Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Đêm lạnh và dòng nhạc của Phạm Trọng Cầu

Đêm lạnh và dòng nhạc 
của Phạm Trọng Cầu 
ĐÊM LẠNH - Phạm Trọng Cầu 
Đêm nay lạnh phố buồn
Em ơi rét không em?
Bơ vơ giữa phố phường
tìm đâu người mến thương?
Đêm nay lạnh phố buồn
Em ơi nín đi em
Lên métro cuối cùng
em ơi nín đi em
Trời mưa tuyết lác đác dâng dâng sầu
Đèn đêm trắng phố vắng phai phai mầu
Ngập ngừng đêm thâu
tìm về nơi đâu
giữa ngàn lối sắc mầu
http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTìm đâu thấy tiếng hát bên kia đồi
Buồn muôn lối nước mắt hoen mi rồi
Ngày về xa xôi
lòng sầu chơi vơi
chừng nào cho đêm mới thôi!.
Bấm vào tên người hát để nghe "Đêm Lạnh" - Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu:
Anh Ngọc            http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Thu Vàng            http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Quang Tuấn
 
    >> Bản nhạc Đêm Lạnh (pdf) 
Tiểu sử
Phạm Trọng Cầu (1935-1998). Ông còn có bút danh Phạm Trọng.
http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTiếng nói của Phạm Trọng Cầu (mở đầu cho CD "10 ca khúc Phạm Trọng Cầu")
Phạm Trọng Cầu sinh ngày 25 tháng 12 năm 1935 tại Nam Vang, Cam Bốt. Nguyên quán của ông ở Hà Nội (có tài liệu ghi là Nghệ An). Ông là con của trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Đào Thị Ngọc Thư, vốn người ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Cam Bốt.
Năm 1943, gia đình Phạm Trọng Cầu trở về Sài Gòn. Mẹ ông mở nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc người Phi Luật Tân và một số ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng Việt Nam. Ông cũng được học măng cầm (mandoline) trong một thời gian khi gia đình ông tản cư về Biên Hòa.
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, gia đình ông trở lại Sài Gòn, rồi lại xuống Bến Lức, về miền Tây Nam bộ, đến tận Vũng Liêm...
Năm 1953, Phạm Trọng Cầu vào học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. Ông sáng tác bài Trường Làng Tôi năm này. Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 ông sang Pháp thi vào Nhạc Viện Paris (Conservatoire Supérieur de Musique de Paris). Và tại Paris, Pham Trọng Cầu đã viết bản Mùa Thu Không Trở Lại nổi tiếng và Đêm Lạnh.
Năm 1969, ông về nước giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn, tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh... Về sau này, Ông chú tâm vào việc sáng tác nhạc cho thiếu nhi.
Ông mất năm 1998 tại Sài Gòn.
(Nguồn: trích từ Wikipedia)
Tác phẩm
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu tâm sự: "Thời ấy mình có yêu một cô bạn gái có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu vào độ trăng rằm thì cô nàng về nước để từ đó không bao giờ trở lại Paris nữa. Hôm tiễn đưa nàng đi rồi, mình trở về, bước từng bước như người say rượu, ngang vườn Luxembourg. Khi thấy những chiếc lá vàng rơi, miệng lẩm bẩm... Từ đó một nét nhạc trỗi lên theo lời:
"Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại...
Đếm lá úa mùa thu
Đo sầu ngập tim tôi..."

Bấm vào tên người hát để nghe một số nhạc phẩm của Phạm Trọng Cầu (mp3):
Mùa Thu Không Trở Lại:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTuấn Ngọc    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThu Phương    [bản nhạc (pdf)]
Trường Làng Tôi:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTam Ca Áo Trắng    [bản nhạc (pdf)]
Em Mãi Là 20 Tuổi:   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThu Phương      
Biển Sáng:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Cẩm Vân          [Bản nhạc (pdf)]  
Đà Lạt Gió và Mây:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuang Linh   
Tà Áo Trắng: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLam Trường         [Bản nhạc (pdf)]
Dáng Xuân:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThu Phương 
Một Trái Tim Một Quê Hương:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLê Hiếu     [bản nhạc (pdf)]
Một Mai Tôi Qua Đời:      http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMỹ Linh       http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Lê Quân 
   
