc. Chỉ có người đàn bà đang yêu mới nhận ra được chính xác kẻ tình địch của mình. Còn vợ Tùng, thì vô tư, Thảo chưa bao giờ coi vợ Tùng là tình địch. Nhìn chị ta lúng túng trong chiếc váy bó chẳng hợp chút nào với thân hình to thô. Thảo đâm thương hại. Không biết người đàn bà này nghĩ thế nào về hạnh phúc khi chấp nhận người chồng luôn về nhà trong trạng thái uể oải, ăn qua loa bát cơm rồi lăn ra giường ngủ như chết. Có lẽ điểm đích mơ ước của cô công nhân trộn bê tông đã đạt được đó là trở thành bà giám đốc và bây giờ là phu nhân của một Tổng giám đốc. Thỉnh thoảng Thảo vẫn đay Tùng “chắc ngày xưa cũng chết mê chết mệt cô công nhân xinh đẹp chứ gì? Cũng may là anh có mác đi Tây về mới cưa đổ được bê tông, chứ kỹ sư xây dựng nhiều như lá mùa thu?”. Tùng bảo: “Có mà chính anh bị cưa đổ bởi lưỡi cưa của đàn bà, do lần ấy anh bị cảm phải nằm lại công trường”. Thảo chưa bao giờ sợ vợ Tùng ghen, với gia đình nhà Tùng, Thảo được coi như một ân nhân. Một lần ông anh rể Tùng nói nhỏ với Thảo “Chỉ có mợ ấy không biết chứ cả nhà tôi ai cũng biết cô với cậu Tùng có tình cảm. Cũng tội cho cậu ấy, lấy phải bà vợ không yêu”. Thảo cũng không cần quan tâm xem vợ Tùng tại sao không ghen, nhưng nếu lâu lâu Tùng không hẹn gặp, Thảo cũng bứt rứt, nhất là những lúc Tùng kém “phong độ”. Thảo lại cằn nhằn: “Sao không để dành cả cho em”. Tùng chỉ còn biết đổ một trận mưa hôn lên người Thảo để lấp liếm cái kém “phong độ” của mình: “Em tham quá, em đã được anh hơi nhiều rồi đấy!”. Cái Minh bạn Thảo có ông bồ khỏe như trâu đằm, thế mà mỗi lần tâm sự, nó lại ghen tỵ: “Mày thật sướng, Tùng của mày có tất cả những gì đàn ông cần có”. Đúng thế thật, nhiều khi Thảo cũng thấy mình thật quá may mắn. Tùng đẹp trai, có kiến thức, có chức có quyền. Đúng tiêu chuẩn chọn đàn ông của phụ nữ bây giờ. Nhưng thực ra Thảo đâu cần những thứ ấy. Thảo chỉ cần tình yêu của Tùng thôi. Thảo biết Tùng cũng có khá nhiều cô gái mơ ước. Trong cơ quan Tùng khối cô ra sức trưng diện, làm duyên làm đỏm trước mắt Tùng làm Thảo cũng thấy ngứa mắt, nhưng Tùng bảo: “Chấp tất cả chúng nó cũng không đổi được em đâu”. Thảo lại thấy mình tràn trề ưu thế. Mà Thảo có quyền hãnh diện lắm chứ, liệu mấy cô gái chân dài kia có hình dung ra nổi Tùng cách đây 30 năm. Một chàng kỹ sư xây dựng đi học ở Nga về nhưng nghèo kiết xác vì đã bán sạch đến cái bàn là cuối cùng để lo chạy ăn cho một đàn em và bà mẹ về mất sức.
Nghe nói hồi đó Tùng đi đâu cũng chỉ diện mỗi bộ bò, nên được mệnh danh là “bò bốn mùa”. Tùng làm đội trưởng của một công ty xây dựng cấp tỉnh đang làm ăn thua lỗ, thế mà Tùng chả nới tay chút nào cho đám công nhân. Anh kiên quyết bắt lật tung cái móng không đảm bảo kỹ thuật, mặc cho các lãnh đạo họp lên họp xuống. Cả công ty như bị đảo lộn khỏi nếp yên bình bởi cách làm ăn rất “tây” của Tùng. Thế nhưng chả mấy chốc công ty bỗng ùn ùn nhận được các hợp đồng xây dựng. Trúng mấy gói thầu lớn.
Lần đầu tiên Thảo gặp Tùng, anh cũng đang trên công trường. Đen đúa, bụi bặm. Chỉ có ánh mắt là lấp lánh. Bài ký đầu tiên trong đời làm báo của Thảo cũng là lần đầu tiên Thảo viết bằng hơi thở của con tim. Những bông hoa bất tử mà Tùng tặng khi chia tay cho đến bây giờ Thảo vẫn giữ. Chồng Thảo khi dọn phòng định vứt đi, Thảo đã hốt hoảng vồ lấy nhốt kín nó vào chiếc hộp sắt như nhốt chặt một kỷ niệm. Chồng Thảo cằn nhằn: “Hoa gì như hoa giả, vô sắc vô hương”. “Vì nó là hoa bất tử nên hương sắc của nó ẩn kín bên trong”. “Toàn tưởng tượng hão”. Thế mà mãi mười năm từ sau buổi chia tay trên cái sân ga ảm đạm của miền Trung ấy, Thảo mới gặp lại Tùng. Thảo đã đứng lặng khi trên bục hội thảo của ngành xây dựng năm ấy, người đàn ông với chức danh giám đốc một công ty xây dựng đang làm ăn phát đạt lại chính là Tùng.
