Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

Có một thứ văn học lạnh

Có một thứ văn học lạnh

Tôi cho rằng thứ văn học có một thời giống như cách mạng nổ bùng ra gây chấn động dữ dội đã lui vào quá khứ; bởi vì thứ cách mạng đó cũng đã tự mình “cách” xong rồi, chỉ còn lại một ít rít rớm, một thứ nhạt nhẽo, tiêu điều gần như ngược ngạo.
Về cội nguồn văn học vốn không có liên quan gì đến chính trị, mà chỉ là sự kiện tình cảm thuần túy thuộc cá nhân; một thứ quan sát, một thứ quay đầu nhìn lại kinh nghiệm đã qua,, một thứ hồi tương những cảm nhận, một thứ diễn tả tâm thái bao gồm cả sự suy tư. Sở dĩ nó có chấn động âm vang, đó là điều bất hạnh do nhu cầu chính trị, hoặc bị đả kích, hoặc được nâng đở, thì cũng không phải tự nó tạo thành công cụ, tạo thành một thứ vũ khí, một cái bia để nhắm bắn, để đến nỗi đánh mất bản tính văn học.
Còn tác giả, không là gì cả chỉ là kẻ tự mình nói năng, tự mình viết lách, người khác muốn nghe thì nghe, muốn đọc thì đọc. Họ không phải tuân theo mệnh lệnh của nhân dân, của dân tộc mà làm anh hùing, cũng không phải là thần tượng để người đời sùng bái, cũng không phải là kẻ có tội với nhân dân quần chúng hay lấy kẻ thù của một thế lực chính trị nào. Cho nên có lúc vì theo đuôi việc trước tác mà bị nạn, chỉ vì nhu cầu của người khác. Vì nhu cầu mà có khi các nhà quyền thế chế tạo ra những kẻ thù để lừa dối nhân dân, bấy giớ tác giả biến thành  một vật hy sinh, có khi càng bất hạnh hơn là tác giả bị làm vật cúng tế, lại cho quang vinh.
Thật ra sự quan hệ giữa tác già và độc giả không phải là giữa cá nhân với một cá nhân, hay một số người, họ không cần phải gặp mặt nhau, không cần phải giao lưu, qua lại trực tiếp, mà chỉ xuyên qua tác phẩm giao lưu trên phương diện tinh thấn. Tác giả vốn không có trách nhiệm gì đối với độc giả, phía đôc giả cũng không cần phải đòi hỏi gì ở tác giả, đọc hay không đọc hoàn toàn  do tự mình lựa chọn. Hoạt động văn học là một hành động cần thiết, nhưng đọc và viết là hành động song phương thuộc tự nguyện tự giác. Do đó văn học  đối với đại chúng hay xã hội không có nhiệm vụ gì cả.
Sự phán quyết phải trái về luân lý hay đạo đức đều là do các nhà phê bình hiếu sự ở bên ngoài thêm vào, chứ đối với tác giả không có liên quan gì. Sự khôi phục lại bản tính văn học có thể gọi  đó là thứ văn học “Lạnh’, nó khác hẳn với thứ văn học để tải đạo, công kích chính trị thời cuộc, tham dự vào xã hội mà người xưa gọi là văn tàng trử chí, ( Văn dĩ ngôn chí).
Trong thứ văn học lạnh này tất nhiên không có cái gì gọi là giá trị báo chí, cũng không sao khơi dậy được sự chú ý của độc giả. Nó tồn tại được chỉ vì con người sau khi đeo đuổi theo nhu cầu vật chất thỏa mãn rồi thì lại  phải tìm kiếm đến sự hoạt động tình thần.
Thứ văn học ấy tất nhiên không phải mới bắt đầu ngày nay, chẳng qua vì thế lực chính trị và tập tục xã hội áp bức, thêm hiện tại còn cần phải đối phó với giá trị xã hội tiêu dùng, muốn được sinh tồn trước tiên phải cam chịu cảnh tịch mịch. Thành thực mà nói, tác giả của quan niệm văn học “lạnh” so với tác phẩm của họ còn phải chịu khổ hơn mấy tầng. Vì tác giả có quan niệm sáng tác như vậy rõ ràng là khó sống, bởi ngoài việc sáng tác còn phải lo mưu sinh nữa chứ, Do đó sáng tác văn học như vậy, cứ xét theo bản thân nó mà nói thì đúng là một thứ xa xí phẩm, một thứ tinh thần thuần túy chỉ làm thỏa mãn cái Tự Ngã mà thôi. Nhưng một xã hội đã tạo được cảnh phồn vinh, rộn ràng vì hữu thanh hữu sắc, lại không