Ước Mơ Hồng:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHợp Ca      http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTố Hà    [Bản nhạc (pdf)]
Cho Con:  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifXuân Mai       http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHồng Nhung         [Bản nhạc (pdf)]
Nhịp Cầu Tre:   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Ánh Thư             [Bản nhạc (pdf)]
Trường Xưa Chốn Cũ: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThư Lê            [Bản nhạc (pdf)]
http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTôi Là Chú Ve Con (video)            http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Em Thương Thầy, Mến Cô (video)
Như Quỳnh hát: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTrường Làng Tôi (mp3)
"Trong văn, thơ của chúng ta, nhạc của chúng ta, hình ảnh của ngôi trường cũ, được nhắc tới rất nhiều.
Những kỷ niệm “hoang mang” của ngày khai trường Thanh Tịnh kể lại, rất nhiều người còn nhớ.
“Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường” (Nguyên Sa).
“Tôi yêu thầy tôi lắm, nhớ tiếng nói vang vang” (Phạm Duy)
Hình như tình cảm sâu đậm nhất người ta thường dành cho các trường ốc trong đời mình là ngôi trường tiểu học.
Có phải vì đó là mối tình sớm hơn mối tình đầu?
Thắm thiết vậy nhưng đó vẫn chỉ là những “mảnh tình” người ta dành cho ngôi trường cũ.
Trong nhạc của chúng ta chỉ có hai (?) ca khúc các tác giả đã dành trọn tác phẩm để nói về ngôi trường thời thơ ấu của mình.
Bài thứ nhất đã có từ lâu lắm, có tên là “Trường Xưa” thì phải, tác giả là ai, kẻ viết bài này, cho đến nay cũng chưa biết, nhưng còn nhớ được lời ca như sau:
Bao tháng ngày xa vắng trôi
Còn đây nếp trường xưa
Xa vắng càng thiết tha mong
bên mấy khung song thưa
Say ngắm từng gian lớp xinh
Lòng xao xuyến tình thơ
Bao tình thơ ngây những lúc vui chơi
Cùng ngồi quanh bóng mát cùng reo cười
Cây xoài xưa kia lá tốt xanh tươi
Chạnh lòng ai nhớ tiếc khó nguôi
Trông khắp trường thấy khác xưa
Từ hiên trước tường sau
Nhưng bóng hình sáng tươi xưa trong trí đây in sâu
Ngao ngán thời vui sướng qua ngày nay biết tìm đâu
Bài thứ hai là Trường Làng Tôi của Phạm Trọng. Sau này, các ca khúc của Phạm Trọng có nhiều cái xa, cái lạ, cái hay khác. Nhưng Trường Làng Tôi của ông với giai điệu hồn nhiên, ca từ mộc mạc, đằm thắm, dường phản ánh nguyên vẹn bầu trời ấu thơ trong sáng, đầy kỷ niệm, mỗi người đều cùng như ông, nuôi giữ trong lòng.
Khi cái kho tàng ấy bị chiến tranh tàn phá, xóa bỏ, người ta mang chung một vết thương, một nỗi đau.
Ðó có thể là lý do giải thích vì sao rất nhiều người yêu ca khúc Trường Làng Tôi của Phạm Trọng:
Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh
Muôn chim hót vang lên êm đềm
Lên trường làng tôi con đê bé xinh xinh
Len qua đám cây xanh nhẹ lướt
Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ
Che trên miếng sân vuông mơ màng ..."
Nguyễn Đình Toàn