“Anh không ngờ em có mặt trong đoàn nhà báo này. Anh đang định đi tìm em”. “Thế mà em lại không ngạc nhiên khi gặp anh trong một hội nghị như thế này đâu đấy”. “ Cũng có một phần công của em!”. “Chả lẽ lại chỉ là bài báo?”. “Chứ sao, bài báo của em đã đánh thức những cái đầu đang mê ngủ”. “Anh còn công tác ở Hà Nội bao lâu?”. Ánh mắt Tùng như thiêu đốt mắt Thảo. “Anh còn ở lại vài ngày, em đến chứ?”. Thảo gật, cảm giác như đang bị thôi miên. Ừ, mà có lẽ Thảo đã bị thôi miên thật. Nếu không, sao Thảo lại có thể ngả vào vòng tay anh chỉ sau một buổi đi chơi. Đêm mùa thu Hà Nội như một kẻ đồng lõa bởi hương hoa sữa nồng nàn. Họ đã khe khẽ hát về cái miền quê đầy nắng gió miền Trung và nước Nga ngập tràn tuyết trắng. Những bản tình ca Nga như một thông điệp gửi cho nhau, đằm thắm mà vẫn xa xôi. “Em có biết hồi đó chỉ có mấy ngày em đến viết bài thôi, mà đã làm thay đổi cả đời anh”. “Em cũng vậy, anh đã thổi vào tim em một ngọn lửa rực cháy đam mê cả tình yêu và sự nghiệp”. Nhưng, "...Than ôi ngọn lửa ấy, người cháy lại là tôi”, “Vâng, em biết em có lỗi, chính vì vậy mà em không muốn liên lạc với anh nữa, em sợ”. “Thôi, đừng ngại anh không trách em đâu, làm sao em có thể yêu một chàng kỹ sư bụi bặm như anh ở cái miền quê đầy nắng gió ấy, trong khi em đang là cô sinh viên Hà Nội ngập đầy những hứa hẹn chốn phồn hoa”. “Đừng cay đắng thế anh, chỉ vì hồi đó em vẫn còn nông nổi quá”. “Vậy thì bây giờ em phải đền anh đi”.
Chẳng khó khăn gì Thảo có được những tấm giấy mời đi dự lễ khánh thành công trình, dự lễ khởi công xây dựng của công ty Tùng. Thảo như một kẻ đồng hành theo từng bước chân của những người xây dựng đến khắp mọi nơi, lúc tận một vùng cao biên giới, lúc tận một hải đảo xa xôi. Những buổi chiều thu ngập nắng mật ong trải dài trên những triền đồi trung du xanh ngắt đến những hoàng hôn tím sẫm trên bờ biển Hà Tiên. Những cái hôn của Tùng từ ngọt ngào đến cháy bỏng làm Thảo say như toàn thân ngấm hơi men. Cô nhà báo năng động luôn hăm hở theo sát cuộc hành trình của công ty, hiểu thấu từng tâm tư tình cảm đến bát cơm, giấc ngủ của những người công nhân xây dựng để đưa lên mặt báo những lời tâm huyết nhất, những đòi hỏi chính đáng của người công nhân khiến toàn công ty vô cùng biết ơn và cảm động. Những bài báo và cả những hình ảnh của họ đã được bay đi khắp mọi miền đất nước, vượt ra cả ngoài biên giới. Thảo nghiễm nhiên được người của công ty anh coi như người nhà và lại càng nhà hơn khi họ nhận ra ánh mắt của giám đốc nhìn cô nhà báo. Thế là bỗng dưng, một hàng rào bảo vệ vô hình được dựng lên khi hai người đang ở bên nhau. Có khách ư? Giám đốc không có nhà, hoặc giám đốc vừa chợp mắt, chưa thể gặp được. Giám đốc và cô nhà báo danh nghĩa vẫn ở hai phòng, nhưng chẳng bao giờ có ai đến phòng riêng của họ mà không báo trước.
Lúc đầu Thảo còn ngại nhưng sau thì Thảo buồn cười vì sự lo xa của mình. Chiếc xe ô tô con, ngưòi lái xe, giám đốc và cô nhà báo luôn khăng khít bên nhau như trong một mái nhà. Anh lái xe còn trung thành hơn cả một ông em ruột, sẵn sàng đưa cô nhà báo đi thăm thú khắp nơi và sẵn sàng nằm khoèo ở đâu đó chờ hai người “khảo sát thực địa”. Họ có đầy chặt kỷ niệm mà khối cặp tình nhân mơ ước. Nào những đêm thức, ngủ cùng công nhân trong lán trại tuyềnh toàng nơi miền sơn cước, uống ruợu cần say đến ngả nghiêng, hát đến lạc giọng, rồi đến những căn chòi lá của người dân địa phương thao thức bởi tiếng côn trùng rỉ rả, bởi mùi hăng hắc nồng nàn của rơm rạ cỏ cây. Tất cả là những nốt nhạc tuyệt vời cho một bản tình ca.
Tùng liên tục có tên trên mặt báo, hết báo ngành đến báo đầu tư, kinh tế mà tác giả của những bài báo đó dù là những cái tên khác nhau nhưng vẫn chỉ là một. Tiếng tăm Tùng nổi như cồn. Có người còn bảo khéo sắp được phong anh hùng. Rồi Tùng được điều về làm Phó Tổng giám đốc một công ty xây dựng ở trung ương. Thảo ít có cơ hội được theo chân những người xây dựng đi khắp mọi miền tổ quốc, nhưng lại có những đêm vương giả trong các nhà hàng khách sạn. Những bữa ăn trong ánh đèn màu, mùi hương hoa ngào ngạt mà giá của nó phải tính đến bạc triệu. Bây giờ họ gần như công khai. Những buổi ăn nhậu mừng nọ mừng kia, lúc nào cũng có thêm dăm người bạn thân của cả hai người như một bè đệm, tạo một không khí vừa vui vẻ vừa ấm cúng. Ai cũng biết chỉ có một người không biết, mà người đó thì đã ở bên lề cuộc sống của Tùng.