dung nạp được hoạt động tinh thần cá nhân, thế không đáng buồn sao! Nhưng trong lịch sử lại không có cảnh đáng buồn đó, lịch sử chỉ ghi lại những hoạt động của con người, hoặc cũng có thể sự ghi lại đó không còn. May thay thứ văn học ‘lạnh” đó lại được xuất bản, được lưu truyền trên đời, chỉ nhờ vào tác giả và sự nỗ lực của số ít bạn bè, Đó là những tác giả như Tào Tuyết Cần, Kafka. Tác phẩm của họ trong lúc sinh tiền  chưa hề được xuất bản, còn nói chi đến chuyện tạo thành hoạt động văn học, hay tạo thành ngôi sao sáng  trong xã hội, vùi đầu trong việc làm của mình mà chẳng mong gì được đền đáp sự hoạt động tinh thần ấy, cũng chẳng cầu mong được xã hội chấp nhận mà chỉ tự tâm đắc, tự vui thú.
Nền văn học của Trung Quốc đã gần một thế kỷ bị chính trị và lẽ phải trái của luân lý đạo đức làm  cho bại hoại  tê liệt, lại rơi vào các thứ chủ nghĩa, tức cái gọi là hình thái ý thức, và chìm đắm trong ao bùn  tranh  luận các phương pháp sáng tác, nên không vượt ra được, mà thực ra nó chẳng có quan hệ gì đến văn học cho lắm. Tác gia chỉ cần tìm cách thoát ra xa  cái cảnh không đi đến đâu của các cuộc luận chiến mới có thể tự cứu mình. Sự sáng tác văn học vốn là sự nghiệp mang tính cô độc, đừng có bận tâm gì đến sự vận động hay sự giúp đở của một tập đoàn nào, vướng qua là tự sát, tác giả chỉ cần đến sự độc lập, không thay đổi cá tính, không lệ thuộc vào chính kiến hay hoạt động của tập đoàn nào, như vậy mới có thể đạt đến sự tự do triệt để. Nói như thế không phải tác gia  tự mình không có thái độ chính trị và quan niện về luân lý xã hội.
Tóm lại, khi tác giả bị chính trị và xã hội chèn ép tất nhiên cũng phải nói năng, cũng có thể diễn thuyết, phát biểu tuyên ngôn, đại khái không làm nhiễu hại đến sự sáng tác văn học của chính mình. Nên nói theo sáng tác văn học, dù có đề cập đến chính trị và xã hội, tôi cho rằng nói từ ‘tham dự” không thích đáng bằng nói “đào vong” tức chạy trốn, dùng giải pháp đó để chống lại sự áp bức của xã hội  đối với tự thân và tạo thành một thứ sắp xếp tinh thần, Do đó tôi cũng cho rằng vị trí tốt nhất của tác giả là đặt mình trên bờ lể của xã hội để tiện lợi cho sự  nội tĩnh và tịnh quán, thì mới có thể đắm hồn trong  thứ văn học lạnh đó.
Vấn đề chính xác nhất là hơn một trăm năm xã hội Trung Quốc liên miên chìm đắm trong chiến tranh, cách mệnh hoạt động đấu tranh chính trị, khiến cho giới trí thức của toàn dân trên dưới đều bị cuốn theo, bắt buộc các nhà sáng tác không theo con đường chiến đấu, thì không có cách nào sống được. Dân có tốt, nước có hay cũng không sao cứu được, mà thường là đem cả nhà cửa và tính mệnh vào chỗ chết. Nên thứ văn học Lạnh ấy chỉ có cách trốn thoát khỏi sự áp bức của chính trị và xã hội thì đời sống mới có khả năng  bảo đảm. Đó là duyên cớ khiến nền văn học hiện đại của Trung Quốc khó có thể Lạnh được.
Cho nên văn học Lạnh là thứ văn học chạy trốn để mưu cầu được tốn tại, là thứ văn học không bị xã hội bóp chết mà tự cứu được  tinh thần của nó. Tôi cho rằng một dân tộc không dung nạp được thứ văn học phi công lợi, thì không chỉ tác giả chịu điều không may, mà cũng biểu hiện một cách sáng tỏ là tinh thần dân tộc đã rơi vào cảnh yếu hèn rồi.
Vì vậy mà tôi chủ trương  có một thứ Văn Học Lạnh.
30/7/1990
Cao Hanh Kiện
Khổng Đức dịch
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tự hào và chối bỏ Ở một đất nước vùng Trung Đông. Phúc lợi xã hội được thực hiện tốt. Riêng chuyện lương thực thực phẩm, ở thủ đô có hẳn...