Thư cho bé sơ sinh - thơ Đỗ Hồng Ngọc, nhạc Phạm Trọng Cầu
Sau 4/1975, một hôm, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu chống nạng đến tìm tôi tại nhà nói là gặp “để tặng cho tác giả thơ” bài nhạc “Thư cho bé sơ sinh” mà anh đã phổ ngày còn ở trong tù, nhờ đọc được bài thơ này của tôi trên một tạp chí y học của bác sĩ Lương Phán (1973)! Anh nói anh viết bài này dành cho giọng hát Thái Thanh, nhưng bây giờ tình thế đã khác! Rồi anh hát thử tôi nghe với cái giọng ồ ề dễ thương của anh! Tôi rất cảm động. Và đó là lần đầu tiên chúng tôi quen nhau.
Bài thơ Thư cho bé sơ sinh tôi viết năm 1965, trong một đêm trực ở Bệnh viện Từ Dũ, sau một ca đỡ đẻ đầu tiên trong đời của một sinh viên y khoa thực tập. Hồi đó, phải học đến năm thứ ba y khoa chúng tôi mới được phép đỡ đẻ trên người. Mỗi sinh viên phải đỡ ít nhất 20 “ca” sanh thường, không bệnh lý. Tối tối, chúng tôi túc trực ở phòng nhận bệnh để “bắt ca”. Một hôm, tôi bắt được ca “4 cm”, nghĩa là ca mà cổ tử cung đã nở gần trọn, sắp sanh. Tôi đưa sản phụ lên phòng sanh, thăm khám, làm vệ sinh các thứ, theo dõi  cơn co tử cung, ghi chép cẩn thận vào hồ sơ bệnh án rồi ngồi bên trò chuyện cho sản phụ quên đau. Tôi nghĩ đến mẹ mình, đến những giọt mồ hôi của biết bao bà mẹ chờ sanh khác. Đến gần sáng thì cơn đau đã rột. Lúng túng một cách lành nghề, tôi cũng đã đỡ được ca đầu tiên mẹ tròn con vuông! Lòng lâng lâng tôi đẩy xe cho hai mẹ con về phòng, rồi viết bản “phúc trình”. Trời đã hửng sáng. Bên ngoài khung kính cửa phòng sanh, Sài Gòn tấp nập và hừng hực không khí ngột ngạt những ngày tháng này của năm 1965. Đột nhiên, một cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một mạch ngay sau phần bệnh án một bài thơ nhỏ: Thư cho bé sơ sinh.
Sáng hôm sau, giáo sư Hoàng Ngọc Minh đọc bản phúc trình của tôi, gọi tôi vào rầy: “Đỡ đẻ không lo đỡ đẻ, lo làm thơ!”. Chẳng ngờ bài thơ viết vội trong đêm trực đã phổ biến nhanh  trong giới sinh viên và nữ hộ sinh thời đó. Không biết ai đã viết lên bảng đen! Bài thơ được đăng trên báo Tình Thương, rồi in lại trong tập thơ “Tình Người” của tôi, năm 1967.
Khoảng năm 1995 tôi có dịp làm việc với ba vị bác sĩ, là giảng viên của Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Thọ ở miền Bắc lần đầu vào Saigon.  Trong lúc chuyện trò, có người tình cờ nhắc bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” của tôi thời sinh viên thì thầy Nguyễn Hồng Hải, một trong ba vị bác sĩ đến từ Phú Thọ bỗng chồm lên, ôm lấy tôi, mừng rỡ: “Thế ra anh là tác giả bài thơ này đó ư?”. Rồi thầy đọc liền một mạch. Thầy nói gần 20 năm nay, năm nào dạy lớp nữ hộ sinh ở Phú Thọ, thầy đều đọc cho họ nghe bài thơ mà thầy không biết tác giả là ai, chỉ nói “khuyết danh” thôi.
Gần đây, tôi tình cờ phát hiện trên mạng, có một bản dịch sang tiếng Anh bài Thư cho bé sơ sinh của Phát (Phat’blog), một người không quen biết, với những lời bình thật sâu sắc! Rồi cô Diệu Hạnh Giao Trinh ở Paris cũng đã dịch sang tiếng Pháp.
Phạm Trọng Cầu sinh ở Phnom-Penh 1935 và mất ở Saigon 1998, tốt nghiệp nhạc viện Paris, còn có bút danh Phạm Trọng. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại (Em ra đi mùa thu/ Mùa thu không trở lại/ Em ra đi mùa thu/ Sương mờ giăng âm u…)
Thư cho bé sơ sinh
Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em
Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen
Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ
Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến
Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút đó
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu
Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng, với hoang mang,
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em
Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…
Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê, Bv Từ Dũ, Saigon 1965)
Dưới đây là bản nhạc viết tay của Phạm Trọng Cầu (1973):

Phan Anh Dũng
Theo http://cothommagazine.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chùm thơ dịch của Vũ Tuấn Hoàng

Chùm thơ dịch của Vũ Tuấn Hoàng “Ở một chừng mực nào đó, dịch giả cũng giống như một người đầu bếp. Từ nguyên vật liệu ngoại, cần phải nấu...