Thảo càng ngày càng trẻ đẹp. Trong ánh mắt của mấy cô bạn thân, Thảo là một ước mơ xa vời đối với họ.
“Cái lọ nước hoa đích thị hãng Colônhơ này Tùng tặng tao hôm sinh nhật. Ngoài Sop nó bán triệu rưỡi đấy”. “Cái vòng đá cẩm thạch này Tùng đi Ấn Độ về tặng. Cả Hà Nội có bói cũng chẳng tìm thấy cái thứ hai đâu”. “Này, mày xem tao đeo cái kính này có đẹp không. Kính thời trang Italia. Tùng tặng hôm mùng tám tháng ba” vân vân và vân vân. Mấy cô bạn gái cứ mắt tròn mắt dẹt xuýt xoa: “Thảo ơi sao mày hạnh phúc thế!”. Nhưng nói vậy thôi từ ngày Tùng đóng đô ở Hà Nội. Thảo ít có dịp được ở bên Tùng theo kiểu trên trời dưới đất chỉ có hai ta. Thỉnh thoảng Tùng cũng gọi điện cho Thảo một cách hối thúc, chắc là có gì bức xúc, giục Thảo đến ngay. Bao giờ Thảo cũng gác hết mọi chuyện để đến với Tùng một cách háo hức. Họ chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi vội vàng khoảng vài tiếng trong một căn phòng khách sạn kín đáo nơi phố nhỏ. Rồi Tùng lại vội vã ra xe. Thảo ở lại một mình để “hạ hỏa” và để nhấm nháp phút giây hạnh phúc cùng nỗi cô đơn. Lắm hôm gặp Tùng, Thảo làm mặt dỗi “Bây giờ em như một món ăn của anh, khi nào thèm thì anh mới nhớ đến”. “Bậy nào, anh luôn tôn trọng em và chỉ yêu mình em thôi, nhưng anh bận quá. Vả lại bây giờ cứ kè kè đi bên nhau như hồi trước sao được. Dù gì thì anh cũng đang giữ một cương vị không nhỏ, phải giữ gìn một chút mới bền được”. Có lẽ thế thật. Thảo thấy Tùng làm sếp cũng khổ. Chẳng có một thời gian nào cho riêng mình. Tùng đang dần biến thành một con người khác. Nhiều khi Thảo luôn mơ về một chàng kỹ sư đầy bụi bặm với nụ cười rộng hết cỡ và ánh mắt lấp lánh đầy nhiệt huyết. Phàn nàn với cái Minh, nó luôn bốp chát nhưng làm Thảo nhẹ lòng. “Mày phải thông cảm cho ông ấy chứ, làm bồ sếp đâu phải sướng, đi đâu cũng có người kèm, làm gì cũng phải lên lịch, làm sao còn thời gian tý tởn với mày. “Vả lại”, “ Sao? Nói đi”. Nhưng Minh không hé thêm một lời nào, tính nó thế, Thảo không giận, cứ tưng tửng vậy mà nói câu nào trúng tim câu ấy, cứ như thánh phán. Thực ra không nói thì Thảo cũng hiểu được cái “vả lại” là gì rồi, có điều Thảo không dám tự nhận, vì Thảo sợ nó hiện hữu. Phải rồi thời gian “Thời gian là con bạc tham lam, thắng mọi ván mà chẳng thèm gian giảo”. Cũng đã ngót hai mươi năm rồi, hai mươi năm Thảo đồng hành cùng với những ngưòi xây dựng, hai mươi năm những bài báo của Thảo chỉ để ca ngợi Tùng. Vậy mà bây giờ Thảo đành phải dừng lại, Thảo không theo kịp Tùng nữa rồi. Những chiếc quần bò phải tăng số, những chiếc váy từng làm ngây ngất mắt Tùng, bây giờ cũng đành phải xếp xó vì không thể chịu nổi cái eo quá cỡ. Thảo còn trách gì Tùng? Thôi miễn là thỉnh thoảng Tùng còn nhớ đến Thảo là được. Nhưng dẫu sao Thảo vẫn là đàn bà, đàn bà thì thường nhỏ nhen ích kỷ. Linh tính đã cho Thảo nhận ra một nguy cơ đang hiện ra trước mắt.
Mặt Tùng đã ngầu bia. Tùng đi hết bàn nọ bàn kia chạm cốc, ánh mắt đảo nhoay nhoáy. Thảo nhăn mặt thấy ghét thậm tệ cái bộ mặt ấy. Rõ ràng hôm nay Tùng không phải là của Thảo. “Nào các bạn, xin nâng cốc. Chúc các người đẹp cứ trẻ đẹp mãi”. Tùng nhìn Thảo, nhưng ánh mắt liếc xéo nhanh như chớp về phía người đàn bà vẫn mỉm cười đầy vẻ thỏa mãn kia. Cái Minh quay lại gầm gừ bên tai thảo: “Thôi đi, đừng để cái mặt ghen tuông hạ đẳng ấy”.
“Mọi người làm quen với nhau nhé. Đây là Miên, phóng viên bên đài truyền hình. Còn đây là...”. Thảo chỉ còn thấy tai ù lên: Hừ, cái tên mới đĩ thõa làm sao. Miên, lúc nào cũng là ngủ. Cái bộ ngực trắng ngần căng đầy dưới cái cổ khoét rộng kia sao mà tức mắt quá. Ngày xưa Tùng rất hay ngắm bộ ngực của Thảo, và ước suốt đời được gối lên đó mà ngủ. Vậy mà bây giờ cái bộ ngực kia lại giống Thảo đến kỳ lạ.
Thảo kéo cái Minh cố tình ở lại muộn hơn để khẳng định vị trí của mình. Nhưng Tùng đến bên nói nhỏ với vẻ mặt đau khổ: “Thông cảm cho anh đi, tất cả cũng chỉ vì công việc. Hôm sau anh bù”. Có thế chứ, Thảo lại được vuốt ve lòng tự ái, tung tẩy kéo cái Minh ra về. Nhưng không hiểu sao mặt cái Minh lại lạnh băng, nó thở dài buông một câu chẳng ăn nhập vào đâu cả. “Công nhận mày thuộc dạng dễ nuôi”.
Thảo luôn trong tâm trạng chờ để được Tùng bù, nhưng có lẽ Tùng bận quá nên quên hay sao. Thảo đành gọi điện nhưng toàn gặp lúc máy bận, hoặc “Số thuê bao quý khách hiện thời không liên lạc được”. Đã ngót một tháng rồi không gặp được Tùng, Thảo như muốn phát điên lên. Cực chẳng đã Thảo đành liều đến công ty Tùng, mặc dù cả hai đã giao hẹn không gặp nhau ở công ty để giữ uy tín cho Tùng. Nhưng Thảo không thể chịu đựng được lâu hơn. Cô bé văn thư vốn vẫn rất thân với Thảo qua đường giây điện thoại mỗi khi Thảo có việc cần hỏi thăm về Tùng. “Ơ, anh Tùng đi Tây Nguyên rồi chị không biết sao”, “Đi lâu chưa em?”, “Được hơn một tuần rồi mà”. “Ừ chị cũng đi công tác miền núi nên máy di động không liên lạc được, à em có biết anh Tùng đi bao lâu không, anh ấy đi công tác một mình à?”, “Hình như đi với đoàn truyền hình ấy chị ạ. Nghe đâu đang làm một phóng sự về Tổng công ty mà”. Thảo thấy bàn chân mình run rẩy, cổ họng khô đắng. Sợ cô bé láu lỉnh kia nhận ra một sự khác thường nơi sắc mặt Thảo, Thảo vội vã ra về. Năm nay gió heo may về sớm thế. Thảo phóng xe máy ngược chiều gió, chiếc áo lụa mỏng đẹp mê hồn mà Thảo vẫn thích mặc, bay phần phật theo làn gió làm Thảo rùng mình ớn lạnh. Con đường Hà Nội vẫn nườm nượp xe cộ mà Thảo cứ tưởng như mình đang đi giữa một sa mạc hoang vu.
Đã tám giờ tối, chồng Thảo vẫn chưa đi làm về. Lâu nay anh ấy vẫn thế, nhưng Thảo đâu có để ý, vì Thảo cũng thường về muộn. Thức ăn Thảo đã chuẩn bị từ sáng, chỉ việc lôi trong tủ lạnh ra chế biến lại. Có hôm Thảo chuẩn bị cơm cho xong nghĩa vụ, chứ nào có muốn ăn. Đậy mâm cơm lại, anh ấy về lúc nào thì tự ăn lúc ấy. Bây giờ trong căn nhà bốn tầng, sao nó rộng rênh và trống vắng đến thế. Thảo thấy buồn và cô đơn khủng khiếp. Thảo lên mạng mở hộp thư để tâm sự với thằng con trai đang học ở nước ngoài. Gõ được vài dòng, nhưng hình ảnh Tùng đang cùng với người đàn bà ấy tung tăng trên những miền đồi thơ mộng của cao nguyên cứ lởn vởn trước mắt Thảo. Thảo xóa những dòng đang than thở với con, gõ liên hồi những tiếng nức nở của con tim đang rớm máu. Rồi Tùng sẽ phải đau lòng, rồi Tùng sẽ phải ân hận vì đã phụ bạc người đã cùng đồng hành với Tùng qua bao chặng đường gian khó của sự nghiệp, rồi Tùng sẽ phải nuối tiếc người đàn bà đã chung thủy hết lòng với Tùng suốt một thời xuân sắc... Choang, tiếng rơi vỡ của một chiếc cốc. Thảo giật mình quay lại. Chồng Thảo đang ngồi bất động trên chiếc ghế xa lông phía sau Thảo, đôi mắt khô khốc nhìn đăm đăm về phía chiếc máy vi tính. Chiếc cốc rơi xuống sàn không biết do vô ý hay cố ý. Thảo chỉ còn biết đờ đẫn đứng dậy, bất giác nhìn ra ngoài cửa sổ, gió đang ào ạt thổi, có lẽ gió mùa đông bắc đã tới thật rồi.
Tùng đang mải đón khách, tay bắt mặt mừng, miệng cười không ngớt. Sinh nhật lần nào anh cũng tổ chức ở nhà hàng, nhưng chỉ có vài người bạn thân của Thảo và của anh, mà anh vẫn bảo “toàn bên ta cả”. Nhưng năm nay anh tổ chức hoành tráng hơn, có mời thêm một số quan khách và vài đối tác làm ăn. “Để nhân cơ hội mở rộng mối quan hệ”. Anh bảo vậy, Thảo chỉ thở dài nhớ đến những sinh nhật trước ấm cúng biết bao. Anh nhận chức Tổng giám đốc mới được có mấy tháng sau hàng chục năm ở chân Phó tổng, ấm ức vì ông Tổng chỉ nhỉnh hơn anh vài tuổi do khai lậu lý lịch. Đến lượt anh không khéo cái tuổi nó đuổi cái chức đi mất. Từ hôm ngồi vào ghế Tổng anh bận liên miên, nhưng chủ yếu là các cuộc nhậu để “rửa ghế”.
Anh bảo: “Tốn chút đỉnh nhưng bao cái móng cho chắc”. Chẳng biết cái móng chắc thì Thảo có được hưởng gì không? Nhưng tự nhiên Thảo thấy buồn. Trước kia Thảo cũng mong ngày mong đêm để anh được toại nguyện, Thảo nghĩ: Nếu anh công thành danh toại, anh sẽ được thanh thản bên Thảo mỗi khi gặp nhau. Song, hình như mọi tưởng tượng của Thảo đều không như mong muốn. Bằng chứng là hôm nay có thêm bà vợ “bê tông” của Tùng. Và điều đáng sợ hơn, đó là vị khách mời chưa rõ “tung tích” tươi mát như một bông hoa trên bàn tiệc. Chỉ có người đàn bà đang yêu mới nhận ra được chính xác kẻ tình địch của mình. Còn vợ Tùng, thì vô tư, Thảo chưa bao giờ coi vợ Tùng là tình địch. Nhìn chị ta lúng túng trong chiếc váy bó chẳng hợp chút nào với thân hình to thô. Thảo đâm thương hại. Không biết người đàn bà này nghĩ thế nào về hạnh phúc khi chấp nhận người chồng luôn về nhà trong trạng thái uể oải, ăn qua loa bát cơm rồi lăn ra giường ngủ như chết. Có lẽ điểm đích mơ ước của cô công nhân trộn bê tông đã đạt được đó là trở thành bà giám đốc và bây giờ là phu nhân của một Tổng giám đốc. Thỉnh thoảng Thảo vẫn đay Tùng “chắc ngày xưa cũng chết mê chết mệt cô công nhân xinh đẹp chứ gì? Cũng may là anh có mác đi Tây về mới cưa đổ được bê tông, chứ kỹ sư xây dựng nhiều như lá mùa thu?”. Tùng bảo: “Có mà chính anh bị cưa đổ bởi lưỡi cưa của đàn bà, do lần ấy anh bị cảm phải nằm lại công trường”. Thảo chưa bao giờ sợ vợ Tùng ghen, với gia đình nhà Tùng, Thảo được coi như một ân nhân. Một lần ông anh rể Tùng nói nhỏ với Thảo “Chỉ có mợ ấy không biết chứ cả nhà tôi ai cũng biết cô với cậu Tùng có tình cảm. Cũng tội cho cậu ấy, lấy phải bà vợ không yêu”. Thảo cũng không cần quan tâm xem vợ Tùng tại sao không ghen, nhưng nếu lâu lâu Tùng không hẹn gặp, Thảo cũng bứt rứt, nhất là những lúc Tùng kém “phong độ”. Thảo lại cằn nhằn: “Sao không để dành cả cho em”. Tùng chỉ còn biết đổ một trận mưa hôn lên người Thảo để lấp liếm cái kém “phong độ” của mình: “Em tham quá, em đã được anh hơi nhiều rồi đấy!”. Cái Minh bạn Thảo có ông bồ khỏe như trâu đằm, thế mà mỗi lần tâm sự, nó lại ghen tỵ: “Mày thật sướng, Tùng của mày có tất cả những gì đàn ông cần có”. Đúng thế thật, nhiều khi Thảo cũng thấy mình thật quá may mắn. Tùng đẹp trai, có kiến thức, có chức có quyền. Đúng tiêu chuẩn chọn đàn ông của phụ nữ bây giờ. Nhưng thực ra Thảo đâu cần những thứ ấy. Thảo chỉ cần tình yêu của Tùng thôi. Thảo biết Tùng cũng có khá nhiều cô gái mơ ước. Trong cơ quan Tùng khối cô ra sức trưng diện, làm duyên làm đỏm trước mắt Tùng làm Thảo cũng thấy ngứa mắt, nhưng Tùng bảo: “Chấp tất cả chúng nó cũng không đổi được em đâu”. Thảo lại thấy mình tràn trề ưu thế. Mà Thảo có quyền hãnh diện lắm chứ, liệu mấy cô gái chân dài kia có hình dung ra nổi Tùng cách đây 30 năm. Một chàng kỹ sư xây dựng đi học ở Nga về nhưng nghèo kiết xác vì đã bán sạch đến cái bàn là cuối cùng để lo chạy ăn cho một đàn em và bà mẹ về mất sức.
Nghe nói hồi đó Tùng đi đâu cũng chỉ diện mỗi bộ bò, nên được mệnh danh là “bò bốn mùa”. Tùng làm đội trưởng của một công ty xây dựng cấp tỉnh đang làm ăn thua lỗ, thế mà Tùng chả nới tay chút nào cho đám công nhân. Anh kiên quyết bắt lật tung cái móng không đảm bảo kỹ thuật, mặc cho các lãnh đạo họp lên họp xuống. Cả công ty như bị đảo lộn khỏi nếp yên bình bởi cách làm ăn rất “tây” của Tùng. Thế nhưng chả mấy chốc công ty bỗng ùn ùn nhận được các hợp đồng xây dựng. Trúng mấy gói thầu lớn.
Lần đầu tiên Thảo gặp Tùng, anh cũng đang trên công trường. Đen đúa, bụi bặm. Chỉ có ánh mắt là lấp lánh. Bài ký đầu tiên trong đời làm báo của Thảo cũng là lần đầu tiên Thảo viết bằng hơi thở của con tim. Những bông hoa bất tử mà Tùng tặng khi chia tay cho đến bây giờ Thảo vẫn giữ. Chồng Thảo khi dọn phòng định vứt đi, Thảo đã hốt hoảng vồ lấy nhốt kín nó vào chiếc hộp sắt như nhốt chặt một kỷ niệm. Chồng Thảo cằn nhằn: “Hoa gì như hoa giả, vô sắc vô hương”. “Vì nó là hoa bất tử nên hương sắc của nó ẩn kín bên trong”. “Toàn tưởng tượng hão”. Thế mà mãi mười năm từ sau buổi chia tay trên cái sân ga ảm đạm của miền Trung ấy, Thảo mới gặp lại Tùng. Thảo đã đứng lặng khi trên bục hội thảo của ngành xây dựng năm ấy, người đàn ông với chức danh giám đốc một công ty xây dựng đang làm ăn phát đạt lại chính là Tùng.
“Anh không ngờ em có mặt trong đoàn nhà báo này. Anh đang định đi tìm em”. “Thế mà em lại không ngạc nhiên khi gặp anh trong một hội nghị như thế này đâu đấy”. “ Cũng có một phần công của em!”. “Chả lẽ lại chỉ là bài báo?”. “Chứ sao, bài báo của em đã đánh thức những cái đầu đang mê ngủ”. “Anh còn công tác ở Hà Nội bao lâu?”. Ánh mắt Tùng như thiêu đốt mắt Thảo. “Anh còn ở lại vài ngày, em đến chứ?”. Thảo gật, cảm giác như đang bị thôi miên. Ừ, mà có lẽ Thảo đã bị thôi miên thật. Nếu không, sao Thảo lại có thể ngả vào vòng tay anh chỉ sau một buổi đi chơi. Đêm mùa thu Hà Nội như một kẻ đồng lõa bởi hương hoa sữa nồng nàn. Họ đã khe khẽ hát về cái miền quê đầy nắng gió miền Trung và nước Nga ngập tràn tuyết trắng. Những bản tình ca Nga như một thông điệp gửi cho nhau, đằm thắm mà vẫn xa xôi. “Em có biết hồi đó chỉ có mấy ngày em đến viết bài thôi, mà đã làm thay đổi cả đời anh”. “Em cũng vậy, anh đã thổi vào tim em một ngọn lửa rực cháy đam mê cả tình yêu và sự nghiệp”. Nhưng, "...Than ôi ngọn lửa ấy, người cháy lại là tôi”, “Vâng, em biết em có lỗi, chính vì vậy mà em không muốn liên lạc với anh nữa, em sợ”. “Thôi, đừng ngại anh không trách em đâu, làm sao em có thể yêu một chàng kỹ sư bụi bặm như anh ở cái miền quê đầy nắng gió ấy, trong khi em đang là cô sinh viên Hà Nội ngập đầy những hứa hẹn chốn phồn hoa”. “Đừng cay đắng thế anh, chỉ vì hồi đó em vẫn còn nông nổi quá”. “Vậy thì bây giờ em phải đền anh đi”.
Chẳng khó khăn gì Thảo có được những tấm giấy mời đi dự lễ khánh thành công trình, dự lễ khởi công xây dựng của công ty Tùng. Thảo như một kẻ đồng hành theo từng bước chân của những người xây dựng đến khắp mọi nơi, lúc tận một vùng cao biên giới, lúc tận một hải đảo xa xôi. Những buổi chiều thu ngập nắng mật ong trải dài trên những triền đồi trung du xanh ngắt đến những hoàng hôn tím sẫm trên bờ biển Hà Tiên. Những cái hôn của Tùng từ ngọt ngào đến cháy bỏng làm Thảo say như toàn thân ngấm hơi men. Cô nhà báo năng động luôn hăm hở theo sát cuộc hành trình của công ty, hiểu thấu từng tâm tư tình cảm đến bát cơm, giấc ngủ của những người công nhân xây dựng để đưa lên mặt báo những lời tâm huyết nhất, những đòi hỏi chính đáng của người công nhân khiến toàn công ty vô cùng biết ơn và cảm động. Những bài báo và cả những hình ảnh của họ đã được bay đi khắp mọi miền đất nước, vượt ra cả ngoài biên giới. Thảo nghiễm nhiên được người của công ty anh coi như người nhà và lại càng nhà hơn khi họ nhận ra ánh mắt của giám đốc nhìn cô nhà báo. Thế là bỗng dưng, một hàng rào bảo vệ vô hình được dựng lên khi hai người đang ở bên nhau. Có khách ư? Giám đốc không có nhà, hoặc giám đốc vừa chợp mắt, chưa thể gặp được. Giám đốc và cô nhà báo danh nghĩa vẫn ở hai phòng, nhưng chẳng bao giờ có ai đến phòng riêng của họ mà không báo trước.
Lúc đầu Thảo còn ngại nhưng sau thì Thảo buồn cười vì sự lo xa của mình. Chiếc xe ô tô con, ngưòi lái xe, giám đốc và cô nhà báo luôn khăng khít bên nhau như trong một mái nhà. Anh lái xe còn trung thành hơn cả một ông em ruột, sẵn sàng đưa cô nhà báo đi thăm thú khắp nơi và sẵn sàng nằm khoèo ở đâu đó chờ hai người “khảo sát thực địa”. Họ có đầy chặt kỷ niệm mà khối cặp tình nhân mơ ước. Nào những đêm thức, ngủ cùng công nhân trong lán trại tuyềnh toàng nơi miền sơn cước, uống ruợu cần say đến ngả nghiêng, hát đến lạc giọng, rồi đến những căn chòi lá của người dân địa phương thao thức bởi tiếng côn trùng rỉ rả, bởi mùi hăng hắc nồng nàn của rơm rạ cỏ cây. Tất cả là những nốt nhạc tuyệt vời cho một bản tình ca.
Tùng liên tục có tên trên mặt báo, hết báo ngành đến báo đầu tư, kinh tế mà tác giả của những bài báo đó dù là những cái tên khác nhau nhưng vẫn chỉ là một. Tiếng tăm Tùng nổi như cồn. Có người còn bảo khéo sắp được phong anh hùng. Rồi Tùng được điều về làm Phó Tổng giám đốc một công ty xây dựng ở trung ương. Thảo ít có cơ hội được theo chân những người xây dựng đi khắp mọi miền tổ quốc, nhưng lại có những đêm vương giả trong các nhà hàng khách sạn. Những bữa ăn trong ánh đèn màu, mùi hương hoa ngào ngạt mà giá của nó phải tính đến bạc triệu. Bây giờ họ gần như công khai. Những buổi ăn nhậu mừng nọ mừng kia, lúc nào cũng có thêm dăm người bạn thân của cả hai người như một bè đệm, tạo một không khí vừa vui vẻ vừa ấm cúng. Ai cũng biết chỉ có một người không biết, mà người đó thì đã ở bên lề cuộc sống của Tùng.
Thảo càng ngày càng trẻ đẹp. Trong ánh mắt của mấy cô bạn thân, Thảo là một ước mơ xa vời đối với họ.
“Cái lọ nước hoa đích thị hãng Colônhơ này Tùng tặng tao hôm sinh nhật. Ngoài Sop nó bán triệu rưỡi đấy”. “Cái vòng đá cẩm thạch này Tùng đi Ấn Độ về tặng. Cả Hà Nội có bói cũng chẳng tìm thấy cái thứ hai đâu”. “Này, mày xem tao đeo cái kính này có đẹp không. Kính thời trang Italia. Tùng tặng hôm mùng tám tháng ba” vân vân và vân vân. Mấy cô bạn gái cứ mắt tròn mắt dẹt xuýt xoa: “Thảo ơi sao mày hạnh phúc thế!”. Nhưng nói vậy thôi từ ngày Tùng đóng đô ở Hà Nội. Thảo ít có dịp được ở bên Tùng theo kiểu trên trời dưới đất chỉ có hai ta. Thỉnh thoảng Tùng cũng gọi điện cho Thảo một cách hối thúc, chắc là có gì bức xúc, giục Thảo đến ngay. Bao giờ Thảo cũng gác hết mọi chuyện để đến với Tùng một cách háo hức. Họ chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi vội vàng khoảng vài tiếng trong một căn phòng khách sạn kín đáo nơi phố nhỏ. Rồi Tùng lại vội vã ra xe. Thảo ở lại một mình để “hạ hỏa” và để nhấm nháp phút giây hạnh phúc cùng nỗi cô đơn. Lắm hôm gặp Tùng, Thảo làm mặt dỗi “Bây giờ em như một món ăn của anh, khi nào thèm thì anh mới nhớ đến”. “Bậy nào, anh luôn tôn trọng em và chỉ yêu mình em thôi, nhưng anh bận quá. Vả lại bây giờ cứ kè kè đi bên nhau như hồi trước sao được. Dù gì thì anh cũng đang giữ một cương vị không nhỏ, phải giữ gìn một chút mới bền được”. Có lẽ thế thật. Thảo thấy Tùng làm sếp cũng khổ. Chẳng có một thời gian nào cho riêng mình. Tùng đang dần biến thành một con người khác. Nhiều khi Thảo luôn mơ về một chàng kỹ sư đầy bụi bặm với nụ cười rộng hết cỡ và ánh mắt lấp lánh đầy nhiệt huyết. Phàn nàn với cái Minh, nó luôn bốp chát nhưng làm Thảo nhẹ lòng. “Mày phải thông cảm cho ông ấy chứ, làm bồ sếp đâu phải sướng, đi đâu cũng có người kèm, làm gì cũng phải lên lịch, làm sao còn thời gian tý tởn với mày. “Vả lại”, “ Sao? Nói đi”. Nhưng Minh không hé thêm một lời nào, tính nó thế, Thảo không giận, cứ tưng tửng vậy mà nói câu nào trúng tim câu ấy, cứ như thánh phán. Thực ra không nói thì Thảo cũng hiểu được cái “vả lại” là gì rồi, có điều Thảo không dám tự nhận, vì Thảo sợ nó hiện hữu. Phải rồi thời gian “Thời gian là con bạc tham lam, thắng mọi ván mà chẳng thèm gian giảo”. Cũng đã ngót hai mươi năm rồi, hai mươi năm Thảo đồng hành cùng với những ngưòi xây dựng, hai mươi năm những bài báo của Thảo chỉ để ca ngợi Tùng. Vậy mà bây giờ Thảo đành phải dừng lại, Thảo không theo kịp Tùng nữa rồi. Những chiếc quần bò phải tăng số, những chiếc váy từng làm ngây ngất mắt Tùng, bây giờ cũng đành phải xếp xó vì không thể chịu nổi cái eo quá cỡ. Thảo còn trách gì Tùng? Thôi miễn là thỉnh thoảng Tùng còn nhớ đến Thảo là được. Nhưng dẫu sao Thảo vẫn là đàn bà, đàn bà thì thường nhỏ nhen ích kỷ. Linh tính đã cho Thảo nhận ra một nguy cơ đang hiện ra trước mắt.
Mặt Tùng đã ngầu bia. Tùng đi hết bàn nọ bàn kia chạm cốc, ánh mắt đảo nhoay nhoáy. Thảo nhăn mặt thấy ghét thậm tệ cái bộ mặt ấy. Rõ ràng hôm nay Tùng không phải là của Thảo. “Nào các bạn, xin nâng cốc. Chúc các người đẹp cứ trẻ đẹp mãi”. Tùng nhìn Thảo, nhưng ánh mắt liếc xéo nhanh như chớp về phía người đàn bà vẫn mỉm cười đầy vẻ thỏa mãn kia. Cái Minh quay lại gầm gừ bên tai thảo: “Thôi đi, đừng để cái mặt ghen tuông hạ đẳng ấy”.
“Mọi người làm quen với nhau nhé. Đây là Miên, phóng viên bên đài truyền hình. Còn đây là...”. Thảo chỉ còn thấy tai ù lên: Hừ, cái tên mới đĩ thõa làm sao. Miên, lúc nào cũng là ngủ. Cái bộ ngực trắng ngần căng đầy dưới cái cổ khoét rộng kia sao mà tức mắt quá. Ngày xưa Tùng rất hay ngắm bộ ngực của Thảo, và ước suốt đời được gối lên đó mà ngủ. Vậy mà bây giờ cái bộ ngực kia lại giống Thảo đến kỳ lạ.
Thảo kéo cái Minh cố tình ở lại muộn hơn để khẳng định vị trí của mình. Nhưng Tùng đến bên nói nhỏ với vẻ mặt đau khổ: “Thông cảm cho anh đi, tất cả cũng chỉ vì công việc. Hôm sau anh bù”. Có thế chứ, Thảo lại được vuốt ve lòng tự ái, tung tẩy kéo cái Minh ra về. Nhưng không hiểu sao mặt cái Minh lại lạnh băng, nó thở dài buông một câu chẳng ăn nhập vào đâu cả. “Công nhận mày thuộc dạng dễ nuôi”.
Thảo luôn trong tâm trạng chờ để được Tùng bù, nhưng có lẽ Tùng bận quá nên quên hay sao. Thảo đành gọi điện nhưng toàn gặp lúc máy bận, hoặc “Số thuê bao quý khách hiện thời không liên lạc được”. Đã ngót một tháng rồi không gặp được Tùng, Thảo như muốn phát điên lên. Cực chẳng đã Thảo đành liều đến công ty Tùng, mặc dù cả hai đã giao hẹn không gặp nhau ở công ty để giữ uy tín cho Tùng. Nhưng Thảo không thể chịu đựng được lâu hơn. Cô bé văn thư vốn vẫn rất thân với Thảo qua đường giây điện thoại mỗi khi Thảo có việc cần hỏi thăm về Tùng. “Ơ, anh Tùng đi Tây Nguyên rồi chị không biết sao”, “Đi lâu chưa em?”, “Được hơn một tuần rồi mà”. “Ừ chị cũng đi công tác miền núi nên máy di động không liên lạc được, à em có biết anh Tùng đi bao lâu không, anh ấy đi công tác một mình à?”, “Hình như đi với đoàn truyền hình ấy chị ạ. Nghe đâu đang làm một phóng sự về Tổng công ty mà”. Thảo thấy bàn chân mình run rẩy, cổ họng khô đắng. Sợ cô bé láu lỉnh kia nhận ra một sự khác thường nơi sắc mặt Thảo, Thảo vội vã ra về. Năm nay gió heo may về sớm thế. Thảo phóng xe máy ngược chiều gió, chiếc áo lụa mỏng đẹp mê hồn mà Thảo vẫn thích mặc, bay phần phật theo làn gió làm Thảo rùng mình ớn lạnh. Con đường Hà Nội vẫn nườm nượp xe cộ mà Thảo cứ tưởng như mình đang đi giữa một sa mạc hoang vu.
Đã tám giờ tối, chồng Thảo vẫn chưa đi làm về. Lâu nay anh ấy vẫn thế, nhưng Thảo đâu có để ý, vì Thảo cũng thường về muộn. Thức ăn Thảo đã chuẩn bị từ sáng, chỉ việc lôi trong tủ lạnh ra chế biến lại. Có hôm Thảo chuẩn bị cơm cho xong nghĩa vụ, chứ nào có muốn ăn. Đậy mâm cơm lại, anh ấy về lúc nào thì tự ăn lúc ấy. Bây giờ trong căn nhà bốn tầng, sao nó rộng rênh và trống vắng đến thế. Thảo thấy buồn và cô đơn khủng khiếp. Thảo lên mạng mở hộp thư để tâm sự với thằng con trai đang học ở nước ngoài. Gõ được vài dòng, nhưng hình ảnh Tùng đang cùng với người đàn bà ấy tung tăng trên những miền đồi thơ mộng của cao nguyên cứ lởn vởn trước mắt Thảo. Thảo xóa những dòng đang than thở với con, gõ liên hồi những tiếng nức nở của con tim đang rớm máu. Rồi Tùng sẽ phải đau lòng, rồi Tùng sẽ phải ân hận vì đã phụ bạc người đã cùng đồng hành với Tùng qua bao chặng đường gian khó của sự nghiệp, rồi Tùng sẽ phải nuối tiếc người đàn bà đã chung thủy hết lòng với Tùng suốt một thời xuân sắc... Choang, tiếng rơi vỡ của một chiếc cốc. Thảo giật mình quay lại. Chồng Thảo đang ngồi bất động trên chiếc ghế xa lông phía sau Thảo, đôi mắt khô khốc nhìn đăm đăm về phía chiếc máy vi tính. Chiếc cốc rơi xuống sàn không biết do vô ý hay cố ý. Thảo chỉ còn biết đờ đẫn đứng dậy, bất giác nhìn ra ngoài cửa sổ, gió đang ào ạt thổi, có lẽ gió mùa đông bắc đã tới thật rồi.
CON THUYỀN KHÔNG BẾN - ĐẶNG THẾ PHONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét